Hỏi đáp về tịch thu phương tiện khi lái xe vi phạm nồng độ cồn

5banhxe

Xe điện
Biển số
OF-18522
Ngày cấp bằng
11/7/08
Số km
2,316
Động cơ
527,917 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
em cũng đồng ý là phạt nặng, cơ mà chế tài phạt làm sao để hợp tình hợp lý:
+ Giá trị giữa xe ít xiền xe nhều xiền, cùng vi phạm lỗi như nhau, chẳng lẽ lại chịu chung số phận
+ Ví thử em có cái xe cùi, cho bồ mượn ko may bị xxx thu xe, nếu bồ của em ko có tiền để đền em, thì sẽ xảy ra những hệ lụy ra sao
Thậm chí đây nên được hiểu là một bước tiến về luật. Cùng hành vi vi phạm tốc độ, người lái xe taxi Morning bị phạt 800.000 tương đương 3 ngày công. Đại gia đi Bentley bị phạt 800.000 tương đương 1 phút làm việc. 800K có thể là mức phạt khiến nhiều người tái mặt nhưng với một số người khác, nó hoàn toàn không có tác dụng răn đe. Ở một số quốc gia trên thế giới, tiền phạt được tính theo thu nhập của người đó. Càng giầu có tiền phạt càng cao, cho cùng 1 tội danh.

Đối với vấn đề cho mượn như cụ nêu, hệ luỵ xảy ra chính là phát sinh dân sự giữa người cho mượn và người mượn xe. Việc này cũng không khác gì người mượn làm mất xe hay gây tai nạn khiến xe hỏng hoàn toàn. Lâu nay người dân xử lý ra sao với các tình huống đó thì cứ việc áp dụng cho tình huống bị tịch thu xe.
 

5banhxe

Xe điện
Biển số
OF-18522
Ngày cấp bằng
11/7/08
Số km
2,316
Động cơ
527,917 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Bác nghiên cứu chưa kỹ.
Luật cho phép tịch thu tang vật, phương tiện trực tiếp liên quan đến vi phạm hành chính, trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng, do cố ý. Vi phạm hành chính ở đây là gì?
- Điều khiển xe khi nồng độ cồn vượt quá mức cho phép: Ở đây cái xe không phải là tang vật hay phương tiện trực tiếp, mà tang vật trực tiếp là rượu hay chai rượu mà người vi phạm đã uống, bởi "điều khiển xe" không hề phạm lỗi, chỉ phạm lỗi khi có nồng độ cồn trong máu, hơi thở. Vậy ở đây "rượu" là tang vật trực tiếp; cái xe là phương tiện gián tiếp. Trong trường hợp say đến mức không ý thức được hành động của mình thì thậm chí họ còn không phạm lỗi trong trường hợp "cố ý", mà phạm lỗi trong trường hợp "không ý thức được" thực tại.
- Điều khiển xe khi nồng độ cồn vượt quá mức cho phép và gây tai nạn: Trong trường hợp này cả rượu và cái xe đều là tang vật, phương tiện phạm lỗi trực tiếp. Đến đây lại phải xét vấn đề xem có "nghiêm trọng" và "cố ý" hay không. Nếu có thì mới có thể tịch thu xe
Ở đây cụ nhầm ngay từ đầu nên những suy luận phía sau không chính xác. Vi phạm hành chính ở đây là điều khiển xe khi có nồng độ cồn vượt mức cho phép. Hành vi này quy định ở điều 5 nghị định 171/2013-NĐ-CP. Việc tịch thu xe, nếu được thông qua, căn cứ theo điều 26 luật xử lý vi phạm hành chính.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,170
Động cơ
566,260 Mã lực
Em cũng lạ là nhiều bác không ủng hộ tịch thu xe, nhưng lại đồng ý phạt tù. Các bác thà đi tù vì uống rượu lái xe còn hơn để mất xe? :-o
Bác không hiểu vấn đề. Ở đây họ không nghĩ đến trường hợp của mình bị tịch thu ô tô/xe máy hay phải đi tù, mà người ta lo lắng cho sự minh bạch, sự văn minh của xã hội. Đi tù có thể nặng hơn việc tịch thu xe, nhưng đó là việc xử phạt đúng đối tượng, xem xét đúng mức độ nghiêm trọng của hành vi.
Tôi coi thường những chiêu trò đánh bóng tên tuổi thông qua những đề xuất gây sốc, mà biết trước là không thể thực hiện được kiểu này.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
- Kể từ nghị định 171/2013/NĐ-CP đã không còn khái niệm "luật vẫn cho phép người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có nồng độ cồn ở mức dưới trị số xyz?" Cụ thể, Chương II mục 1 điều 5-b nghị định 171 quy định phạt tiền từ 2-3 triệu đồng với hành vi "Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa tới mức vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 7, Điểm a Khoản 8 Điều này" - có nghĩa là: cứ có nồng độ cồn dù là nhỏ nhất đã bị phạt từ 2-3 triệu.

