- Biển số
- OF-618669
- Ngày cấp bằng
- 25/2/19
- Số km
- 697
- Động cơ
- 126,768 Mã lực
- Tuổi
- 43
Ko hiểu các cụ đá xoáy cái j. Từ dịch đến giờ có doanh nghiệp nào ủng hộ nhiều hơn Vin ko? N bằng ngta ko mà đá xoáy kinh vậy .
Thanks cụ, rất nhiều thông tin.Rảnh rỗi ngồi chém gió với các cụ tí.
Trên thị trường có rất nhiều loại máy móc liên quan đến thở, hô hấp cho nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau, có thể kể đến: máy tạo oxy, máy oxy dòng cao qua đường mũi (HFNC), máy CPAP, BiPAP, máy thở xâm nhập, máy thở không xâm nhập, máy thở di động, máy thở cố định....
Đầu tiên, các cụ cần phân biệt thế nào là liệu pháp oxy, thế nào là máy thở:
- Oxy liệu pháp (bao gồm cả oxy dòng cao - HFNC) là hoạt động giúp đưa oxy vào phổi và đẩy carbonic ra khỏi phổi. Việc đưa oxy vào phổi này chỉ là bước đầu tiên của việc trao đổi khí (ví dụ: cung cấp oxy cho các mô)... Oxy liệu pháp chỉ giúp cung cấp bổ sung oxy, còn phổi của bệnh nhân vẫn phải tự hoạt động để nhận không khí có nồng độ oxy cao và thở ra không khí có carbonic.
- Thở (ventilation) là hoạt động bao gồm hít thở vào và thở ra. Nếu bệnh nhân không thở được thì phải đặt vào máy thở (ventilator) để giúp bệnh nhân hít thở vào và thở ra. Máy thở thì không chỉ cung cấp bổ sung oxy mà còn giúp phổi hoạt động ở việc hít vào và thở ra.
Phân loại như trên ta có thể thấy, liệu pháp oxy gồm các loại như sau:
* Dùng bộ điều áp gắn với oxy tường tại BV, cái này chắc nhiều bác nhìn thấy ở BV rồi, và đa phần là hàng dỏm, hoàn thiện cực kém:
View attachment 6438646
Bộ điều áp này cũng được sử dụng cùng với bình oxy nếu bệnh nhân sử dụng tại nhà, xong hết oxy trong bình thì phải thay thế, vặn ra vặn vào khá mất thời gian, đồng thời nguy hiểm vì nguy cơ cháy nổ.
* Máy tạo oxy y tế, là loại máy mà đợt rồi dân tình chen nhau đi mua:
View attachment 6438656
Nguyêm tắc máy này là loại bỏ tạp khí trong không khí, giữ lại oxy rồi bơm ra ngoài. Mục đích máy này chủ yếu thay thế cho việc sử dụng bình oxy kèm bộ điều áp đối với các gia đình sử dụng lâu dài, lợi ích của nó là chỉ cần bật máy là chạy, lưu lượng tuỳ chỉnh được một cách đơn giản, đối với một số máy tốt, nồng độ oxy có thể lên đến 96% với lưu tốc 5lit/phút.
* Máy oxy dòng cao:
View attachment 6438696
Đây là loại máy không mới, nhưng khá mới ở thị trường VN từ khi dịch bệnh bùng phát. Theo các báo cáo trên thế giới, đa số các bệnh nhân Covid thể nhẹ chỉ cần điều trị bằng máy HFNC, máy dùng khí oxy tường của bệnh viện và có lưu tốc khá cao, trung bình là 60L/phút.
Tất cả các loại trên không có cái nào gọi là máy thở cả, một số nhà cung cấp hoặc báo chí ghi "máy thở HFNC" hoặc là do thiếu hiểu biết, hoặc là cố tình đánh tráo khái niệm.
Đến máy thở (còn gọi là máy giúp thở, máy trợ thở) thì phức tạp hơn nhiều về việc phân loại.
Đầu tiên là phân loại theo loại máy thở: Áp lực âm và áp lực dương.
Máy thở áp lực âm là máy thở cổ lỗ và em dám cá các cụ ở đây chưa ai nhìn tận mắt bao giờ, đại khái nó thế này:
View attachment 6438711
Nó cồng kềnh và ít hiệu quả, nên từ khi máy thở áp lực dương ra đời, đã đặt dấu chấm hết cho máy thở áp lực âm. Vì không còn được sử dụng nên ta không quan tâm đến nó nữa.
