[Funland] Hỏi về máy thở của VN

DIT

Xe điện
Biển số
OF-600754
Ngày cấp bằng
25/11/18
Số km
2,125
Động cơ
184,453 Mã lực
Tuổi
38
Ô tô còn làm từ thiện hơn nhiều. Mỗi xe 3 không đang lỗ 200 củ kia chưa kể bây giờ hạ giá khuyến mại nữa thì bán 2 cái là đi đứt cái máy thở Hàn Quốc đang tranh cãi kia (bán ngoài 450 củ báo giá bán cho BYT 910 củ). Thế chẳng là siêu từ thiện.
Vậy à, sao nó ngu thế nhỉ. Chỉ tội cho anti vin cay cú nói vin ko có kinh nghiệm sx ôtô cho cũng ko ai mua, giờ bán rẻ tí là mua ầm ầm
 

Cường Ni

Xe hơi
Biển số
OF-709198
Ngày cấp bằng
2/12/19
Số km
183
Động cơ
90,757 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hãng đấy họ tung thiết kế lên mạng mà. Đăng ký e-mail nhận link download. Em còn vào diễn đàn Tây xem bọn nó bình luận thiếu bản vẽ gì với chi tiết này kia có thể in 3D...
Báo đưa là 500 nghìn lọ Remdesivir còn 500 nghìn lọ này là bao nhiêu liệu trình điều trị thì chưa rõ. Thuốc này chỉ dùng trong bệnh viện và không làm giảm khả năng và thời gian phải dùng máy thở. Nếu đúng như thuốc ở Mỹ (kế hoạch hoàn thành thử nghiệm vào 10/2021 để thông qua FDA) thì có giá 700 đô một liệu trình điều trị. WHO phản đối vì làm tiêu hao nguồn lực của các nước nghèo mà không giảm yêu cầu chăm sóc y tế và tiêu hao các nguồn lực khác. Trong điều kiện quá tải y tế ở HCM hiện nay thì hoàn toàn vô nghĩa.
Ha ha ha =)) =)) Vãi nhập thuốc về thì lại bảo là làm điều hoàn toàn vô nghĩa ? lúc sx máy thở thì biến thành nhà tiến sỹ kỹ sư online lấy thiết kế trên mạng in 3D dễ dàng .
Giờ khi nhập thuốc duy nhất được FDA cấp phép sử dụng và điều trị bệnh nhân Covid-19 là vô nghĩa thế là lại thành Tiến Sỹ dược hóa sinh online với kinh nghiệm chữa bệnh bằng phím luôn. Xã hội đủ loại thành phần nhưng cái kiểu bách sĩ online thì quá khiếp
 
Chỉnh sửa cuối:

Đê lồ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-787384
Ngày cấp bằng
13/8/21
Số km
462
Động cơ
33,226 Mã lực
Nói như cụ Bộ giao thông biết quái gì về điện mà phê duyệt cái tàu điện trên cao?
Quay lại chuyện cái máy thở, bộ y tế không phải biết về quang điện hóa, mà người ta biết các yêu cầu mà chiếc máy đó cần phải đạt được khi sử dụng để phê duyệt.
Chính xác là Bộ gt không có kiến thức để phê duyệt cái tầu rồi còn gì nữa, hiện thực nó lù lù ở đấy thôi.

Bộ Y cũng chả cần biết cái thuốc hay máy Y tế cần gì bác ạ, thế giới hiện đại & tại các nước có nền KHKT phát triển nói chung (& Y học phát triển nói riêng) nó phát minh ra thuốc...ra máy Y tế chưa bao giờ cần đến nghành Y...đơn giản vì Y chỉ là ứng dụng những cái đó để phục vụ công việc của mình.