Nếu bạn muốn biết mình uống bao nhiêu thì tương ứng với nồng độ cồn bao nhiêu trong máu, khí thở thì có thể tham khảo qua sách báo và internet. Nếu bạn vẫn cảm thấy mù mờ thì tốt nhất không uống rượu bia khi lái xe, bởi hành vi đó là phạm luật. Cũng như khi bạn đánh người, việc xác định tỷ lệ thương tích được thực hiện sau hành vi phạm tội. Bạn không thể vừa đánh vừa yêu cầu công an báo cho bạn biết, đã đến mức 11% - truy cứu trách nhiệm hình sự chưa - để bạn đánh tiếp. Những hành vi đó là trái pháp luật, bạn không được làm bất kể ở mức độ nào.

- Những điều luật không định lượng rõ ràng thường có thông tư hướng dẫn chỉ rõ cách thức xác định mức độ hành vi. Tất nhiên trên thực tế vẫn còn có những điểm gây tranh cãi nhưng về cơ bản, luật của chúng ta ngày càng minh bạch, rõ ràng và gần với cuộc sống hơn.
Cảm ơn cụ đã có câu trả lời. Tuy nhiên, nó chưa thỏa đáng vì ... cụ đọc chưa kỹ câu hỏi.

Thật là tiếc.
 

5banhxe

Xe điện
Biển số
OF-18522
Ngày cấp bằng
11/7/08
Số km
2,316
Động cơ
527,917 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Mình không ủng hộ việc uống rượu nhiều rồi lái xe nhưng cũng không đồng ý phương án tịch thu xe vì có rất nhiều nguyên nhân gây tai nạn giao thông, không phải riêng rượu bia gây ra mà xử nặng hành vi này. Thỉnh thoảng đọc báo thấy có cầu tbủ bên Anh uống rượu say lái xe gây tai nạn bị bắt đi tù một tuần hay ba tháng mà không thấy nói đến tịch thu xe. Mà đi tù là nặng rồi nhỉ, mất quyền công dân mà
Thực ra lúc bàn về vấn đề này, UBATGTQG có tính đến phương án hình sự hoá, cụ thể là đưa mức phạt tù vào. Tuy nhiên, như họ giải thích là tuỳ đặc thù mỗi quốc gia cũng như trình độ nhận thức của người dân, ở VN thì đánh vào tài sản sẽ hiệu quả hơn. Khi nào số người vi phạm giảm đáng kể, nhận thức nâng cao sẽ chuyển khung tội danh sang hình sự.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,170
Động cơ
566,260 Mã lực
Ở đây cụ nhầm ngay từ đầu nên những suy luận phía sau không chính xác. Vi phạm hành chính ở đây là điều khiển xe khi có nồng độ cồn vượt mức cho phép. Hành vi này quy định ở điều 5 nghị định 171/2013-NĐ-CP. Việc tịch thu xe, nếu được thông qua, căn cứ theo điều 26 luật xử lý vi phạm hành chính.
Bác không hiểu bản chất của luật rồi. Hành vi vi phạm ở đây là vi phạm Luật GTĐB, chứ không phải vi phạm nghị định 171. Nghị định 171 chỉ là nghị định hướng dẫn thực hiện Luật GTDB 2008, quy định mức phạt cụ thể đổi với mỗi hành vi phạm luật thôi. Nghị định 171 còn phải tuân thủ Luật xử lý vi phạm hành chính khi quy định các mức phạt, thẩm quyền xử phạt...
Bác cũng nhầm lẫn về điều 26 của Luật xử lý VPHC. Điều này cho phép tịch thu xe khi và chỉ khi có đủ 3 yếu tố cấu thành: Đó là tang vật/phương tiện trực tiếp vi phạm; hành vi vi phạm nghiêm trọng và vi phạm một cách cố ý.
- Ở đây, tang vật/phương tiện trực tiếp vi phạm là gì? Cái xe nó không vi phạm, mà người lái xe do uống rượu mà vi phạm. Vậy tang vật trực tiếp ở đây không phải là cái xe, mà là chai rượu, chén rượu hay cái gì đó làm cho người lái xe có nồng độ cồn trong máu/hơi thở vượt mức cho phép
- Còn nghiêm trọng? Khi mà họ đang lái xe trên đường (với nồng dộ cồn vượt mức) thì căn cứ vào quy định nào của pháp luật mà quy kết vi phạm đó là nghiêm trọng?
- Còn cố ý: Căn cứ vào đâu bảo rằng họ cố ý, khi mà bản thân họ không biết là nồng độ còn đã vượt ngưỡng hay chưa?
 

