[Funland] Hồi sinh sông Tô lịch bằng đường cống ngầm khổng lồ dài 50km.

tomtomchát

Xe container
Biển số
OF-394561
Ngày cấp bằng
30/11/15
Số km
6,361
Động cơ
255,456 Mã lực
Tuổi
48
Nơi ở
Phủ Khai Thông
chả rõ cống ngầm dứoi sông có tác dụng gì, nhưng nếu còn cứ xả thẳng nước thải ko qua xử lí ra sông thì mọi trò đều vô ích mà thôi.
cơ mà cái công trình xử lí nước sông bằng đá núi lửa ???? của Nhật nó sao rồi các cụ nhỉ?
H này cái chỗ nc xử lý í nó xả tuốt ra bể đông, trôi về nhựt bổn òi :))
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
9,672
Động cơ
562,737 Mã lực
Kênh nhiêu lộc cống ngầm nó to đến mức xe jeep lùn đi được bên trong, cống sâu dưới mặt đất tầm 10m đi ra sông Sg rồi bơm cưỡng bức lên để NMXLNT xử lý.
IMG_0066.JPG
IMG_0067.JPG
 

tieulyphidao

Xe điện
Biển số
OF-326634
Ngày cấp bằng
10/7/14
Số km
2,340
Động cơ
331,893 Mã lực
Xây nhà máy thì chuẩn rồi, làm đường ống ngầm gom nước thải dưới sông em thấy cũng chuẩn. Nhưng việc nước thải được xử lý xong sẽ như thế nào thì em thấy còn nhiều băn khoăn. Đặc điểm của sông Tô là thiếu nước đầu nguồn, nếu nước thải được xử lý xong bơm ra sông Tô ngay tại vị trí nhà máy Yên Xá thì đầu nguồn sẽ cạn trơ đáy. Còn nước đã được xử lý mà bơm ngược lên đầu nguồn thì tốn kém phết (tốn tiền xây thêm 1 đường ống nữa và tiền duy trì máy bơm)
Hay làm cái đập chặn cuối dòng nhỉ?, để nước dâng lên từ từ, lúc nào trong sông cũng có một lượng nước nhất định.
 

banmotnucuoi

Xe cút kít
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
15,076
Động cơ
81,467 Mã lực
Xây nhà máy thì chuẩn rồi, làm đường ống ngầm gom nước thải dưới sông em thấy cũng chuẩn. Nhưng việc nước thải được xử lý xong sẽ như thế nào thì em thấy còn nhiều băn khoăn. Đặc điểm của sông Tô là thiếu nước đầu nguồn, nếu nước thải được xử lý xong bơm ra sông Tô ngay tại vị trí nhà máy Yên Xá thì đầu nguồn sẽ cạn trơ đáy. Còn nước đã được xử lý mà bơm ngược lên đầu nguồn thì tốn kém phết (tốn tiền xây thêm 1 đường ống nữa và tiền duy trì máy bơm)
Bơm lên đoạn giữa sông cụ ạ. Bản chất nước thải ở sông tô những ngày ko có mưa ko nhiều. Nên họ sẽ làm những cửa ngăn để tạo mực nước tương đương 1 nửa dòng sông
 

linhsusu

Xe buýt
Biển số
OF-39997
Ngày cấp bằng
6/7/09
Số km
815
Động cơ
474,337 Mã lực
Đến giờ em vẫn chưa hình dung ra được cụ thể về quy trình vận hành (gom nước thải như thế nào, nước sau xử lý đưa đi đâu, làm gì với bùn lắng cặn và chi phí vận hành lấy từ nguồn nào ...) của nhà máy xử lý nước này.
Cụ đi nộp tiền nước không đọc hóa đơn bao giờ à. Chi phí ghi rõ ở đấy hết đấy.
 

