[Funland] Hỏi về một bức ảnh lụt 1971 ở HN

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
7,143
Động cơ
606,654 Mã lực
Cụ tìm ảnh nào chìm dưới sông em xem, ảnh topic đưa lên là ở phía trong đê hoặc ở chỗ khác.
Ảnh này chụp bên Gia Lâm, khi đoàn tàu đi về phía cầu chứ không phải đang dừng trên cầu Long Biên cụ ạ.
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,620
Động cơ
758,292 Mã lực
Cơn bão đi từ biển vào đất liền thì khoảng 100 -200km là tan rồi. Sao lên thượng nguồn hệ thống sông Hồng được.
cái này chắc cũng là chém ró:
Ông Nguyên cho rằng, vấn đề đầu tiên cần đặt ra là nạo vét lòng sông, cải tạo dòng chảy. “Trận lũ tàn khốc năm 1971, tuy có nhiều nguyên nhân dẫn đến thảm họa, nhưng theo tôi, phần nhiều là do phù sa sông Hồng bồi đắp quá nhiều, lòng sông từ lâu không được nạo vét, ảnh hưởng đến dòng chảy
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,620
Động cơ
758,292 Mã lực
Bão nào chã gây mưa to gió lớn. Mà mưa thượng nguồn sẽ dồn xuống sông, xuống biển. Kiến thức cơ bản này có lẽ ai cũng hiểu.
Tháng 8/1971, do ảnh hưởng của dòng nước lạnh La Nina và một cơn bão từ miền Nam Trung Quốc, đã gây mưa lớn kéo dài, khiến mực nước trên các sông Lô, sông Thao và sông Đà vượt đỉnh
.
.

nhìn cái ảnh này chắc khó đổ cho BÃO lắm cụ ơi
1680490413920.png

song hong.png
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
10,241
Động cơ
109,299 Mã lực
Tuổi
40
Bão nào chã gây mưa to gió lớn. Mà mưa thượng nguồn sẽ dồn xuống sông, xuống biển. Kiến thức cơ bản này có lẽ ai cũng hiểu.
Hệ thống sông Hồng.
300px-Red_hong_rivermap_VI.svg (1).png

Nó cách rất xa biển. Mà tất cả các cơn bão đổ bộ vào chỉ đi sâu khoảng 100-200km là tan rồi. Lên làm sao được vùng Vân Nam mà gây mưa
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,232
Động cơ
514,300 Mã lực
Tháng 8/1971, do ảnh hưởng của dòng nước lạnh La Nina và một cơn bão từ miền Nam Trung Quốc, đã gây mưa lớn kéo dài, khiến mực nước trên các sông Lô, sông Thao và sông Đà vượt đỉnh
.
.

nhìn cái ảnh này chắc khó đổ cho BÃO lắm cụ ơi
View attachment 7764833
song hong.png
Còn Lalina nữa chứ cụ.
"Trận lụt đồng bằng sông Hồng năm 1971 – Wikipedia tiếng Việt" https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Trận_lụt_đồng_bằng_sông_Hồng_năm_1971
 
Chỉnh sửa cuối:

letrungdungcz

Xe tăng
Biển số
OF-6932
Ngày cấp bằng
10/7/07
Số km
1,968
Động cơ
1,069,955 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội


Lịch sử đê điều và chống lũ lụt của dân tộc Việt Nam là một bản thiên anh hùng ca bị lãng quên trong các bài học lịch sử trong nhà trường và trong xã hội.


Chúng ta thậm chí không thể hình dung những con đê và dòng nước lũ đã định hình tính cách và tư cách người Việt Nam sâu sắc như thế nào bên cạnh việc gọi tên mảnh đất lớn mình sinh sống là đất nước.

Một trong những sự kiện thiên tai lớn nhất trong lịch sử nhân loại thế kỷ 20 mà tôi học được từ trang web của Cơ quan Hải dương và Khí quyển học Hoa Kỳ, cũng như trang web của kênh truyền hình History (Lịch sử) vẫn nhắc đến vào ngày mồng 8 tháng 1 hằng năm (*) chính là trận lụt 1971 tại miền Bắc Việt Nam.

Một trăm ngàn người chết trong trận lụt thế kỷ năm ấy đến nay vẫn chưa có một đài tưởng niệm. Quan trọng hơn, bài học để lại đã bị lãng quên. Gần 40 năm sau, năm 2008, trận lụt do mưa cục bộ làm ngập một phần lớn diện tích Hà Nội và cô lập nhiều gia đình trong cảnh không điện, không nước và không thực phẩm vẫn được một số người cho rằng bởi lượng mưa chưa từng có trong lịch sử (?).

