[Funland] Hồi ký (Phóng tác) về đường ống xăng dầu Trường Sơn.

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,397
Động cơ
415,659 Mã lực
Bảy người trong đội xe chở xăng đứng nghiêm thành hàng. Binh trạm phó kiểm tra lại mũ sắt, áo giáp của từng người. Rồi ông bước lên trước những người lính trẻ:
- Các đồng chí đều là người của Binh trạm 114. Các đồng chí đều đã hiểu giá không thể đo được của mỗi phuy xăng đang nằm trên xe. Sắp tới các đồng chí sẽ phải vượt qua nhiều trọng điểm ác liệt, các đồng chí đã sẵn sàng lên đường chưa?
- Chúng tôi đã sẵn sàng.
Binh trạm phó nhìn khắp lượt những người lái xe. Bỗng chốc trong đầu ông hiện về những ngày chỉ huy anh em đi dọc dòng sông Son tìm xác tử sỹ, nhớ đến biển lửa trên suối Trà Ang. Cả đội chuyển tải qua trọng điểm, chỉ còn mấy người nguyên vẹn. Ông hình dung lúc những chiếc xe nhỏ nhoi này vượt qua chuỗi trọng điểm ATP. Mỗi trọng điểm đều ác liệt chẳng kém gì trọng điểm Trà Ang này. Rồi những phuy xăng kia sẽ còn thấm máu biết bao người nữa đây? Bất giác ông ôm lấy Đại đội trưởng nghẹn ngào:
- Các em đi nhé. Những phuy chở trên lưng các em không chỉ là xăng đâu. Đó còn là máu của anh em mình đấy. Các em hãy bảo trọng và cố đưa những phuy xăng hiếm hoi này đến đích.
Đại đội trưởng ôm ghì lấy ông và nói trong nước mắt:
- Chúng tôi hiểu thủ trưởng ạ. Thủ trưởng yên tâm. Còn người là mỗi phuy xăng còn được bảo vệ.
Những chiếc xe rồ ga, tự tin lao lên phía trước, khuất sau con đường rừng. Lúc đó trời chạng vạng tối.
 

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,397
Động cơ
415,659 Mã lực
Chương 2
KHỞI ĐẦU NAN​
Tin tức về việc thiếu xăng ở các chiến trường và những tổn thất hy sinh để vận chuyển từng phuy xăng cho 559 hàng ngày bay về làm cho những người chỉ huy trong Tổng hành dinh và Tổng cục Hậu cần vô cùng lo lắng. Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, tướng Đinh Đức Thiện, người chịu trách nhiệm trực tiếp trước Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng nhiều đêm mất ngủ. Ông đã chủ trì rất nhiều cuộc họp bàn về chiến thuật vận tải, kết hợp các phương thức vận chuyển bằng sức người, cơ giới, đường bộ, đường sông, về bảo vệ cho các đoàn xe chở xăng trên các tuyến đường. Mọi người đều cố gắng đưa ra sáng kiến. Các sáng kiến ấy đều được thực thi. Bản thân ông đã trực tiếp đi kiểm tra từng kho, từng bến phà, và cả những trọng điểm bị máy bay Mỹ đánh phá ác liệt nhất.

Có những nơi, để đảm bảo cho việc vận chuyển thông suốt, ông đã phải cách chức tại chỗ những cán bộ hèn nhát, vô trách nhiệm. Sự sâu sát, quyết đoán của ông đã được kể thành những giai thoại trên các cung đường. Chính những giai thoại ấy đã góp phần làm cho chỉ huy trên các tuyến vận tải không giám hời hợt. Họ kháo nhau rằng ông Thiện có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, bất cứ chỗ nào, và có thể cách chức bất kỳ ai nếu vì vô trách nhiệm mà làm tổn thất cho tuyến vận tải. Hơn ai hết, tướng Đinh Đức Thiện hiểu được cái giá của mỗi phuy xăng giao cho 559. Những cán bộ của ông đi 559 về báo cáo thực trạng ngiêm trọng ở đó. Không có xăng để chuyển thương binh nên nhiều trường hợp hy sinh thật đau lòng. Hầu hết mấy ngàn chiếc xe vận tải của Đoàn 559 không có xăng chạy. Nếu có việc khẩn cấp dùng đến xe thì phải có lệnh của Binh trạm trưởng hoặc Trung đoàn trưởng. Cũng như mọi nhiệm vụ trong công cuộc chống Mỹ cứu nước này, công tác vận chuyển và đảm bảo giao thông đâu chỉ có bộ đội. Hàng vạn Thanh niên Xung phong, Dân công hỏa tuyến có mặt trên mỗi cung đường.

Biết bao người đã ngã xuống. Rồi dân dọc các tuyến đường, họ không chỉ chịu cảnh chết chóc, nhà tan cửa nát mà còn sẵn sàng dỡ nhà chống lầy cho xe qua với tinh thần "Xe chưa qua, nhà không tiếc". Nhiều đêm ông đi đi lại lại trước tấm bản đồ cập nhật tình hình trên các tuyến vận tải chiến lược. Trọng điểm chi chít, phương tiện vận tải vợi đi rất nhanh. Tổn thất lớn quá, mà xăng chuyển lên phía trước không được bao nhiêu. Ông ước gì có trong tay một hệ thống đường ống hiện đại, có thể tháo lắp được, có thể luồn trong rừng rậm, vượt qua núi cao, thoát ly hẳn các trọng điểm đánh phá của địch. Thật may mắn. Trong một lần tham quan diễn tập của khối Vác Sô Vi , ông đã tận mắt nhìn thấy quân đội Liên Xô triển khai tuyến đường ống dẫn dầu giã chiến. Họ triển khai trong điều kiện diễn tập hiện đại: trên trời các máy bay tiêm kích tuần tiễu bảo vệ, dưới đất là hệ thống tên lửa phòng không dày đặc, còn đường ống thì được rải bằng ô tô và cần cẩu. Với nhãn quan chiến lược và tư duy táo bạo, ông thầm reo lên: Đây rồi. Cái mình cần để đối phó với không lực Hoa Kỳ là đây rồi. Những ống này bộ đội ta vác được, Chuyển từ cơ giới sang sức người được là có thể thực hiện nó theo kiểu chiến tranh nhân dân.

Trở về, ông đã đề nghị Chính Phủ xin Liên Xô viện trợ đường ống này. Bạn đã đồng ý viện trợ hai bộ. Mặc dù đã cảm thấy trong lòng như cất được gánh nặng, nhưng ông vẫn không khỏi băn khoăn: Điều kiện chiến tranh và phương thức tác chiến của ta khác hẳn của Liên Xô, sẽ có biết bao vấn đề chiến thuật và kỹ thuật mà mình chưa lường hết được. Nhưng ông tin ở khả năng sáng tạo của bộ đội ta. Ông đã cho thành lập ngay một đơn vị gọi là Công trường Ô100, do đại úy Hồng làm Chỉ huy trưởng. Họ đã lên đường khảo sát tuyến ống theo Đường Hàm Nghi, vượt qua Cổng Trời, vào địa bàn hoạt động của Đoàn 559. Tuy nhiên, do địch ngăn chặn vùng Khu 4 quá ác liệt, nên ông đã báo cáo, và được Đại tướng Võ Nguyên Giáp đồng ý: đoạn đường ống đầu tiên sẽ giải quyết việc vận chuyển xăng tránh Tam giác lửa Vinh-Nam Đàn-Linh Cảm.

Những chiếc xe vân tải Sta đầu bằng chở ống và phụ kiện len lỏi vào các bãi đất dưới những lùm tre mát rượi của làng Thọ. Người đi đường và dân làng chưa bao giờ nhìn thấy những xe lạ như thế. Những chiếc ống được bắt chặt thành khối trên xe giống như những giàn tên lửa Kachiusa trong phim Liên Xô, nhưng vì mỗi ống dài tới sáu mét nên nó làm cho chiếc xe trở nên kềnh càng hơn rất nhiều. Họ kháo nhau: bộ đội ta mới được trang bị một loại tên lửa mới rất hiện đại. Phen này chắc đánh lớn lắm đây.
Lê Trọng cùng đoàn cán bộ các cơ quan Bộ Quốc phòng được hướng dẫn đi xem các kiện hàng đã được xếp ngay ngắn và phủ bạt cẩn thận. Hướng dẫn là một thiếu úy trạc ba mươi, người đậm, râu quai nón, nói tiếng miền Trung. Anh tự giới thiệu tên là Hoàng Linh, kỹ sư học ở Liên Xô về. Lê Trọng nhấc thử chiếc ống, Linh nhanh nhẹn đỡ giúp ông và nói:
- Chiếc ống này nặng ba mươi hai cân rưỡi. Bọn trẻ vác được, nhưng hơi nặng so vứi sức anh đấy- Rồi Linh giảng giải tiếp- Ống có đường kính một trăm ly, bên trong tráng kẽm, với hai đầu có khớp để lắp ngoàm nối chúng với nhau. Bên trong ngoàm là gioăng cao su. Cấu tạo của gioăng khiến cho áp suất bơm càng cao thì khớp nối càng kín.
Nhìn những chiếc ống sáng loáng, các phụ kiện gioăng, ngoàm, van ,T, cút được chế tạo tinh xảo, Lê Trọng chợt nhớ tới câu chuyện anh được nghe kể về đường ống bằng cây lồ ô, về những phuy xăng thấm máu của những người lính chuyển tải qua các trọng điểm. Cầu mong sao bộ đường ống này có thể bơm xăng qua các trọng điểm để đỡ tổn thất máu xương chiến sỹ.
 
Chỉnh sửa cuối:

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,397
Động cơ
415,659 Mã lực
Gần trưa, Chủ nhiệm Tổng cục Đinh Đức Thiện xuống kiểm tra. Một cuộc họp được tổ chức ngay trong đình làng Thọ. Mặc dù Chánh Văn phòng Tổng cục báo cáo ông các thành phần mời họp đều đã đến đủ, ông vẫn hỏi lại:
- Xăng dầu, vận tải, phòng không, tác chiến đi đúng thành phần không?
- Báo cáo, họ đều là thủ trưởng cơ quan, riêng Cục Xăng dầu có thêm đồng chí Trọng, chỉ huy trưởng Công trường 81, đơn vị được giao nhiệm vụ triển khai xây dựng đường ống.
Chủ nhiệm Tổng cục chỉ về phía những chiếc Sta đang nối nhau vào bãi dỡ hàng, mở đầu cuộc họp:
- Đây là bộ đường ống dẫn dầu giã chiến của quân đội Liên Xô. Mỗi bộ có chiều dài một trăm cây số, mười hai máy đẩy. Bộ đường ống này được Bạn dùng để bơm xăng từ hậu phương chiến dịch đến khu vực tác chiến. Mỗi lần sử dụng chỉ triển khai trong bảy đến mười ngày là tháo dỡ. Tôi đã chứng kiến Bạn triển khai hệ thống tuyến ống này trong một lần tham quan diễn tập của khối Vacsovi. Nay bạn viện trợ cho ta, theo các đồng chí, ta nên sử dụng những bộ đường ống này sao cho hiệu quả?
Sau vài phút rì rầm trao đổi, một cánh tay giơ lên:
- Tôi đề nghị chúng ta sẽ dùng đường ống này để bơm xăng từ các toa P đến các kho xa ga, nhất là các kho đặt trong hang, hoặc có thể bơm từ cảng biển vào các kho sâu trong đất liền.
Một ý kiến khác:
- Chúng ta đã từng làm mười cây số tuyến ống từ ga Bố Hạ đến kho MS, tuyến ống vòng tránh cầu Lai Vu và cầu Phú Lương khi hai cầu này bị đánh hỏng. Tuy tuyến có sử dụng được, nhưng kỹ thuật của ta kém nên hiệu quả không cao. Tôi cho rằng ta có thể dùng nó để chuyển tải xăng qua các trọng điểm.
Chủ nhiệm Đinh Đức Thiện hỏi lại:
- Vậy sao ta không dùng nó trên tuyến chi viện chiến lược, đặc biệt là tuyến Trường Sơn- Đường mòn Hồ Chí Minh?
Người sỹ quan đáp lại một cách tự tin:
- Báo cáo Chủ nhiệm, có hai lý do khiến cho việc sử dụng đường ống trên Trường Sơn rất khó khả thi: Một là: Trong điều kiện của Bạn, hệ thống đường ống này được sử dụng dưới một ô phòng không chắc chắn. Còn tuyến chi viện chiến lược của ta, địch hoàn toàn làm chủ trên không. Hai là: Hệ thống đường ống giã chiến này dùng để tháo lắp cơ động, nếu dùng cho tuyến chi viện chiến lược lâu dài, liệu có bảo đảm kỹ thuật, nhất là khi gioăng cao su bị lão hóa.
Chủ nhiệm nhìn khắp lượt cử tọa:
- Ai có ý kiến gì khác?
Phòng họp im lặng.
- Cảm ơn các đồng chí – Chủ nhiệm chậm rãi - Trước tổn thất của chúng ta trong việc vận chuyển xăng cho tiền tuyến, tôi vẫn tâm niệm phải có tuyến đường ống như thế này. Tuy nhiên, sợ mình chưa nghĩ hết những khó khăn, hệ lụy khi sử dụng nó trong điều kiện cực kỳ ác liệt của tuyến lửa Khu 4 và đường Trường Sơn, nên tôi phải nghe cho hết ý kiến phản biện. Những khó khăn mà các đồng chí vừa nêu, tôi đều đã nghĩ tới. Giờ thì tôi đã yên tâm đưa ra chủ trương của mình: Chúng ta sẽ sử dụng bộ đường ống giã chiến này vào việc vận chuyển xăng dầu trên những vùng ác liệt nhất của tuyến chi viện chiến lược ở khu 4 và đường Trường Sơn.
Vì sao vậy? Vì đường ống dã chiến là phương thức vận chuyển hiện đại, có năng suất cao, đáp ứng được nhu cầu đánh lớn cho chiến trường. Chúng ta không có ô phòng không mạnh bảo vệ tuyến ống, nhưng mỗi ống chỉ nặng hơn ba mươi ki lô gam, đủ cho lính ta có thể dùng sức mình lắp ống luồn lách trong rừng sâu che mắt địch. Và khi bị đánh thì với tính chất giã chiến của nó, ta có thể dễ dàng nối ống hoặc bắc tuyến vòng tránh mà địch không thể phát hiện ngay được. Đó là phần nghĩ của lãnh đạo. còn các vấn đề cụ thể phát sinh thì các cán bộ kỹ thuật và chỉ huy đơn vị phải tìm cách khắc phục.
Tiếp đó, với thói quen khẩn trương, quyết đoán, ông giao nhiệm vụ cho từng cơ quan. Nhiệm vụ trước hết là phải tổ chức khảo sát ngay tuyến vượt qua Tam giác lửa Vinh-Nam Đàn-Linh Cảm. Triển khai huấn luyện cho các kỹ sư và thợ, nghiên cứu kỹ các vấn đề kỹ thuật cụ thể ở Việt Nam, chuẩn bị tổ chức hậu cần và các phương án hành quân.
- Các cơ quan đã rõ nhiệm vụ của mình chưa?- Ông hỏi.
- Rõ rồi ạ - Nhiều tiếng đồng thanh.
- Vậy là được. Thủ trưởng Cục Chính trị đâu?
Một thượng tá đứng lên đáp: “có tôi”.
- Công tác giáo dục chính trị trước nhiệm vụ mới mẻ này là hết sức cần thiết- Ông hướng về viên thượng tá, rút từ trong cặp ra hai cuốn sách dày- Đây là hai tập của cuốn tiểu thuyết Xa Mạc Tư Khoa đã được dịch ra tiếng Việt. Cuốn tiểu thuyết này kể về việc xây dựng tuyến đường ống dẫn dầu của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh vệ quốc. Tôi đã đọc hết, và thấy đây có thể coi là cẩm nang của việc xây dựng đường ống trong chiến tranh, đặc biệt là công tác giáo dục chính trị. Đồng chí cho in ngay gửi đến các đơn vị đường ống và Đoàn 559.
Viên thượng tá đáp “Rõ” trong tiếng xì xào của mọi người về sự sâu sắc, chu đáo của Chủ nhiệm Tổng cục.
 