745Lii

Xe điện
Biển số
OF-969
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
3,292
Động cơ
619,848 Mã lực
Nơi ở
Chuồng bò
Em là nhà chuyên môn đây nên thấy cụ nói thế em nói cho cụ hiểu cụ còn cãi làm gì.
Thôi đùa thôi, cụ tưởng người ta không dưng mang cái tuyến trục thoát dài 50km xuống giữa lòng sông hả? Cụ tưởng tưởng hai bên nó đào dọc theo vỉa hè để chôn 1 cái cống tạm tính rộng 2m sâu 3m của cụ, đào mở thì cứ gọi là đường đang 7m mặt đường chỉ còn 3m để đi. Và trong thời gian mấy chục tháng đó toàn bộ tuyến cáp, chiếu sáng, các thông tin liên lạc, dữ liệu hiện có tại chỗ đó tịt hết, phá ra làm lại. Thiệt hại này vô cùng to lớn và không thể đo đếm bằng vật chất được :D cụ hiểu chửa?
Chẳng có gì khó hiểu ở đây cả.
Có phải XH này chưa bao giờ đào-lấp-ngăn rồi lại ngăn-lấp-đào đâu mà.
 

chieuminh

Xe buýt
Biển số
OF-532839
Ngày cấp bằng
18/9/17
Số km
696
Động cơ
184,458 Mã lực
Tuổi
45
Em thắc mắc là ở Nhiêu Lộc lẫn Tô Lịch sắp tới, sao họ bố trí đường cống dẫn nước thải dưới lòng sông mà không đặt 2 đường ở ven sông, dưới các con đường chạy ven bờ đã hoàn thiện? Chắc chắn thi công dễ hơn và chi phí giảm hơn, mặt bằng cũng có sẵn.Cụ nào biết thì giải thích giùm em với
 

ThangKhung

Xe tải
Biển số
OF-547336
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
300
Động cơ
162,726 Mã lực
Nơi ở
Hồ Chí Minh (TP)
Em thắc mắc là ở Nhiêu Lộc lẫn Tô Lịch sắp tới, sao họ bố trí đường cống dẫn nước thải dưới lòng sông mà không đặt 2 đường ở ven sông, dưới các con đường chạy ven bờ đã hoàn thiện? Chắc chắn thi công dễ hơn và chi phí giảm hơn, mặt bằng cũng có sẵn.Cụ nào biết thì giải thích giùm em với
Công nghệ đào hầm thì hiện nay Việt Nam cũng đã phát triển ở mức cao rồi, nên chi phí xây dựng cũng không bị quá cao
Các robot đào hầm hiện này rất hiện đại, độ chính xác cao, tốc độ thi công cũng rất nhanh
Làm cống ngầm giữa lòng song sẽ giảm thiểu chi phí giải phóng mặt bằng, và sẽ làm giảm đáng kể tổng chi phí dự án
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,801
Động cơ
163,123 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thắc mắc là ở Nhiêu Lộc lẫn Tô Lịch sắp tới, sao họ bố trí đường cống dẫn nước thải dưới lòng sông mà không đặt 2 đường ở ven sông, dưới các con đường chạy ven bờ đã hoàn thiện? Chắc chắn thi công dễ hơn và chi phí giảm hơn, mặt bằng cũng có sẵn.Cụ nào biết thì giải thích giùm em với
Nếu cụ là người đi lại thường xuyên trên tuyến đường đấy, giờ bị ngăn lại để lắp lô cốt. Bụi thì mù mịt, đường thì hẹp 1 nửa xe máy ô tô chen chúc ách tắc thì cụ có chửi bố NN lên không?
Em đảm bảo với cụ là thi công cống ngầm dọc theo 2 bên đường phức tạp hơn gấp nhiều lần đấy, không dễ đâu. Riêng việc đi khảo sát các công trình hạ ngầm hiện trạng, rồi thỏa thuận với các đơn vị chủ quản của cáp điện, viễn thông, cấp nước. Rồi biện pháp di chuyển tạm các công trình này ra chỗ khác đã đủ u đầu rồi.
Bài toán thi công rẻ đặt lên hàng đầu là chuyện trước đây thôi. Giờ văn minh rồi thì còn đặt bài toán biện pháp thi công hiện đại vừa nhanh mà lại ít ảnh hưởng đến xã hội nữa. Về các tỉnh vùng sâu vùng xa thì chả nói, nhưng ở các thành phố lớn như HN, HCM, ĐN, HP thì phải khác chứ.
 