----------------

Vỡ đê trong trận lũ lịch sử 1971

Cuốn sổ tay khá dày, cũ kỹ, sờn hết gáy của kỹ sư Nguyễn Gia Quang, nguyên cục phó Cục Đê điều (Bộ Thủy lợi), ghi lại chính xác đến từng giờ, từng phút về cơn lũ kinh hoàng và thảm họa vỡ đê năm 1971.

Vừa lật giở những trang giấy cũ nát tìm số liệu, ông Quang vừa kể: năm đó, từ nửa cuối tháng 8 mưa to, đều trên diện rộng khiến lũ sông Đà, sông Thao, sông Lô (ba nhánh chính của sông Hồng) đều lên. Gần chục ngày trời ngày nào cũng mưa, mưa lúc mau lúc thưa không ngớt, mây đen phủ kín cả bầu trời.

Dòng sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội nước chảy cuồn cuộn, những xoáy nước to bằng cái nong quay tít, xoáy hun hút xuống tận đáy, không một bóng con tàu, chiếc thuyền nào dám lai vãng. Vùng ngoài đê chìm trong biển nước, nhà cửa ở chỗ cao chỉ nhú lên cái nóc, các lùm cây thoi thóp trong nước lũ…

2 giờ đêm 21-8, lưu lượng nước sông Đà tại Hòa Bình đạt 16.100m3/giây, tại sông Thao (ở Yên Bái) là 10.500m3/giây, sông Lô (tại Phù Ninh, Phú Thọ) là 13.900m3/ giây. Sau khi hợp lưu, lưu lượng sông Hồng tại Sơn Tây là 34.250m3/giây làm cho nước các triền sông lên cao.

Ông Quang kể tiếp, Hà Nội lúc đó nước lên xấp xỉ mặt cầu Long Biên và ngành giao thông đã phải điều cả một đoàn tàu chở đá lên nằm yên trấn giữ mặt cầu, với hi vọng giảm thiểu tác động của nước xiết có thể cuốn phăng cả cây cầu huyết mạch này.

Sau khi lũ làm ngập vỡ hết các đê bối (đê nằm ngoài đê), lần lượt vỡ đê Lâm Thao, đê Lai Vu (Hải Dương), đê Nhất Trai (Thái Bình), đê Khê Thượng (Ba Vì-Hà Tây cũ). Riêng đê Cống Thôn thuộc Hà Nội vỡ lúc 20g30 tối 22-8. Đê phao Tấn Tả (Thái Bình) được phá để phân lũ lúc 9 giờ sáng 23-8. 11 giờ cùng ngày thì đê Thượng Vũ sông Kim Môn vỡ, đến 27-8 vỡ cả cống Chuốc do nước Khê Thượng dồn về…

“Mặc dù dùng cả xe tăng chặn lũ ở cống Khê Thượng nhưng lũ cuốn phăng cả xe tăng xuống phía hạ lưu hàng trăm mét” – ông Quang nhớ lại.

Theo ông Quang, mực nước đo được tại Hà Nội sau khi đã vỡ đê là 14,13m – theo nhiều chuyên gia là tương đương với mặt đồng hồ ở ga Hàng Cỏ.

Việc hàn khẩu các chỗ vỡ được thực hiện ngay nhưng do mưa to tiếp tục kéo dài, lũ lớn nên công việc kéo dài, chỉ kết thúc sau khi lũ rút, mặc dù đã sử dụng đến 10.000m3 đá hộc, 1,4 triệu bao tải đay, 34.000 rọ thép và đặc biệt đã phải đánh đắm 19 sà lan (riêng cho đê Nhất Trai).
 
Chỉnh sửa cuối:

HTlangtu

Xe điện
Biển số
OF-486386
Ngày cấp bằng
3/2/17
Số km
2,505
Động cơ
228,269 Mã lực
Em xem trên mạng thì thấy có bức ảnh chụp đoàn tàu chở đá trên cầu Long biên để giữ cho cầu khỏi trôi trong trận lụt LS 1971. Em thử tìm ảnh khác nhưng không có