Máy thở áp lực dương thì chia ra một số loại
Máy thở xâm nhập - Máy thở không xâm nhập.
Máy thở CPAP - Máy thở di động - Máy thở cố định - Máy thở cao tần..
Máy thở không xâm nhập là máy hỗ trợ bệnh nhân thở thông qua mặt nạ (mask), ngạnh mũi (nasal prong)
Máy thở xâm nhập là máy hỗ trợ bệnh nhân thở thông qua đường ống nội khí quản (ống đặt theo đường khí quản) hoặc ống mở khí quản (ống mở cắm ngay phía cổ bệnh nhân - xong cái này ít gặp hơn). Hầu hết máy thở xâm nhập đều có chức năng thở không xâm nhập, nhưng đã là máy thở không xâm nhập thì lại không có chức năng thở xâm nhập.
Đầu tiên, em đi từ máy thở CPAP - BiPAP (còn gọi là máy thở áp lực dương liên tục)
View attachment 6438729
Máy thở này thì đơn giản, giá cũng rẻ, từ vài ba chục triệu trở lên, sử dụng tại nhà hoặc các khoa hô hấp ở bệnh viện, điều trị bệnh ngừng thở khi ngủ, bệnh nhân hen xuyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), cải thiện hô hấp... Loại này có thể dùng mặt nạ full face hoặc mặt nạ mũi như hình. Chỉ cần khí trời, không cần nguồn oxy, máy cũng có bình tạo ấm và tạo ẩm giúp bệnh nhân không bị khô mũi và đường hô hấp.
Một loại khác là máy thở di động, trong hình là model PB560 của hãng Medtronic mà nhiều người đã nghe
View attachment 6438735
Máy này cũng được hãng xếp vào dòng máy homecare, tuy nhiên chức năng cũng khá đầy đủ như: thở xâm nhập, không xâm nhập, thở bắt buộc đối với bệnh nhân dừng hô hấp (sau mổ, cơ hô hấp là cơ hoành dừng hoạt động), hỗ trợ bệnh nhân đã có nỗ lực thở đến khi rút ống cai máy thở. Tuy nhiên máy hoạt động bằng turbine tạo áp lực khí nên dùng lâu dài sẽ sinh nhiệt, gây thiếu sự chính xác. Máy cần nguồn oxy nhưng không cần nguồn khí tường bệnh viện, chỉ cần lấy khí trời trộn với oxy.
Dòng máy thở cao cấp hơn sử dụng trong bệnh viện:
Khoa hô hấp thường sử dụng máy thở không xâm nhập, điển hình có hãng Philips nổi tiếng dòng này.
Các khoa cấp cứu, hồi sức tích cực (ICU) thường sử dụng máy thở nhiều chức năng
View attachment 6438762
Đa phần những máy này sẽ sử dụng nguồn khí (Air) và oxy tường của bệnh viện, điều khiển bằng van điện từ, trộn khí để có nồng độ oxy đầu ra rất chính xác, dùng liên tục 24/24 cả tháng liền vẫn tốt. Máy có nhiều chế độ thở khác nhau như: Kiểm soát hoàn toàn, hỗ trợ, cai thở... và theo dõi được nhiều thông số. Giá dạo động khá cao vì có nhiều option khác nhau, ví dụ bệnh viện không có khí tường thì phải mua thêm máy nén khí, có thể tích hợp thêm module đo EtCO2, do chức năng chuyển hoá năng lượng, bộ phun khí dung với hạt cực nhỏ... Trong mùa dịch thì đây là loại máy dùng với bệnh nhân nặng và có biến chứng.
Một số máy thở khác thì vẫn dùng turbine hoặc pitton để đẩy khí, nhưng những máy này có độ nhạy kém hơn và thiếu sự chính xác hơn so với máy thở điều khiển bằng van điện từ.
Đã là máy thở thì hầu hết các máy đều có bộ phận làm ấm và làm ẩm khí thở vào. Máy an toàn là máy có sẵn chỗ cắm các bộ lọc khuẩn hepa, bộ lọc này cũng có thể lắp thêm bên ngoài nhưng nó ảnh hưởng đến thông số thở của bệnh nhân.