cairong_2011

Xe lăn
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
10,381
Động cơ
481,308 Mã lực
Nhà máy đang xây từ 2016 rồi cụ.
Em ko nói đến cái NM. Mà cái hệ thống dẫn nước sông Tô lịch ý. Sông vẫn đang tồn tại, có nước dù là nước bẩn. Vậy dẫn nó về NM thế nào ? Hay là dẫn nước thải vào sông về NM rồi bơm lại ... Tiêu đề bài báo rất tối nghĩa. Trong nội dung toàn thấy ảnh khỏi công ... chẳng có thống tin gì
 

timeout

Xe điện
Biển số
OF-35577
Ngày cấp bằng
19/5/09
Số km
3,186
Động cơ
494,852 Mã lực
Em thắc mắc là ở Nhiêu Lộc lẫn Tô Lịch sắp tới, sao họ bố trí đường cống dẫn nước thải dưới lòng sông mà không đặt 2 đường ở ven sông, dưới các con đường chạy ven bờ đã hoàn thiện? Chắc chắn thi công dễ hơn và chi phí giảm hơn, mặt bằng cũng có sẵn.Cụ nào biết thì giải thích giùm em với
Em đoán sẽ có hệ thống cống thu gom hai bên đường rồi tập trung đấu nối vào cống ngầm dưới sông ở từng trạm. Từ mỗi trạm đó sẽ có hệ thống bơm đẩy dồn nước thải về nhà máy xử lý cuối nguồn. Vấn đề ở mỗi trạm bơm đều cần lượng nước sẵn có để tạo luồng áp ban đầu, như vậy sông Tô Lịch sẽ cần thêm nguồn nước mực duy trì tối thiếu nữa, cái này lấy ở đâu được nhỉ?
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,978
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
chả rõ cống ngầm dứoi sông có tác dụng gì, nhưng nếu còn cứ xả thẳng nước thải ko qua xử lí ra sông thì mọi trò đều vô ích mà thôi.
cơ mà cái công trình xử lí nước sông bằng đá núi lửa ???? của Nhật nó sao rồi các cụ nhỉ?
Cống đó để gom đống xả thẳng vào chảy trong cống mà cụ :D
 

cairong_2011

Xe lăn
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
10,381
Động cơ
481,308 Mã lực
Về CN đào ngầm của Japan em được thằng bạn đi học,đi tham quan bên đó về thuyết trình thì OK. Nhưng hỏi ở VN đã thử ở đâu thì tịt (có làm một ít nhưng chưa đại trà). Nay thấy bảo làm ở sông Tô thì OK thôi. Nhưng có mấy vấn đề:
1. Cống ngầm thu nước thải dưới lòng sông OK. Nhưng hệ thống thu gom dọc hai bên sông thế nào ? Em thấy thi công hệ thống thu gom ven Hồ Tây, cũng làm cống dọc theo đường nhưng ko tin là nước thải thu gom sẽ dẫn được về nhà máy ở gần Thung lũng hoa Hồ tây. Thấy xây NM nhưng hoạt động thế nào hình như còn là vấn đề.
2. Thu gom nước thải như vậy thì nước cấp cho sông Tô lấy ở đâu để mà có dòng chảy ko mùi hôi ?

Túm lại vẫn có nhiều vấn đề. Có thể TP có đầy đủ thông tin về điều đó nhưng người dân chẳng có TT gì.Khởi công đến đâu biết đến đó.mai dừng cũng chỉ biết là dừng. Có tiếp hay không cũng chịu. Nói chung TT quá vụn vặt.
 

ilidan

Xe tải
Biển số
OF-143634
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
244
Động cơ
364,862 Mã lực
Em được tham gia hợp phần của 2 dự án là Dự án VSMT TP HCM Giai đoạn 2 (tuyến cống bao Nhiêu Lộc Thị Nghè) và Báo cáo khả thi của Tuyến cống bao sông Tô Lịch thì về bản chất Dự án sông Tô mới này sẽ là thi công hệ thống cống bao và giếng tách. Hệ thống sẽ tách nước thải và nước mưa đợt đầu vào cống bao, đi theo cống dẫn (D2000-D2500) về các trạm bơm chuyển tiếp và bơm hoặc dẫn tự chảy về Yên Xá, như thế là làm khác theo Quy hoạch Thoát nước và QH chung xây dựng là đưa nước Tô Lịch về xử lý ở nhà máy Phú Đô vì thế chắc CĐT và Tư vấn phải trình điều chỉnh QH lại rất phức tạp nhưng họ vẫn xong được . Có điều là đã có rất nhiều phương án thi công tuyến cống bao như đào mở + cừ, pipe jack (giống tuyến D3200 Sài Gòn xuyên qua sông Sài Gòn), khoan kéo ống.....nhưng chốt hạ có vẻ là làm theo pipe jack, mỗi giếng kích và nhận sẽ được xây dựng để thành hố ga thăm sau này để duy tu. Nhưng chắc dự án này sẽ kết hợp cùng 1 dự án khác là bổ cập nước cho sông Tô bằng cách bơm nước sông Hồng từ Âu cơ hoặc cống Liên Mạc hoặc là tự 1 nguồn nào khác đủ trữ lượng thì mới tạo thủy sinh và cảnh quan phù hợp.
 