View attachment 7764104

Tuy nhiên có mấy điều phân vân:
1. Mặt đường sắt cầu còn thấp hơn lan can cầu cỡ khoảng 1m. Đây nước đã sắp ngập đường ray mà ko thấy lan can đâu cả ? Dù khi đó MB Mỹ có phá cầu LB nhưng chủ yếu phá các thanh nhịp trên cao chứ ko cắt đứt hoàn toàn cầu
2. Cột điện bên phải như cột điện trên đường bộ chứ ko phải cột điện trên cầu vì bên lan can cầu nếu em nhớ ko nhầm ko có cột điện trên đường bộ kiểu này
3. Nếu ngập lên tận đường ray thế kia về nguyên tắc coi như ngập cầu, vậy nước phải tràn vào bên GL hay HN rồi chứ ? Vì mặt cầu còn cao hơn đê khoảng 1m. Lấy gì mà đắp đê cao hơn 1m trên toàn tuyến được ? Dù biết rằng khi đó mực nước đã rất là cao và HN cực kỳ nguy cấp
Các tư liệu lịch sử đôi khi chú thích không đúng đâu cụ
Nên khi xem xét lịch sử mà tư duy như cụ là cực tuyệt vời
Ngày xưa các cụ cũng nói: Tận tín thư.... tức là tin vào sách thì bằng cmn mấy cái thằng chả đọc gì ráo trọi :D
Trận lụt năm đó vỡ đê về mạn Hưng Yên, vào chỉ chạm tới chân cầu Long Biên thôi.
Có cụ nào nói là "ngồi trên cầu có thể khỏa chân vào dòng nước" là đúng đấy
Vào năm đó nước mình khổ cực vô cùng, thiên tai, địch họa....nhà e cũng bán sới chạy hết vào trong đê, lợn gà, nhà cửa bỏ mặc chạy thoát thân (đấy là e nghe các cụ kể thế);))
 

Camontinhyeu

Xe điện
Biển số
OF-186622
Ngày cấp bằng
23/3/13
Số km
2,354
Động cơ
364,640 Mã lực
Nơi ở
Nhà của mình
Em đoán đoàn tàu này chạy tuyến HN-HP năm 1971. Có thể ở Gia Lâm hoặc Hải Hưng
 

dvhung243

Xe điện
Biển số
OF-12117
Ngày cấp bằng
15/12/07
Số km
2,495
Động cơ
763,372 Mã lực
Nơi ở
Ba đình - Hà nội
Chẳng hiểu cụ nói nó là cái gì, tác dụng cái gì? Vụ tập kích Sơn Tây từ năm 1970, mà lụt năm 1971 thì tác dụng gì?
Vụ Mỹ gây chiển tranh thời tiết ( nếu có thật ) và vụ tập kích Sơn tây không liên quan gì tới nhau bác nhé
Tóm lại nó rải chất gây mưa trong thời gian dài , cả năm 70 chẳng hạn thì đến năm 71 mới gây hậu quả như vậy
 

beomap2

Xe container
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
9,170
Động cơ
455,198 Mã lực
Vụ Mỹ gây chiển tranh thời tiết ( nếu có thật ) và vụ tập kích Sơn tây không liên quan gì tới nhau bác nhé
Tóm lại nó rải chất gây mưa trong thời gian dài , cả năm 70 chẳng hạn thì đến năm 71 mới gây hậu quả như vậy
Thôi thôi xin cụ, chắc Mỹ nó rải năm 1970 nên Hà Nội bị ngập năm 2008
 

xichhoptau

Xe tăng
Biển số
OF-532417
Ngày cấp bằng
15/9/17
Số km
1,002
Động cơ
178,020 Mã lực
71 chắc là năm lụt to nhất ở Miền Bắc phỏng các CỤ? quê em vỡ đê Ba tổng dân màn trời chiếu đất.
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,750
Động cơ
161,792 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hệ thống sông Hồng.
300px-Red_hong_rivermap_VI.svg (1).png

Nó cách rất xa biển. Mà tất cả các cơn bão đổ bộ vào chỉ đi sâu khoảng 100-200km là tan rồi. Lên làm sao được vùng Vân Nam mà gây mưa
Mưa to toàn miền Bắc chứ không phải là lũ từ trên Vân Nam đổ về.

Cơn bão đổ bộ vào vùng Hồng Kong từ ngày 10/8 đến 17/8 là cuồng phong cấp 4 với sức gió 220km/h khiến 150 người Hồng Kong thiệt mạng. Hoàn lưu cơn bão này kết hợp với các hình thái thời tiết khác gây mưa lớn tại đồng bằng Bắc Bộ.

Capture.JPG


Từ ngày 12 đến ngày 21 tháng 8 năm 1971, tổ hợp thời tiết bao gồm dải hội tụ nhiệt đới, rãnh thấp nóng phía Tây, cao áp Thái Bình Dương và hoàn lưu còn sót lại của một cơn bão đổ bộ vào miền Nam Trung Quốc, gây ra mưa lớn với lượng từ to đến rất to trên toàn miền Bắc Việt Nam. Bình quân vũ lượng đo được ở lưu vực sông Hồng là 255mm; lưu vực sông Thái Bình là 247mm. Có những điểm mưa với lượng khá, tiêu biểu như ở Sìn Hồ 454mm, Lào Cai 386mm, Tân Cương (Thái Nguyên) 678mm. Lượng mưa trung bình ở đồng bằng Bắc Bộ vào khoảng 200mm.