Chỉnh sửa cuối:

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,397
Động cơ
415,659 Mã lực
Lê Trọng từng được nghe nhiều người nói về tính quyết đoán, táo bạo của Chủ nhiệm Đinh Đức Thiện, nhưng hôm nay, khi trực tiếp nghe ông nói, Lê Trọng hiểu thêm rằng ông chỉ quyết đoán khi đã phân tích mọi điều hơn thiệt. Đặc biệt, mặc dù bận trăm công ngàn việc mà ông vẫn dành thời gian đọc hết ha itập dày cộp cuốn tiểu thuyết Xa Mạc Tư Khoa để hiểu thật sâu về công tác xây dựng đừơng ống trong chiến tranh, thì đủ biết ông không phải là một ông tướng võ biền hét ra lửa như nhiều người thường nghĩ. Một vị tướng như ông mới đủ bình tĩnh và tự tin trước sự đánh phá hủy diệt của không quân Mỹ trên mọi ngả đường chi viện cho tiền tuyến. Và chính câu chuyện hôm nay khiến Lê Trọng cảm thấy nhận nhiệm vụ mới mẻ này, mình cũng phải có cách làm việc khác trước. Về đến nhà, Lê Trọng hệ thống lại tất cả các tài liệu liên quan đến công việc mà ông có được trong thời gian giảng dạy ở trường Sỹ quan Hậu cần. Đồng thời ông yêu cầu các kỹ sư chuyển cho ông các tài liệu kỹ thuật về bộ đường ống giã chiến.

Đầu tháng năm, buổi chiều thường có giông. Những cơn giông chợt đến với những tiếng ù ù như có ai xay lúa trên trời. Rồi sấm chớp, rồi mưa trút xuống. Những cơn mưa rào đầu hạ thả trăm ngàn bong bong lên các sân gạch làng Thọ. Ngọc giang hai tay căng mảnh ni lông nhỏ che trên đầu, chạy ù qua các sân, rồi nhảy lên thềm đình làng Thọ. Anh dũ ni lông, phủi những hạt mưa đang bám trên áo, bỏ ống quần đang xắn cao xuống, vuốt lại cho ngay ngắn. Đây là cuộc họp đầu tiên của quân đội mà anh được dự, không thể luộm thuộm được. Trời mưa to quá, tiếng sấm chốc chốc lại rền vang, nên mặc dù người đến đã ngồi kín gian đình, nhưng cuộc họp chưa thể bắt đầu. Xem ra trong cuộc họp này có đủ mọi lứa tuổi. Họ tụm lại từng nhóm nói chuyện râm ran. Có lẽ những sinh viên vừa ra trường như anh là lớp trẻ nhất và đông nhất, nhưng anh chỉ quen dăm người học cùng trường cùng khoa. Trên lứa tuổi của Ngọc là những người trung niên, họ khá đông. Có cả một bác hói đầu chắc phải ngoài năm mươi. Nói là cuộc họp của bộ đội, nhưng trong phòng họp chỉ có mấy người mặc quân phục. Trong số họ, có tuổi nhất là một người đeo quân hàm đại úy, tóc bạc, người tầm thước, dáng khoan thai và dễ mến.
Khi cuộc họp bắt đầu, chính viên đại úy tóc bạc đứng lên chủ trì. Ông tự giới thiệu:
- Tôi là Đặng văn Thế, chỉ huy phó công trường 81. Đây là mật danh của đơn vị chúng ta, đơn vị đường ống đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam. Vì đường ống dẫn dầu là một ngành kỹ thuật hoàn toàn mới nên Bộ Quốc phòng phải huy động cán bộ công nhân của các ngành có liên quan. Hôm nay công trường mời các đồng chí đến để chúng ta làm quen với nhau và chuẩn bị tập huấn.
Kế đó, ông đề nghị đại diện các bộ phận phát biểu. Bác hói đầu đứng dậy:
- Chúng tôi gồm các kỹ sư và công nhân lắp ráp từ một số ngành, cơ quan dân sự được điều động vào giúp quân đội xây dựng tuyến đường ống. Anh em đều đã sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Đề nghị ngoài việc tập huấn kiến thức chung cho cán bộ, cần cho công nhân tiếp xúc với linh kiện đường ống và tập huấn lắp ráp kỹ trước khi vào tuyến lửa.
Một sỹ quan trẻ:
- Tôi đại diện cho cán bộ chiến sỹ Đoàn Đặc công 305 được điều về công trường. Anh em tuy đã sẵn sang nhận nhiệm vụ, nhưng nhiều người vẫn tâm tư vì không được trực tiếp chiến đấu. Chúng tôi đang tiếp tục quán triệt nhiệm vụ.
Thế hướng về phía nhóm kỹ sư mới ra trường:
- Lớp tập huấn của chúng ta lần này có cả thảy ba mươi tư người. Trong đó mười tám người là các kỹ sư mới ra trường. Họ từ các trường đại học Bách khoa, Thủy lợi, Mỏ địa chất về. Đa số các bạn đều rất trẻ, lần đầu tiên rời khỏi ghế nhà trường, nhưng cũng có một số là cán bộ đi học – Ông chỉ một người trông có vẻ chững chạc, phong thái nhanh nhẹn - Đồng chí có thể thay mặt anh em nói đôi điều được không?
- Báo cáo. Tôi là Lương Hải, kỹ sư cơ khí. Anh em chúng tôi đều xác đinh: Đất nước có chiến tranh, sẵn sàng lên đường ra tiền tuyến. Chỉ mong sớm được chính thức đứng trong hàng ngũ quân đội nhân dân Việt Nam.
- Vậy bây giờ đồng chí chưa phải quân nhân sao?- Thế cười thân thiện.
- Báo cáo, chưa. Từ trường chúng tôi được thông báo gọi nhập ngũ, nhưng đến nay đã năm ngày mà chưa được phát quân trang, và chưa rõ sẽ được mang cấp bậc gì.
Ngọc ngac nhiên về sự thẳng thắn của anh bạn lớn tuổi. Điều anh ấy nói là điều mà trước khi vào họp, các kỹ sư mới ra trường băn khoăn hỏi nhau. Nhưng lần đầu tiên trước chỉ huy mà giám nói như vậy thì chỉ có thể là những người bản tính bộc trực hoặc đã từng trải. Mười tám kỹ sư mới ra trường lần này đều được đặc cách tốt nghiệp khi đang chuẩn bị bảo vệ đồ án tốt nghiệp. Anh em thường gọi vui đây là “Nhóm mười tám tên”. Không ai có thể hình dung được gian khổ ác liệt như thế nào đang chờ đợi họ ở phía trước.
Thế ôn tồn:
- Các đồng chí cứ yên tâm vào việc đi, ngay khi tuyển các đồng chí về đây, chúng tôi đã đề nghị lên trên phong quân hàm thích đáng cho các đồng chí vì công trình của chúng ta là công trình mật, lại có kỹ thuật hoàn toàn mới.
Chỉ vài ngày đầu vào quân đội, Ngọc đã nghe các anh sỹ quan truyền nhau câu của một vị cán bộ cấp cao “Mười năm một cấp không phải là chậm, một năm hai cấp không phải là nhanh”, bởi vậy, việc thăng quân hàm trong bộ đội như xổ số. Đáng sợ nhất là cấp “chuẩn úy inoc”. Cấp này thường rơi vào cán bộ kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ. Hôm trước có một chuẩn úy đã hỏi Ngọc “Các cậu sẽ được phong cấp gì?”. “Chúng tôi không biết”. “Mong sao các cậu vào ngay được cấp thiếu úy, chứ như tớ thì cực lắm. Mười năm rồi, mãi mãi là đầu binh cuối cán”. Như vậy theo như thủ trưởng Thế nói, thì đơn vị đang tạo điều kiện cho anh và các bạn tiến bộ.

Cuộc họp kéo dài hai giờ đồng hồ. Khi mọi người không còn ý kiến phát biểu nữa, Thế kết luận:
- Từ ngày mai, chúng ta sẽ tập huấn, rồi ít ngày nữa hành quân vào Khu Bốn. Chúng ta sẽ phải thi công và vận hành đường ống trong điều kiện địch đánh phá rất ác liệt. Tuyến đường ống của chúng ta là một dòng sông mang lửa. Điều đó đúng với cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Phải có xăng, chiến trường mới đánh lớn được. Phải có xăng thì binh khí kỹ thuật của ta mới có thể dội bão lưả lên đầu thù. Nhưng các đồng chí cũng nhớ cho, tuyến ống của chúng ta chỉ chạm vào một tia lửa nhỏ là có thể bùng cháy, huống chi nó phải vượt qua những trận mưa bom, thì tổn thất hy sinh không thể nói trước được. Mong các đồng chí hãy xác định cho mình một ý chí quyết tâm, không ngại gian khổ hy sinh thì chúng ta mới có thể hoàn thành nhiệm vụ.
 

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,397
Động cơ
415,659 Mã lực
Đêm ấy Ngọc trằn trọc mãi mà không sao chợp mắt được. Vậy là cuộc đời mình đã bước sang chặng mới. Anh và các bạn đã làm xong đồ án tốt nghiệp, đang chờ bảo vệ thì có lệnh gọi nhập ngũ để xây dựng một công trình đặc biệt. Các anh được đặc cách công nhận tốt nghiệp. Khi lên khám sức khỏe theo yêu cầu của trường, anh đã thấy ông bác sỹ ngồi chờ sẵn:
- Đi bộ đội hả?
- Vâng.
- Sinh viên như các câu thời nay thì ai chẳng vào bộ đội được. Nào, nói cho mình nghe: Chiều cao, cân nặng bao nhiêu?
Ngọc nói các con số về bản thân mình mà anh vẫn nhớ. Vị bác sỹ hý hoáy viết một hồi rồi đưa anh tờ giấy:
- Xong rồi đây. Chúc lên đường may mắn nhé.
Ngay chiều hôm đó, hiệu trưởng mời các anh lên gặp mặt. Vị giáo sư già dáng người nhỏ nhắn ân cần rót nước mời các kỹ sư “mới ra lò”. Có lẽ đây là lần đầu tiên trường có dạng cung cấp cán bộ cho mặt trận đặc biệt như thế này nên trông ông rất hồ hởi. Ông hỏi:
- Có cậu nào thấy băn khoăn gì trước khi lên đường không?
- Chúng em đều sẵn sàng ạ.- cả mấy đứa dụt dè đáp. Đây là lần đầu tiên họ được ngồi nói chuyện trực tiếp với Giáo sư hiệu trưởng.
- Tốt. Tôi sẽ cấp ngay cho các cậu Giấy chứng nhận tốt nghiệp, và khi trường cấp bằng chính thức, sẽ đặc biệt lưu ý đến các cậu. Lúc ấy các cậu chắc đang ở mặt trận xa lắm. Vậy nhé. Hãy làm cho trường tự hào về các cậu. Nhớ đi đừng đứa nào trở về.
Cả mấy đứa ngớ ra rồi tủm tỉm nhìn nhau. Tất cả đều hiểu thầy Hiệu trưởng dặn dù khó khăn, ác liệt, đừng ai đào ngũ.
Buổi chia tay được diễn ra ngay chiều hôm đó. Mấy bạn nữ trong lớp tất tả ra chợ mua được vài con cá và ít thịt giá cao, thế là đủ để có một bữa cỗ rất thịnh soạn của sinh viên. Các bạn hát cho nhau nghe, kể chuyện tâm tình của quãng đời sinh viên gian khổ. Có lúc đói vàng mắt tưởng không sao ngồi lớp được. Một bạn đọc bài thơ tạm biệt đã mô tả: Rau muống, bánh mỳ. những mùa thi lại tiếp những mùa thi. Bài thơ ấy thật cảm động. Nó kết thúc bằng mấy câu mà Ngọc rất tâm đắc: Mấy năm qua từng tên đất tên người, Bỗng trở thành nhà ga ký ức, Tiếp tiếp nối nhau bằng đường tàu rạo rực, Trên đó đi về những kỷ niệm riêng chung. Ngọc thuộc lứa học sinh dự kỳ thi đại học cuối cùng trước khi Đế quốc Mỹ gây chiến tranh phá hoại ở Miền Bắc. Có lẽ vì được học trong điều kiện hòa bình và thi cử nghiêm túc nên kiến thức học sinh đều vững vàng. Cả những lúc ở Hà Nội, cả khi khó khăn sơ tán ở Lạng Sơn hay Hà Bắc, Lớp chuyên ngành ba chục người của Ngọc mỗi kỳ thi, mỗi môn chỉ vài người phải thi lại. Vậy mà chỉ ba khóa sau anh, mỗi môn thi, có khi chúng nó có đến nửa lớp phải thi lại. Mà chúng nó kéo nhau đi thi lại cứ vui như hội, chứ không buồn xo như sinh vên lớp Ngọc khi không qua được môn thi. Sau bữa cơm, cả lớp bịn rịn chia tay đến cổng làng. Các bạn đi trước. Chỉ vài tháng nữa là lớp mỗi người một ngả bước vào đời. Rồi mỗi người lại một số phận.
Vậy là cuộc đời phía trước của Ngọc sẽ gắn với chiến trường gian khổ, ác liệt. Ngọc nhớ khi chia tay anh đến tập trung ở đơn vị, cha dặn: “Con đi cố gắng hoàn thành mọi nhiệm vụ, và hãy nhớ câu này: Người anh hùng không bao giờ hành động để lấy tiếng cho riêng bản thân mình”

Lớp tập huấn bắt đầu ngay ngày hôm sau. Giảng viên là bốn chuyên gia Liên Xô và một số kỹ sư là sỹ quan mới học ở Liên xô về. Họ dạy cho các học viên về cấu tạo của bộ đường ống giã chiến, cách lắp ráp đường ống, cách khắc phục sự cố trong quá trình vận hành, cả sự cố máy, cả sự cố trên tuyến khi bị bom pháo đánh đứt hoặc thủng. Các kỹ sư được tách ra để nghe giảng về nguyên lý vận hành, đường đặc tính của máy bơm và các kiến thức cơ bản thiết kế tuyến đường ống giã chiến. Riêng các vấn đề chiến thuật thì xem ra chưa có nhiều điều để nói, vì đây là lần đầu tiên loại đường ống này được đưa và sử dụng với mục đích hoàn toàn khác với mục đích sử dụng ban đầu. Tuy nhiên, trong một thời gian rất ngắn, các sỹ quan cũng đã kịp soạn ra những vấn đề quan trọng nhất. Khi chọn tuyến ống phải đảm bảo nguyên tắc Ngắn-Gần-Tránh- Kín. Nghĩa là phải tìm đường ngắn nhất, gần chỗ có thể tập kết ống hoặc dễ dàng tìm được đường cho xe chở ống vào để tiết kiệm lao động. Tuyến ống phải tránh các trọng điểm đánh phá của địch, các căn cứ, đồn bốt địch. Tuyến ống phải giữ sao cho máy bay không phát hiện được, phải truy quét thám báo, gián điệp biệt kích địch để đảm bảo bí mật.

