Văn bản do con người lập, quy định do con người soạn thảo. Mọi vướng mắc đều có cách giải quyết hết cụ ơi. Nói thế thì dự án bỏ hoang mãi ak?
Tích cực lên! Khó khăn ko đồng nghĩa với việc không xử lý được. Nhìn rộng thì Thanh Hà cũng chỉ là 1 dự án cỏn con thôi, mà trục phía nam giờ cần đẩy hạ tầng thì tất lẽ mọi việc tương lai gần sẽ được khơi thông.
Ô hay, tôi đưa vấn đề thực trạng, nội dung vướng cần tháo gỡ ở các cấp thẩm quyền thực thi báo cáo cấp thẩm quyền cao hơn biết để xử lý. Bạn đang hàm ý điều gì?
Quy định là do con người tạo ra và có thể thay đổi nhưng phạm trù thời gian thay đổi nó phụ thuộc vào mức độ quy mô đại chúng: Tức là cấp nhà nước sẽ lâu hơn cấp địa phương cơ sở và ngược lại.
Sao bạn tư duy ngắn hạn vậy? chẳng lẽ chỉ có ông NĐT kia làm được phần còn lại của đường trục phía nam à? Thiếu gì cách nhỉ? Nếu BT vướng, chưa có lộ trình làm tiếp được thì căn cứ tính chất cấp bách của việc cần thiết đầu tư, hiệu quả đầu tư Hà nội có thể điều chuyển sang vốn ngân sách được chứ có gì đầu. Tổng vốn mà trung ương đang cố đưa ra các chính sách đặc thù cho hà nội để thu hút huy động vốn gđ trung hạn 2021-2025 là 650 ngàn tỷ, gđ 2025-2030 là 750 ngàn tỷ. Vậy phần còn lại của dự án này nếu như thực hiện bằng ngân sách thì là muỗi.
Ngoài ra, văn bản trên cũng ngầm hiểu rằng:
+ Đối với phần thi công mà chưa quyết toán h các dự án Quyết toán thì sẽ tính theo thuế mới và giá trị quỹ đất sẽ thấp đi, từ đó NĐT phải nộp bù thuế cho nhà nước. Như vậy với các Dự án NĐT đã bán cho khách hàng rồi thì phần chênh phải nộp bổ sung h phải ngồi lại với khách hàng mà đàm phán để triển khai tiếp.
+ Bổ sung thêm quy định ở nghị định 69 cho việc dừng chấm dứt hợp đồng với các phần còn lại của dự án BT chưa thi công?
Chẳng qua các bạn có lợi ích ở đây, tuy nhiên mức độ tường minh thủ tục, hiểu thủ tục, các thông tin ở mức hạn chế nên cứ cố đấm ăn xôi và đôi khi xù lông với những người phản biện thôi.