Cụ chuẩn nhưng hơi vắn tắt quá, các cụ nhà mình hơi khó hình dung. Em chi tiết hơn một tý nhé:
1. Dự án này khá giống dự án Nhiêu Lộc - Thị Nghè, khác ở mấy điểm:
- Cống chính ở TPHCM thi công bằng máy đào TBM tương tự như thi công tàu điện ngầm; Hà Nội thi công bằng kích ngầm, hiều nôm na là làm một cái hố công tác ở bờ sông, đưa máy kích xuồng rồi kích ngầm các đốt ống thoát nước, tại cái hố này sau sẽ xây luông cái giếng tách nước mưa và nước thải. Phương pháp thi công này sẽ giảm tối đa việc phải đào mở, ít không phải giải phóng mặt bằng, không ảnh hưởng nhiều đến giao thông đô thị cà cũng rẻ hơn dùng máy đào TBM.
- Cống chính dẫn về nhà máy xử lý trong TPHCM đị dọc theo lòng kênh (địa khái là giữa lòng kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè; cống chính ở Hà Nội đi zíc zắc dưới lòng sông, nối bờ này với bờ kia tại các vị trí xây các giếng tách nước mưa và nước thải, phù hợp với biện pháp thi công kích ngầm.
2. Cống thoát nước trục chính này tự chảy theo độ dốc thiết kế, kích thước to dần từ đầu nguồn đến cuối nguồn, chỗ gần vào nhà máy đường kính 2,4m, sâu tầm 2 chục mét sau đó sẽ được bơm lên các bể xử lý tại Yên Xá. Như vây chỉ có một trạm bơm ở cuối nguồn.
3. Để duy tu, thông hay nạo vét cống thì nhiều cách lắm, bây giờ người ta hay dùng khí nén đẩy bùn cặn đến chổ có thể đưa lên mặt đất được.
4. Bùn cặn thải ra tại nhà máy xử lý theo quy định sẽ phải chở lên khu xử lý chất thải rắn của thành phố. Các cụ lưu ý là bùn tại các bể xử lý của nhà máy sẽ được tái sử dụng phần lớn do chứa rất nhiều vi sinh vật ăn chất bẩn rồi chuyển nó thành nước và khí.
5. Sông Tô Lịch thực tế nó như một cái hồ dài, ngăn nước chảy vào sông Nhuệ bằng đập Thanh Liệt nên để nó có nước, nước thải sau xử lý (mấy trăm nghìn m3 mỗi ngày) sẽ được bơm trở lại sông ở đoạn phía dưới, nước sông sẽ tự dâng lên, khi nào đầy thì xả thôi. Dòng chảy chỉ phát sinh khi xả qua đập hoặc khi có mưa lớn tại lưu vực sông.
6. Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá chỉ là một trong nhiều nhà mát xử lý nước thải ở Hà Nội. Kể ra thì còn có nhà máy xử lý nước thải Yên Sở (lưu vực sông Kim Ngưu), Phú Đô, Hồ Tây ... .
7. Dự án này không đảm bảo nước sông Tô Lịch sẽ sạch trong suốt cả năm bởi vì khi có mưa lớn thì buộc phải xả nước mưa lẫn nước thải đã hòa loãng vào sông. Các cụ chắc có biết khi có mưa to, kênh Nhiêu Lộc đã xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt do bị shock nước mưa lẫn nước thải chảy vào kênh. Muốn sạch tuyệt đối thi chi phí xây dựng vận hành vô cùng đắt đỏ và phải mất rất nhiều năm mới làm được. Các cụ có thể hình dung thế này, dự án thoát nước mặt cho lưu vực sông Tô Lịch mà ai cũng nhìn thấy là kè các tuyến sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, sông Kim Ngưu, xây dựng trạm bơm Yên Sở, hồ Yên Sở, cải tạo hồ Linh đàm và rất nhiều hồ khác, cống hóa rất nhiều tuyến mương và cải tạo xây mới rất nhiều cống trục, làm đường dọc sông giai đoạn 1 hết tâm 200 triệu USD; trong khi đó dự án này là 800 triệu USD (cũng có nhiều người chê đắt nhưng dự án ODA nào của Nhật mà chẳng đắt).
8. Về bổ cập nước hồ Tây và tạo dòng chảy sông Tô Lịch thì nhiều ý tưởng và dự án lắm ạ nhưng đều có những vấn đề chưa giải đáp được, em không đi sâu thêm.
Đại khái như trên chứ đi vào chi tiết thì cần có chuyên môn các cụ ạ.