5banhxe

Xe điện
Biển số
OF-18522
Ngày cấp bằng
11/7/08
Số km
2,316
Động cơ
527,917 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Cảm ơn cụ đã có câu trả lời. Tuy nhiên, nó chưa thỏa đáng vì ... cụ đọc chưa kỹ câu hỏi.

Thật là tiếc.
Cụ cứ chỉ rõ phần nào trong câu hỏi của cụ chưa rõ và bôi đậm nó lên. Lưu ý với cụ, hồi ra nghị định 171 cũng có tranh luận y như cụ nói, rằng có cách nào để biết mình uống đến mức nào thì vi phạm để còn dừng chứ. Dân làm gì có máy đo nồng độ mà biết. Xe chở quá tải thì có cân khi giao nhận, quá tốc độ có đồng hồ chứ quá nồng độ thì khi bị CSGT cho thổi mới biết.

Vì vậy 171 quyết định cứ có cồn trong máu, khí thở là phạm luật. Như vậy tránh được ranh giới giữa "được phép" và "không được phép", mà chỉ còn ranh giới giữa các mức độ không được phép. Không còn khái niệm uống ít thì vẫn được lái xe. Quy định pháp luật đã né trách nhiệm tạo công cụ đo đếm cho người dân ở điểm này.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Cụ cứ chỉ rõ phần nào trong câu hỏi của cụ chưa rõ và bôi đậm nó lên. Lưu ý với cụ, hồi ra nghị định 171 cũng có tranh luận y như cụ nói, rằng có cách nào để biết mình uống đến mức nào thì vi phạm để còn dừng chứ. Dân làm gì có máy đo nồng độ mà biết. Xe chở quá tải thì có cân khi giao nhận, quá tốc độ có đồng hồ chứ quá nồng độ thì khi bị CSGT cho thổi mới biết.

Vì vậy 171 quyết định cứ có cồn trong máu, khí thở là phạm luật. Như vậy tránh được ranh giới giữa "được phép" và "không được phép", mà chỉ còn ranh giới giữa các mức độ không được phép. Không còn khái niệm uống ít thì vẫn được lái xe. Quy định pháp luật đã né trách nhiệm tạo công cụ đo đếm cho người dân ở điểm này.
Vâng, đơn giản thôi ạ. Cụ viện dẫn điều 5 trong 171 để trao đổi, trong khi cái em hỏi đâu chỉ liên quan đến điều 5.

Em đã rào đầu khi đặt câu hỏi là cụ hãy trả lời cho thỏa đáng rồi mà cụ lại đọc "lướt" và lấy phạm vi trả lời chỉ ở điều 5. Đây là điều mà em tiếc ạ.
 