:))
 

DidiLe

Xe container
Biển số
OF-4953
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
6,114
Động cơ
645,092 Mã lực
Đợt dịch 1-2 thông tin máy thở nghiên cứu và sx ở VN có mấy loại nhưng dạo này em thấy các mạnh thường quân tài trợ toàn máy thở mua từ nc ngoài.
Không rõ mấy model máy thở của VN đã có cái nào phục vụ người bệnh chưa? Các cụ thông thái có nắm thông tin này xin chia sẻ để người dân đc mừng :)
Nếu tốt và đúng nhu cầu thì đã sx tiếp.
-Toàn chú nổ tưng bừng đợt trc, giờ thì chả thấy gì? :((
Như vậy là SX máy thở cực kỳ phức tạp và khó đúng không ạ.
 

Ramdeuter

Xe hơi
Biển số
OF-776252
Ngày cấp bằng
4/5/21
Số km
187
Động cơ
39,413 Mã lực
Báo đưa là 500 nghìn lọ Remdesivir còn 500 nghìn lọ này là bao nhiêu liệu trình điều trị thì chưa rõ. Thuốc này chỉ dùng trong bệnh viện và không làm giảm khả năng và thời gian phải dùng máy thở. Nếu đúng như thuốc ở Mỹ (kế hoạch hoàn thành thử nghiệm vào 10/2021 để thông qua FDA) thì có giá 700 đô một liệu trình điều trị. WHO phản đối vì làm tiêu hao nguồn lực của các nước nghèo mà không giảm yêu cầu chăm sóc y tế và tiêu hao các nguồn lực khác. Trong điều kiện quá tải y tế ở HCM hiện nay thì hoàn toàn vô nghĩa.
Gửi cụ nghiên cứu mới nhất của chính bọn Mẽo: Research shows remdesivir treatment for COVID-19 has little impact on survival, increases hospital stay | Carver College of Medicine (uiowa.edu)

Ít tác dụng, làm tăng số ngày nằm viện. Nói chung còn rất nhiều tranh cãi.
 

Sơn thật thà

Xe buýt
Biển số
OF-754289
Ngày cấp bằng
25/12/20
Số km
835
Động cơ
58,869 Mã lực
Nơi ở
Mộc Châu
Như vậy là SX máy thở cực kỳ phức tạp và khó đúng không ạ.
Nhìn thực tế thôi. Máy thở cũng đủ loại máy. Sx tốt sao SG lại thiếu căng thế?
Cũng như cái xe máy, đủ loại, xe máy Tàu giờ cũng ko thấy đâu.
 

traduma

Xe hơi
Biển số
OF-468261
Ngày cấp bằng
5/11/16
Số km
131
Động cơ
211,929 Mã lực
Rảnh rỗi ngồi chém gió với các cụ tí.

Trên thị trường có rất nhiều loại máy móc liên quan đến thở, hô hấp cho nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau, có thể kể đến: máy tạo oxy, máy oxy dòng cao qua đường mũi (HFNC), máy CPAP, BiPAP, máy thở xâm nhập, máy thở không xâm nhập, máy thở di động, máy thở cố định....

Đầu tiên, các cụ cần phân biệt thế nào là liệu pháp oxy, thế nào là máy thở:
- Oxy liệu pháp (bao gồm cả oxy dòng cao - HFNC) là hoạt động giúp đưa oxy vào phổi và đẩy carbonic ra khỏi phổi. Việc đưa oxy vào phổi này chỉ là bước đầu tiên của việc trao đổi khí (ví dụ: cung cấp oxy cho các mô)... Oxy liệu pháp chỉ giúp cung cấp bổ sung oxy, còn phổi của bệnh nhân vẫn phải tự hoạt động để nhận không khí có nồng độ oxy cao và thở ra không khí có carbonic.
- Thở (ventilation) là hoạt động bao gồm hít thở vào và thở ra. Nếu bệnh nhân không thở được thì phải đặt vào máy thở (ventilator) để giúp bệnh nhân hít thở vào và thở ra. Máy thở thì không chỉ cung cấp bổ sung oxy mà còn giúp phổi hoạt động ở việc hít vào và thở ra.

