- Biển số
- OF-141506
- Ngày cấp bằng
- 11/5/12
- Số km
- 13,593
- Động cơ
- 2,074,293 Mã lực
Em lại tiếp tục
Triết học Mác - Lê nin và môn chính trị
Khác với đa số học viên trong trường, em rất khoái mấy môn này và học nhanh vào
Lan man môt chút: bố em công tác tại Đài Phát thanh tỉnh Hải Hưng với các vai trò: Phát thanh viên, Phóng viên và sau này thêm cả vai trò Biên tập viên
Một phần do bố em có năng lực thực sự, phần nữa trong chiến tranh, thanh niên đến tuổi đều vào bộ đội nên Đài thiếu người có chuyên môn trầm trọng, mà bố em có chất giọng "cả triệu dân Hải Hưng mới có một" - lời của bác trưởng ty Văn hoá Hải Hưng, nên bố em được ưu tiên giữ lại Đài.
Để hoàn thành nhiệm vụ được giao bố em có 1 tủ sách to đùng làm tư liệu tra cứu: Sách văn học ta tàu tây, lịch sử, điạ lý, các sách báo tạp chí của "phe Ta" nhiều lắm, Tủ sách của bố em như một thư viện nhỏ. Làm cùng lúc 3 vai trò nên bố em hay mang bài viết do công tác viên về nhà để biên tập
Xưa không phải học thêm nên em có nhiều thời gian rảnh, nhàn cư bèn lôi sách truyện của bố ra đọc, mà đọc đi đọc lại, hết các sách văn học đến lịch sử, sau còn tò mò đọc các loại sách nghiên cứu và tập chí, có khi đọc đến thuộc.
Bố có nghề tay trái là chữa đồng hồ nên về nhà cũng bận, do em học văn tốt, chính tả ngữ pháp chuẩn nên hay bố em giao cho em việc rà soát bài của cộng tác viên gửi về đài, lấy bút đỏ gạch chân những phần mà em cho là sai để giảm tải cho bố.
Với việc đọc sách và đọc bài soát lỗi của các cô bác các chú cộng tác viên em ngấm những vấn đề thời sự của đất nước lúc nào không hay. Khi hầu chuyện các chú các bác đến chơi nhà, em cũng chẳng khác ông cụ non là mấy
Khi học môn chính trị ở cấp III em có những thắc mắc về "đấu tranh giai cấp" nhưng các thày cô thường né tránh ko trả lời. Nhưng khi gặp các chú các bác là công tác viên của đài mà đa số là những lãnh đạo các cơ quan khác thì lại khác nên khi em hỏi, các chú các bác trả lời và giảng giải rất cặn kẽ và em vỡ ra nhiều điều.
Khi học môn chính trị tại trường Cảnh vệ, phụ trách môn này là thầy Tế, lúc ấy là đại uý giảng viên chính, thày dạy môn này rất hay. Tính thày chân chất, tác phong giản dị, thân thiện nên học viên quý lắm, ngoài giờ bọn em gọi thày là chú.
Với vốn hiểu biết của mình, em tiếp thu môn học khô khan này nhanh và hay phát biểu trong giờ của thày nên thày thuộc mặt và rất quý.
Thày Tế là người đầu tiên gợi ý và gieo vấn đề với em: ra trường, em nên ở lại trường làm cán bộ
Các môn học trên hội trườngMôn học Binh khí các loại súng
Đây là môn thứ hai của bọn em đồng thời là môn đầu tiên đc lên hội trường.
Các loại súng bọn em được học các loại súng bộ binh: tiểu liên AK, trung liên RPD, RPK, hoả lực B40, B41, súng ngắn K54, K59 và P64
Phần lý thuyết do hội trường dài rộng, bảng đen nhỏ nên khi vẽ hình các bộ phận súng lính phía dưới nhìn ko rõ vẽ theo nó ra hình sắn, khúc mía ngoài quán, tên các bộ phận, thuật ngữ viết nhầm lung tung nên học rất khó học.