dongoviet

Xe tăng
Biển số
OF-103123
Ngày cấp bằng
19/6/11
Số km
1,093
Động cơ
407,580 Mã lực
Bác không hiểu vấn đề. Ở đây họ không nghĩ đến trường hợp của mình bị tịch thu ô tô/xe máy hay phải đi tù, mà người ta lo lắng cho sự minh bạch, sự văn minh của xã hội. Đi tù có thể nặng hơn việc tịch thu xe, nhưng đó là việc xử phạt đúng đối tượng, xem xét đúng mức độ nghiêm trọng của hành vi.
Tôi coi thường những chiêu trò đánh bóng tên tuổi thông qua những đề xuất gây sốc, mà biết trước là không thể thực hiện được kiểu này.
Ủng hộ bác. Bác cần cảnh giác với các DLV muốn vớt vát chút sỹ diện.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,170
Động cơ
566,260 Mã lực
Cụ cứ chỉ rõ phần nào trong câu hỏi của cụ chưa rõ và bôi đậm nó lên. Lưu ý với cụ, hồi ra nghị định 171 cũng có tranh luận y như cụ nói, rằng có cách nào để biết mình uống đến mức nào thì vi phạm để còn dừng chứ. Dân làm gì có máy đo nồng độ mà biết. Xe chở quá tải thì có cân khi giao nhận, quá tốc độ có đồng hồ chứ quá nồng độ thì khi bị CSGT cho thổi mới biết.

Vì vậy 171 quyết định cứ có cồn trong máu, khí thở là phạm luật. Như vậy tránh được ranh giới giữa "được phép" và "không được phép", mà chỉ còn ranh giới giữa các mức độ không được phép. Không còn khái niệm uống ít thì vẫn được lái xe. Quy định pháp luật đã né trách nhiệm tạo công cụ đo đếm cho người dân ở điểm này.
Bác lại nhẫm lẫn rồi. Quy định phạm luật hay không là Luật GTĐB 2008, chứ không phải nghị định 171 nhé.
Cụ thể, luật GTĐB 2008 vẫn quy định, người lái xe mô tô/xe máy chưa phạm luật nếu nồng độ cồn trong máu nhỏ hơn 50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/1 lít khí thở
 

5banhxe

Xe điện
Biển số
OF-18522
Ngày cấp bằng
11/7/08
Số km
2,316
Động cơ
527,917 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Bác không hiểu bản chất của luật rồi. Hành vi vi phạm ở đây là vi phạm Luật GTĐB, chứ không phải vi phạm nghị định 171. Nghị định 171 chỉ là nghị định hướng dẫn thực hiện Luật GTDB 2008, quy định mức phạt cụ thể đổi với mỗi hành vi phạm luật thôi. Nghị định 171 còn phải tuân thủ Luật xử lý vi phạm hành chính khi quy định các mức phạt, thẩm quyền xử phạt...
Bác cũng nhầm lẫn về điều 26 của Luật xử lý VPHC. Điều này cho phép tịch thu xe khi và chỉ khi có đủ 3 yếu tố cấu thành: Đó là tang vật/phương tiện trực tiếp vi phạm; hành vi vi phạm nghiêm trọng và vi phạm một cách cố ý.
- Ở đây, tang vật/phương tiện trực tiếp vi phạm là gì? Cái xe nó không vi phạm, mà người lái xe do uống rượu mà vi phạm. Vậy tang vật trực tiếp ở đây không phải là cái xe, mà là chai rượu, chén rượu hay cái gì đó làm cho người lái xe có nồng độ cồn trong máu/hơi thở vượt mức cho phép
- Còn nghiêm trọng? Khi mà họ đang lái xe trên đường (với nồng dộ cồn vượt mức) thì căn cứ vào quy định nào của pháp luật mà quy kết vi phạm đó là nghiêm trọng?
- Còn cố ý: Căn cứ vào đâu bảo rằng họ cố ý, khi mà bản thân họ không biết là nồng độ còn đã vượt ngưỡng hay chưa?
Nhà cháu nắm rõ luật, nhưng thích đưa chế tài xử phạt để các cụ có hình dung cụ thể.

- Nhà cháu đã hiểu ý cụ. Tuy nhiên nhà cháu vẫn khẳng định, chai rượu không phải là đối tượng của luật giao thông đường bộ, và luật GTĐB chỉ xử lý phần việc của nó là tịch thu xe. Nếu cụ cho đó là nguyên nhân thì cụ có thể khởi kiện theo luật dân sự người làm ra chai rượu, hoặc đã không cảnh báo cụ về nguy cơ uống rượu. Cũng giống như cụ đi xe nhưng dùng bằng giả, cụ vẫn bị xử phạt còn việc cụ kiện người cấp bằng thuộc vụ án dân sự/hính sự khác.
Tại sao nhà cháu lại lôi vụ bằng giả vào đây? Nồng độ cồn hay bằng lái đều là những thứ thuộc về điều kiện của người lái khi tham gia giao thông. Cụ phải tuân thủ các điều kiện đó, nếu không thì họ sẽ xử lý cụ và xe của cụ. Những điều kiện kia có chỗ nào không thuộc lỗi của cụ thì cụ phải khởi kiện bên thứ 3.