Phân loại như trên ta có thể thấy, liệu pháp oxy gồm các loại như sau:
* Dùng bộ điều áp gắn với oxy tường tại BV, cái này chắc nhiều bác nhìn thấy ở BV rồi, và đa phần là hàng dỏm, hoàn thiện cực kém:
Dieu ap oxy.jpeg

Bộ điều áp này cũng được sử dụng cùng với bình oxy nếu bệnh nhân sử dụng tại nhà, xong hết oxy trong bình thì phải thay thế, vặn ra vặn vào khá mất thời gian, đồng thời nguy hiểm vì nguy cơ cháy nổ.

* Máy tạo oxy y tế, là loại máy mà đợt rồi dân tình chen nhau đi mua:
may-tao-oxy-1.jpeg


Nguyêm tắc máy này là loại bỏ tạp khí trong không khí, giữ lại oxy rồi bơm ra ngoài. Mục đích máy này chủ yếu thay thế cho việc sử dụng bình oxy kèm bộ điều áp đối với các gia đình sử dụng lâu dài, lợi ích của nó là chỉ cần bật máy là chạy, lưu lượng tuỳ chỉnh được một cách đơn giản, đối với một số máy tốt, nồng độ oxy có thể lên đến 96% với lưu tốc 5lit/phút.

* Máy oxy dòng cao:
product-jpeg-500x500.jpeg

Đây là loại máy không mới, nhưng khá mới ở thị trường VN từ khi dịch bệnh bùng phát. Theo các báo cáo trên thế giới, đa số các bệnh nhân Covid thể nhẹ chỉ cần điều trị bằng máy HFNC, máy dùng khí oxy tường của bệnh viện và có lưu tốc khá cao, trung bình là 60L/phút.
Tất cả các loại trên không có cái nào gọi là máy thở cả, một số nhà cung cấp hoặc báo chí ghi "máy thở HFNC" hoặc là do thiếu hiểu biết, hoặc là cố tình đánh tráo khái niệm.

Đến máy thở (còn gọi là máy giúp thở, máy trợ thở) thì phức tạp hơn nhiều về việc phân loại.
Đầu tiên là phân loại theo loại máy thở: Áp lực âm và áp lực dương.
Máy thở áp lực âm là máy thở cổ lỗ và em dám cá các cụ ở đây chưa ai nhìn tận mắt bao giờ, đại khái nó thế này:
Phoi thep.jpeg

Nó cồng kềnh và ít hiệu quả, nên từ khi máy thở áp lực dương ra đời, đã đặt dấu chấm hết cho máy thở áp lực âm. Vì không còn được sử dụng nên ta không quan tâm đến nó nữa.

Máy thở áp lực dương thì chia ra một số loại
Máy thở xâm nhập - Máy thở không xâm nhập.
Máy thở CPAP - Máy thở di động - Máy thở cố định - Máy thở cao tần..

Máy thở không xâm nhập là máy hỗ trợ bệnh nhân thở thông qua mặt nạ (mask), ngạnh mũi (nasal prong)
Máy thở xâm nhập là máy hỗ trợ bệnh nhân thở thông qua đường ống nội khí quản (ống đặt theo đường khí quản) hoặc ống mở khí quản (ống mở cắm ngay phía cổ bệnh nhân - xong cái này ít gặp hơn). Hầu hết máy thở xâm nhập đều có chức năng thở không xâm nhập, nhưng đã là máy thở không xâm nhập thì lại không có chức năng thở xâm nhập.

Đầu tiên, em đi từ máy thở CPAP - BiPAP (còn gọi là máy thở áp lực dương liên tục)
CPAP.jpeg


Máy thở này thì đơn giản, giá cũng rẻ, từ vài ba chục triệu trở lên, sử dụng tại nhà hoặc các khoa hô hấp ở bệnh viện, điều trị bệnh ngừng thở khi ngủ, bệnh nhân hen xuyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), cải thiện hô hấp... Loại này có thể dùng mặt nạ full face hoặc mặt nạ mũi như hình. Chỉ cần khí trời, không cần nguồn oxy, máy cũng có bình tạo ấm và tạo ẩm giúp bệnh nhân không bị khô mũi và đường hô hấp.

