Hỏi đáp về tịch thu phương tiện khi lái xe vi phạm nồng độ cồn

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Cụ nghĩ hình phạt tù thì minh bạch và văn minh hơn phạt tịch thu xe? Nếu phạt tù mà minh bạch thì đã không có chạy án. Còn văn minh hơn ư? Ngược lại mới đúng chứ, càng văn minh càng ít án tù, loại bỏ án tử hình.
Minh bạch và văn minh hơn, vì:
- Hành vi lái xe sau khi uống rượu (quá mức) là hành vi có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người khác, cần phải xem xét ở mức độ vi phạm hình sự, chứ không phải vi phạm hành chính.
- Tịch thu xe là xâm phạm tài sản của người dân (được pháp luật bảo hộ). Một người dân vi phạm hành chính (không phải tội phạm) mà pháp luật từ chối bảo hộ tài sản của họ là thiếu công bằng, thiếu minh bạch.
- Về việc chạy án là do xử phạt thiếu mịch bạch thì bác nhầm. Chạy án và minh bạch chẳng liên quan gì đến nhau.
- Văn minh ở đây là gì? Là xử phạt đúng đối tượng, xem xét đúng mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm lỗi, xử phạt không gây hệ lụy, không xâm phạm đến quyền lợi của người khác. Cho người khác mượn xe mà phải đối diện với nguy cơ mất xe thì chỉ có ở xã hội thiếu văn minh
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Cụ xem em nói thế này có được không nhé: Uống rượu không vi phạm pháp luật, uống rượu lái xe là vi phạm, vậy cái xe là đối tượng gây ra hành vi vi phạm, phải tịch thu xe chứ không phải rượu.


Có nhiều mức độ cồn, tuơng ứng với nhiều mức phạt, mức cồn cao nhất là nghiêm trọng và bị tịch thu xe. Riêng về điều kiện này thì em thấy các cụ không thích tịch thu xe có thể dùng để phản đối. Nhà nước phải chứng minh được độ cồn thế nào là nghiêm trọng, phải tịch thu xe. Tại sao lại quy định ở mức đó mà không phải mức gấp đôi, gấp ba hay gấp mười lần mức đó?


Tội phạm ma túy nói: "em chỉ mang theo một túi nhỏ thôi, không có cân tiểu ly nên không biết là bao nhiêu, nên em không cố ý vi phạm nghiêm trọng, các anh không thể tử hình em được". Cụ bảo tòa xử thế nào?
Bác bao biện quá nhỉ:
- Cái xe là vật vô tri vô giác, nó không thể gây ra hành vi phạm luật được. Nó là một trong các tang vật/phương tiện gây nên vi phạm luật, nhưng không phải là tang vật/phương tiện trực tiếp. Tôi đã bôi đậm mãi mà bác chẳng chịu hiểu
- Rượu là chất kích thích, nó gây tác động trực tiếp vào hệ thần kinh, làm cho người tham gia giao thông không đươch tỉnh táo, bị kích thích quá mức. Vì sao người ta phải cấm uống rượu khi lái xe, khi làm việc công... chắc là bác biết.
- Mức độ cồn cao nhất là "nghiêm trọng"? Cao nhất là bao nhiêu và luật nào quy định rằng mức đó là nghiêm trọng?
- Bác không phân biệt được một hành vi vi phạm hành chính và một tội hình sự thuộc loại khung cao nhất.
 

dzungbv

Xe hơi
Biển số
OF-180729
Ngày cấp bằng
17/2/13
Số km
145
Động cơ
337,850 Mã lực
Cụ xem em nói thế này có được không nhé:

Tội phạm ma túy nói: "em chỉ mang theo một túi nhỏ thôi, không có cân tiểu ly nên không biết là bao nhiêu, nên em không cố ý vi phạm nghiêm trọng, các anh không thể tử hình em được". Cụ bảo tòa xử thế nào?
Cái này bên luật hình sự. đang bàn về luật GTDB bác ạ.
Theo mình hiểu về đề xuất của của UBATGT về vấn đề điều khiển phương tiện sau khi đã uống rượu bia như thế này :
- Họ cho rằng rượu bia là nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn giao thông nên phải xử nặng. Còn các nguyên nhân vi phạm khác không cần xử nặng.
- Để giải quyết vấn đề trên cách tôt nhất là tịch thu xe. Không cần các biện pháp khác.
- Họ khẳng định rằng nếu đề xuất này được đông ý thì sẽ giảm tai nạn giao thông do rượu bia gây ra. Nhưng không khẳng định được số vụ tai nạn có giảm không và số người chết có giảm không.

Chúng ta có đồng ý với quan điểm và đề xuất đấy không và quan điểm của mình về xử phạt vi phạm này là như thế nào thì hay hơn.