- Cụ hỏi rất hay về vấn đề nghiêm trọng. Cũng như khi người ta quy định tội danh hình sự, một số toà gọi việc thất thoát 500 triệu là đặc biệt nghiêm trọng thì toà khác 5 tỷ vẫn chỉ xếp vào diện nghiêm trọng, qua đó định khung xét tội khác nhau. Tất cả những con số trên thực ra dựa theo hướng dẫn của VKSNDTC từ cách đây hơn 20 năm và rất nhiều người đang đòi hỏi có văn bản mới thay thế.

Trở lại chuyện nghiêm trọng của cụ nhé.
Về mặt định tính, với UBATGTQG, họ lấy số liệu là 40% tai nạn giao thông có liên quan tới rượu bia, và lên tới 60% vào những dịp tết và coi hành vi đó là nghiêm trọng.
Về mặt pháp luật, nếu được thông qua và đưa vào luật, đó sẽ là cơ sở để coi hành vi đó là nghiêm trọng. Nếu cụ muốn tranh luận, ngay từ bây giờ hãy chứng minh số liệu của UBATQG là sai hoặc cách suy nghĩ của họ chưa hợp lý.

- Cố ý: Chỉ cần uống là có nồng độ cồn, là vi phạm rồi. NĐ 171 xử phạt từ 2-3 triệu cho mức vi phạm đầu tiên. Vậy mà họ vẫn uống.
Cũng như lúc các cụ đánh nhau, các cụ có để ý là vượt ngưỡng nào của luật không? Cố ý được hiểu là anh có quyền chọn không hoặc dừng nhưng anh vẫn làm. Và với nồng độ cồn, ở mức đầu tiên 2-3 triệu đã được coi là cố ý.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
832
Động cơ
282,988 Mã lực
Bác không hiểu vấn đề. Ở đây họ không nghĩ đến trường hợp của mình bị tịch thu ô tô/xe máy hay phải đi tù, mà người ta lo lắng cho sự minh bạch, sự văn minh của xã hội. Đi tù có thể nặng hơn việc tịch thu xe, nhưng đó là việc xử phạt đúng đối tượng, xem xét đúng mức độ nghiêm trọng của hành vi.
Tôi coi thường những chiêu trò đánh bóng tên tuổi thông qua những đề xuất gây sốc, mà biết trước là không thể thực hiện được kiểu này.
Cụ nghĩ hình phạt tù thì minh bạch và văn minh hơn phạt tịch thu xe? Nếu phạt tù mà minh bạch thì đã không có chạy án. Còn văn minh hơn ư? Ngược lại mới đúng chứ, càng văn minh càng ít án tù, loại bỏ án tử hình.
 

5banhxe

Xe điện
Biển số
OF-18522
Ngày cấp bằng
11/7/08
Số km
2,316
Động cơ
527,917 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Bác lại nhẫm lẫn rồi. Quy định phạm luật hay không là Luật GTĐB 2008, chứ không phải nghị định 171 nhé.
Cụ thể, luật GTĐB 2008 vẫn quy định, người lái xe mô tô/xe máy chưa phạm luật nếu nồng độ cồn trong máu nhỏ hơn 50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/1 lít khí thở
Bẩm cụ, nhà cháu có sơ sót về xe máy và mô tô. Tuy nhiên đối với ô tô thì vẫn đúng.
 

5banhxe

Xe điện
Biển số
OF-18522
Ngày cấp bằng
11/7/08
Số km
2,316
Động cơ
527,917 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Khổ, mấy hôm mới vào mạng nhà cháu đọc và trả lời từ dưới lên trên :)
Vừa trả lời xong chưa kịp đọc đã có cụ khác trả lời, quote liên tục loạn cả lên các cụ thông cảm.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,170
Động cơ
566,260 Mã lực
Nhà cháu nắm rõ luật, nhưng thích đưa chế tài xử phạt để các cụ có hình dung cụ thể.

