[Funland] Hồi sinh sông Tô lịch bằng đường cống ngầm khổng lồ dài 50km.

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Cuối nhiệm kỳ òi, cứ ký cho làm đi tính tiếp nhá. Toàn anh em bạn bè cả chứ đi đâu. Ko ký nhanh khóa sau next rồi có ông khác lên lại làm món khác thì mấy thằng bạn với anh em chết đói à?
Biết thế, nhưng làm cả một dự án lớn thế này thì phải biết điểm đầu điểm cuối, đại để là phải thuê thiết kế chứ không cho thợ vừa làm vừa tính như xây nhà dân.

Bác nào biết, vào chém thì hay quá.
 

moly

Xe điện
Biển số
OF-458259
Ngày cấp bằng
2/10/16
Số km
2,344
Động cơ
240,737 Mã lực
Hy vọng có một dòng sông sạch chảy quanh thành phố với 2 hàng cáy rợp bóng mát dọc 2 bên sông
 

Tuananhhau

Xe điện
Biển số
OF-140562
Ngày cấp bằng
4/5/12
Số km
2,237
Động cơ
26,115 Mã lực
Đọc mới thấy nhiều cụ of tay nhanh. Cứ dự án làm sạch là em ủng hộ. Ngày xưa nhiêu lộc thị nghè cũng tưởng không thể. Giờ thành có thể rồi. E cũng nghĩ mãi tại sao thành phố ko làm như vậy.
em vẫn nhớ thầy em bảo “từ những năm 90 tôi đã nói về việc đưa nc sông đa về để cấp Nước cho HN nhưng ai cũng cười tôi là dở, nước ngầm đầy ra”. Giờ thì các cụ biết rồi đó ah
 

Ngontaynho

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-710679
Ngày cấp bằng
17/12/19
Số km
1,397
Động cơ
36,914 Mã lực
Tuổi
34
Ngày 18/5, BQLDA Đầu tư xây dựng công trình cấp nước, thoát nước và môi trường Hà Nội đã khởi công lắp đặt các ống cống dẫn nước từ sông Tô Lịch về nhà máy Yên Xá. Tổng chiều dài ống cống hơn 50km, dự kiến sẽ giải quyết tận gốc vấn đề nước sông Tô Lịch.
Em nghĩ vấn đề lớn nhất ở đây là chất lượng của nước thải và xử lý nước thải chứ đâu phải là ống ngầm hay là sông dẫn nước đâu nhỉ?

Hoặc có thể cống ngầm có nghĩa là bịt lại ko còn mùi hôi còn nước chảy về đâu thì sẽ ra biển hết.

Nhưng buồn thay, thủ đô Hà Nội chỉ còn mỗi sông Hồng là để xây dựng đô thị ven sông.

Sông To Lịch ko làm đc rồi
 

Kỹ thuật hậu kỳ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-556622
Ngày cấp bằng
5/3/18
Số km
5,089
Động cơ
198,711 Mã lực
Tuổi
44
Đến cả số 8 Lê Trực kia còn làm ẩu chứ nói gì đến cái mương thối này cụ.
Biết thế, nhưng làm cả một dự án lớn thế này thì phải biết điểm đầu điểm cuối, đại để là phải thuê thiết kế chứ không cho thợ vừa làm vừa tính như xây nhà dân.

Bác nào biết, vào chém thì hay quá.
 

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,057
Động cơ
204,376 Mã lực
Tuổi
44
Nhìn hai bên bờ sông Tô và sông Lừ có quá- quá nhiều cống thoát nước xả ra. Cứ dăm ba mét lại thấy có một cống thông ra

Như thế thì cũng có quá nhiều đầu nối vào ống cống hả cụ ?
Vì mỗi điểm xả đó là phải có một mối nối ah ? Cứ dăm mét lại một cái T thế thì nát bét


Cụ chuẩn nhưng hơi vắn tắt quá, các cụ nhà mình hơi khó hình dung. Em chi tiết hơn một tý nhé:

1. Dự án này khá giống dự án Nhiêu Lộc - Thị Nghè, khác ở mấy điểm:
- Cống chính ở TPHCM thi công bằng máy đào TBM tương tự như thi công tàu điện ngầm; Hà Nội thi công bằng kích ngầm, hiều nôm na là làm một cái hố công tác ở bờ sông, đưa máy kích xuồng rồi kích ngầm các đốt ống thoát nước, tại cái hố này sau sẽ xây luông cái giếng tách nước mưa và nước thải. Phương pháp thi công này sẽ giảm tối đa việc phải đào mở, ít không phải giải phóng mặt bằng, không ảnh hưởng nhiều đến giao thông đô thị cà cũng rẻ hơn dùng máy đào TBM.
- Cống chính dẫn về nhà máy xử lý trong TPHCM đị dọc theo lòng kênh (địa khái là giữa lòng kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè; cống chính ở Hà Nội đi zíc zắc dưới lòng sông, nối bờ này với bờ kia tại các vị trí xây các giếng tách nước mưa và nước thải, phù hợp với biện pháp thi công kích ngầm.
2. Cống thoát nước trục chính này tự chảy theo độ dốc thiết kế, kích thước to dần từ đầu nguồn đến cuối nguồn, chỗ gần vào nhà máy đường kính 2,4m, sâu tầm 2 chục mét sau đó sẽ được bơm lên các bể xử lý tại Yên Xá. Như vây chỉ có một trạm bơm ở cuối nguồn.
3. Để duy tu, thông hay nạo vét cống thì nhiều cách lắm, bây giờ người ta hay dùng khí nén đẩy bùn cặn đến chổ có thể đưa lên mặt đất được.
4. Bùn cặn thải ra tại nhà máy xử lý theo quy định sẽ phải chở lên khu xử lý chất thải rắn của thành phố. Các cụ lưu ý là bùn tại các bể xử lý của nhà máy sẽ được tái sử dụng phần lớn do chứa rất nhiều vi sinh vật ăn chất bẩn rồi chuyển nó thành nước và khí.
5. Sông Tô Lịch thực tế nó như một cái hồ dài, ngăn nước chảy vào sông Nhuệ bằng đập Thanh Liệt nên để nó có nước, nước thải sau xử lý (mấy trăm nghìn m3 mỗi ngày) sẽ được bơm trở lại sông ở đoạn phía dưới, nước sông sẽ tự dâng lên, khi nào đầy thì xả thôi. Dòng chảy chỉ phát sinh khi xả qua đập hoặc khi có mưa lớn tại lưu vực sông.
6. Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá chỉ là một trong nhiều nhà mát xử lý nước thải ở Hà Nội. Kể ra thì còn có nhà máy xử lý nước thải Yên Sở (lưu vực sông Kim Ngưu), Phú Đô, Hồ Tây ... .
7. Dự án này không đảm bảo nước sông Tô Lịch sẽ sạch trong suốt cả năm bởi vì khi có mưa lớn thì buộc phải xả nước mưa lẫn nước thải đã hòa loãng vào sông. Các cụ chắc có biết khi có mưa to, kênh Nhiêu Lộc đã xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt do bị shock nước mưa lẫn nước thải chảy vào kênh. Muốn sạch tuyệt đối thi chi phí xây dựng vận hành vô cùng đắt đỏ và phải mất rất nhiều năm mới làm được. Các cụ có thể hình dung thế này, dự án thoát nước mặt cho lưu vực sông Tô Lịch mà ai cũng nhìn thấy là kè các tuyến sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, sông Kim Ngưu, xây dựng trạm bơm Yên Sở, hồ Yên Sở, cải tạo hồ Linh đàm và rất nhiều hồ khác, cống hóa rất nhiều tuyến mương và cải tạo xây mới rất nhiều cống trục, làm đường dọc sông giai đoạn 1 hết tâm 200 triệu USD; trong khi đó dự án này là 800 triệu USD (cũng có nhiều người chê đắt nhưng dự án ODA nào của Nhật mà chẳng đắt).
8. Về bổ cập nước hồ Tây và tạo dòng chảy sông Tô Lịch thì nhiều ý tưởng và dự án lắm ạ nhưng đều có những vấn đề chưa giải đáp được, em không đi sâu thêm.
Đại khái như trên chứ đi vào chi tiết thì cần có chuyên môn các cụ ạ.
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
992
Động cơ
83,504 Mã lực
Tuổi
63
Sông Tô Lịch hiện nay có dòng chảy được là do mưa, nước thải.
Nước thải thì đổ vào liên tục, nước mưa thì thỉnh thoảng có.
Ngắt nguồn nước thải ra riêng, thì thành sông không có dòng chảy, dạng ao, vì lấy đâu ra nước bù vào cho đủ nữa?
Chắc lúc đó lại tính đến phương án bơm nước sông Hồng vào để tạo dòng chảy.
Việc xử lý nước thải của thành phố là việc phải làm.
Chắc chắn sau khi tách nước thải thì sông Tô Lịch sẽ thành cái hồ dài. Nếu không làm gì thì sông thành nơi trồng rau muống.
Phương án bơm nước sông Hồng cấp nước cho sông Tô lại quá tốn kém nếu bơm quanh năm.
Phương án tối ưu là làm các đập tràn nhỏ trên sông. Đảm bảo làm sao mực nước trung bình tầm 1,5m. Các hồ ở nhà máy xử lý nước thải cũng có mực nước tầm này. Như vậy đủ để vi sinh vật yếm khí xử lý chất thải.
Mà chất thải sinh hoạt đương nhiên có ở trên sông. Do vào lúc mưa to đường nước thải và nước mưa xả tràn ra sông lưu lại.
Nước sông Hồng bơm vào chỉ để bù vào lượng nước bốc hơi, ngấm...vào mùa khô (mùa đông) hoặc lúc mưa ít thôi. Như thế cho tiết kiệm.
Vậy về bản chất sông Tô Lịch sẽ là một cái hồ rất dài với các mực nước khác nhau.
Nếu làm được thì nước sông sẽ trong xanh, mát mẻ, không hôi lắm (giống hồ Gươm).
Nhưng hiện nay chưa thấy phương án làm đập. Ko biết quy hoạch có không. Chứ sau này mới tính đến làm thì việc xử lý nền móng đập lại đụng chạm đến cống phía dưới.
 