Chỉnh sửa cuối:

khoiduy

Xe tải
Biển số
OF-400880
Ngày cấp bằng
12/1/16
Số km
208
Động cơ
232,541 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội - VN
Em được tham gia hợp phần của 2 dự án là Dự án VSMT TP HCM Giai đoạn 2 (tuyến cống bao Nhiêu Lộc Thị Nghè) và Báo cáo khả thi của Tuyến cống bao sông Tô Lịch thì về bản chất Dự án sông Tô mới này sẽ là thi công hệ thống cống bao và giếng tách. Hệ thống sẽ tách nước thải và nước mưa đợt đầu vào cống bao, đi theo cống dẫn (D2000-D2500) về các trạm bơm chuyển tiếp và bơm hoặc dẫn tự chảy về Yên Xá, như thế là làm đúng theo Quy hoạch Thoát nước và QH chung xây dựng và xử lý được triệt để nguồn thải. Có điều là đã có rất nhiều phương án thi công tuyến cống bao như đào mở + cừ, pipe jack (giống tuyến D3200 Sài Gòn xuyên qua sông Sài Gòn), khoan kéo ống.....nhưng chốt hạ có vẻ là làm theo pipe jack, mỗi giếng kích và nhận sẽ được xây dựng để thành hố ga thăm sau này để duy tu. Nhưng chắc dự án này sẽ kết hợp cùng 1 dự án khác là bổ cập nước cho sông Tô bằng cách bơm nước sông Hồng từ Âu cơ hoặc cống Liên Mạc hoặc là tự 1 nguồn nào khác đủ trữ lượng thì mới tạo thủy sinh và cảnh quan phù hợp.
Tks cụ về thông tin. Khối lượng công việc lớn như vậy chắc phải 5 năm nữa ta mới thấy sông Tô được hồi sinh.
 

tungLam.nwl

Xe tăng
Biển số
OF-316505
Ngày cấp bằng
19/4/14
Số km
1,724
Động cơ
247,275 Mã lực
Mong là thành công vì phương án giải quyết tận gốc
 

chieuminh

Xe buýt
Biển số
OF-532839
Ngày cấp bằng
18/9/17
Số km
696
Động cơ
184,458 Mã lực
Tuổi
45
Em được tham gia hợp phần của 2 dự án là Dự án VSMT TP HCM Giai đoạn 2 (tuyến cống bao Nhiêu Lộc Thị Nghè) và Báo cáo khả thi của Tuyến cống bao sông Tô Lịch thì về bản chất Dự án sông Tô mới này sẽ là thi công hệ thống cống bao và giếng tách. Hệ thống sẽ tách nước thải và nước mưa đợt đầu vào cống bao, đi theo cống dẫn (D2000-D2500) về các trạm bơm chuyển tiếp và bơm hoặc dẫn tự chảy về Yên Xá, như thế là làm khác theo Quy hoạch Thoát nước và QH chung xây dựng là đưa nước Tô Lịch về xử lý ở nhà máy Phú Đô vì thế chắc CĐT và Tư vấn phải trình điều chỉnh QH lại rất phức tạp nhưng họ vẫn xong được . Có điều là đã có rất nhiều phương án thi công tuyến cống bao như đào mở + cừ, pipe jack (giống tuyến D3200 Sài Gòn xuyên qua sông Sài Gòn), khoan kéo ống.....nhưng chốt hạ có vẻ là làm theo pipe jack, mỗi giếng kích và nhận sẽ được xây dựng để thành hố ga thăm sau này để duy tu. Nhưng chắc dự án này sẽ kết hợp cùng 1 dự án khác là bổ cập nước cho sông Tô bằng cách bơm nước sông Hồng từ Âu cơ hoặc cống Liên Mạc hoặc là tự 1 nguồn nào khác đủ trữ lượng thì mới tạo thủy sinh và cảnh quan phù hợp.
Cám ơn cụ. Nếu bổ cập nước sông Hồng vào thì phải đào một hồ cho nước lắng rồi dùng giếng bơm?
Em thấy nước sông Hồng giờ khá cạn. Xưa có mấy đề án đề nghị đào kênh dẫn nước từ tận sông Đà, qua sôngTích về, nghe cũng hay.
 