Một loại khác là máy thở di động, trong hình là model PB560 của hãng Medtronic mà nhiều người đã nghe
PB560.jpeg

Máy này cũng được hãng xếp vào dòng máy homecare, tuy nhiên chức năng cũng khá đầy đủ như: thở xâm nhập, không xâm nhập, thở bắt buộc đối với bệnh nhân dừng hô hấp (sau mổ, cơ hô hấp là cơ hoành dừng hoạt động), hỗ trợ bệnh nhân đã có nỗ lực thở đến khi rút ống cai máy thở. Tuy nhiên máy hoạt động bằng turbine tạo áp lực khí nên dùng lâu dài sẽ sinh nhiệt, gây thiếu sự chính xác. Máy cần nguồn oxy nhưng không cần nguồn khí tường bệnh viện, chỉ cần lấy khí trời trộn với oxy.

Dòng máy thở cao cấp hơn sử dụng trong bệnh viện:
Khoa hô hấp thường sử dụng máy thở không xâm nhập, điển hình có hãng Philips nổi tiếng dòng này.
Các khoa cấp cứu, hồi sức tích cực (ICU) thường sử dụng máy thở nhiều chức năng
PB980.jpeg

Đa phần những máy này sẽ sử dụng nguồn khí (Air) và oxy tường của bệnh viện, điều khiển bằng van điện từ, trộn khí để có nồng độ oxy đầu ra rất chính xác, dùng liên tục 24/24 cả tháng liền vẫn tốt. Máy có nhiều chế độ thở khác nhau như: Kiểm soát hoàn toàn, hỗ trợ, cai thở... và theo dõi được nhiều thông số. Giá dạo động khá cao vì có nhiều option khác nhau, ví dụ bệnh viện không có khí tường thì phải mua thêm máy nén khí, có thể tích hợp thêm module đo EtCO2, do chức năng chuyển hoá năng lượng, bộ phun khí dung với hạt cực nhỏ... Trong mùa dịch thì đây là loại máy dùng với bệnh nhân nặng và có biến chứng.
Một số máy thở khác thì vẫn dùng turbine hoặc pitton để đẩy khí, nhưng những máy này có độ nhạy kém hơn và thiếu sự chính xác hơn so với máy thở điều khiển bằng van điện từ.
Đã là máy thở thì hầu hết các máy đều có bộ phận làm ấm và làm ẩm khí thở vào. Máy an toàn là máy có sẵn chỗ cắm các bộ lọc khuẩn hepa, bộ lọc này cũng có thể lắp thêm bên ngoài nhưng nó ảnh hưởng đến thông số thở của bệnh nhân.

Quay lại chủ đề máy thở VN, như cụ biết, máy VFS-510 của Vin sản xuất là được Medtronic share mã nguồn và hỗ trợ sản xuất, tính năng máy cũng không đầy đủ như model PB560 của Medtronic do bỏ đi chức năng thở không xâm lấn. Về tính năng cơ bản cũng khá đầy đủ cho hồi sức tích cực nhưng không được khuyến cáo sử dụng lâu dài do sử dụng turbine. Thông số kỹ thuật của model này tìm mờ mắt trên mạng cũng không thấy. Hơn nữa, nhà máy Vsmart cũng đã đóng cửa, chắc cũng không nên bàn nhiều về loại máy này nữa. Không biết nước đi của bác Vượng là gì, nhưng mạnh dạn đầu tư hệ thống nhà xưởng, máy móc, nhân công để sản xuất máy thở như vậy cũng là điều đáng tự hào đấy chứ ạ.