Cuối cùng thì mình nghĩ là có tội hay không là do ông tòa quyết định. Và tội này bị phạt như thế nào thì do luật quy định. Phạt thì được chứ muốn tịch thu xe bất kể là của ai e cũng khó đấy.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
804
Động cơ
283,482 Mã lực
Bác bao biện quá nhỉ:
- Cái xe là vật vô tri vô giác, nó không thể gây ra hành vi phạm luật được. Nó là một trong các tang vật/phương tiện gây nên vi phạm luật, nhưng không phải là tang vật/phương tiện trực tiếp. Tôi đã bôi đậm mãi mà bác chẳng chịu hiểu
- Rượu là chất kích thích, nó gây tác động trực tiếp vào hệ thần kinh, làm cho người tham gia giao thông không đươch tỉnh táo, bị kích thích quá mức. Vì sao người ta phải cấm uống rượu khi lái xe, khi làm việc công... chắc là bác biết.
- Mức độ cồn cao nhất là "nghiêm trọng"? Cao nhất là bao nhiêu và luật nào quy định rằng mức đó là nghiêm trọng?
- Bác không phân biệt được một hành vi vi phạm hành chính và một tội hình sự thuộc loại khung cao nhất.
- Khái niệm "trực tiếp" là khái niệm của bác thôi, luật không có nói. Cái xe vô tri giác, vậy rượu thì có? Lý luận như bác thì ngay cả khi đua xe cũng không thể tịch thu xe được, xe nó vô tri vô giác, có biết gì đâu mà tịch thu nó? Phạt cái người dùng nó để đua thôi chứ?
- Không ai phản đối chuyện rượu là chất kích thích cả.
- Chuyện mức độ nghiêm trọng thì tôi không có ý kiến gì khác bác cả.
- Tôi chỉ lấy ví dụ ra để nói rằng bác không thể biện minh rằng "tôi không biết uống đến bao nhiêu là nghiêm trọng" để nói là không cố ý vi phạm nghiêm trọng. Nếu lý luận như vậy thì đi xe bác cứ tháo cái dây công tơ mét ra rồi muốn phóng bao nhiêu thì phóng, công an bắt được thì bảo "xe tôi hỏng công tơ mét, có biết đang chạy bao nhiêu km/h đâu, nên không thể phạt tôi cố ý chạy quá tốc độ".
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
- Khái niệm "trực tiếp" là khái niệm của bác thôi, luật không có nói. Cái xe vô tri giác, vậy rượu thì có? Lý luận như bác thì ngay cả khi đua xe cũng không thể tịch thu xe được, xe nó vô tri vô giác, có biết gì đâu mà tịch thu nó? Phạt cái người dùng nó để đua thôi chứ?
- Không ai phản đối chuyện rượu là chất kích thích cả.
- Chuyện mức độ nghiêm trọng thì tôi không có ý kiến gì khác bác cả.
- Tôi chỉ lấy ví dụ ra để nói rằng bác không thể biện minh rằng "tôi không biết uống đến bao nhiêu là nghiêm trọng" để nói là không cố ý vi phạm nghiêm trọng. Nếu lý luận như vậy thì đi xe bác cứ tháo cái dây công tơ mét ra rồi muốn phóng bao nhiêu thì phóng, công an bắt được thì bảo "xe tôi hỏng công tơ mét, có biết đang chạy bao nhiêu km/h đâu, nên không thể phạt tôi cố ý chạy quá tốc độ".
Luật XLVPHC đây:
Điều 26. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Điều 82 của Luật này.

- Khi đua xe thì hành vi phạm luật chỉ là "đua xe", phương tiện trực tiếp dùng để đua xe tất nhiên phải là cái xe rồi, tất nhiên còn nhiều tang vật/phương tiện gián tiếp khác nữa như điện thoại dùng để liên lạc tổ chức đua xe, dải băng buộc lên đầu... Phạt người đua thì rõ rồi, nhưng còn có thể tịch thu tang vật/phương tiện như điều 26 của Luật XLVPHC đã quy định.
- Trường hợp uống rượu lái xe lại khác, tôi đã nói nhiều rồi.
- Ví dụ của bác cũng hay, nhưng không phù hợp, vì hiện nay luật không quy định lỗi "cố ý vượt quá tốc độ". Vượt quá tốc độ do vô tình hay cố ý đều bị xử phạt như nhau. Nếu như sau này UBATGTQG có đề xuất tịch thu xe đối với lỗi vượt quá tốc độ (vì hành vi này cũng rất nguy hiểm với xã hội) thì cũng phải xác định được lái xe đã "cố ý vượt quá tốc độ". Trong trường hợp công tơ mét hỏng, hay đơn giản là họ không nhìn đồng hồ công tơ mét thì rõ ràng là họ đã không "cố ý vượt quá tốc độ".
Trích bộ luật hình sự về cố ý và vô ý phạm tội để bác liên hệ nhé:
Điều 9. Cố ý phạm tội
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra;
2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Điều 10. Vô ý phạm tội
Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;
2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
 