ilidan

Xe tải
Biển số
OF-143634
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
244
Động cơ
364,862 Mã lực
Bên cơ quan cũ e trước còn lập cả đề án cải tạo cảnh quan lòng và 2 bên sông Tô thành kiểu chợ đêm, thuyền chạy ven sông hát quan họ với bán kẹo kéo =))
 

namvqh

Xe buýt
Biển số
OF-336409
Ngày cấp bằng
27/9/14
Số km
595
Động cơ
271,666 Mã lực
Nhìn hai bên bờ sông Tô và sông Lừ có quá- quá nhiều cống thoát nước xả ra. Cứ dăm ba mét lại thấy có một cống thông ra

Như thế thì cũng có quá nhiều đầu nối vào ống cống hả cụ ?
Vì mỗi điểm xả đó là phải có một mối nối ah ? Cứ dăm mét lại một cái T thế thì nát bét
Các miệng xả bé chi chít dọc sông sẽ được gom lại bằng một đường ống riêng rồi đấu vào một giếng tách lớ cụ ơi.
 

namvqh

Xe buýt
Biển số
OF-336409
Ngày cấp bằng
27/9/14
Số km
595
Động cơ
271,666 Mã lực
Chắc chắn sau khi tách nước thải thì sông Tô Lịch sẽ thành cái hồ dài. Nếu không làm gì thì sông thành nơi trồng rau muống.
Phương án bơm nước sông Hồng cấp nước cho sông Tô lại quá tốn kém nếu bơm quanh năm.
Phương án tối ưu là làm các đập tràn nhỏ trên sông. Đảm bảo làm sao mực nước trung bình tầm 1,5m. Các hồ ở nhà máy xử lý nước thải cũng có mực nước tầm này. Như vậy đủ để vi sinh vật yếm khí xử lý chất thải.
Mà chất thải sinh hoạt đương nhiên có ở trên sông. Do vào lúc mưa to đường nước thải và nước mưa xả tràn ra sông lưu lại.
Nước sông Hồng bơm vào chỉ để bù vào lượng nước bốc hơi, ngấm...vào mùa khô (mùa đông) hoặc lúc mưa ít thôi. Như thế cho tiết kiệm.
Vậy về bản chất sông Tô Lịch sẽ là một cái hồ rất dài với các mực nước khác nhau.
Nếu làm được thì nước sông sẽ trong xanh, mát mẻ, không hôi lắm (giống hồ Gươm).
Nhưng hiện nay chưa thấy phương án làm đập. Ko biết quy hoạch có không. Chứ sau này mới tính đến làm thì việc xử lý nền móng đập lại đụng chạm đến cống phía dưới.
Em nghĩ không cần bổ cập thêm nước Sông Hồng vào nữa cụ ạ. Một ngày lượng nước thải vào sông Tô Lịch - Kim Ngưu tầm 150 nghìn m3, tính ra cũng gần 2m3/s. Các cụ không để ý đấy thôi chứ mấy con sông trong nội thành bây giờ đều nối thông với nhau và tại chỗ kết nối cũng có đập hay cửa (van, phai) điều tiết hết.
 

businessman01

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-613667
Ngày cấp bằng
4/2/19
Số km
109
Động cơ
119,760 Mã lực
Tuổi
34
Cụ chuẩn nhưng hơi vắn tắt quá, các cụ nhà mình hơi khó hình dung. Em chi tiết hơn một tý nhé:

1. Dự án này khá giống dự án Nhiêu Lộc - Thị Nghè, khác ở mấy điểm:
- Cống chính ở TPHCM thi công bằng máy đào TBM tương tự như thi công tàu điện ngầm; Hà Nội thi công bằng kích ngầm, hiều nôm na là làm một cái hố công tác ở bờ sông, đưa máy kích xuồng rồi kích ngầm các đốt ống thoát nước, tại cái hố này sau sẽ xây luông cái giếng tách nước mưa và nước thải. Phương pháp thi công này sẽ giảm tối đa việc phải đào mở, ít không phải giải phóng mặt bằng, không ảnh hưởng nhiều đến giao thông đô thị cà cũng rẻ hơn dùng máy đào TBM.