Em nghĩ đến đâu gõ đến đấy nên văn vẻ khá lủng củng. Xong hi vọng chia sẻ được chút kiến thức để các cụ nắm được và bàn luận trong mùa dịch nhàn rỗi này, ahuhu.
 

vingraux

Xe tăng
Biển số
OF-118779
Ngày cấp bằng
31/10/11
Số km
1,722
Động cơ
400,223 Mã lực
Quay lại chủ đề máy thở VN, như cụ biết, máy VFS-510 của Vin sản xuất là được Medtronic share mã nguồn và hỗ trợ sản xuất, tính năng máy cũng không đầy đủ như model PB560 của Medtronic do bỏ đi chức năng thở không xâm lấn. Về tính năng cơ bản cũng khá đầy đủ cho hồi sức tích cực nhưng không được khuyến cáo sử dụng lâu dài do sử dụng turbine.
Rất nhiều thông tin, cảm ơn bác.

Em thấy bỏ đi chức năng hỗ trợ thở xâm lấn lại là hay. Cần sự đáng tin cậy trước, sau đấy mới đến full option.
 

vingraux

Xe tăng
Biển số
OF-118779
Ngày cấp bằng
31/10/11
Số km
1,722
Động cơ
400,223 Mã lực

Vua Nui

Xe buýt
Biển số
OF-22578
Ngày cấp bằng
17/10/08
Số km
917
Động cơ
504,055 Mã lực
Nhà em tiêm vaccin hết rồi nhưng vẫn chuẩn bị 1 cái máy hỗ trợ thở y tế loại chuyên dụng này
Hàng CE 15L/1 phút, nồng độ oxy 93-96%, có 2 line, nặng 60kg
Mong là ko bao giờ phải dùng đến các cụ ạ !
1628920564801.png
 

traduma

Xe hơi
Biển số
OF-468261
Ngày cấp bằng
5/11/16
Số km
131
Động cơ
211,929 Mã lực
Có vẻ lại giống 30 cái máy xét nghiệm covid qua hơi thở mua của Singapore.
Theo em xem trên TV thì máy thở này model là HoffRitcher CARAT II Pro, tính năng cũng tương tự VFS-510 của Vin thôi, và được thiết kế để sử dụng tại nhà, có thể sử dụng tại cơ sở y tế, chứ ko đến nỗi là "máy thở cao cấp, hiện đại" như mấy anh nhà đài, nhà báo thổi phồng đâu ạ.
Servona: HOFFRICHTER CARAT II pro
1628920912374.png
 

--Lamborghini--

Xe cút kít
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
15,517
Động cơ
567,125 Mã lực
Cái này năm ngoái khi vấn đề máy thở sôi sục đã tranh cãi chán rồi. Máy thở về cơ bản có 2 loại xâm nhập và không xâm nhập. Cái máy dùng mặt nạ úp lên mũi là máy thở không xâm nhập.
Vin làm cũng có 2 model xâm nhập và không xâm nhập. Các máy này đều có tác dụng trợ giúp chức năng cho phổi hết. Còn nếu phổi không hoạt động nữa hoặc hoạt động quá ít thì phải can thiệp ECMO, sử dụng loại máy khác, không còn là máy thở nữa.
Cái mà cụ nói mới chính là máy thở.
Nó thay hoàn toàn cho phổi của người bệnh nhân.
Các máy còn lại gọi là trợ thở.
 

khuyếnh

Xe buýt
Biển số
OF-55609
Ngày cấp bằng
22/1/10
Số km
778
Động cơ
458,980 Mã lực
Rảnh rỗi ngồi chém gió với các cụ tí.

Trên thị trường có rất nhiều loại máy móc liên quan đến thở, hô hấp cho nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau, có thể kể đến: máy tạo oxy, máy oxy dòng cao qua đường mũi (HFNC), máy CPAP, BiPAP, máy thở xâm nhập, máy thở không xâm nhập, máy thở di động, máy thở cố định....