Trong những ngày tập huấn, Ngọc đã có thêm nhiều người bạn mới. Họ là những sinh viên mới ra trường như anh. Trong số các kỹ sư mới nhập ngũ lần này, có vài người đã là **** viên trước khi vào trường đại học. Mỗi người một tính. Ngọc chú ý đến một anh chàng chắc đã ba mươi tuổi, người béo lùn. Hôm họp tổ lần đầu, khi phát biểu, anh cao giọng: Tôi là Trần Lê Ka, kỹ sư cơ khí. Tôi nghĩ nhiệm vụ của chúng ta rất nặng nề. Những **** viên đã kinh qua gian khổ như chúng tôi sẽ rất dễ thích nghi. Các bạn trẻ cần chuẩn bị tinh thần cho tốt. Rồi anh ta nói nhiều về lập trường tư tưởng. Anh ta nói chỉ ai là **** viên Cộng sản mới có lập trường vững vàng, còn những người khác thì phải qua một qúa trình phấn đấu rèn luyện lâu dài mới có được. Nghe anh ta nói tràng giang đại hải, Ngọc cảm thấy khó chịu như bị ngồi vào một lớp giáo huấn bất đắc dĩ. Người ngồi cạnh Ngọc buông khẽ một câu: Cứ vào cuộc thì mới biết ai thế nào. Ngọc quay sang: Cậu biết ông ấy à? Ừ. Bạn cùng lớp đấy. Học thì dốt, nhưng có mác **** viên nên lúc nào cũng ca bài ca lập trường tư tưởng. Ngọc quay sang, anh bỗng thấy mến người bạn mới, có suy nghĩ giống mình. Chà. Đúng là một chàng trai Hà Nội: dáng thanh cao, nước da trắng hồng trông thật dễ mến. Mình là Ngọc. Mình là Quang. Mong sao chúng ta được làm việc cùng nhau.
 
Chỉnh sửa cuối:

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,397
Động cơ
415,659 Mã lực
Quang là người con duy nhất trong nhà. Thường thì những người như thế ít khi được gọi nhập ngũ. Nhưng chắc lần này, yêu cầu tuyển người có lý lịch tốt để xây dựng công trình đặc biệt, nên trường chọn anh. Cha anh là Cục trưởng của một cục quan trọng, nên cũng thuộc hàng cán bộ cao cấp. Nhà con một, nhưng cha mẹ không hề cưng chiều. Anh lớn lên như bao đứa trẻ khác: đá bóng, trèo me, chọc sấu, rủ nhau đi chặt mía cho người ta ở bãi sông Hồng để lấy tiền liên hoan. Anh hòa đồng trong bè bạn. Vào đại học, anh vẫn sống theo nếp ấy. Khi theo trường đi sơ tán, Cha hỏi: Học bổng toàn phần của sinh viên bây giờ là bao nhiêu? Giạ, hai mươi hai đồng. Vậy bố mẹ cho con hai mươi hai đồng. Con sẽ sống cùng các bạn bằng số tiền đó. Với số tiền ấy, Quang cũng phải sống chắt chiu. Cũng chịu mọi thiếu thốn. Những hôm có phiên chợ ở Lũng Vài, chỉ dám góp tiền lại mua đường phên và sắn về xì xụp với nhau cho qua cơn đói. Hôm Quang được trường chọn vào bộ đội, liên hoan chia tay các bạn xong, trời đã tối mịt, anh vẫn đáp chuyến tàu đêm từ Đồng Đăng về nhà. Nghe Quang báo tin vào bộ đội, mẹ anh lặng đi hồi lâu rồi sụt sùi: Ôi con tôi, cha mẹ chỉ có mình con thôi, lỡ có mệnh hệ gì. Ông xem thế nào, hay nói với người ta miễn cho con. Con nhà mình là con một mà. Nhà nước có chính sách sao họ vẫn gọi nó. Cha anh là người rất cẩn thận. Không bao giờ ông để mọi người nghĩ mình lợi dụng chức quyền giải quyết việc nhà. Vậy mà ông cũng phải cố gắng lắm để con trai không nhận ra nỗi băn khoăn trong lòng. Hai vợ chông ông hiếm hoi được cậu con trai duy nhất. Thời kỳ này, chiến trường đang rất ác liệt. Những địa danh như Khe Sanh, Quảng trị ngày nào báo chí cũng đưa tin chiến sự thật hào hùng, nhưng ở vị trí của mình, ông hiểu hết tổn thất hy sinh ở những nơi đó. Bây giờ con ông lại lên đường. Ông nhìn nét mặt đau khổ của vợ, rồi nhìn nét vô tư hồn nhiên của cậu con trai. Đúng là thanh niên chưa vợ thời buổi chiến tranh coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Ông lặng lẽ châm thuốc hút, và hỏi con trai: Nhận được tin nhập ngũ, con thấy sao? Quang hăng hái: Con rất phấn khởi. Nghe nói đây là một công trình rất đặc biệt bố ạ. Lớp con có mấy đứa ghen lên với con đấy. Ông bỗng cảm thấy ngượng với cậu con trai. Ở cơ quan ông, có người có ba con trai thì đều vào lính cả. Vậy nếu ông đứng ra xin cho con, ông sẽ ăn nói sao với họ, rồi họ sẽ nhìn ông thế nào. Và cả cậu con trai nữa, liệu nó có thất vọng về ông? Ông quay sang vợ nhỏ nhẹ: Thôi mình ạ. Nhiệm vụ thanh niên thời nay là ở chiến trường. Con nó dã quyết rồi, hãy để cho nó đi. Mẹ Quang hiểu rằng cả chồng và con đều quyết tâm thì không sao ngăn được. Bà ôm lấy Quang nghẹn ngào: Mẹ cầu cho con được bình an. Con hãy vì bố mẹ mà giữ mình con nhé. Quang được ở nhà hai ngày trước khi tập trung lên đơn vị. Anh tranh thủ thăm mấy người bạn cũ, ra hiệu sách mua cuốn Tự học tiếng Nga của Bet- nha- cốp, cuốn từ điền Nga Việt. Cả hai cuốn sách nặng tới gần ba cân mà Quang vẫn chẳng đắn đo gì khi mang theo. Anh ước gì mình nói thạo tiếng Nga. Ở trường đại học, hai năm học tiếng Nga chỉ đủ để đọc sách chuyên môn có tra từ điển. Anh hy vọng vào bộ đội sẽ có thời gian, ôn và tự học để nâng cao kỹ năng đọc và nói.


Cuộc họp **** ủy lần đầu tiên của Công trường 81 mang lai cho Lê Trọng một cảm giác háo hức khó tả. Cuộc họp không chỉ Cục trưởng, mà còn có cả thiếu tướng Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần trực tiếp dự và chỉ đạo. Điều ấy nói lên tầm quan trọng của công việc mà đơn vị được giao. Đến phút chót, chuyên gia Liên Xô quyết định không đi cùng để hướng dẫn. Với kiến thức sau hơn một tháng tập huấn và nghiên cứu, ta phải tự cùng nhau mày mò mà làm. Trong việc lắp đặt tuyến ống đầu tiên này, khó khăn nhất sẽ là vượt sông Lam. Theo tài liệu hướng dẫn của chuyên gia, việc vượt sông sẽ được hỗ trợ bằng thuyền công binh và xe xích kéo ống. Nhưng điểm vượt sông qúa gần Rú Trét, một trọng điểm đánh phá ác liệt của máy bay Mỹ. Các phương tiện trinh sát của địch theo dõi rất gắt gao. Nếu đưa xe lớn vào phải làm đường, có thể lộ điểm vượt sông, và như vậy sẽ rất nguy hiểm cho tuyến ống. Có ý kiến đề nghị thử vượt sông Hồng trước, thành công sẽ vượt sông Lam. Thời gian bây giờ phải chạy đua với địch từng ngày, làm thử ở sông Hồng xong thì mùa lũ đến, càng khó lắp ống vượt sông Lam. Bàn đi tính lại, cuối cùng mọi người đều nhất trí khó mấy cũng phải cố gắng mà làm. Phát biểu trong cuộc họp, Thiếu tướng Phó chủ nhiệm Tổng cục đã nhấn mạnh: Đây là công việc vô cùng quan trọng, nếu phải dát vàng mới làm đươc, Tổng cục cũng làm. Mong các đồng chí bằng mọi giá hoàn thành nhiệm vụ. Câu nói ấy của cấp trên làm cho ông nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình. Lê Trọng nhìn lên tấm bản đồ tuyến ống chạy luồn lách qua các ngọn đồi, các cánh đồng, làng mạc để tránh các trọng điểm trong vùng Tam giác lửa Vinh-Nam Đàn-Linh Cảm. Ông nhận ra rằng nếu giữ được bí mật tuyến thì quả thật đây là một mũi tiến công vô cùng lợi hại của lực lượng vận tải chiến lược. Nhưng nếu địch phát hiện thì chỉ cần một trái bom trúng tuyến là đứt mạch vận chuyển và thật khó hình dung ra tổn thất khi xăng mang lửa từ đường ống tràn ra các xóm làng, ruộng lúa. Các vấn đề chiến thuật của việc thi công, vận hành đường ống đều đang ở phía trước. Dù sao Lê Trọng cũng cảm thấy có cơ sở để tin tưởng ở thành công, vì cho dù tuyến lửa khu Bốn rất ác liệt, nhưng đoạn ống đầu tiên này được thi công trên đất hậu phương của mình, dân mình, lực lượng kỹ thuật đã có các Bộ ngành giúp sức. Ông giở sổ tay xem lại lực lượng đơn vị: cả thảy hơn bốn trăm người, trong đó có hai trăm bốn mươi người là cán bộ công nhân viên của Bộ Công nghiệp nhẹ, Bộ Thủy lợi, Công ty gang thép Thái Nguyên, Công ty Xây dựng Khu Nam Hà Nội. Cách đây hai hôm, ông đã đi kiểm tra lại lực lượng, nói chuyện với anh em dân sự được điều động phục vụ xây dựng đường ống. Tất cả đều phấn khởi. tin tưởng. Nhớ đến nét mặt vui tươi, phấn chấn của họ, ông cảm thấy trong lòng thanh thản.
 

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,397
Động cơ
415,659 Mã lực
Đồng hồ đã điểm hai giờ sáng. Ông tự thấy cần thưởng cho mình một giấc ngủ để ngày mai làm nốt các công việc chuẩn bị lên đường.

Ngay sau khi tập huấn, Ngọc được cử tham gia đội khảo sát vào Nghệ An trước để định tuyến cho lực lượng thi công. Anh xin phép một buổi về nhà chào bố mẹ và gia đình. Ngày lên đường đối với anh nhẹ tênh. Ngọc không mảy may nghĩ rằng từ ngày hôm ấy cho đến hết cuộc chiến tranh, những năm tháng tuổi trẻ của anh sẽ gắn với mọi thăng trầm, gian khó của tuyến đường ống dẫn dầu Trường Sơn. Chiếc xe lăn bánh rời làng Thọ vào một buổi sáng mùa hè rực nắng. Những trận bom khốc liệt của máy bay Mỹ, qua nửa năm vẫnchưa liền sẹo. Tất cả các cầu, bến phà đều bị đánh hỏng, đường đủ các loại hố bom mới được lấp lại, nhưng vẫn là các ổ gà, ổ trâu. Chiếc xe ca cứ nhẩy chồm chồm khiến cho mấy anh nhân viên trắc địa rất vất vả để bảo vệ cho các máy đo không bị va đập. Tất cả các thị trấn, phố xá hai bên đường đều tan hoang, đổ nát. Đoạn gần đến thị xã Ninh Bình có một lối vào làng đầy hố bom lở lói, riêng cái cổng làng vẫn nguyên vẹn. Nguyên vẹn cả rêu phong và những giây leo xanh trên vòm mái. Không hiểu sao, nhìn cái cổng làng ấy, Ngọc bỗng thấy quên cả cái nóng hầm hập trên xe. Anh nghĩ tới một sức sống kỳ lạ vượt lên bom đạn ác liệt của chiến tranh. Chiều tối chiếc xe chở đoàn khảo sát mới tới phía bắc Truông Băng. Đây là điểm cuối khu vực địch xuống thang. Qua bên kia đỉnh dốc là vùng đánh phá của máy bay Mỹ.


Ngay sáng hôm sau, đội khảo sát được tập trung giao nhiệm vụ. Lúc này Ngọc mới biết đã có một tổ vào khảo sát sơ bộ trước. Đội khảo sát của anh có trách nhiệm vạch tuyến cụ thể, đo đạc chính xác và cắm mốc cho lực lượng thi công. Một thiếu úy cao, gầy treo tấm bản đồ hướng tuyến lên vách. Anh chỉ từng điểm mà tuyến ống phải đi qua, lưu ý các vị trí máy bay trinh sát địch thường nhòm ngó, các yêu cầu giữ bí mật công trình. Ngọc hơi lạ vì tấm bản đồ quân sự gì mà nhàu nát, lại bị ố một góc. Đến khi phổ biến xong, viên thiếu úy nói:
- Hai hôm trước, kỹ sư Hùng đã bị bom trên đường khảo sát, máu của anh đã thấm ướt tấm bản đồ này. Tôi muốn nói với các đồng chí, nhất là các bạn trẻ, chúng ta phải làm hết sức mình để xứng đáng với sự hy sinh của đồng đội và đáp ứng được sự mong mỏi của chiến trường.
Đó là lần đầu tiên Ngọc được nghe một lời động viên khích lệ mang đầy chất lính. Anh thực sự xúc động. Từ giờ, anh đã thực thụ là người lính rồi. Từ giờ không chỉ là những lời nhiệt huyết ở hậu phương, mà mỗi ngày trôi qua, thực tế sẽ đo đếm được lòng dũng cảm và ý chí của mỗi người. Một ống dài sáu mét thì máy bay không dễ gì phát hiện. Nhưng một công trình dạng tuyến kéo dài hàng chục cây số thì thoàn toàn khác. Bởi vậy, để che mắt địch, bảo vệ tuyến ống thì rất nhiều việc phải làm.