- Cống chính dẫn về nhà máy xử lý trong TPHCM đị dọc theo lòng kênh (địa khái là giữa lòng kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè; cống chính ở Hà Nội đi zíc zắc dưới lòng sông, nối bờ này với bờ kia tại các vị trí xây các giếng tách nước mưa và nước thải, phù hợp với biện pháp thi công kích ngầm.
2. Cống thoát nước trục chính này tự chảy theo độ dốc thiết kế, kích thước to dần từ đầu nguồn đến cuối nguồn, chỗ gần vào nhà máy đường kính 2,4m, sâu tầm 2 chục mét sau đó sẽ được bơm lên các bể xử lý tại Yên Xá. Như vây chỉ có một trạm bơm ở cuối nguồn.
3. Để duy tu, thông hay nạo vét cống thì nhiều cách lắm, bây giờ người ta hay dùng khí nén đẩy bùn cặn đến chổ có thể đưa lên mặt đất được.
4. Bùn cặn thải ra tại nhà máy xử lý theo quy định sẽ phải chở lên khu xử lý chất thải rắn của thành phố. Các cụ lưu ý là bùn tại các bể xử lý của nhà máy sẽ được tái sử dụng phần lớn do chứa rất nhiều vi sinh vật ăn chất bẩn rồi chuyển nó thành nước và khí.
5. Sông Tô Lịch thực tế nó như một cái hồ dài, ngăn nước chảy vào sông Nhuệ bằng đập Thanh Liệt nên để nó có nước, nước thải sau xử lý (mấy trăm nghìn m3 mỗi ngày) sẽ được bơm trở lại sông ở đoạn phía dưới, nước sông sẽ tự dâng lên, khi nào đầy thì xả thôi. Dòng chảy chỉ phát sinh khi xả qua đập hoặc khi có mưa lớn tại lưu vực sông.
6. Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá chỉ là một trong nhiều nhà mát xử lý nước thải ở Hà Nội. Kể ra thì còn có nhà máy xử lý nước thải Yên Sở (lưu vực sông Kim Ngưu), Phú Đô, Hồ Tây ... .
7. Dự án này không đảm bảo nước sông Tô Lịch sẽ sạch trong suốt cả năm bởi vì khi có mưa lớn thì buộc phải xả nước mưa lẫn nước thải đã hòa loãng vào sông. Các cụ chắc có biết khi có mưa to, kênh Nhiêu Lộc đã xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt do bị shock nước mưa lẫn nước thải chảy vào kênh. Muốn sạch tuyệt đối thi chi phí xây dựng vận hành vô cùng đắt đỏ và phải mất rất nhiều năm mới làm được. Các cụ có thể hình dung thế này, dự án thoát nước mặt cho lưu vực sông Tô Lịch mà ai cũng nhìn thấy là kè các tuyến sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, sông Kim Ngưu, xây dựng trạm bơm Yên Sở, hồ Yên Sở, cải tạo hồ Linh đàm và rất nhiều hồ khác, cống hóa rất nhiều tuyến mương và cải tạo xây mới rất nhiều cống trục, làm đường dọc sông giai đoạn 1 hết tâm 200 triệu USD; trong khi đó dự án này là 800 triệu USD (cũng có nhiều người chê đắt nhưng dự án ODA nào của Nhật mà chẳng đắt).
8. Về bổ cập nước hồ Tây và tạo dòng chảy sông Tô Lịch thì nhiều ý tưởng và dự án lắm ạ nhưng đều có những vấn đề chưa giải đáp được, em không đi sâu thêm.
Đại khái như trên chứ đi vào chi tiết thì cần có chuyên môn các cụ ạ.
Bác cho hỏi tại sao tp không gộp tất cả các nhà máy xử lý nc thải thành 1 nhà máy xử lý nc thải cho cả tp, với lại vị trí nhà máy Yên xá khg phù hợp, nếu nhà máy nằm hạ nguồn sông Tô thì hợp hơn.
 