Đầu tiên, các cụ cần phân biệt thế nào là liệu pháp oxy, thế nào là máy thở:
- Oxy liệu pháp (bao gồm cả oxy dòng cao - HFNC) là hoạt động giúp đưa oxy vào phổi và đẩy carbonic ra khỏi phổi. Việc đưa oxy vào phổi này chỉ là bước đầu tiên của việc trao đổi khí (ví dụ: cung cấp oxy cho các mô)... Oxy liệu pháp chỉ giúp cung cấp bổ sung oxy, còn phổi của bệnh nhân vẫn phải tự hoạt động để nhận không khí có nồng độ oxy cao và thở ra không khí có carbonic.
- Thở (ventilation) là hoạt động bao gồm hít thở vào và thở ra. Nếu bệnh nhân không thở được thì phải đặt vào máy thở (ventilator) để giúp bệnh nhân hít thở vào và thở ra. Máy thở thì không chỉ cung cấp bổ sung oxy mà còn giúp phổi hoạt động ở việc hít vào và thở ra.

Phân loại như trên ta có thể thấy, liệu pháp oxy gồm các loại như sau:
* Dùng bộ điều áp gắn với oxy tường tại BV, cái này chắc nhiều bác nhìn thấy ở BV rồi, và đa phần là hàng dỏm, hoàn thiện cực kém:
View attachment 6438646
Bộ điều áp này cũng được sử dụng cùng với bình oxy nếu bệnh nhân sử dụng tại nhà, xong hết oxy trong bình thì phải thay thế, vặn ra vặn vào khá mất thời gian, đồng thời nguy hiểm vì nguy cơ cháy nổ.

* Máy tạo oxy y tế, là loại máy mà đợt rồi dân tình chen nhau đi mua:
View attachment 6438656

Nguyêm tắc máy này là loại bỏ tạp khí trong không khí, giữ lại oxy rồi bơm ra ngoài. Mục đích máy này chủ yếu thay thế cho việc sử dụng bình oxy kèm bộ điều áp đối với các gia đình sử dụng lâu dài, lợi ích của nó là chỉ cần bật máy là chạy, lưu lượng tuỳ chỉnh được một cách đơn giản, đối với một số máy tốt, nồng độ oxy có thể lên đến 96% với lưu tốc 5lit/phút.

* Máy oxy dòng cao:
View attachment 6438696
Đây là loại máy không mới, nhưng khá mới ở thị trường VN từ khi dịch bệnh bùng phát. Theo các báo cáo trên thế giới, đa số các bệnh nhân Covid thể nhẹ chỉ cần điều trị bằng máy HFNC, máy dùng khí oxy tường của bệnh viện và có lưu tốc khá cao, trung bình là 60L/phút.
Tất cả các loại trên không có cái nào gọi là máy thở cả, một số nhà cung cấp hoặc báo chí ghi "máy thở HFNC" hoặc là do thiếu hiểu biết, hoặc là cố tình đánh tráo khái niệm.

Đến máy thở (còn gọi là máy giúp thở, máy trợ thở) thì phức tạp hơn nhiều về việc phân loại.
Đầu tiên là phân loại theo loại máy thở: Áp lực âm và áp lực dương.
Máy thở áp lực âm là máy thở cổ lỗ và em dám cá các cụ ở đây chưa ai nhìn tận mắt bao giờ, đại khái nó thế này:
View attachment 6438711
Nó cồng kềnh và ít hiệu quả, nên từ khi máy thở áp lực dương ra đời, đã đặt dấu chấm hết cho máy thở áp lực âm. Vì không còn được sử dụng nên ta không quan tâm đến nó nữa.

Máy thở áp lực dương thì chia ra một số loại
Máy thở xâm nhập - Máy thở không xâm nhập.
Máy thở CPAP - Máy thở di động - Máy thở cố định - Máy thở cao tần..

Máy thở không xâm nhập là máy hỗ trợ bệnh nhân thở thông qua mặt nạ (mask), ngạnh mũi (nasal prong)
Máy thở xâm nhập là máy hỗ trợ bệnh nhân thở thông qua đường ống nội khí quản (ống đặt theo đường khí quản) hoặc ống mở khí quản (ống mở cắm ngay phía cổ bệnh nhân - xong cái này ít gặp hơn). Hầu hết máy thở xâm nhập đều có chức năng thở không xâm nhập, nhưng đã là máy thở không xâm nhập thì lại không có chức năng thở xâm nhập.