Theo những mốc tuyến đã được giao, đội khảo sát chia thành từng nhóm, cắm mốc làm dấu cho lực lượng thi công lắp ống. Tuyến ống thường đi qua các đồi hoang, qua ruộng lúa, cố gắng tránh qua làng xóm. Họ cũng được giao nhiệm vụ liên hệ với các xã dọc tuyến để thông báo những nơi tuyến ống sẽ đi qua, để họ sẵn sàng bố trí lực lượng giúp bộ đội trong quá trình thi công.
Ngọc được phân công vào nhóm do Thanh phụ trách. Trong nhóm còn có một trung cấp và hai nhân viên đo đạc. Họ trèo lên đỉnh đồi, trải bản đồ, phân tích địa hình, chọn tuyến. Mỗi người một ý, Thanh nghe họ nói, rồi trao đổi. Nhưng khi Ngọc nói, mọi ý kiến của anh đều bị Thanh coi như không nghe thấy. Sau hai lần nói, anh bỗng cảm thấy mình bị coi như một người thừa. Anh tôn trọng Thanh theo đúng cái cách của một tổ viên với tổ trưởng. Khi Thanh yêu cầu làm gì, anh đều chấp hành, sao Thanh lại có cách cư xử lạ thế.
Thanh là đối tượng ****, còn Ngọc được trưởng lớp xếp vào hàng chậm tiến. Trưởng lớp là một sĩ quan đi học. Quen quản lý bộ đội, ông cảm thấy những cô cậu sinh viên Hà Nội không ở nội trú đều là ngoài vòng quản lý, kém tin cậy. Nói chung chúng nó là mấy đứa lêu lổng, học hành không chăm chỉ. Đương nhiên sinh viên Hà Nội ngoại trú thì chẳng có đứa nào được xem là đối tượng bồi dưỡng kết nạp ****. Cũng may mấy đứa đều học khá giỏi nên trưởng lớp cũng không thể phàn nàn. Ngọc là con cán bộ cao cấp, nhưng anh được giáo dục rất cẩn thận. Cha anh đi làm bằng chiếc xe Von ga đen bóng , nhưng không mấy khi anh được ngồi trên chiếc xe đó, kể cả lúc anh muốn đi nhờ một đoạn trên lộ trình đi làm của ông. Mẹ đôi khi trách ông nguyên tắc cứng nhắc quá, thì ông bảo: Bà nghĩ không đến nơi rồi.

Chỉ cần bạn thấy nó bước từ trên xe xuống, vài lời tán tụng là dễ làm nó sinh kiêu ngạo. Như hầu hết thanh niên của thời chống Mỹ hào hùng này, vào **** là một mơ ước. Trong số các bạn cùng lớp được Chi bô **** chú ý bồi dưỡng, có những bạn Ngọc yêu mến thực sự, vì họ học giỏi, lao động giỏi và đúng mực. Nhưng Ngọc không thể chấp nhận cái cách mà một vài người, trong đó có Thanh làm: lúc nào cũng muốn lấy lòng mấy anh trong chi bộ, nói năng thì thường nói vuốt đuôi hoặc tìm cách thể hiện lập trường tư tưởng của mình vững vàng. Rồi thậm chí khi sơ tán, giữa trưa một mình đi dọn phân trâu trên đường vào bản để thấy mình có bản chất người lao động. Thời sinh viên, cái đói đeo bám triền miên khiến cho mỗi người đều tìm cách ăn được càng nhiều càng tốt. Lâu dần, việc làm ấy như bản năng. Khi đi sơ tán, Ngọc rất ngạc nhiên với cách mọi người xới cơm trong bữa ăn. Không thể gọi là đầy, mà bát cơm được đắp thành ngọn, khi và cơm phải rất cẩn thận, nếu không cái ngọn ấy mà đổ thì cơm rơi xuống đất. Nhưng nếu bát nào cũng xới đầy thế thì chưa ăn hết bát thứ hai đã hết cơm, bởi vậy mới có công thức “đầy-vơi - đầy”. Bát thứ hai xới vơi thôi để còn cơm mà đắp trong bát thư ba. Ngọc không biết đó đã trở thành thói quen của không ít những người ăn cơm tập thể thời kỳ đói kém.
Anh vẫn giữ nết ăn bình thường như ở nhà. Mẹ anh thường dạy: Xới bát cơm đầy quá sẽ bị người ta nhìn mình như kẻ phàm phu tục tử. Ai giè trong buổi họp kiểm điểm cuối năm, một anh bạn đã phê bình gay gắt: Chúng tôi biết đồng chí thường được đi ăn tiệc với những người quan trọng, nên ngồi ăn với chúng tôi vẫn ăn nhỏ nhẹ để tỏ ra mình thuộc tầng lớp cao sang. Đồng chí làm như vậy chẳng khác nào coi thường anh em. Lúc đầu Ngọc ngớ ra, không hiểu sao việc đó mà cũng bị lôi ra phê bình. Lúc sau anh thấy ức vì có bao giờ anh coi đó là cách xem thường các bạn. Vả lại, trong lớp đâu chỉ mình anh ăn như vậy. Đời sinh viên có nhiều kỷ niệm đẹp, những chuyện như thế rồi dần dần nhạt nhòa đi, nhưng cái cách đánh giá của trưởng lớp thì vẫn cứ theo họ cho đến khi ra trường. Bây giờ, Thanh là người gần **** hơn thì Thanh chỉ huy Ngọc. Điều ấy đối với Ngọc không quan trọng. Nhưng cách cư xử của Thanh làm cho Ngọc ngạc nhiên. Từ khi được phân công phụ trách nhóm, Thanh lúc nào cũng muốn thể hiện vai trò quan trọng của mình. Với chiếc xắc cốt thường xuyên trên vai, cậu ta thường cố tình xuất hiện trước các cô gái, cao giọng chỉ dẫn những nhân viên đo đạc.

Ngay cả với Ngọc, trong giọng nói của Thanh cũng cố tình ý tứ thể hiện uy quyền. Ngọc lặng lẽ làm những việc mà Thanh phân công. Khi “đại quân” của Công trường 81 hành quân vào thì tuyến đã được chuẩn bị đầy đủ để bắt tay vào thi công.
 
Chỉnh sửa cuối:

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,397
Động cơ
415,659 Mã lực
Đoàn xe chở hơn bốn trăm người của công trường 81 hành quân từ Hà Nội, sau hai ngày thì dừng lại trong một cánh rừng thuộc huyện Tân Kỳ. Cuộc họp giao nhiệm vụ được triệu tập cấp tốc trước khi triển khai thi công trong vùng địch đánh phá. Lần đầu tiên, các kỹ sư và sỹ quan nhìn thấy tấm bản đồ vạch tuyến. Tuyến đường ống dẫn xăng được biểu diễn bằng đường đỏ với những chấm đen kéo dài từ phía bắc Truông Băng đến Nga Lộc. Tuyến dài bốn mươi hai cây số nên được gọi là X42. Kế hoạch triển khai lực lượng thi công đã được vạch ra một cách chi tiết. Trên toàn tuyến chia làm bốn đội thi công, trong đó vượt sông Lam là điểm trọng tâm. Sở chỉ huy công trường gồm Ban chỉ huy và những kỹ sư mới được đào tạo ở Liên Xô, Trung Quốc về, sẽ đóng trong một xóm nhỏ gần điểm vượt sông. Chỉ huy trưởng Lê Trọng giao nhiệm vụ cho từng đội trưởng: Họ thi công từ đâu đến đâu, hiệp đồng với chính quyền xã nào để lấy nhân lực; phương án xử lý tình huống khi bị máy bay đich đánh…Ông kiểm tra lại việc chuẩn bị hậu cần, kỹ thuật, cứu thương, các phương án bảo vệ an ninh. Mọi việc chuẩn bị thế là gọn gàng. Ngày mai toàn công trường bắt đầu rải quân lên tuyến và thi công trên địa bàn kiểm soát gắt gao và đánh phá ác liệt của máy bay Mỹ.

Thục mắc võng bên bờ con suối trong vắt. Anh muốn có một khoảng yên tĩnh cho mình. Ngả lưng trên cánh võng, nhìn vòm trời xanh thấp thoáng qua tán lá rừng, anh miên man nghĩ về những dòng nhật ký của người lính trẻ đã hy sinh trên suối Trà Ang, nhớ những giọt nước mắt và giọng nói nghẹn ngào của Binh trạm phó Binh trạm 114 khi tiễn ba chiếc xe chở những phuy xăng đắt giá giao cho 559.

Những phuy xăng ấy được đổi bằng máu của hàng trăm người đã ngã xuống dòng sông Son, Cường Hà, suối Trà Ang, và cả những người lính lái xe trên các cung đường. Nhìn thấy bộ đường ống hiện đại, anh bỗng nghẹn lòng nhớ đến hình ảnh các chàng trai, cô gái lảo đảo trên con đường dốc vì xăng họ gùi trên lưng đã ngấm ướt đãm áo quần và mái tóc. Giờ có đường ống rồi, chắc chắn chúng ta sẽ đưa được nhiều xăng cho chiến trường, nhưng đường ống là một dòng sông xăng, và luôn sẵn sàng bùng cháy. Trong điều kiện địch đánh phá ác liệt, cái giá của nó chưa thể nào đo đếm được. Anh luôn chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng chấp nhận mọi điều, kể cả ác liệt như cái đêm giành dật từng phuy xăng trong biển lửa suối Trà Ang.

Lần trước vào Quảng Bình với tư cách là cán bộ Tổng cục Hậu cần, còn lần này anh đi với tư cách là một cán bộ của công trường 81. Bắt đầu từ ngày mai, anh sẽ bước vào một cuộc chiến đấu mới, rồi sau đó, sẽ đi theo sự phát triển của đường ống vào tận chiến trường. Ngày trở về không sao nói trước. Thục miên man nghĩ về những ngày đã qua. Một đoạn đời có Khanh, có những ngày bồn chồn nhớ, có tình yêu sâu kín từ tận đáy lòng.
Sau đợt ôn thi ở trường Văn hóa quân đội, em thi đỗ vào một trường Đại học ở Hà Nội, ngành Sư phạm, còn anh vào trường Sỹ quan. Trường anh đóng ở Xứ Đoài, gần nơi gia đình em ở. Thật may mắn, nhờ vậy anh có nhiều dịp đến nhà em. Cả nhà đối với anh thân mật như người trong nhà, phần vì anh là bạn học cùng Sơn, anh trai em, phần vì anh đã quen và thân thiết với gia đình em từ những ngày còn học phổ thông ở trường sơ tán. Em học ở Hà Nội, thường về nhà vào những buổi chiều thứ bảy.
Muốn gặp em, mà không dám nói ra, anh thường đứng chờ ở bến xe. Khi em xuống xe thì trời đã chạng vạng tối. Đường từ bến xe về nhà em đi bộ khá xa và vắng vẻ, anh lặng lẽ theo sau em, ở một cự ly đủ để em không biết. Anh muốn được trông thấy em, được đi cùng em và nhất là để có thể bảo vệ được em phòng khi em gặp điều gì bất trắc. Anh không cần em biết điều đó. Chỉ cần được nhìn em khi xuống xe, được trong tâm thế đang bảo vệ em, thế là anh đã cảm thấy thật hạnh phúc. Anh theo em cho đến khi em khuất hẳn sau ngõ rẽ vào nhà, mới hoàn toàn yên tâm. Lúc đó, anh quay về với cảm giác ấm áp và hạnh phúc vì đã được gần em và làm được một việc nho nhỏ cho em. Một tuần mà không được nhìn thấy em, anh thấy buồn và trống vắng. Những tuần em bận, hoặc ôn thi, không về thăm nhà được, anh thường tìm lý do về Hà Nội để được gặp em.
Em đâu biết rằng những tuần em không về, ở lại Hà nội, có một học viên sỹ quan quần áo sờn bạc vì nắng gió thao trường, đạp chiếc xe tồng tộc, hoặc chen xe khách đến rách cả áo, đến ký túc xá của trường để được gặp em. Chàng học viên ấy thường đứng từ xa, ngại ngùng nhìn về phía cửa phòng em ở. Nhiều lần đến, thấy trước cửa phòng em có dựng những chiếc xe đạp Mifa, Eska đắt tiền, thậm chí cả những chiếc xe máy lạ mắt. Đoán là khách của em. Chắc họ nếu không phải là sinh viên con nhà giàu ở Hà Nội thì cũng là kỹ sư phó tiến sỹ du học ở nước ngoài về. Những lần như thế, anh lặng im quay gót, trở về với tâm trạng nặng nề. Rồi có một ngày, không thấy trước phòng em có chiếc xe nào, anh mạnh dạn bước vào. Anh bối rối vì trong phòng không chỉ có em, mà có cả một chàng trai khác. Chàng trai có dáng vẻ thư sinh, vầng trán rộng, đôi mắt đen với cái nhìn cương nghị. Em đứng dậy chào anh rất tươi và giới thiệu: Đây là anh Vịnh, cũng là bạn thân của anh Sơn em. Người con trai thoáng lúng túng bắt tay anh. Anh ta có vẻ kiệm lời. Nhưng cái ánh nhìn trìu mến của anh ta dành cho em khiến anh cảm thấy mình không còn tự tin nữa. Sau này anh được biết đôi chút về anh ta qua lời em kể. Nhà Vịnh rất nghèo. Không đủ tiền mua giấy, vở học, Vịnh thường đi xin những tài liệu in roneo một mặt, được thải ra từ thư viện, mặt kia dùng lại để chép bài. Mặc dù vậy, Vịnh có chí, ham học và học rất giỏi. Anh ta là một trong năm sinh viên Bách khoa tốt nghiệp xuất sắc nhất năm ấy. Từ sau lần gặp gỡ đó, anh cứ nghĩ rằng với một người có tâm hồn thánh thiện như em, chắc em không màng những anh chàng phong lưu giầu có với dáng vẻ hào nhoáng. Vậy có thể là trong tình cảm của em đã có chỗ đứng của một người con trai. Nhưng cũng có nhiều lúc anh thầm so sánh mình với Vịnh và tự nhủ: Người ấy có gia cảnh nghèo như anh, nhưng không thể đẹp trai hơn anh; và anh cũng chưa chắc gì đã học kém hơn anh ấy, vì trong cả khoa đào tạo, anh bao giờ cũng thuộc tốp đứng đầu. Anh ấy thì chắc vừa quen em, còn anh và em đã có với nhau bao kỷ niệm thời niên thiếu, lại đã gần gũi, thân mến nhau như anh em.
 