Mưa liên tục trong 10 ngày, lượng mưa tại đồng bằng là 200mm, vùng núi là 400mm thì tránh sao khỏi lũ lịch sử, nhất là thời đó chưa có các thủy điện cắt lũ.

Chưa kể từ giữa tháng 7/1971 đến cuối tháng 7 miền Bắc liên tục chịu các cơn bão khiến mực nước sông đã lên cao sẵn.

Capture1.JPG
Capture2.JPG
 

Ếch

Xe tăng
Biển số
OF-84459
Ngày cấp bằng
7/2/11
Số km
1,186
Động cơ
-15,333 Mã lực
Lụt sông Hồng thời 7x, 8x em cũng có chứng kiến, các kiểu hàn khẩu, đi thuyền, dân chạy lụt vào các con phố quanh đê em đều xem hết.

Nên e cho rằng bức ảnh kia không liên quan đến cầu LB, thậm chí không phải là đường dẫn lên cầu luôn. Mặt cầu LB cách mặt đê cả mét, ko thể có chuyện lụt lấp cả cầu đi như vậy. Câu chuyện ngồi trên cầu thả chân chạm nước cũng chỉ là cảm tính/giai thoại. Nếu đúng thế thì nước tràn mặt đê vào nội thành rồi. HN ko bao giờ để tràn đê/vỡ đê làm lụt nội thành, vì nó có các vùng chậm lũ/thoát lũ/phân lũ khu vực sông Đáy, có nguy cơ đe dọa nội thành HN sẽ phá đê khu vực phân lũ ngay.

Lụt năm 1971 quanh HN chỉ vỡ đê bối Thanh Trì (đê bao ngoài, ko phải đê chính) nên khu vực đường dẫn cầu LB phía Gia Lâm cũng ko bị lụt, ko có chuyện ngập đường dẫn lên cầu.

Túm lại bức ảnh kia là cảnh đường sắt đi qua cánh đồng bị lụt ở đâu đó, ko liên quan đến HN/lân cận HN và cũng chả biết có phải năm 1971 hay ko.
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,204
Động cơ
408,358 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thế là cụ chưa ở dưới bãi đoạn Phúc Xá, Long Biên, An Dương thôi chứ mưa 2008 chưa ăn thua gì với lũ mùa trc đó đâu
Thời 9x 200x e thấy dân bãi đến mùa mưa toàn đi ở nhờ hoặc dạt sâu vào trong chỗ gần nhà hát lớn
 

beomap2

Xe container
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
9,170
Động cơ
455,198 Mã lực
Lụt sông Hồng thời 7x, 8x em cũng có chứng kiến, các kiểu hàn khẩu, đi thuyền, dân chạy lụt vào các con phố quanh đê em đều xem hết.

Nên e cho rằng bức ảnh kia không liên quan đến cầu LB, thậm chí không phải là đường dẫn lên cầu luôn. Mặt cầu LB cách mặt đê cả mét, ko thể có chuyện lụt lấp cả cầu đi như vậy. Câu chuyện ngồi trên cầu thả chân chạm nước cũng chỉ là cảm tính/giai thoại. Nếu đúng thế thì nước tràn mặt đê vào nội thành rồi. HN ko bao giờ để tràn đê/vỡ đê làm lụt nội thành, vì nó có các vùng chậm lũ/thoát lũ/phân lũ khu vực sông Đáy, có nguy cơ đe dọa nội thành HN sẽ phá đê khu vực phân lũ ngay.

Lụt năm 1971 quanh HN chỉ vỡ đê bối Thanh Trì (đê bao ngoài, ko phải đê chính) nên khu vực đường dẫn cầu LB phía Gia Lâm cũng ko bị lụt, ko có chuyện ngập đường dẫn lên cầu.

Túm lại bức ảnh kia là cảnh đường sắt đi qua cánh đồng bị lụt ở đâu đó, ko liên quan đến HN/lân cận HN và cũng chả biết có phải năm 1971 hay ko.
Năm 1971 ở Hà Nội có bị vỡ đê và bị ngập nặng , nhưng là vỡ đê sông Đuống, ngập nặng khu vực ga Yên Viên, Yên Thường, Đình Xuyên
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top