Đầu tiên, em đi từ máy thở CPAP - BiPAP (còn gọi là máy thở áp lực dương liên tục)
View attachment 6438729

Máy thở này thì đơn giản, giá cũng rẻ, từ vài ba chục triệu trở lên, sử dụng tại nhà hoặc các khoa hô hấp ở bệnh viện, điều trị bệnh ngừng thở khi ngủ, bệnh nhân hen xuyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), cải thiện hô hấp... Loại này có thể dùng mặt nạ full face hoặc mặt nạ mũi như hình. Chỉ cần khí trời, không cần nguồn oxy, máy cũng có bình tạo ấm và tạo ẩm giúp bệnh nhân không bị khô mũi và đường hô hấp.

Một loại khác là máy thở di động, trong hình là model PB560 của hãng Medtronic mà nhiều người đã nghe
View attachment 6438735
Máy này cũng được hãng xếp vào dòng máy homecare, tuy nhiên chức năng cũng khá đầy đủ như: thở xâm nhập, không xâm nhập, thở bắt buộc đối với bệnh nhân dừng hô hấp (sau mổ, cơ hô hấp là cơ hoành dừng hoạt động), hỗ trợ bệnh nhân đã có nỗ lực thở đến khi rút ống cai máy thở. Tuy nhiên máy hoạt động bằng turbine tạo áp lực khí nên dùng lâu dài sẽ sinh nhiệt, gây thiếu sự chính xác. Máy cần nguồn oxy nhưng không cần nguồn khí tường bệnh viện, chỉ cần lấy khí trời trộn với oxy.

Dòng máy thở cao cấp hơn sử dụng trong bệnh viện:
Khoa hô hấp thường sử dụng máy thở không xâm nhập, điển hình có hãng Philips nổi tiếng dòng này.
Các khoa cấp cứu, hồi sức tích cực (ICU) thường sử dụng máy thở nhiều chức năng
View attachment 6438762
Đa phần những máy này sẽ sử dụng nguồn khí (Air) và oxy tường của bệnh viện, điều khiển bằng van điện từ, trộn khí để có nồng độ oxy đầu ra rất chính xác, dùng liên tục 24/24 cả tháng liền vẫn tốt. Máy có nhiều chế độ thở khác nhau như: Kiểm soát hoàn toàn, hỗ trợ, cai thở... và theo dõi được nhiều thông số. Giá dạo động khá cao vì có nhiều option khác nhau, ví dụ bệnh viện không có khí tường thì phải mua thêm máy nén khí, có thể tích hợp thêm module đo EtCO2, do chức năng chuyển hoá năng lượng, bộ phun khí dung với hạt cực nhỏ... Trong mùa dịch thì đây là loại máy dùng với bệnh nhân nặng và có biến chứng.
Một số máy thở khác thì vẫn dùng turbine hoặc pitton để đẩy khí, nhưng những máy này có độ nhạy kém hơn và thiếu sự chính xác hơn so với máy thở điều khiển bằng van điện từ.
Đã là máy thở thì hầu hết các máy đều có bộ phận làm ấm và làm ẩm khí thở vào. Máy an toàn là máy có sẵn chỗ cắm các bộ lọc khuẩn hepa, bộ lọc này cũng có thể lắp thêm bên ngoài nhưng nó ảnh hưởng đến thông số thở của bệnh nhân.

