Các bạn cứ bình tĩnh, vấn đề này liên quan đến các quy định của luật thay đổi.
Dự án BT này ký năm 2007 lúc đó các quy định về hợp đồng BT tuân thủ nghị định số 78/2007/NĐ-CP ngày 11/05/2007.
thuvienphapluat.vn
Đến năm 2009, chính phủ lại ban hành nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009:
Tiếp đó, đến năm 2015, chính phủ lại ban hành nghị định 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015:
Cả 3 nghị định trên không quy định cơ chế thanh toán các dự án bt, vì thế cũng trong năm 2015 thủ tướng mới ban hành quyết định số 23/2015/QĐ-TTG ngày 26/6/2015:
Dự án BT này từ triển khai từ giai đoạn 2007 đến mãi 2017 (hoặc 2018) mới thông xe được đoạn 19km, đồng thời ký từ thời còn tỉnh hà tây rồi ký về hà nội sau khi sát nhập do đó sẽ phài điểu chỉnh theo các quy định của nghị định thay đổi theo thời gian diễn biến thực hiên dự án.
Tiếp theo đến năm 2019 chính phủ lại ban hành nghị định 69/2019 ngày 15/8/2019, trong đó nêu rõ bãi bỏ quyết định số 23/2015:
Câu chuyện đặt ra ở đây là: Thời điểm này dự án mới quyết toán, làm các thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư thì phải cập nhật các quy định pháp luật hiện hành còn hiệu lực. Quy định quyết toán dự án bt mới nhất hiện tại còn hiệu lực là nghị định 69/2019
Ví dụ điều chỉnh chủ trương thì phải tuân thủ các quy định về luật đâu tư 2020, nghị định 25/2020, nghị định 31/2021 ở thời điểm hiện tại (cái này là do các điều khoản chuyển tiếp quy định trong luật đầu tư và các nghị định nêu trên) vì thế khi đàm phán hợp đồng sẽ phải ràng buộc các nội dung này.
Đồng ý là chủ trương của lãnh đạo thành phố là sẽ tháo gỡ để triển khai tiếp tục dự án, nhưng cơ chế và các quy định của luật nghị định là do chính phủ là quốc hội ban hành vì thế hoặc là phải xin ý kiến thẩm quyền cấp trên về:
+ Cơ chế áp dụng chinh sách cho dự án không tuân thủ các quy định luật mới.
+ Tuân thủ các quy định hiện hành đồng thời đàm phán điều chỉnh hợp đồng BT cho phù hợp với luật.
Theo các bạn có chính sách đặc thù cho riêng một dự án không?