Quay lại chủ đề máy thở VN, như cụ biết, máy VFS-510 của Vin sản xuất là được Medtronic share mã nguồn và hỗ trợ sản xuất, tính năng máy cũng không đầy đủ như model PB560 của Medtronic do bỏ đi chức năng thở không xâm lấn. Về tính năng cơ bản cũng khá đầy đủ cho hồi sức tích cực nhưng không được khuyến cáo sử dụng lâu dài do sử dụng turbine. Thông số kỹ thuật của model này tìm mờ mắt trên mạng cũng không thấy. Hơn nữa, nhà máy Vsmart cũng đã đóng cửa, chắc cũng không nên bàn nhiều về loại máy này nữa. Không biết nước đi của bác Vượng là gì, nhưng mạnh dạn đầu tư hệ thống nhà xưởng, máy móc, nhân công để sản xuất máy thở như vậy cũng là điều đáng tự hào đấy chứ ạ.
Em nghĩ đến đâu gõ đến đấy nên văn vẻ khá lủng củng. Xong hi vọng chia sẻ được chút kiến thức để các cụ nắm được và bàn luận trong mùa dịch nhàn rỗi này, ahuhu.
Em hok biết đâu chứ bên e xe cũ lên giá lắm, xe mới cũng vợi. Thíu chip đóĐợt vừa rồi mới giảm giá bán được mấy ngàn con ở HP mà cụ.
Em thấy có clip một ông làm ở khoa cấp cứu của một bệnh viện đăng về cách sử dụng máy thở Vsmart. Thấy nhiều người khác, chắc cùng lĩnh vực, vào hỏi lỗi FiO2 gì đó. Ông tác giả clip không trả lời được toàn phải pát xê sang kỹ sư của Vsmart. Ông Vsmart không thấy trả lời.Vâng em thấy nhân viên y tế nào dùng được máy thở thì trình tiếng Anh phải chắc một ít. Hướng dẫn sử dụng ở bv quốc tế còn đỡ vì cán bộ y tế biết tiếng anh chứ HDSD ở trung tâm y tế tuyến huyện thì tậm tịt lắm.
K offer nào nhiễm covid cảLạ nhỉ, không thấy cụ mợ OFer nào chụp ảnh cái máy thở do Việt Nam sản xuất đang tham gia chiến dịch Covid nhỉ?
Có ảnh có phải đỡ ông nói gà bà nói vịt thế này không.
Chữa dc bệnh hay ko nó phụ thuộc vào nhiều thứ , nghiêm cứu bên mỹ cũng chỉ dựa trên đối tượng nào đó. Bs chữa trị trực tiếp đơn nhiên giỏi việc chữa bệnh hơn những người nghiêm cứu.Cụ xem có chữ nào tôi nói trình độ cao hơn bác sĩ ko? Nghiên cứu của Mỹ thế nào thì tôi trích nguyên văn thế đó và tôi cũng nói rõ là còn rất nhiều tranh cãi. Hay để tôi dùng lại ngôn từ của cụ là nhiều người level cao hơn cả đội nghiên cứu bên Mỹ??
Ở VN đa số bs cầm tay chỉ việc nhau chứ đâu có dc nsx hướng dẫn . còn nv viên vin ko phải dân chuyên bên máy móc y tế nên nhiều cái chắc ko hiểu .Em thấy có clip một ông làm ở khoa cấp cứu của một bệnh viện đăng về cách sử dụng máy thở Vsmart. Thấy nhiều người khác, chắc cùng lĩnh vực, vào hỏi lỗi FiO2 gì đó. Ông tác giả clip không trả lời được toàn phải pát xê sang kỹ sư của Vsmart. Ông Vsmart không thấy trả lời.
Vận hành máy thở chắc chắn là khó rồi. Máy Vsmart thì còn khó hơn.
1/ CPAP và BiPAP chỉ dùng nguồn khí trời bơm vào phổi bệnh nhân thôi cụ ạ, khi hết nhịp thở, máy mở van là bệnh nhân tự thở ra, không cần nguồn oxy.Thanks cụ, rất nhiều thông tin.
Cụ cho em hỏi 2 câu:
1) Máy thở CPAP - BiPAP tự tạo ra oxy hay chỉ tạo áp lực hỗ trợ phổi đẩy không khí ra/vào?
2) Để hỗ trợ thở tại nhà khi bệnh đang nhẹ thì nên dùng Máy tạo oxy hay dùng máy Máy thở CPAP - BiPAP?