Vài buổi học trôi qua, bọn em học trước quên sau, lính phản ánh lên giáo viên thông qua cán bộ lớp
Sau các thày giao súng xuống, tháo ra để tại bàn và giới thiệu tính năng tác dụng từng bộ phận, học nhập tâm hơn, đứa nào chưa rõ lại sang nhóm khác học tiếp
Môn này ban đầu học thấy khó, sau được sờ ngắm vào súng, học thực tế nên học viên phấn khởi hơn và khi kiểm tra đạt kết quả khá cao.
“Súng tiểu liên AK là loại vũ khí bộ binh chủ lực được trang bị cho lực lượng vũ trang của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và các nước XHCN anh em.
Súng đc trang bị đề các đồng chí tiêu diệt địch, bảo vệ mình và hoàn thành nhiệm vụ”
33 năm, lời thày dạy môn Quân sự vang lên, tới giờ tôi vẫn nhớ!
Triết học Mác - Lê nin và môn chính trị
Khác với đa số học viên trong trường, em rất khoái mấy môn này và học nhanh vào
Lan man môt chút: bố em công tác tại Đài Phát thanh tỉnh Hải Hưng với các vai trò: Phát thanh viên, Phóng viên và sau này thêm cả vai trò Biên tập viên
Một phần do bố em có năng lực thực sự, phần nữa trong chiến tranh, thanh niên đến tuổi đều vào bộ đội nên Đài thiếu người có chuyên môn trầm trọng, mà bố em có chất giọng "cả triệu dân Hải Hưng mới có một" - lời của bác trưởng ty Văn hoá Hải Hưng, nên bố em được ưu tiên giữ lại Đài.
Để hoàn thành nhiệm vụ được giao bố em có 1 tủ sách to đùng làm tư liệu tra cứu: Sách văn học ta tàu tây, lịch sử, điạ lý, các sách báo tạp chí của "phe Ta" nhiều lắm, Tủ sách của bố em như một thư viện nhỏ. Làm cùng lúc 3 vai trò nên bố em hay mang bài viết do công tác viên về nhà để biên tập
Xưa không phải học thêm nên em có nhiều thời gian rảnh, nhàn cư bèn lôi sách truyện của bố ra đọc, mà đọc đi đọc lại, hết các sách văn học đến lịch sử, sau còn tò mò đọc các loại sách nghiên cứu và tập chí, có khi đọc đến thuộc.
Bố có nghề tay trái là chữa đồng hồ nên về nhà cũng bận, do em học văn tốt, chính tả ngữ pháp chuẩn nên hay bố em giao cho em việc rà soát bài của cộng tác viên gửi về đài, lấy bút đỏ gạch chân những phần mà em cho là sai để giảm tải cho bố.
Với việc đọc sách và đọc bài soát lỗi của các cô bác các chú cộng tác viên em ngấm những vấn đề thời sự của đất nước lúc nào không hay. Khi hầu chuyện các chú các bác đến chơi nhà, em cũng chẳng khác ông cụ non là mấy
Khi học môn chính trị ở cấp III em có những thắc mắc về "đấu tranh giai cấp" nhưng các thày cô thường né tránh ko trả lời. Nhưng khi gặp các chú các bác là công tác viên của đài mà đa số là những lãnh đạo các cơ quan khác thì lại khác nên khi em hỏi, các chú các bác trả lời và giảng giải rất cặn kẽ và em vỡ ra nhiều điều.
Khi học môn chính trị tại trường Cảnh vệ, phụ trách môn này là thầy Tế, lúc ấy là đại uý giảng viên chính, thày dạy môn này rất hay. Tính thày chân chất, tác phong giản dị, thân thiện nên học viên quý lắm, ngoài giờ bọn em gọi thày là chú.
Với vốn hiểu biết của mình, em tiếp thu môn học khô khan này nhanh và hay phát biểu trong giờ của thày nên thày thuộc mặt và rất quý.
Thày Tế là người đầu tiên gợi ý và gieo vấn đề với em: ra trường, em nên ở lại trường làm cán bộ