- Nhà cháu đã hiểu ý cụ. Tuy nhiên nhà cháu vẫn khẳng định, chai rượu không phải là đối tượng của luật giao thông đường bộ, và luật GTĐB chỉ xử lý phần việc của nó là tịch thu xe. Nếu cụ cho đó là nguyên nhân thì cụ có thể khởi kiện theo luật dân sự người làm ra chai rượu, hoặc đã không cảnh báo cụ về nguy cơ uống rượu. Cũng giống như cụ đi xe nhưng dùng bằng giả, cụ vẫn bị xử phạt còn việc cụ kiện người cấp bằng thuộc vụ án dân sự/hính sự khác.
Tại sao nhà cháu lại lôi vụ bằng giả vào đây? Nồng độ cồn hay bằng lái đều là những thứ thuộc về điều kiện của người lái khi tham gia giao thông. Cụ phải tuân thủ các điều kiện đó, nếu không thì họ sẽ xử lý cụ và xe của cụ. Những điều kiện kia có chỗ nào không thuộc lỗi của cụ thì cụ phải khởi kiện bên thứ 3.

- Cụ hỏi rất hay về vấn đề nghiêm trọng. Cũng như khi người ta quy định tội danh hình sự, một số toà gọi việc thất thoát 500 triệu là đặc biệt nghiêm trọng thì toà khác 5 tỷ vẫn chỉ xếp vào diện nghiêm trọng, qua đó định khung xét tội khác nhau. Tất cả những con số trên thực ra dựa theo hướng dẫn của VKSNDTC từ cách đây hơn 20 năm và rất nhiều người đang đòi hỏi có văn bản mới thay thế.

Trở lại chuyện nghiêm trọng của cụ nhé.
Về mặt định tính, với UBATGTQG, họ lấy số liệu là 40% tai nạn giao thông có liên quan tới rượu bia, và lên tới 60% vào những dịp tết và coi hành vi đó là nghiêm trọng.
Về mặt pháp luật, nếu được thông qua và đưa vào luật, đó sẽ là cơ sở để coi hành vi đó là nghiêm trọng. Nếu cụ muốn tranh luận, ngay từ bây giờ hãy chứng minh số liệu của UBATQG là sai hoặc cách suy nghĩ của họ chưa hợp lý.

- Cố ý: Chỉ cần uống là có nồng độ cồn, là vi phạm rồi. NĐ 171 xử phạt từ 2-3 triệu cho mức vi phạm đầu tiên. Vậy mà họ vẫn uống.
Cũng như lúc các cụ đánh nhau, các cụ có để ý là vượt ngưỡng nào của luật không? Cố ý được hiểu là anh có quyền chọn không hoặc dừng nhưng anh vẫn làm. Và với nồng độ cồn, ở mức đầu tiên 2-3 triệu đã được coi là cố ý.
Bác trả lời không vào trọng tâm:
- Tôi nói rằng cái xe không phải tang vật/phương tiện trực tiếp gây nên hành vi phạm luật, vì sao? Hành vi phạm luật quy định tại Luật GTĐB 2008 là: "Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn" hoặc Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở". Hành vi điều khiển xe không phải là hành vi phạm luật, nhưng nó lại trở thành phạm luật khi trong máu có nồng độ cồn. Vậy đối tượng chính (trực tiếp) gây ra hành vi phạm luật là "cồn" chứ không phải cái xe. Việc quy kết cái xe là đối tượng (tang vật/phương tiện) trực tiếp gây ra hành vi phạm luật là không đúng quy định của pháp luật.
- Về vấn đề nghiêm trọng, tôi chẳng nghi ngờ rằng uống rượu quá mức là hành vi vi phạm nghiêm trọng luật GTĐB, nhưng cần có quy định của pháp luật, những hành vi nào được coi là nghiêm trọng, chứ không thể phụ thuộc vào nhìn nhận một cách cảm tính của ai đó.
- Về cố ý, bác phải hiểu rằng, ở đây là "cố ý gây ra hành vi vi phạm nghiêm trọng", chứ không phải là cố ý "vi phạm". Ví dụ người lái xe máy uống rượu, anh ta không rõ nồng độ cồn là bao nhiêu, nhưng anh ta cho rằng nồng độ cồn trong máu vẫn nhỏ hơn 50mg/100ml máu, và không phạm luật. Khi CS đo nồng độ cồn, số đo lại chỉ lên trên 80mg/100ml. Rõ ràng anh ta không hề cố ý gây ra hành vi vi phạm nghiêm trọng (cứ cho là nồng độ cồn lớn hơn 80 là nghiêm trọng), mà thậm chí anh ta còn nghĩ rằng mình không phạm luật, vậy mà lại bị thu mất xe sao?