Cảm ơn cụ
Cái lỗi FiO2 đó thì chắc chắn Vsmart cũng bó tay vì trước đó Medtronic cũng đã ko bán module đo FiO2 do kết quả đo không chính xác.Em thấy có clip một ông làm ở khoa cấp cứu của một bệnh viện đăng về cách sử dụng máy thở Vsmart. Thấy nhiều người khác, chắc cùng lĩnh vực, vào hỏi lỗi FiO2 gì đó. Ông tác giả clip không trả lời được toàn phải pát xê sang kỹ sư của Vsmart. Ông Vsmart không thấy trả lời.
Vận hành máy thở chắc chắn là khó rồi. Máy Vsmart thì còn khó hơn.
Cái tư tưởng đố kị, ganh ghét nó ăn sâu vào máu . Thớt này hình như lập 1 lần rồi
Thôi, trả lời cụ nốt câu cuối: The research, led by Michael Ohl, MD, MSPH, associate professor of internal medicine in the University of Iowa Carver College of Medicine.Chữa dc bệnh hay ko nó phụ thuộc vào nhiều thứ , nghiêm cứu bên mỹ cũng chỉ dựa trên đối tượng nào đó. Bs chữa trị trực tiếp đơn nhiên giỏi việc chữa bệnh hơn những người nghiêm cứu.
Cho dù là người giỏi nhất thế giới cũng ko bằng bác sĩ đang chữa trị, biết tình hình bệnh nhân ntn, cần thuốc gì để chữa.Thôi, trả lời cụ nốt câu cuối: The research, led by Michael Ohl, MD, MSPH, associate professor of internal medicine in the University of Iowa Carver College of Medicine.
Mua là mua cái con xe hàng thải của GM để lại chứ các con lẩu thập cẩm chỉ bọn nhân viên, đối tác,và chính quyên mua thôiVậy à, sao nó ngu thế nhỉ. Chỉ tội cho anti vin cay cú nói vin ko có kinh nghiệm sx ôtô cho cũng ko ai mua, giờ bán rẻ tí là mua ầm ầm
Tính ra đối tác, nhân viên vin đông nhỉ, từ đầu năm tới giờ bán hơn 6k lux, năm rồi 12k xeMua là mua cái con xe hàng thải của GM để lại chứ các con lẩu thập cẩm chỉ bọn nhân viên, đối tác,và chính quyên mua thôi
Cụ mouser lại thiếu gạch để xây nhà rồiTừ máy thở chém sang oto.
Bằng bất cứ hình thức bán hàng nào hay đứng số 1 hay 2 thị phần từng tháng của các phân khúc thì Vinfast vẫn đang bị lỗ.
Nếu ko vươn đc sang/chiếm đc thị phần các thị trường khác thì số phận lại giống mảng đtdđ.
Xe điện là một cuộc chơi một ăn cả/hai nhảy hố vôi. Các hãng lớn đều có thể làm xe điện, tại sao họ chưa nhảy vào?
Cụ đó anti vin mà, thành phần anti vin trong này rất đông, nhận vodka ko hết chứ gạch gì.trước mắt có cụ hùa theo rồi đóCụ mouser lại thiếu gạch để xây nhà rồi
Bọn tây lông tư bản kiểu đó không mãnh liệt, không thần tốc, không sáng suốt hay quyết liệt, không biết dẹp mảng này, bán mảng nọ để tập trung vào cốt lõi. Không chấp với bọn đó làm gì cụ ei!Từ máy thở chém sang oto.
Bằng bất cứ hình thức bán hàng nào hay đứng số 1 hay 2 thị phần từng tháng của các phân khúc thì Vinfast vẫn đang bị lỗ.
Nếu ko vươn đc sang/chiếm đc thị phần các thị trường khác thì số phận lại giống mảng đtdđ.
Xe điện là một cuộc chơi một ăn cả/hai nhảy hố vôi. Các hãng lớn đều có thể làm xe điện, tại sao họ chưa nhảy vào?
Em nghĩ là khi bị ghét thì cũng cần phải tự hỏi vì sao mình bị ghétCụ đó anti vin mà, thành phần anti vin trong này rất đông, nhận vodka ko hết chứ gạch gì.trước mắt có cụ hùa theo rồi đó
Giàu no ghét, đói rét nó khinh, thông mịnh thì nó tìm cách tiêu diệt, tục ngữ cha ông luôn đúng màEm nghĩ là khi bị ghét thì cũng cần phải tự hỏi vì sao mình bị ghét