Chỉnh sửa cuối:

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,397
Động cơ
415,659 Mã lực
Nghĩ vậy, trong anh lại nhen nhóm hy vọng. Anh mong đến một lúc nào đó, một cơ hội nào đó, anh sẽ có thể thổ lộ được hết nỗi lòng mình. Và em sẽ cảm nhận được tình cảm của anh dành cho em. Lạ quá, sau cái lần vào thăm em ở ký túc xá, xen vào cùng những nghi ngại, lo lắng mơ hồ, nỗi nhớ và tình yêu trong anh dường như lại cồn cào hơn. Đã có lần đứng đợi em ở bến xe, anh quyết định sẽ không lặng lẽ đi sau em như mọi lần nữa, mà sẽ đứng ngay ở chỗ xe đỗ để đón em, sẽ chở em bằng xe đạp đưa em về nhà và sẽ mạnh dạn bày tỏ tình cảm của mình. Vậy mà khi vừa nhìn thấy em bước xuống xe, bao nhiêu quyết tâm của anh đều tan biến đâu hết. Em xinh đẹp nhường kia, thánh thiện nhường kia, vô tư trong trẻo nhường kia. Mình đã tôn thờ em thì cũng phải nâng niu những gì thuộc về em. Nếu quả thực em đã có cảm tình với anh Vịnh, thì sự tỏ tình của mình chắc sẽ làm em khó xử. Rồi sau sự khó xử đó, liệu mình có còn giữ được tình cảm thân thiết vô tư bấy lâu của em vẫn dành cho mình nữa không? Mà chỉ riêng việc làm em khó xử, anh đã thấy có lỗi với em rồi. Hôm ấy, như bao lần khác, anh lại làm một người đi sau em lặng lẽ mà em không hề hay biết, rồi lại quay về một mình với niềm vui thầm lặng đã được gặp em và đã bảo vệ được em. Nhưng em biết không, cái cảm giác muốn bày tỏ, và cảm giác sợ có lỗi với em, sợ mất em cứ giằng co anh mãi. Không biết có ai trên đời hiểu được cảm giác yêu đến quặn thắt vì tình yêu bị dồn nén, không được bày tỏ như anh hôm ấy không ?
Rồi những ngày tháng ấp ủ tình yêu và nỗi nhớ đau đáu, thầm lặng khi được sống gần em cũng qua nhanh. Anh trở thành một sỹ quan phục vụ ở một đơn vị xa Hà Nội, ít có dịp về thăm em. Còn em vẫn là cô nữ sinh năm cuối ở trường đại học ở Hà Nội. Cuộc chiến tranh khắc nghiệt đã lôi cuốn anh vào như biết bao cháng trai khác cùng trang lứa. Chiến tranh đã rèn cho anh bản lĩnh của người sỹ quan. Anh đã chịu đựng mọi gian khổ, anh đâu ngại ác liệt hiểm nguy. Vậy mà khi chia tay em, vào công tác tại tuyến lửa Quảng Bình, anh vẫn không đủ can đảm nói với em một tiếng yêu. Đành sống trong sự dày vò bởi tình yêu và nỗi nhớ. Nỗi nhớ cồn cào cứ theo anh suốt những chặng đường hành quân vất vả, theo anh sau mỗi phút hiểm nghèo. Nỗi nhớ theo vào giấc ngủ, nỗi nhớ hiển hiện ngay khi anh thức giấc mỗi bình minh. Đôi mắt nâu, sâu thẳm cứ dõi theo anh, nó làm anh buồn khi chiều xuống, nhưng nó cũng làm anh cảm thấy yêu cuộc sống hơn. Nỗi nhớ cứ như một thứ ma lực kỳ diệu khiến anh cảm thấy mình thật đáng sống.
Anh tự hạ quyết tâm phải tìm cơ hội để bày tỏ lòng mình, nhất là khi nghe anh Sơn nói rằng em chưa thực sự yêu ai. Ngay cả Vịnh cũng chỉ mới dừng lại là người bạn. Sơn còn kể rằng nhiều chàng ngỏ lời nhưng em đều từ chối. Thậm chí có chàng đi du học về, tỏ tình với em, cố tình khoe khéo có công việc tốt, có xe máy, có căn hộ trên phố. Em cảm thấy dường như bị xúc phạm nhưng vẫn tế nhị từ chối bằng một lời tán dương pha chút diễu cợt nhẹ nhàng:: “Vậy là anh có đủ hết rồi. chỉ còn thiếu một người bạn đời lý tưởng nữa thôi. Em chúc anh tìm được một người vợ có thể quản lý được tài sản và sinh cho anh những đứa con. Còn bọn con gái ngành Sư phạm chúng em thì không bao giờ có diễm phúc ấy đâu. Mong rằng anh đừng có nói với em những lời đó ”. Sơn nói: “Mình biết em gái mình lắm. Nó không phải là đứa kiêu kỳ khi trả lời như vậy đâu. Nó là đứa sống có chiều sâu và quý trọng sự chân tình.”
Sau lần đi công tác Quảng Bình, sống qua những phút giây hiểm nghèo ở trọng điểm 468, Suối Trà Ang, anh nhận ra rằng đời lính thời chiến tranh không thể biết trước điều gì. Và khi cầm quyết định về phục vụ tại Công trường 81 để theo đường ống vào sâu trong chiến trường, có dịp ở lại mấy ngày ở lại Hà Nội thì anh quyết định không thể chôn mãi tình yêu trong tận đáy lòng. Sơn, anh trai của em đã tạo cơ hội giúp anh. Hôm đó là buổi chiều thứ bảy, biết Khanh đi thực tập trở vể trường rất muộn, Sơn nhờ anh ra bến xe đưa Khanh về ký túc xá. Anh lau cho chiếc xe đạp đến sạch bóng, tắm gội cẩn thận, diện bộ quân phục mới nhất, đạp xe một mạch từ đơn vị ra chờ ở bến xe. Anh đợi quá hai tiếng đồng hồ. Chiếc xe khách hỏng dọc đường nên tối mịt mới ì ạch bò vào bến. Một ngày đi đường chắc em thấm mệt mà sao vừa từ trên xe bước xuống, dưới ánh đèn,trông em vẫn rạng rỡ, xinh đẹp lạ kỳ. Đôi má của em cứ ửng hồng, mái tóc gợn sóng bồng bềnh có vẻ như vương chút bụi đường buông nhẹ trên bờ vai. Khi vừa trông thấy anh, đôi mắt to trong của em ánh lên niềm vui. Nghe anh nói anh Sơn nhờ anh ra đón em về, em đã đáp lời anh bằng lời nói dịu dàng, êm ái kỳ lạ: “Anh Sơn em cẩn thận quá, lại làm khổ anh rồi!”. Giá chỉ nghe giọng nói ấy thôi thì anh còn giữ được bình tĩnh. Nhưng sao em lại cứ có thói quen khi nói cứ nhìn anh chăm chú như đọc thấu tâm can anh vậy! Trời ơi. Đôi mắt to trong, sâu thăm thẳm làm cho anh không đứng vững nữa. Em hốt hoảng: “Anh Thục, anh có sao không?”. Anh xấu hổ: “ Không! Anh không sao đâu! Chỉ tại cái xe đạp! Thôi em lên xe ta về kẻo muộn”. Trên đường đi, đôi khi xe nhảy qua ổ gà, em vô tình chạm khẽ vào người anh. Những lúc như vậy, anh thấy như có luồng điện chạy khắp người. Đường vào ký túc xá là một con đường nhỏ. Rặng bằng lăng hai bên đường xanh ngắt, tán lá xum xuê. Anh lấy hết dũng cảm đề nghị:
- Sắp đến nhà rồi, chúng mình đi bộ một đoạn đường nói chuyện được không Khanh?
- Được chứ anh. Đi bộ một chút cũng thoải mái anh ạ. Tối nay em rảnh, đứa bạn cùng phòng mai mới lên. Em mời anh vào nhà nói chuyện để em còn được nghe anh kể chuyện chiến trường nữa chứ!
Anh dựng chiếc xe đạp ở cửa, và cùng em bước vào nhà. Một cảm giác quen thuộc, ấm áp lạ thường bỗng nhiên ùa ập đến, xâm chiếm tâm hồn anh.
Khanh rót cốc nước lọc, pha chút đường, chanh rồi ân cần mời anh.
- Anh uống tạm cốc nước đi. Đèo em đi xa thế, chắc anh cũng mệt rồi. Để em nấu chút gì đó anh em mình cùng ăn nhé. Chắc anh cũng chưa kịp ăn tối phải không?
Em biết không, lúc ấy anh mừng khôn tả vì có cơ hội được ở bên em lâu hơn.
 

bridge

Xe điện
Biển số
OF-41446
Ngày cấp bằng
24/7/09
Số km
4,981
Động cơ
307,134 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Truyện hay quá, cảm ơn cụ chủ thớt nhiều !!
Mong cụ thu xếp thời gian, post tiếp nhé ...
 

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,397
Động cơ
415,659 Mã lực
Giờ thì anh có điều kiện ngắm nơi ở của Khanh. Chồng sách gọn gàng trên bàn,. Mấy cái áo mầu dịu và trang nhã treo đầu giường gợi trong anh hình dung về em thật dễ mến trong những trang phục đó. Ký túc xá nhà tranh vách đất, nhưng mọi thứ đều ngăn nắp. Anh bỗng thấy ở đây cái gì cũng làm anh có cảm giác muốn nâng niu trìu mến.
Em bưng ra chiếc khay nhỏ với hai bát súp khoai tây nóng hổi nấu với bột ruốc thịt và ít rau hành, mùi thái nhỏ toả hương vị thật hấp dẫn, rồi ngồi đối diện với anh qua cái bàn nhỏ xinh xinh. Vừa cùng ăn, em vừa ríu rít kể anh nghe chuyện hôm nay xe hỏng dọc đường giữa cánh đồng không một bóng cây, ngồi trong xe thì nóng, ra ngoài thì nắng. Vậy là em “thiền” để quên đi cái nóng bằng cách hình dung theo kiểu nhập vai từng chi tiết buổi giảng tập em sẽ phải thực hiện trong tuần tới. “Thiền” thế mà hiệu quả thật anh ạ! Em có cảm giác mình vừa giảng xong một bài giảng khá hay và không còn để ý mấy đến nắng nóng và sự sốt ruột vì thời gian chờ đợi nữa. Em kể say sưa. Rồi em quay sang hỏi về công việc của anh, về cuộc sống của anh ở đơn vị. Em đã làm cho câu chuyện của hai người trở nên thật ấm cúng, tự nhiên.
- Khanh này. Em ở ký túc xá có nhớ nhà không?
- Em quen rồi anh ạ. Ở trường cũng vui, mà bài vở nhiều quá.
- Anh là bộ đội thì quen xa nhà. Nhưng mà anh nhớ Xứ Đoài lắm! …Lâu rồi không đến thăm anh Sơn được, anh cứ thấy thiếu thiếu cái gì ấy.
Lấy hết can đảm, nói xong câu mở đầu điều định nói, anh thấy người mình nóng ran.
Em ngước đôi mắt trong veo nhìn anh:
- …..
- Vì những lần đến thăm Sơn, anh lại được gặp em. Những lần như thế, trở về đơn vị anh thấy vui lắm. Em có hiểu không?
Dường như câu nói của anh đã đặt cả hai vào một tâm thế khác. Em bỗng trở nên lúng túng. Còn anh thì nghe con tim trong lồng ngực thình thịch đập liên hồi.
Em ngồi trước mặt anh gần gũi quá. Mà sao anh không thể hiểu được khi đó vì sao em im lặng và em đang nghĩ gì. Anh lấy hết can đảm nói tiếp:
- Khanh ơi. Anh sắp vào tuyến lửa nên muốn nói một điều thật hệ trọng cùng em. Tất nhiên chỉ hệ trọng với anh thôi. Nhưng anh mong em bình tĩnh nghe anh nói hết, được không?
- Anh Thục ơi, sao bỗng nhiên có việc gì nghiêm trọng vậy anh? Giọng Khanh dường như thảng thốt.
Đến giờ anh vẫn không sao quên được giọng nói run rẩy của mình:
- Ngày xưa, anh luôn coi em như một cô em gái nhỏ, nhưng ngay từ ngày đó, không hiểu sao, chỉ vài ngày không được gặp em là anh lại nhớ, lại mong. Anh không giải thích được nỗi nhớ ấy là gì. Rồi gia đình anh gặp nạn, những chuyện thời niên thiếu của chúng mình chỉ còn là kỷ niệm ngọt ngào trong anh. Những lúc nhớ đến em, anh thường tự nhủ: Anh sẽ chẳng có cơ hội gần em. Anh là một chàng trai con một ngư dân nghèo, còn em là một cô gái xinh đẹp, là con một gia đình cán bộ cao cấp. Nhưng rồi ngay từ ngày gặp lại em ở trường Văn hóa Quân đội, anh nhận ra rằng, cuộc đời anh không thể thiếu em được nữa. Từ đó, anh đã làm mọi việc để được gần em. Có việc em biết, nhưng có việc em không hề hay biết. Vài ngày nữa thôi, anh sẽ vào tuyến lửa, rồi từ đó theo đường ống vào tận chiến trường. Ngày trở về không thể nào hẹn trước. Anh không thể giữ mãi tình cảm của mình được. Ânh muốn thổ lộ cùng em. Xin em cho anh nói ra để nhẹ lòng trước lúc lên đường.
Em cúi xuống, lặng im hồi lâu. Anh cảm thấy thời gian dường như đang ngưng đọng lại. Anh cảm thấy mình như có lỗi:
- Khanh ơi. Đó là anh nói thật hết lòng mình. Nếu điều đó làm em khó xử thì xin em đừng bận lòng.
Em ngẩng lên. Hai hàng nước mắt đang lăn trên gò má. Trời ơi. Em khóc ư? Vì sao em lại khóc? Anh đâu dám nghĩ được em nhận lời. Nhưng dòng nước mắt kia, dù là lý do gì đi nữa, vẫn cho anh niềm hạnh phúc. Hạnh phúc vì được em lắng nghe.
- Anh Thục ơi. Điều này hệ trọng quá.! Lại bất ngờ quá với em nữa! Bao năm qua, em quý anh như một người anh trai luôn che chở cho mình. Em quá vô tình, không biết tình cảm anh dành cho em, và em cũng chưa kịp có trong mình một tình cảm như thế. Bao năm qua, khi anh học xong phổ thông về lại quê nhà, phải xa anh em buồn muốn khóc. Rồi em đã vui mừng khôn tả khi bất ngờ được gặp lại anh ở trường Văn hoá. Em đã khóc hết một buổi chiều khi biết anh không còn mẹ. Bao lâu nay em luôn rất vui mỗi khi được gặp anh, luôn thích khoe anh những thành công, luôn muốn kể cho anh nghe những niềm vui trong cuộc sống của mình. Em lo lắng dõi theo anh khi anh vào tuyến lửa. Ngày đêm mong mỏi anh được an toàn, mạnh khoẻ. Em cũng quen đón nhận sự quan tâm, chăm sóc của anh như của một người anh trai mà em vô cùng yêu quý, tin cậy. Nhưng em e rằng chỉ đúng vậy thôi, chứ không phải là một tình cảm khác…!
Khanh nói liền một mạch, giọng chân thành, nghẹn ngào. Im lặng một lát, rồi em nói tiếp, ánh mắt em bỗng trở nên xa xăm:
- Anh có nhớ anh Vịnh không? Anh ấy giờ đã đi học rất xa rồi. Em không biết đó có phải là cảm xúc của tình yêu không, nhưng hồi đó có lúc em đã rất nhớ anh ấy, rất hồi hộp mỗi khi anh ấy đến thăm. Em vừa thương, vừa cảm phục ý chí phấn đấu của anh ấy. Em thấy anh ấy thật giỏi giống như anh vậy. Có lẽ hình ảnh anh ấy đã chiếm một phần trong trái tim em, tuy giữa em và anh ấy thực sự chưa có hẹn hò gì. Hôm nay anh nói ra tình cảm anh dành cho em, em thấy bất ngờ quá. Anh là người anh vô cùng thân thiết với em. Nhưng em nghĩ rằng tình cảm của em với anh chỉ là tình cảm của một người em gái. Em không muốn làm anh phải buồn. Nhất là ngày mai anh lại đi vào chiến trường. Em thật có lỗi với anh quá rồi, anh Thục ơi!
 