*Trường hợp này khác hẳn với đua xe máy bác nhé. Đua xe máy thì cái xe đúng là phương tiện trực tiếp gây ra hành vi phạm luật, hành vi vi phạm nghiêm trọng, và vi phạm một cách cố ý
 

dzungbv

Xe hơi
Biển số
OF-180729
Ngày cấp bằng
17/2/13
Số km
144
Động cơ
337,850 Mã lực
Thực ra lúc bàn về vấn đề này, UBATGTQG có tính đến phương án hình sự hoá, cụ thể là đưa mức phạt tù vào. Tuy nhiên, như họ giải thích là tuỳ đặc thù mỗi quốc gia cũng như trình độ nhận thức của người dân, ở VN thì đánh vào tài sản sẽ hiệu quả hơn. Khi nào số người vi phạm giảm đáng kể, nhận thức nâng cao sẽ chuyển khung tội danh sang hình sự.
Nói thật với bác là mấy hôm nay đọc báo thấy rất nhiều tranh luận về vấn đề này mà minh cũng thấy suy nghĩ. Chẳng hạn như tại sao không đề xuất phương án phạt người vi phạm số tiền bằng đúng giá trị chiếc xe họ điều khiển? Để như vậy họ và gia đình vẫn có phương tiện để kiếm tiền trả nợ khoản vay để nộp phạt và kiếm sống? Hoặc không ảnh hưởng đến chuyện rắc rối của việc xe mượn hay thuê.?
Hay các ông ấy nghĩ rằng thu xe chắc ăn hơn việc phạt tiền vì số tiền lớn thế nó lấy đâu ra mà nộp.
Mà không phải tài sản của người vi phạm thì thu sao được nhỉ
 

captivaltz

Xe điện
Biển số
OF-6292
Ngày cấp bằng
23/6/07
Số km
4,807
Động cơ
591,450 Mã lực
Nơi ở
Ba Đình - Hà Nội
Thực ra lúc bàn về vấn đề này, UBATGTQG có tính đến phương án hình sự hoá, cụ thể là đưa mức phạt tù vào. Tuy nhiên, như họ giải thích là tuỳ đặc thù mỗi quốc gia cũng như trình độ nhận thức của người dân, ở VN thì đánh vào tài sản sẽ hiệu quả hơn. Khi nào số người vi phạm giảm đáng kể, nhận thức nâng cao sẽ chuyển khung tội danh sang hình sự.
Nghiêm túc nhìn nhận, trước đây có 1 đ/c có vai vế khá lớn trong Bộ GTVT cũng đã từng phát biểu là thu phí đường bộ thì không còn phải mua vé đường bộ nữa nhưng kết quả đek phải thế, vẫn phải mua phí đường bộ, vẫn phải mua vé trên đường trong khi một số đường QL cũ là đường do ngân sách nhà nước do dân đóng thuế để xây dựng. Các kụ ta vẫn nói miệng quan trôn trẻ cấm có sai, bây giờ cái ông UBATGT với 12 chức năng nhiệm vụ được thủ tướng giao phó thì chỉ cần làm tốt mấy việc sau:

4. Định hướng và xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông để các Bộ, ngành và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện.

5. Hướng dẫn Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các kế hoạch, giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn quản lý; kiểm tra việc thực hiện của các ngành, các địa phương hoặc tại các đầu mối giao thông quan trọng. Đề xuất hoặc trực tiếp giải quyết các kiến nghị của địa phương để xử lý các tình huống, sự cố xảy ra nhằm bảo đảm an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông.

6. Chỉ đạo việc tăng cường phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát và Thanh tra giao thông trong việc tuần tra, kiểm soát, thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên các địa bàn có tình hình trật tự an toàn giao thông phức tạp, tai nạn giao thông tăng cao.