namvqh

Xe buýt
Biển số
OF-336409
Ngày cấp bằng
27/9/14
Số km
595
Động cơ
271,666 Mã lực
Bác cho hỏi tại sao tp không gộp tất cả các nhà máy xử lý nc thải thành 1 nhà máy xử lý nc thải cho cả tp, với lại vị trí nhà máy Yên xá khg phù hợp, nếu nhà máy nằm hạ nguồn sông Tô thì hợp hơn.
Bên thủy lợi họ có một phương châm là tưới tập trung, tiêu phân tán, đại loại là làm như vậy thì đạt hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cao nhất. Thoát nước thải nó quan hệ chặt chẽ với thoát nước mưa nên cũng phân tán theo lưu vực. Rồi thì câu chuyện phân đợt xây dựng nữa, làm tập trung một cái đối với đô thị lớn như Hà Nội và TPHCM thì khó hơn nhiều so với chia nhỏ ra nhưng không nhỏ quá.

Trong các còm ở trên có cụ đã đặt vấn đề là sao không làm các trạm xử lý quy mô nhỏ tại các cửa xả lớn dọc hai bên các con sông. Ý tưởng này cũng có đội tây lông nó đề xuất nhưng nó khả thi cho cách đây tầm 30 năm. Bây giờ thì chịu vì thềm các con sông bây giờ quá mỏng, không đủ mặt bằng xây trạm nữa.
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
27,499
Động cơ
727,965 Mã lực
1. Dự án này khá giống dự án Nhiêu Lộc - Thị Nghè, khác ở mấy điểm:
- Cống chính ở TPHCM thi công bằng máy đào TBM tương tự như thi công tàu điện ngầm; Hà Nội thi công bằng kích ngầm, hiều nôm na là làm một cái hố công tác ở bờ sông, đưa máy kích xuồng rồi kích ngầm các đốt ống thoát nước, tại cái hố này sau sẽ xây luông cái giếng tách nước mưa và nước thải. Phương pháp thi công này sẽ giảm tối đa việc phải đào mở, ít không phải giải phóng mặt bằng, không ảnh hưởng nhiều đến giao thông đô thị cà cũng rẻ hơn dùng máy đào TBM.
Rẻ hơn hả bác, tốt quá, đỡ được bao nhiêu ngân sách.