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,397
Động cơ
415,659 Mã lực
Em biết cảm giác của anh lúc đó thế nào không? Đau khổ và ân hận. Đau khổ vì anh đã không được em nhận lời. Cánh cửa Thiên đường với anh như đã đóng sập lại. Và cả đau khổ vì đã làm tổn thương em. Từ lâu lắm rồi, trong mắt anh, em như một bông hoa tinh khiết, tinh khiết đến mức không ai có thể nỡ làm tổn thương.. Vậy mà hôm nay, chính anh đã làm em khó xử từ tận đáy lòng. Anh có lỗi với em quá. Đôi tay em vẫn đặt trên bàn. Anh ước ao được nắm bàn tay ấy một lần trước lúc lên đường, mà không dám:
- Khanh ơi. Anh xin lỗi em vì đã làm em khó xử. Nếu anh Vịnh đã mang lại cho em những rung động thực sự của tình yêu, thì em hãy cứ yêu đi. Những rung động đó quý giá lắm, em đừng lảng tránh. Vì em cần được hạnh phúc. Đừng bận lòng về những gì anh đã thổ lộ. Tuy không được em nhận lời, nhưng anh thấy nhẹ nhõm và yên lòng vì đã nói hết được cùng em rồi. Em cứ đến với người mà em thực sự yêu. Nhưng đến một ngày nào đó, dù năm năm, mười năm hay là lâu hơn thế, nếu khi nào em cảm thấy cần một người đàn ông che chở và mang lại hạnh phúc cho em, thì xin em tin rằng anh vẫn đang sống để chờ ngày đó.....
Đúng vậy đó Khanh ơi. Anh sẽ sống để chờ ngày đó. Thục tâm niệm. Dưới ánh nắng chiều đang tan dần trong tán lá, Thục bắt đầu viết những dòng nhật ký đầu tiên:
Ngày 15 tháng 6 năm 1968
Khanh ơi. Bắt đầu từ ngày mai anh sẽ theo tuyến đường ống. Theo yêu cầu chiến đấu, đường ống sẽ vươn ngày càng sâu vàomặt trận. Đường ống đến đâu, anh sẽ đến đó. Anh vẫn luôn mơ tới ngày được gặp em, được nắm bàn tay em, được nhìn thật sâu vào đôi mắt thăm thẳm của em mà không sợ em coi là bất nhã. Nhưng chiến tranh còn dài, đường anh đi thì đầy bom đạn, chẳng biết cái ngày anh ao ước ấy có trở thành sự thật? Anh nhớ mãi cái đêm ở biển lửa suối Trà Ang. Người con trai đã dùng chút tàn lực nhờ anh chuyển cuốn nhật ký cho người yêu trước khi tắt thở trên tay anh. Người con trai ấy đã thường xuyên viết nhật ký để người yêu hiểu thấu nỗi nhớ của mình. Chàng biết rất rõ ở đầu kia, nỗi nhớ cũng triền miên khắc khoải. Nỗi nhớ người yêu trong chiến tranh nó kỳ lạ lắm, bởi trong nỗi nhớ ấy luôn có lời cầu nguyện cho người mình yêu được bình an. Anh nhớ như in khi anh trao cuốn nhật ký cho người con gái. Chỉ đọc được trang đầu là cô gục xuống bàn òa khóc. Cô khóc nấc lên từng đợt khiến anh không sao cầm lòng. Người con trai ấy ra đi đã neo lại trên đời một địa chỉ. Sẽ có một người con gái mang nỗi nhớ của anh ấy đi hết cuộc đời. Còn anh, em biết không, khi ngủ, lúc hành quân, ngay cả khi vốc tay uống ngụm nước suối mát, lúc nào anh cũng thấy hình ảnh của em. Nỗi nhớ theo anh vào tận đáy con tim, nó không chỉ cho anh cảm thấy bồn chồn, mà nhiều khi anh cảm thấy như có cái gì đau thắt. Có thể mai đây, anh cũng sẽ ngã xuống như chàng trai kia, và nỗi nhớ của anh biết có đọng lại trong cuộc đời em? Có thể em biết, rồi nhẹ lòng quên lãng. Có thể nỗi nhớ của anh đơn côi tan biến vào không gian và thời gian. Nhưng chỉ cần em biết anh yêu em, thế là đủ. Người ta yêu nhau, ở hai đầu nỗi nhớ, nỗi khắc khoải nhân đôi, tình yêu nhân đôi. Còn anh. Tình yêu chỉ có ở một đầu, cái nỗi nhớ nhân đôi ấy, tình yêu nhân đôi ấy anh xin một mình ôm trọn . Nỗi nhớ như thế nếu chẳng được nói với em, chẳng được chia sẻ cùng ai, thì phải có một nơi nào để chia sớt .
Từ nay anh sẽ gửi gắm vào cuốn nhật ký này như là người bạn tri âm, tri kỷ.
Thục viết đến đó thì trời đã tối hẳn. Anh ngả lưng lên cánh võng, nhìn lên bầu trời còn vương lại chút ánh sáng. Những ngôi sao đầu tiên đã mờ mờ xuất hiện. Bất giác anh nhớ đến câu thơ của Nguyễn Bính: Trời còn có bữa sao quên mọc, Anh chẳng đêm nào chẳng nhớ em. Đường còn dài lắm, biết bao giờ mới lại được gặp lại em. Nhưng trên mỗi chặng đường anh đi, có hình ảnh em, có nỗi nhớ em, thế là đủ để anh có thể vượt qua mọi gian khó còn ở phía trước. Những kỷ niệm về Khanh cứ lần lượt hiện về. Hình ảnh người con gái êm đềm dìu anh vào giấc ngủ.

Khi trời chạng vạng tối, Thục hướng dẫn từng tốp đào rãnh để chôn ống theo tuyến mà tổ khảo sát của Ngọc đã bàn giao. Trong mỗi tốp có cả bộ đội, công nhân lắp ráp và dân công. Lực lượng dân công hầu hết là con gái Đoàn viên các Chi đoàn trong xã. Có lẽ vì không mấy khi có công trình quân sự lớn như thế này ngay trên cánh đồng xã nhà, nên các cô gái vui lắm. Tiếng cuốc xẻng, tiếng trêu chọc nhau của các chàng trai cô gái, tiếng hướng dẫn của mấy chàng kỹ thuật làm nên không khí náo nhiệt trên công trường. Đã sang hè nên đến bảy giờ tối vẫn còn nhìn thấy mặt người. Tuy nhiên, hôm ấy trời đầy mây, lại không được dùng đèn nên chỉ sau vài giờ thì trời tối hẳn, người ta chỉ còn dựa vào ánh sáng đèn dù yếu ớt của máy bay Mỹ săn ô tô trên đường quốc lộ thỉnh thoảng hắt đến, khiến cho việc đào rãnh trở nên không an toàn và khó đảm bảo kỹ thuật. Thục đành thu quân sớm.
Đêm hôm sau, may thay trời trong vắt và đầy sao. Trên cánh đồng, đứng gần vẫn có thể nhận ra nhau. Gần khuya thì trăng hạ tuần đã nhô lên ở cuối trời. Đoàn người hăm hở, hỳ hục đào rãnh, lắp ống. Thời chiến, trai làng vắng hẳn, được làm việc buổi tối với mấy anh bộ đội và công nhân, các cô gái làng vui như hội. Tiếng trêu chọc, cấu chí nhau, rồi cả tiếng cười rúc rích. Một giọng hò của con gái cất lên:
Lạ lùng anh mới đến đây
Thấy hoa liền hái, biết cây ai trồng
Tiếng chàng lính trẻ giọng miền Trung tình tứ đáp lại:
Đến đây vàng cũng như son
Ai ai thì cũng là con một nhà
Giọng nữ đáo để :
Anh về chẻ lạt bó tro
Rán sành ra mỡ em cho làm chồng
Giọng nam không chịu lép vế:
Em về đục núi lòn (luồn) qua
Vắt cổ chày ra nước thì ta làm chồng.
Ngọc thích thú lắng nghe họ hò đối đáp nhau. Đã đọc những bài viết về các làn điệu đối đáp vùng Nghệ Tĩnh. Nhưng đây là lần đầu được nghe trực tiếp những câu hò ấy trong đời thường. Anh bỗng cảm thấy những giọng hò tình tứ ấy làm nên cái mơ mộng của những đêm thâu vất vả như thế này.
Quá nửa đêm. Dưới ánh trăng hạ tuần yếu ớt, một cái rãnh lờ mờ đã kéo dài trên cánh đồng. Tuyến ống cũng theo tay những người thợ lắp ráp bò theo con rãnh đó.
Bỗng một tiếng rít ghê rợn xé tan màn đêm yên tĩnh. Rồi đèn dù bật ra những chùm sáng vàng chói. Trời đang tối bỗng sáng như ban ngày. Những người trên cánh đồng bổ nhoài nằm dán xuống ruộng. Sáng quá. Nhưng sao thứ ánh sáng này nó chao chát, vàng vọt, chết chóc. Mỗi người đều nín thở. Hình như cái rãnh vừa đào to ra, dài ra quá nhiều, và ngay cả mình hình như cũng đang bị những con mắt cú vọ từ trên cao kia nhìn thấy. Bom bắt đầu nổ, nhưng không phải nổ trên công trường mà nổ trên con đường quốc lộ bên kia sông Thục hô: tất cả nằm im, nếu chạy sẽ bị địch phát hiện. Trời đang gió, những chiếc dù pháo sáng cứ bay dần về phía cánh đồng. Bên kia sông, đã có hai chiếc xe bốc cháy. Ca đưa bàn tay ngắn củn nắm lấy tay Ngọc, miệng lầm bẩm: Phen này thì chết cả lũ rồi. Ngọc nói: Không phải nó phát hiện ra mình đâu, chúng đánh xe bên kia sông đấy. Chúng mình đông như cua thế này làm gì mà chúng không phát hiện ra. Tiếng Ka hổn hển và rõ ràng anh ta đang run. Ngọc vẫn nằm dán xuống ruộng, và chính anh cũng cảm thấy tim đập thình thịch. Người trên đồng đông quá, nếu chúng rải bom bi thì không biết hậu quả sẽ ra sao. Lần đầu tiên có cảm giác đang đón đợi một điều khủng khiếp nên anh thấy từng phút trôi đi thật nặng nề.
 

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,397
Động cơ
415,659 Mã lực
Rồi cuối cùng đèn dù cũng tắt. Mọi người thở phào đứng dậy. Ka chỉ sang hai chiếc xe đang rừng rực cháy bên kia sông nói với Ngọc:
- Vào đây mới biết chúng mình bị lừa.
- Sao anh nói vậy.
- Thì đài báo lúc nào cũng nói ta thắng, địch thua. Vậy mà từ hôm vào đây đến giờ, ngày nào bom đạn cũng băm nát đường ,và có mấy đêm không có xe cháy? Cả chúng ta đây nữa, rồi cách gì để giữ bí mật mãi được.
- Vậy mới là đánh nhau chứ anh.
Ngọc trả lời và bất giác nhớ câu của Quang: Cứ vào cuộc mới biết ai thế nào. Đứng bên anh bây giờ là một người run rẩy, sợ hãi, nói những câu ngô nghê về chiến tranh, sao chẳng giống tý nào cái hôm anh ta rao giảng.
Ngày hôm sau, Thục mời các kỹ sư và Xã đội lên bàn cách tránh những rủi ro như hồi đêm. Mở đầu cuộc hội ý, Ka gay gắt:
- Tổ chức thi công thế này thì chết cả lũ. May mà hôm qua chúng chưa kịp phát hiện. Giờ mới thấy thi công đêm chưa chắc đã an toàn.
- Vậy anh có nghĩ ra cách gì để tránh điều đó không?- Thục hỏi.
- Việc ấy là của chỉ huy. Chúng tôi chỉ là cán bộ kỹ thuật.
Thục ngao ngán nhìn Ka. Anh ta là kỹ sư có tuổi nhất, là **** viên, đứng đầu nhóm kỹ thuật trong đội của anh mà nói thế này thì mấy cậu kỹ sư trẻ mới ra trường sẽ ra sao đây.
Ngọc giơ tay phát biểu:
- Cái khó nhất của chúng ta là lắp ống xong phải có rãnh chôn ngay, và phải làm sao để khi trời sáng hẳn thì không còn dấu vết nào khiến địch có thể phát hiện được. Lắp một ống chỉ mất một phút, nhưng đào rãnh trên đất cứng để chôn một ống có thể mất tới hai, ba mươi phút. Như vậy vấn đề bây giờ là phải làm sao có đủ rãnh đồng bộ với số ống lắp trong đêm. Ống phải lắp theo trình tự, còn rãnh thì có thể đào trước. Tôi đề nghị những đoạn tuyến đi qua đồi có cây, ta đào ban ngày. Còn trên đồng, ban ngày ta dùng cày cày dọc theo tuyến. Cày càng sâu càng tốt. Đêm đến theo tuyến đã vạch phân tán ra thành từng tốp nhỏ moi sâu đường cày xuống là được. Làm vậy sẽ không phải tập trung đông người vào một chỗ như đêm qua.
Đó là sự gợi mở thật có giá. Thục phấn khởi:
- Tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của anh Ngọc. Xin bổ sung thêm: Một đoạn cày ngắn địch không phát hiện được, nhưng đường cày độc đạo kéo dài hàng cây số, địch sẽ phát hiện được qua ảnh. Bởi vậy những nơi đường cày bị lộ liễu thì ta phải có biện pháp ngụy trang. Riêng đối với những thửa ruộng đang có lúa thì ban ngày cắm sẵn cọc tiêu, trên đính giấy trắng. Đêm theo đó mà nhổ lúa lên, khi lắp ống qua thì trồng lại. Như vậy sẽ giữ được bí mật. Còn điều này nữa: Ban ngày các tốp làm việc đều phải quàng áo tơi như nông dân đang làm đồng. Như vậy địch sẽ không nghi ngờ.
Thục thích thú ngắm nhìn chàng kỹ sư trẻ. Anh thầm nghĩ: những người thế này sẽ sống chết với tuyến đường ống. Rõ ràng anh ta đã đưa ra được giải pháp đồng bộ và khoa học. Theo mạch tư duy đó, mỗi người thêm một ý, cuối cùng phương án thi công đã rõ ràng, an toàn.

Theo lệnh của chỉ huy công trường, Quang có mặt từ chiều ở bờ bắc bến đò Vạn Rú. Nơi lắp ống vượt sông Lam là trọng điểm khó khăn nhất của tuyến X42. Đây không chỉ là nỗi lo của công trường, mà còn là nỗi lo của lãnh đạo Tổng cục. Bởi vậy các kỹ sư được đào tạo Liên Xô về đều có mặt. Còn những người mới ra trường như Quang chỉ được làm theo lệnh và thực hiện những việc kỹ thuật đơn giản. Không thể triển khai vượt sông theo bài bản của quân đội Liên Xô, nhưng Tổng cục đã triệu tập về đây một đội ngũ thợ lắp ráp lành nghề của công ty Gang thép Thái Nguyên, một đội thợ lặn để xử lý các sự cố dưới nước.
Khi Quang đến bến đò thì nhóm thợ lặn đã kéo được một sợi cáp qua sông. Ở bờ nam sông, người ta bố trí một chiếc xe Gaz69 để kéo ống với sự hỗ trợ của hàng trăm dân công. Bến đò Vạn Rú chỉ cách trọng điểm Rú Trét chưa đến một cây số. Bởi vậy nếu tổ chức vượt sông không chu đáo, để địch phát hiện thì tổn thất thật khó lường. Bờ bắc bến đò là bãi cát thoai thoải nên thuận lợi cho việc lắp ống và xử lý trên bờ. Đoạn ống vượt sông được lắp sẵn dấu kín trong ruộng ngô. Ở đầu ống, các kỹ sư cho lắp một cút chữ T để buộc cáp. Một đoàn người đứng dọc theo đoạn ống đã lắp, sẵn sàng cùng nhau nhấc ống và đẩy đi khi ống được kéo về phía nam. Ở bờ nam, đoàn người đứng kín hai bên sơi cáp như chuẩn bị kéo co.
 