Nhưng những vấn đề này chưa làm được không hiểu là trong báo cáo tổng kết năm 2014 chắc vẫn cái bài hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao khú khú
Chán đíu buồn còm nữa
 

magicwalker

Xe tải
Biển số
OF-15960
Ngày cấp bằng
5/5/08
Số km
447
Động cơ
515,900 Mã lực
Nếu Gala cười cuối năm 2015 còn sống, chắc sẽ có kịch bản như lày:
- Uống rượu lái ô tô==> tịch thu xe
- Uống rượu lái xe máy==> tịch thu xe máy
- Uống rượu lái xe đạp==> tịch thu xe đạp
- Uống rượu cưỡi trâu==> tịch thu trâu
- Uống rượu cưỡi cá chép==> tịch thu cá
- Uống rượu trượt pa tin==> tịch thu patin
- Uống rượu đi bộ==> tịch thu giầy dép guốc
- Uống rượu đi bộ chân đất==> lột da chân :))
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
832
Động cơ
282,988 Mã lực
Bác trả lời không vào trọng tâm:
- Tôi nói rằng cái xe không phải tang vật/phương tiện trực tiếp gây nên hành vi phạm luật, vì sao? Hành vi phạm luật quy định tại Luật GTĐB 2008 là: "Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn" hoặc Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở". Hành vi điều khiển xe không phải là hành vi phạm luật, nhưng nó lại trở thành phạm luật khi trong máu có nồng độ cồn. Vậy đối tượng chính (trực tiếp) gây ra hành vi phạm luật là "cồn" chứ không phải cái xe. Việc quy kết cái xe là đối tượng (tang vật/phương tiện) trực tiếp gây ra hành vi phạm luật là không đúng quy định của pháp luật.
Cụ xem em nói thế này có được không nhé: Uống rượu không vi phạm pháp luật, uống rượu lái xe là vi phạm, vậy cái xe là đối tượng gây ra hành vi vi phạm, phải tịch thu xe chứ không phải rượu.

- Về vấn đề nghiêm trọng, tôi chẳng nghi ngờ rằng uống rượu quá mức là hành vi vi phạm nghiêm trọng luật GTĐB, nhưng cần có quy định của pháp luật, những hành vi nào được coi là nghiêm trọng, chứ không thể phụ thuộc vào nhìn nhận một cách cảm tính của ai đó.
Có nhiều mức độ cồn, tuơng ứng với nhiều mức phạt, mức cồn cao nhất là nghiêm trọng và bị tịch thu xe. Riêng về điều kiện này thì em thấy các cụ không thích tịch thu xe có thể dùng để phản đối. Nhà nước phải chứng minh được độ cồn thế nào là nghiêm trọng, phải tịch thu xe. Tại sao lại quy định ở mức đó mà không phải mức gấp đôi, gấp ba hay gấp mười lần mức đó?

- Về cố ý, bác phải hiểu rằng, ở đây là "cố ý gây ra hành vi vi phạm nghiêm trọng", chứ không phải là cố ý "vi phạm". Ví dụ người lái xe máy uống rượu, anh ta không rõ nồng độ cồn là bao nhiêu, nhưng anh ta cho rằng nồng độ cồn trong máu vẫn nhỏ hơn 50mg/100ml máu, và không phạm luật. Khi CS đo nồng độ cồn, số đo lại chỉ lên trên 80mg/100ml. Rõ ràng anh ta không hề cố ý gây ra hành vi vi phạm nghiêm trọng (cứ cho là nồng độ cồn lớn hơn 80 là nghiêm trọng), mà thậm chí anh ta còn nghĩ rằng mình không phạm luật, vậy mà lại bị thu mất xe sao?

*Trường hợp này khác hẳn với đua xe máy bác nhé. Đua xe máy thì cái xe đúng là phương tiện trực tiếp gây ra hành vi phạm luật, hành vi vi phạm nghiêm trọng, và vi phạm một cách cố ý
Tội phạm ma túy nói: "em chỉ mang theo một túi nhỏ thôi, không có cân tiểu ly nên không biết là bao nhiêu, nên em không cố ý vi phạm nghiêm trọng, các anh không thể tử hình em được". Cụ bảo tòa xử thế nào?
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top