Quay lại chủ đề máy thở VN, như cụ biết, máy VFS-510 của Vin sản xuất là được Medtronic share mã nguồn và hỗ trợ sản xuất, tính năng máy cũng không đầy đủ như model PB560 của Medtronic do bỏ đi chức năng thở không xâm lấn. Về tính năng cơ bản cũng khá đầy đủ cho hồi sức tích cực nhưng không được khuyến cáo sử dụng lâu dài do sử dụng turbine. Thông số kỹ thuật của model này tìm mờ mắt trên mạng cũng không thấy. Hơn nữa, nhà máy Vsmart cũng đã đóng cửa, chắc cũng không nên bàn nhiều về loại máy này nữa. Không biết nước đi của bác Vượng là gì, nhưng mạnh dạn đầu tư hệ thống nhà xưởng, máy móc, nhân công để sản xuất máy thở như vậy cũng là điều đáng tự hào đấy chứ ạ.

Em nghĩ đến đâu gõ đến đấy nên văn vẻ khá lủng củng. Xong hi vọng chia sẻ được chút kiến thức để các cụ nắm được và bàn luận trong mùa dịch nhàn rỗi này, ahuhu.
Lủng củng quá không biết cụ nhấn mạnh turbine và piston làm gì so với van điện từ? Hai cái đầu với cái thứ 3 tính năng tác dụng hoàn toàn khác nhau. Phải chăng ý của cụ là 2 loại đầu là nén tách ô xy từ không khí còn loại thứ 3 dùng khí nén sẵn (ô xy cấp chung có áp lực đóng mở bằng van điện từ?)
 

DIT

Xe điện
Biển số
OF-600754
Ngày cấp bằng
25/11/18
Số km
2,125
Động cơ
184,453 Mã lực
Tuổi
38

--Lamborghini--

Xe cút kít
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
15,517
Động cơ
567,125 Mã lực
Rất nhiều thông tin, cảm ơn bác.

Em thấy bỏ đi chức năng hỗ trợ thở xâm lấn lại là hay. Cần sự đáng tin cậy trước, sau đấy mới đến full option.
Thực ra không phải là bỏ đâu cụ.
Máy thở xâm lấn mới thiếu nhiều, nhưng sx nó phức tạp.
Hãng nó chia sẻ cũng một phần là muốn các đơn vị đó có thể dễ dàng sản xuất nhanh.
 

--Lamborghini--

Xe cút kít
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
15,517
Động cơ
567,125 Mã lực
Máy mà được coi là thay thế luôn cho phổi thì nó là ECMO đó bác ơi

2.1.ECMO là gì?
ECMO là phương pháp oxy hóa qua màng ngoài cơ thể, sử dụng một hệ tuần hoàn để thực hiện quá trình trao đổi oxy ở bên ngoài của cơ thể nhằm hỗ trợ và duy trì chức năng sống ở các bệnh nhân suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp nặng.

Đối tượng cần sử dụng ECMO là những bệnh nhân mắc bệnh lý nặng, có nguy cơ ngừng hô hấp hoặc ngừng tuần hoàn, đe dọa đến tính mạng.

Cái cụ nói em biết.
Nhưng ý em dùng từ trợ thở mới chính xác.
 

DIT

Xe điện
Biển số
OF-600754
Ngày cấp bằng
25/11/18
Số km
2,125
Động cơ
184,453 Mã lực
Tuổi
38
Vova vét được ít hàng Tàu thì hoắng lên để lái cổ phiếu chứ có làm được vào bẹn.
Thời điểm đó toàn thế giới thiếu máy thở nghiêm trọng mà vin vét dc ít hàng tàu cũng là giỏi rồi
 

vingraux

Xe tăng
Biển số
OF-118779
Ngày cấp bằng
31/10/11
Số km
1,722
Động cơ
400,223 Mã lực
Thực ra không phải là bỏ đâu cụ.
Máy thở xâm lấn mới thiếu nhiều, nhưng sx nó phức tạp.
Hãng nó chia sẻ cũng một phần là muốn các đơn vị đó có thể dễ dàng sản xuất nhanh.
Ý em nói là cái thiết kế của PB560 có thở xâm lấn, nhưng Vin liệu sức mình mà bỏ đi chức năng đấy trong VFS-501 là ý hay.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top