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,397
Động cơ
415,659 Mã lực
Mọi việc chuẩn bị đến chín giờ tối thì hoàn tất. Chỉ huy phó công trường Đặng Văn Thế đứng trên bờ nam sông chỉ huy. Ông hô toàn công trường chú ý, rồi bắn một phát súng chỉ thiên. Theo quy ước, đó là tín hiệu mọi người vào vị trí sẵn sàng. Chiếc xe bắt đầu nổ máy. Ít giây sau, hai phát súng tiếp theo. Đó là tín hiệu bắt đầu kéo ống qua sông. Tiếng dô ta dô huầy của đoàn người át cả tiếng máy ô tô đang ì ạch nhích từng chút, từng chút. Đoàn người gò lưng kéo theo nhịp. Chẳng mấy chốc đoạn ống như con rắn đã bò dần ra giữa sông. Bờ nam cứ kéo, bờ bắc cứ đẩy, còn dòng nước càng ra giữa sông càng xiết nên con rắn cứ oằn mình về phía hạ lưu. Bỗng “con rắn” ấy khựng lại, lỳ ra, không chịu nhích lên nữa. Ở bờ nam tiếng động cơ xe rồ lên từng đợt, và tiếng dô ta nghe gấp gáp hơn, nhưng những chiếc ống vẫn không hề nhúc nhích. Chỉ huy trưởng Lê Trọng cho tạm dừng. Ông bắt đầu cảm thấy lo. Phía Rú Trét, máy bay địch liên tục thả pháo sáng hắt thứ ánh sáng vàng vọt yếu ớt lên công trường. Nếu đêm nay không dứt điểm được thì hậu quả khó mà lường hết. Những chiếc ống đã kéo ra giữa sông có thể bị nước cuốn. Thêm nữa, hàng trăm người làm việc ngay sát trọng điểm đánh phá của địch thế này không thể nói trước được điều gì.
Theo lệnh của chỉ huy trưởng công trường, tốp thợ lặn lặn xuống, lần theo giây cáp tìm nguyên nhân khiến cho ống không thể kéo đi được. Trên bờ, công nhân, dân công và bộ đội công trường tản ra chờ lệnh mới. Giữa lúc công trường đang căng thẳng thì một loạt bom nổ rất gần, mấy quả rốc két vạch dấu đỏ lừ vút qua đầu họ. Tiếng ai đó thảng thốt: Tổ cha, coi chừng lộ rồi bay. Thế hô mọi người bình tĩnh không được nhốn nháo. Té ra vẫn là những cuộc rượt đuổi xe trên đường 15. Đoan đường phía nam Rú Trét cách công trường chỉ dăm trăm mét nên nghe tiếng bom gần lắm. Phút căng thẳng qua đi trong giây lát, rồi công trường vui trở lại bởi tiếng cười đùa của đám thanh niên.
Lê Trọng đi đi lại lại trên bờ sông lòng như lửa đốt. Mảnh trăng hạ tuần nhỏ như cái lưỡi trai đã nhô lên khỏi núi. Đã qua nửa đêm, trời chuyển dần về sáng. Liệu rồi sẽ ra sao đây. Đúng lúc đó, thuyền chở thợ lặn từ giữa sông đang ì oạp vào bờ. Lê Trọng hét vọng ra: Tình hình thế nào? Anh thợ lặn nhảy từ trên thuyền xuống, trả lời: Đầu ống bị cắm xuống bùn. Muốn kéo ống đi thì phải có cách nào nâng được đầu ống lên. Sau ít phút hội ý, tốp thợ lặn trở ra giữa sông cùng hai chiếc thuyền. Họ lặn xuống, kéo đầu ống lên khỏi bùn và buộc chúng vào một thanh tre bắc ngang giữa hai con thuyền. Ngay lúc ấy, người và xe trên bờ lại ra sức kéo. Lại những nhịp dô ta hòa cùng tiếng máy. Lần này xem ra việc kéo thuận lợi hơn. Chèo thuyền là những người lái đò đã thuộc con nước như lòng bàn tay. Bởi vậy, mặc dù rất vất vả để giữ được thăng bằng giữa sức nặng của những chiếc ống đã no nước, lực kéo từ trên bờ và dòng nước xiết, con thuyền vẫn vững vàng trườn trên mặt nước. Giữa lúc mọi người đã thấm mệt, và tiếng động cơ của chiếc xe nhỏ nhoi đang gằn lên từng tiếng như thở gấp, một giọng con gái trong vắt cất lên: Em hò làm nhip kéo nghe. Tiếng ai như tiếng o Liên hè. Phải đó, người đẹp hò đi. Thế là cái giọng trong vắt kia bắt đầu:
Em đã có chồng rồ ồ ì …Những bàn chân bấm xuống cát, nhịp kéo cùng với tiếng “này” đồng thanh của đoàn người đang ghì vào giây cáp. Theo nhịp đó, cô gái hò tiếp:
Em đã có lứa rồi (này)
Vung úp đã vừa nồi (này)
Đũa ghép đã thành đôi (này)
Bạn đừng có ỡm ờ với tôi (này)
Tôi lấy chân khoá lại (này)
Tôi lấy bàn khoá lại (này)
Theo nhịp hò ấy, con đò đã bò dần vào bờ nam. Khi sáng rõ mặt người cũng là lúc hai con thuyền cập bến và đầu ống nối từ bờ bắc đã gối lên bờ nam. Lê Trọng nghẹn ngào ôm lấy tổ trưởng thợ lặn. Thế là chúng ta thắng lợi rồi. Mọi người ôm lấy nhau reo hò sung sướng. Lúc này ông mới để ý tới cô gái trẻ có giọng hò trong vắt. Cô ấy đẹp quá, Dáng dong dỏng, chiếc áo đen bó sát người làm nổi lên thân hình trẻ trung và tôn thêm nước da trắng muốt, đôi tóc đuôi sam dài. Hồi đêm hò bạo dạn thế mà bây giờ, khi mấy cậu lính trẻ vây quanh thì đôi mắt lá răm cứ chớp chớp bẽn lẽn. Có tiếng ai đó xuýt xoa: Người đâu mà xinh thế. Lê Trọng quay sang, hóa ra là cậu Ất, kỹ sư. Một anh chàng cao to, da ngăm đen, hay cười và cởi mở. Lê Trọng cốc yêu một cái lên đầu cậu ta và nói:
- Thích thì tấn công đi, tớ yểm trợ.
- Thủ trưởng ơi, đường ống của mình nay đây mai đó, tôi đâu có cơ hội.
- Có thể có lắm chứ. Lần này công trường sẽ tuyển một số người của địa phương. O này rất nên vào đơn vị mình, ít ra thì cũng là hạt nhân văn nghệ.
- Thật không thủ trưởng?
- Cậu không tin sao. Tớ chỉ lo khi cô ấy vào đơn vị, cậu sẽ vất vả chiến đấu với các đối thủ thôi.
Lê Trọng bước nhanh về nhà chỉ huy, bỏ lại chàng kỹ sư trẻ đang ngẩn ngơ nhìn vào đám đông chỗ có tà áo đen và đôi tóc đuôi sam. Ông cần điện báo cáo ngay cho Chủ nhiệm Đinh Đức Thiện:
- Báo cáo anh, việc vượt sông đã thành công.
- Thật không? Phía đầu dây bên kia hỏi như reo lên- Có tổn thất gì không?
- Báo cáo anh, an toàn tuyệt đối. Ta làm gọn trong một đêm.
- Các cậu giỏi lắm, cố đưa xăng vào N2 càng sớm càng tốt nhé. Ông Nguyên đang khát xăng, kêu quá trời.
- Vâng, anh yên tâm, chúng tôi sẽ hết sức cố gắng.
Lê Trọng đặt máy xuống, hít một hơi thật sâu, khoan khoái nhìn những tia nắng đầu tiên đang hoe vàng trên ngọn cây. Thế là việc khó nhất trên đoạn tuyến này đã qua.

Sáng kiến của Ngọc, của Thục và các sáng kiến khác được triển khai thực hiện và rất có hiệu quả. Thêm ba tuần thi công , tuyến ống đã lắp thông. Theo quy trình của quân đội Liên Xô thì trước khi bơm xăng, người ta sẽ đưa vào đường ống một con thoi bằng cao su, trên đầu có gắn chất phóng xạ, dùng khí nén đẩy con thoi đi. Chỗ nào ống tắc, con thoi sẽ mắc lại. Một thiết bị đo phóng xạ sẽ phát hiện vị trí con thoi. Theo đó, ống sẽ được tháo ra xử lý. Quy trình đó rất hiện đại và nó không cho phép dị vật nào trong ống. Tuy nhiên, ngay từ khi nghiên cứu ở Hà Nội, các kỹ sư đều thấy nó không khả thi trong điều kiện Việt Nam vì việc quản lý chất phóng xạ rất phức tạp. Thêm nữa, bom có thể đánh đứt tuyến ở bất kỳ chỗ nào, và việc đất cát vào ống là không thể tránh khỏi. Bởi vậy, phương án đưa ra là dùng nước để rửa ống và thử độ thông suốt của tuyến ống trước khi bơm xăng. Trong quy trình vận hành, bước này gọi là thử rửa. Vì phải thử rửa nên bao giờ ở trạm bơm đầu tiên cũng phải tìm được nguồn nước. Trên tuyến ống, các trạm bơm đẩy được lắp nối tiếp với nhau. Khoảng cách giữa các trạm bơm tùy thuộc vào địa hình. Trên địa hình bằng phẳng thì khoảng mười đến mười hai cây số sẽ có một trạm bơm, nhưng để vượt dốc, các trạm bơm có khi cách nhau chỉ vài trăm mét. Thông tin trên tuyến đường ống cũng là vấn đề rất hệ trọng. Nếu đường ống là mạch máu thì thông tin được ví như hệ thần kinh. Phải có thông tin thì khi phát hiện sự cố mới có thể báo về cho Sở chỉ huy xử lý. Nếu đứt ống mà cứ bơm thì không chỉ là mất xăng, mà xăng có thể tràn ra suối, tràn vào khu dân cư, hậu quả khó lường hết được. Để hạn chế hậu quả khi có sự cố, trên tuyến ống, tùy theo địa hình, từ vài ba cây số đến dăm cây số, sẽ có một van chặn. Đa số nơi có van chặn đều lắp đồng hồ đo áp suất. Khi vận hành, ở vị trí van đó có người trực, sẵn sàng theo lệnh, đóng van chặn dòng chảy, không cho xăng đến nơi xẩy ra sự cố. Những điểm lắp van ấy gọi là “cửa van” hoặc gọi tắt là “cửa”. Tại mỗi trạm bơm hoặc cửa van đều phải có máy điện thoai. Các máy điện thoại trên toàn tuyến được đấu chữ đinh (T) vào đường dây thông tin chạy dọc theo tuyến ống. Với cách đấu như vậy, một người nói là toàn tuyến nghe được. Khi vận hành, các máy điện thoại đều có người áp tai nghe. Chỉ có ba trường hợp được nói vào máy điện thoại: Một là các mệnh lệnh phát ra từ sở chỉ huy vận hành và báo cáo về việc thực hiện sự chỉ đạo đó. Hai là báo cáo khẩn cấp của những nơi xẩy ra sự cố. Ba là báo cáo định kỳ của các trạm bơm, cửa van về các chỉ số đo trên đồng hồ áp suất và các thông số cần thiết khác theo yêu cầu của chỉ huy sở.
 

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,397
Động cơ
415,659 Mã lực
X42 là đoạn tuyến ống giã chiến đầu tiên nên việc thử rửa còn ngỡ ngàng đối với mọi người. Ngày thử rửa, quân của toàn công trường 81 được rải lên tuyến để phát hiện sự cố. Hầu hết tuyến chạy trên đường bằng, ống lại mới, nên chỉ xẩy ra một số sự cố nhỏ do ta chưa có kinh nghiệm lắp ráp, một số ống bị đất đá lọt vào do lắp ráp ban đêm không phát hiện được. Sau hai ngày thử rửa, tuyến ống đã hoàn toàn thông suốt..
Trưởng ban kỹ thuật công trường Lê Khôi kiểm tra lại tình hình trên tuyến, các cửa van và các trạm bơm. Khi chắc chắn mọi việc đã hoàn tất, các tổ trực cửa van đã sẵn sàng, Trọng phát lệnh bơm xăng. Sau này, khi đã trải qua hàng trăm cuộc vận hành, phải đối mặt với những trận đánh phá khốc liệt của máy bay Mỹ, với những thử thách nặng nề trên tuyến đường ống, hồi tưởng lại giờ phút phát lệnh vận hành này, Trọng vẫn không sao quên được cái cảm giác hồi hộp, nao nao. Đây là lần đầu tiên xăng được bơm trên tuyến ống hiện đại dài hàng chục cây số dưới bầu trời mà bom đạn Mỹ có thể rơi xuống bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào. Một phương thức vận tải mới bắt đầu. Nó cần được chứng minh sẽ thành công bất chấp mọi sự cản phá quyết liệt của không lực Hoa Kỳ.
Lê Trọng áp tai vào tổ hợp điện thoại lắng nghe tiếng báo cáo xăng đã đi qua từng cửa van, từng trạm bơm. Ông hiểu rằng ở cơ quan Tiền phương Tổng Cục, tướng Đinh Đức Thiện đang rất nóng lòng chờ kết quả của đợt vận hành này. Ông thầm cảm ơn tất cả mọi người đã đồng lòng để có được phút giây này. Suốt trong quá trình thi công, nhiều sáng kiến, nhiều biện pháp đã được thực thi để đẩy nhanh tiến độ và giữ bí mật tuyến ống. Mấy cậu kỹ sư trẻ mới ra trường nhập cuộc rất nhanh. Mặc dù còn bỡ ngỡ, nhưng họ rất tích cực học hỏi, mạnh dạn đề xuất sáng kiến. Từ khi bắt đầu thi công đến giờ, có vẻ như địch chưa hề hay biết tuyến đường ống này. Dòng xăng từ kho N1 vẫn chảy đều đều trong ống, đẩy nước lên phía trước. Cho đến khi van xả nước ở kho N2 báo có mùi xăng, ông ra lệnh đóng van lại, đẩy toàn bộ hỗn hợp nước-xăng vào bể. Tại các bể đó, nước sẽ lắng xuống và được tháo ra.
Cuộc vận hành kết thúc, Trọng nhấc máy điện thoại báo cáo Chủ nhiệm Đinh Đức Thiện:
- Báo cáo anh, xăng đã đầy N2.
- Thật không? Cậu có trực tiếp ra tận kho kiểm tra không hay cứ ngồi ở Chỉ huy sở.
- Tôi đang điện cho anh từ kho. Đợt vận hành đầu tiên thế là an toàn và thắng lợi anh ạ.
- Hoan hô Công trường 81- Giọng Chủ nhiệm bỗng trở nên xúc động- Cảm ơn các cậu. Thế là chúng mình đã chứng minh cho Quân ủy Trung ương sự thành công của một phương thức vận tải mới hiện đại và hiệu quả. Nhớ khen thưởng cho anh em thật xứng đáng nhé. À, Lê Trọng này. Hôm nay bận, tôi không đến N2 được, cậu mang ngay đến Tiền phương cho tôi một chai xăng hứng từ đường ống để xem nó thế nào nhé. Mẹ thằng Mỹ. Lần này thì chết với ông.
Lê Trọng trân trọng hứng hai chai xăng gửi vào tiền phương Tổng Cục. Ông hình dung nét mặt rạng rỡ của Chủ nhiệm khi cầm trên tay chai xăng này.