PS: Cậu nào nghĩ ra cái sáng kiến "cũng rẻ hơn dùng máy đào TBM", bác bẩu tôi, tôi đình chỉ sinh hoạt nó luôn.
 

mr.Share

Xe tải
Biển số
OF-695082
Ngày cấp bằng
18/8/19
Số km
226
Động cơ
101,496 Mã lực
Bác cho hỏi tại sao tp không gộp tất cả các nhà máy xử lý nc thải thành 1 nhà máy xử lý nc thải cho cả tp, với lại vị trí nhà máy Yên xá khg phù hợp, nếu nhà máy nằm hạ nguồn sông Tô thì hợp hơn.
Yên Xá là ở đâu cụ?
 

mazda3_pro

Xe lăn
Biển số
OF-68330
Ngày cấp bằng
14/7/10
Số km
14,211
Động cơ
540,914 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Giải quyết vấn đề về nước? làm cái cống này thì nước nó sạch hơn à? =)) >:) :)) ;))
 

Simson

Xe buýt
Biển số
OF-3149
Ngày cấp bằng
18/1/07
Số km
678
Động cơ
565,523 Mã lực
A Nam (Hoai) Hupi đấy à?

Phương án tuyến cống B song Tô có vẻ phức tạp nhỉ vì cắt nhiều góc rồi tách gộp nước thải. Có bác nào có ảnh bốt lên cho ae dễ hình dung thì tốt quá.

Trước có xem 1 concept của Kim Ngưu, làm sông 2 đáy với đáy dưới là cống thoát nước thải. Về kỹ thuật thì rất khả thi, nhưng về đối ứng là chịu nên cdt bỏ không làm tiếp.

Bên thủy lợi họ có một phương châm là tưới tập trung, tiêu phân tán, đại loại là làm như vậy thì đạt hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cao nhất. Thoát nước thải nó quan hệ chặt chẽ với thoát nước mưa nên cũng phân tán theo lưu vực. Rồi thì câu chuyện phân đợt xây dựng nữa, làm tập trung một cái đối với đô thị lớn như Hà Nội và TPHCM thì khó hơn nhiều so với chia nhỏ ra nhưng không nhỏ quá.

Trong các còm ở trên có cụ đã đặt vấn đề là sao không làm các trạm xử lý quy mô nhỏ tại các cửa xả lớn dọc hai bên các con sông. Ý tưởng này cũng có đội tây lông nó đề xuất nhưng nó khả thi cho cách đây tầm 30 năm. Bây giờ thì chịu vì thềm các con sông bây giờ quá mỏng, không đủ mặt bằng xây trạm nữa.
 

code8444337

Xe hơi
Biển số
OF-152937
Ngày cấp bằng
16/8/12
Số km
101
Động cơ
355,095 Mã lực
Cháu chưa hiểu lắm, nước thải sinh hoạt hàng giờ vẫn thải trực tiếp ra sông thì xử lý kiểu gì được nhỉ?
 

mr.Share

Xe tải
Biển số
OF-695082
Ngày cấp bằng
18/8/19
Số km
226
Động cơ
101,496 Mã lực
Nó nằm ngay mặt tiền đường Xa la - Nguyễn Xiển cạnh khu đô thị The manor central park bác, không hiểu sao lại đặt nhà máy xử lý nước thải ở đây.
Hạ lưu sông Tô Lịch mà cụ. Chắc dẫn nước thải từ cuối Kim Giang vào nhà máy xử lý rổi đẩy ra sông Nhuệ theo đường cầu Bươu, khá hợp lý về mọi mắt.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top