Kỹ thuật hậu kỳ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-556622
Ngày cấp bằng
5/3/18
Số km
5,089
Động cơ
198,711 Mã lực
Tuổi
44
Cuối nhiệm kỳ òi, cứ ký cho làm đi tính tiếp nhá. Toàn anh em bạn bè cả chứ đi đâu. Ko ký nhanh khóa sau next rồi có ông khác lên lại làm món khác thì mấy thằng bạn với anh em chết đói à?
Sông Tô Lịch, hồ Tây ngày xưa thông với sông Hồng, hiện nay không thông nữa.

Nên nếu chỉ đọc tin trên báo thì không biết sau khi đã thu nước thải vào cống ngầm thì sông Tô Lịch có còn nữa không. Cái này phải đọc cả dự án mới biết người ta định làm gì.
 

namvqh

Xe buýt
Biển số
OF-336409
Ngày cấp bằng
27/9/14
Số km
595
Động cơ
271,690 Mã lực
Em được tham gia hợp phần của 2 dự án là Dự án VSMT TP HCM Giai đoạn 2 (tuyến cống bao Nhiêu Lộc Thị Nghè) và Báo cáo khả thi của Tuyến cống bao sông Tô Lịch thì về bản chất Dự án sông Tô mới này sẽ là thi công hệ thống cống bao và giếng tách. Hệ thống sẽ tách nước thải và nước mưa đợt đầu vào cống bao, đi theo cống dẫn (D2000-D2500) về các trạm bơm chuyển tiếp và bơm hoặc dẫn tự chảy về Yên Xá, như thế là làm đúng theo Quy hoạch Thoát nước và QH chung xây dựng và xử lý được triệt để nguồn thải. Có điều là đã có rất nhiều phương án thi công tuyến cống bao như đào mở + cừ, pipe jack (giống tuyến D3200 Sài Gòn xuyên qua sông Sài Gòn), khoan kéo ống.....nhưng chốt hạ có vẻ là làm theo pipe jack, mỗi giếng kích và nhận sẽ được xây dựng để thành hố ga thăm sau này để duy tu. Nhưng chắc dự án này sẽ kết hợp cùng 1 dự án khác là bổ cập nước cho sông Tô bằng cách bơm nước sông Hồng từ Âu cơ hoặc cống Liên Mạc hoặc là tự 1 nguồn nào khác đủ trữ lượng thì mới tạo thủy sinh và cảnh quan phù hợp.
Cụ chuẩn nhưng hơi vắn tắt quá, các cụ nhà mình hơi khó hình dung. Em chi tiết hơn một tý nhé:

1. Dự án này khá giống dự án Nhiêu Lộc - Thị Nghè, khác ở mấy điểm:
- Cống chính ở TPHCM thi công bằng máy đào TBM tương tự như thi công tàu điện ngầm; Hà Nội thi công bằng kích ngầm, hiều nôm na là làm một cái hố công tác ở bờ sông, đưa máy kích xuồng rồi kích ngầm các đốt ống thoát nước, tại cái hố này sau sẽ xây luông cái giếng tách nước mưa và nước thải. Phương pháp thi công này sẽ giảm tối đa việc phải đào mở, ít không phải giải phóng mặt bằng, không ảnh hưởng nhiều đến giao thông đô thị cà cũng rẻ hơn dùng máy đào TBM.
- Cống chính dẫn về nhà máy xử lý trong TPHCM đị dọc theo lòng kênh (địa khái là giữa lòng kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè; cống chính ở Hà Nội đi zíc zắc dưới lòng sông, nối bờ này với bờ kia tại các vị trí xây các giếng tách nước mưa và nước thải, phù hợp với biện pháp thi công kích ngầm.
2. Cống thoát nước trục chính này tự chảy theo độ dốc thiết kế, kích thước to dần từ đầu nguồn đến cuối nguồn, chỗ gần vào nhà máy đường kính 2,4m, sâu tầm 2 chục mét sau đó sẽ được bơm lên các bể xử lý tại Yên Xá. Như vây chỉ có một trạm bơm ở cuối nguồn.
3. Để duy tu, thông hay nạo vét cống thì nhiều cách lắm, bây giờ người ta hay dùng khí nén đẩy bùn cặn đến chổ có thể đưa lên mặt đất được.
4. Bùn cặn thải ra tại nhà máy xử lý theo quy định sẽ phải chở lên khu xử lý chất thải rắn của thành phố. Các cụ lưu ý là bùn tại các bể xử lý của nhà máy sẽ được tái sử dụng phần lớn do chứa rất nhiều vi sinh vật ăn chất bẩn rồi chuyển nó thành nước và khí.
5. Sông Tô Lịch thực tế nó như một cái hồ dài, ngăn nước chảy vào sông Nhuệ bằng đập Thanh Liệt nên để nó có nước, nước thải sau xử lý (mấy trăm nghìn m3 mỗi ngày) sẽ được bơm trở lại sông ở đoạn phía dưới, nước sông sẽ tự dâng lên, khi nào đầy thì xả thôi. Dòng chảy chỉ phát sinh khi xả qua đập hoặc khi có mưa lớn tại lưu vực sông.
6. Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá chỉ là một trong nhiều nhà mát xử lý nước thải ở Hà Nội. Kể ra thì còn có nhà máy xử lý nước thải Yên Sở (lưu vực sông Kim Ngưu), Phú Đô, Hồ Tây ... .
7. Dự án này không đảm bảo nước sông Tô Lịch sẽ sạch trong suốt cả năm bởi vì khi có mưa lớn thì buộc phải xả nước mưa lẫn nước thải đã hòa loãng vào sông. Các cụ chắc có biết khi có mưa to, kênh Nhiêu Lộc đã xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt do bị shock nước mưa lẫn nước thải chảy vào kênh. Muốn sạch tuyệt đối thi chi phí xây dựng vận hành vô cùng đắt đỏ và phải mất rất nhiều năm mới làm được. Các cụ có thể hình dung thế này, dự án thoát nước mặt cho lưu vực sông Tô Lịch mà ai cũng nhìn thấy là kè các tuyến sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, sông Kim Ngưu, xây dựng trạm bơm Yên Sở, hồ Yên Sở, cải tạo hồ Linh đàm và rất nhiều hồ khác, cống hóa rất nhiều tuyến mương và cải tạo xây mới rất nhiều cống trục, làm đường dọc sông giai đoạn 1 hết tâm 200 triệu USD; trong khi đó dự án này là 800 triệu USD (cũng có nhiều người chê đắt nhưng dự án ODA nào của Nhật mà chẳng đắt).
8. Về bổ cập nước hồ Tây và tạo dòng chảy sông Tô Lịch thì nhiều ý tưởng và dự án lắm ạ nhưng đều có những vấn đề chưa giải đáp được, em không đi sâu thêm.
Đại khái như trên chứ đi vào chi tiết thì cần có chuyên môn các cụ ạ.
 

ilidan

Xe tải
Biển số
OF-143634
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
244
Động cơ
364,862 Mã lực
Cám ơn cụ. Nếu bổ cập nước sông Hồng vào thì phải đào một hồ cho nước lắng rồi dùng giếng bơm?
Em thấy nước sông Hồng giờ khá cạn. Xưa có mấy đề án đề nghị đào kênh dẫn nước từ tận sông Đà, qua sôngTích về, nghe cũng hay.
Theo em được biết thì có nhiều phương án bổ cập nước cho sông Tô: lấy nước sau xử lý đạt loại A của NMXLNT hồ tây tầm 30.000m3/ngày, lấy nước sông hồng từ cống Liên Mạc, hoặc là xây dựng trạm bơm phao lên xuống theo mực nước bơm xắn qua đê Âu Cơ và đổ vào hồ tây kết hợp vận hành hồ để nước hồ sẽ thau rửa sông Tô qua cống Thuỵ Khuê. Nhưng dự án này chắc quá phức tạp nên hiện tại đều dừng ở bước đề xuất hoặc Pre Fs.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top