Ngay sau khi thông tuyến, Ngọc được lệnh cùng Danh, một kỹ sư cùng lớp mới ra trường, và một nhóm trắc địa khảo sát tuyến sâu vào phía trong. Yêu cầu rất khẩn trương nên họ chỉ dùng máy đo những chỗ có núi để vẽ mặt cắt dọc tuyến phục vụ thiết kế. Đội khảo sát đã qua nhiều cánh đồng, những vùng đồi trung du, làng mạc, đi theo những lối mòn trong những cánh rừng già chân dãy Trường Sơn. Qua đất Hà Tĩnh, sang đất Quảng Bình, sự ác liệt của cuộc chiến tranh phá hoại đã tăng dần trên mỗi chặng đường mà đội khảo sát đi qua. Những làng mạc xơ xác với những căn nhà cháy trụi trơ ra những mảng tường đen đúa. Cuộc sống của người dân gắn chặt với những chiếc hầm chữ A. Làng mạc vắng hẳn vì người già và trẻ nhỏ đã sơ tán ra phía ngoài. Theo chỉ đạo, có một đoạn tuyến ống sẽ đi dựa vào nền cũ của đường xe lửa. Kể từ ngày đế quốc Mỹ phát động chiến tranh phá hoại, đường sắt bị ngăn chặn quyết liệt và vài năm gần đây không còn sử dụng nữa. Việc chọn tuyến ống dựa vào trục đường sắt cũ nếu giữ được bí mật, sẽ tiết kiệm được máy bơm và thuận lợi cho thi công.
 

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,397
Động cơ
415,659 Mã lực
Tổ khảo sát của Ngọc cứ theo nền đường xe lửa mà đi. Không thể tưởng tượng nổi tuyến đường sắt xưa kia, nay lau sậy mọc um tùm. Tám người lỉnh kỉnh máy đo, súng ống, nồi niêu, gạo thực phẩm, cứ kiên trì phát đường tiến lên phía trước. Một ngày chiều muộn, họ hạ trại dưới chân chiếc cầu sập. Khi họ ăn cơm xong thì đã nhọ mặt người. Mắc võng dưới gầm cầu, bên dòng suối trong vắt thật khoan khoái. Cả ngày vất vả, mỏi nhừ vì phải vừa đi vừa phát lối, cả tổ nhanh chóng chìm sâu vào giấc ngủ. Sáng hôm sau, khi những ánh nắng đầu tiên xiên vào cánh võng, một người trong tổ đi nhặt củi nấu cơm sáng. Anh bỗng tá hỏa khi phát hiện một quả bom từ trường chỉ cách nơi họ nằm chừng mươi mét. Mọi người choàng dậy, nhìn ra xung quanh. Trời đất ơi, không phải chỉ là một quả, mà bom từ trường la liệt. Họ đã ngủ giữa bãi bom từ trường. Một nhân viên đo đạc nhảy tới túm cổ áo Ngọc gằn lên:
- Thằng nhóc, mày dẫn chúng tao vào chỗ chết. Bây giờ làm sao ra khỏi bãi bom này đây!
Ngọc bình tĩnh:
- Anh bỏ tay ra đi. Tôi có muốn vào chỗ chết không? Bây giờ cuống lên có ích gì. Mỗi người thử nghĩ xem có cách nào không.
Người đàn ông buông tay ra. Chắc anh ta cũng nhận ra sự nóng giận của mình là vô lý. Còn Ngọc, nói vậy nhưng anh rất lo lắng. Anh không nghĩ đến cái chết của mình, mà lúc đó, bỗng nhiên anh bỗng cảm thấy mình có lỗi. Anh hỏi Danh:
- Ta nên đi tiếp hay quay lai? Vì phía trước cũng chưa biết tình hình thế nào
- Không nên quay lại- Danh trả lời - Cậu nhìn xem, đâu cũng là bom cả, tiến hay thoái cũng phải vượt qua bãi bom này. Ngọc thầm cảm ơn Danh. Trong tổ, trừ Ngọc và Danh, còn lại đều là những người có tuổi, vậy mà vào tình thế này, hình như nỗi lo đã làm mọi người mụ mị. Họ như trông vào quyết định của anh, một kỹ sư vừa ra trường được mấy tháng. Ngọc nói với Danh:
- Chúng mình còn quá trẻ, trong tổ có một số **** viên, cần phải dựa vào họ mới tranh thủ được lòng tin của mọi người.
Danh đồng tình ngay.
Ngọc và Danh mời ba người là **** viên đến hội ý. Anh nói:
- Tình thế của chúng ta các anh đã rõ. Không ai muốn thế này. Bây giờ ta hãy cùng nhau bàn xem làm thế nào để có thể vượt ra ngoài bãi bom. Có thể đây là đường tàu nên bom nhằm phá tàu hỏa. Do đó hy vọng những thứ sắt thép mà chúng ta mang theo chưa đủ kích nổ loại bom từ trường này. Nhưng dù sao cẩn thận vẫn hơn. Các anh là **** viên, chúng tôi xin ý kiến các anh, và mong các anh cùng chúng tôi trấn an tinh thần anh em. Tôi đề nghị tôi và Danh mang máy móc đi trước, các anh hướng dẫn anh em đi lùi lại phía sau đủ xa để không may bom nổ thì người sau không bị thương vong.
Cách lý giải về bom từ trường như vậy làm cho không khí như dãn ra. Các **** viên bỗng cảm thấy mến mấy cậu kỹ sư mới ra trường, gặp tình thế hiểm nghèo như thế này mà vẫn bình tĩnh để tư duy mạch lạc, lại không hề đắn đo gì khi nói đến hy sinh bản thân mình. Thượng sỹ Huy, người cao tuổi nhất tổ, nói:
- Tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của đồng chí Ngọc. Nếu máy móc, vũ khí chúng ta mang theo đủ kích nổ thì hôm qua cả tổ ta đã tan xác rồi. Nên nói điều này cho anh em yên tâm. Còn việc Ngọc và Danh xin đi trước thì không nên đâu. Tôi sẽ đi trước, Ngọc dẫn anh em đi sau, cách xa nhau ra là được.
Hai người còn lại cũng đòi đi trước. Vậy là câu chuyện rất nghiêm trọng đã trở nên nhẹ nhàng. Bây giờ Ngọc mới thật sự hiểu thế nào là **** viên Cộng sản trong chiến đấu. Ngọc thầm cảm ơn họ. Sau mấy phút hội ý ấy, không còn thấy nét mặt căng thẳng của mọi người. Ngọc khoác khẩu AK, rẽ đám cỏ lau toan tiến về phía trước. Huy kéo lại, nói như gắt:
- Cậu để tôi. Nhắc mọi người đứng đây chờ tôi đi xa xa rồi hãy đi tiếp.
Không chờ Ngọc trả lời, Huy đeo máy kinh vĩ nhảy qua con suối nhỏ, phăm phăm rẽ lau sậy tiến lên phía trước. Huy đi chừng vài chục mét thì đến Ngọc, Danh. Khi Huy đi cách chân cầu cừng một trăm mét, anh hú to gọi mọi người. Những người còn lại theo dấu đường của anh đi lên, mọi cảm giác lo lắng dần tan biến. Chừng nửa giờ sau, họ đã thoát ly xa chiếc cầu sập. Đến một gốc cây lớn, cả tổ dừng lại, ăn lương khô và cảm ơn trời phật. Lúc này họ mới thấm hết cái cảm giác mệt. Những ngụm nước trong bi đông và những miếng lương khô sao mà ngon đến thế. Anh nhân viên trắc địa bắt tay Ngọc:
- Tớ xin lỗi cậu vì hành động lúc sáng.
- Không sao đâu anh. Không phải chỉ có anh, mọi người đều lo mà. Thôi cho qua đi.
 

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,397
Động cơ
415,659 Mã lực
Họ đứng dậy đi tiếp. Rất may từ đây có một lối mòn dọc đường sắt. Khi chiều xuống, họ gặp một khu lán của Thanh niên xung phong đảm bảo giao thông. Những chiếc lán nép mình dưới tán rừng, bên một con suối nhỏ. Quần áo con gái phơi đầy lối đi. Lán là nơi sinh hoạt học tập. Các cô Thanh niên xung phong ngủ dưới những căn hầm rộng rãi. Đó giống như những căn nhà âm có nắp. Loại hầm này có thể tránh được bom bi và đạn đại liên từ trên máy bay. Nhà âm được nối với các hầm chữ A vững chắc để tránh bom lớn. Hầu hết các cô gái ở đây đều là người các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Việc có tám người đàn ông xin nghỉ nhờ qua đêm trong lán nữ Thanh niên xung phong như một sự kiện đặc biệt. Vừa thấy mấy người đến, các cô đã vây lấy, hỏi quê, nhận đồng hương tíu tít. Vài cô trước khi chạy đến còn kịp vuốt lại mái tóc, sửa lại quần áo.
- Các cô cho chúng tôi nghỉ lại đây một đêm được không?- Ngọc hỏi.
- Một tối thì ít quá, các anh ở lại đây luôn với chúng em thì tốt biết mấy- Một cô gái có lẽ là chỉ huy nói và liếc xéo một cái làm Ngọc lúng túng.
Huy là người bạo dạn nhất:
- Sáng kiến hay đấy, nhưng bọn anh đói quá rồi, phải làm cái gì ăn đã. Tối qua bọn anh vô tình ngủ giữa bãi bom từ trường mà sao bom không nổ. Giờ vẫn hú hồn. Các em có gì cho bọn anh liên hoan không?
- Chúng em có rau tăng gia, thịt hộp, và... tóm lại ở đây có gì các anh thích, chúng em đều cho tất- Một cô nhanh nhảu.
Mấy người bạn đấm lưng cô: “ Sao mà vội hào phóng thế”. Cô chỉ huy nhắc:
- Chúng mày để các anh ấy thở một chút chứ - Rồi cô quay sang nói với Huy, chắc cô nghĩ Huy là người dẫn đầu tổ này – Tối nay các anh san ra ba hầm để ngủ. Chúng em sẽ dồn lại để có giường cho các anh.
Huy ý tứ chỉ Ngọc:
- Cậu bé này mới là chỉ huy của bọn anh đấy.
Nghe vậy, Ngọc hơi ngượng ngùng. Câu chuyện sáng nay làm anh yêu mến và kính trọng Huy. Ngọc chống chế:
- Anh Huy đừng nói thế. Dù sao anh cũng là anh cả của tổ.
Cô gái mỉm cười nói với Ngọc:
- Chỉ huy trẻ càng tốt chứ sao mà anh phải xấu hổ. Thôi, các anh nghỉ ngơi đi, vườn rau của bọn em hôm qua bị bom đánh tan tành rồi. Nhà bếp còn bí xanh, các anh ăn cho mát ruột nhé. Em bảo mấy em giúp các anh nấu cơm, nhưng đừng để chúng nó bắt nạt đấy.
Cả bọn cảm ơn, chuyển phần gạo và thực phẩm của mình cho các cô gái, rồi kéo nhau ra suối tắm. Chẳng mấy khi có cơ hội nói chuyện với các em mà người hôi rình thế này thì không được. Họ tắm rất nhanh rồi sà ngay vào bếp, cùng nấu cơm và tán chuyện với các cô gái. Riêng Ngọc phải ngồi lại vẽ tuyến họ đã đi qua trong ngày hôm ấy. Trước khi lên đường, thiếu úy Hưng trải bản đồ chỉ cho anh:
- Tuyến sẽ đi dọc theo nền đường sắt cũ. Các cậu cứ theo đó xem tình hình thế nào.
- Vâng. Anh cho tôi mang theo bản đồ để đối chiếu.
- Không được, bản đồ này bí mật, các câu mang theo sao được.
- Vậy đi khảo sát mà không có bản đồ thì lấy gì đối chiếu và đánh dấu tuyến?
- Thì chỉ là theo nền đường sắt, cứ thế mà đi.
Thanh ngồi bên cạnh nhanh nhảu:
- Đúng, đúng, chỉ là nền đường sắt, cứ thế mà đi và đo đạc thôi mà.
Cái kiểu nói phụ họa của Thanh, Ngọc đã quen từ hồi đi hoc, vậy mà bây giờ nghe vẫn thật khó chịu. Ngọc hiểu rằng tổ khảo sát chỉ có vài người là quân nhân, người cao nhất cấp bậc cũng chỉ là thượng sỹ. Còn anh, người được giao phụ trách tổ thì chỉ là kỹ sư mới ra trường, ăn lương tập sự, chưa được giao quân hàm, quân hiệu gì thì vẫn bị coi là dân thường như mấy nhân viên trắc địa mới điều từ cơ quan Nhà nước vào. Từng ấy người thì chưa thể tin tưởng được. Anh ra đi mà trong lòng thấy ấm ức. Lúc phát hiện bom từ trường ở chiếc cầu sập càng thấy ức hơn, vì chẳng biết mình đang đứng ở đâu, và xung quanh có đường giao thông, trọng điểm hay giao lộ nào mà nhận định, hay chí ít là chọn được cách đi hợp lý. Bây giờ thì phải dẹp cái bực mình sang một bên. Anh cố nhớ lại những nơi đã qua trong ngày, vẽ thành sơ đồ, ghi đặc điểm để phục vụ cho bàn giao tuyến sau này.
- Ngọc ơi, vào ăn cơm thôi – Tiếng Huy gọi từ lán nhà ăn.
Ngọc viết vội mấy chữ cuối cho xong vì trời đã bắt đầu tối. Chà, mâm cơm thật thịnh soạn. Đĩa bí luộc bốc khói nghi ngút. Cả tuần rồi chưa được ăn rau nhà, hôm nào sang nhất thì chỉ là mấy ngọn rau tàu bay ở miệng các hố bom hay lá chua hái trong rừng.
- Ngon quá, cảm ơn mấy em nhé.- Ngọc xuýt xoa và hướng về mấy cô gái đang thu dọn nồi niêu. Anh phải nói điều gì đó, vì nãy giờ anh không đụng tay vào bếp. Huy đưa cho Ngọc cái bát nhỏ và nói:
- Món bí xanh này mà chấm mắm tôm thì không gì bằng. Lúc nãy trong bếp mình thấy có mắm tôm đấy. Câu đến xin mấy cô một ít về ăn cho đã.
- Xong ngay! Nãy giờ tôi chẳng giúp được gì vào bữa ăn.
Nói rồi, Ngọc hăng hái cầm bát đi đến chỗ mấy cô gái:
- Các em cho bọn anh xin một ít mắm tôm được không?
Mấy cô gái ngơ ngác:
- Bọn em không có anh ạ.
Ngọc toan thanh minh là lúc nãy anh Huy thấy có hũ mắm tôm trong bếp, thì một cô đã cười ré lên:
- Trời ơi, mới đến mà đã đòi “mắm tôm” sớm thế.
Các cô gái khác cũng hùa theo rồi ôm nhau cười ngặt ngẽo.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top