ngungo thien ly

Xe container
Biển số
OF-316047
Ngày cấp bằng
15/4/14
Số km
7,348
Động cơ
367,722 Mã lực
Nơi ở
Sau luỹ tre làng
Dạ thưa các cụ cái xe nhà em nó có biết uống rượu đâu, uống nửa chai bia Hà Nội là tới ngưỡng phạt theo Luật gtđb rồi đấy ạ _cán bộ của bộ y tế phát biểu ạ
 

5banhxe

Xe điện
Biển số
OF-18522
Ngày cấp bằng
11/7/08
Số km
2,298
Động cơ
527,917 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Điều 10. Vô ý phạm tội
Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;
2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.[/I]
Qua đây mới thấy rõ ràng cụ cũng hiểu luật pháp mà vẫn mang tư tưởng quy tội cho chai rượu cụ nhờ.

Nhà cháu đi bộ bị vướng cái ghế của quán nước vỉa hè làm chân bị trẹo sang một bên. Thay vì gọi taxi đi viện, nhà cháu cố lên xe lái về nhà và kết quả là gây tai nạn do cái chân bị trẹo không đạp được phanh. Vậy theo cụ, trong vụ tai nạn ô tô này, lỗi nằm ở nhà cháu, ở cái chân bị trẹo, ở cái ghế vỉa hè hay ở cái người đặt ghế ra lấn chiếm vỉa hè?
 

nobitavip

Xe buýt
Biển số
OF-94315
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
781
Động cơ
403,314 Mã lực
Vụ này đang căng đây!!
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Qua đây mới thấy rõ ràng cụ cũng hiểu luật pháp mà vẫn mang tư tưởng quy tội cho chai rượu cụ nhờ.

Nhà cháu đi bộ bị vướng cái ghế của quán nước vỉa hè làm chân bị trẹo sang một bên. Thay vì gọi taxi đi viện, nhà cháu cố lên xe lái về nhà và kết quả là gây tai nạn do cái chân bị trẹo không đạp được phanh. Vậy theo cụ, trong vụ tai nạn ô tô này, lỗi nằm ở nhà cháu, ở cái chân bị trẹo, ở cái ghế vỉa hè hay ở cái người đặt ghế ra lấn chiếm vỉa hè?
Chẳng hiểu sao bác cứ cố tình làm cho vấn đề bị xiên xẹo đi nhỉ? Hay bác không thể hiểu được các quy định của pháp luật?
Có lẽ tôi lại giải thích thêm vậy. Trong trường hợp phạm lỗi điều khiển xe mà trong máu nồng độ cồn vượt 50mg/ml máu, là tổng hợp của 2 yếu tố đồng thời:
- Điều khiển xe: Là yếu tố phụ, không có quy định nào thêm về việc điều khiển xe (ví dụ điều khiển xe lạng lách, không làm chủ tốc độ ...), nghĩa là điều khiển thế nào cũng được.
- Nồng độ cồn vượt ngưỡng: Là yếu tố chính, quy định cụ thể là trên 50ml/100ml sẽ vị phạm quy định này. Nếu chưa đạt 50mg/100ml sẽ không vi phạm quy định này.
Phân tích đến đây, nếu bác vẫn chưa nhận thấy đâu là yếu tố mang tính trực tiếp, quyết định cho một hành vi có phạm lỗi hay không thì tôi cũng chịu
Tôi nhắc lại: Rượu là yếu tố trực tiếp, là tang vật/phương tiện trực tiếp, còn cái xe là tang vật/phương tiện không trực tiếp.
 

magicwalker

Xe tải
Biển số
OF-15960
Ngày cấp bằng
5/5/08
Số km
450
Động cơ
515,900 Mã lực
Hôm nay là ngày 10/3/2015.
Đề xuất của anh # về thời điểm thí điểm việc tịch thu xe máy đi vào đường cao tốc (15/3/2015) sắp tới được CP thông qua chưa còn bỏ ngõ, nên cái đề xuất xem ra ngớ ngẩn của anh KVH này còn khuya mới được thông não.
Bà con các cụ, các mợ cứ vô đây chém gió cho vui đi.
Hóng tiếp gió bão! :))
 

ngu vi xe

Xe hơi
Biển số
OF-40895
Ngày cấp bằng
17/7/09
Số km
198
Động cơ
469,472 Mã lực
Đề nghị tịch thu rượu trong người lái xe đang say rượu là hợp lý nhất. Có thể rút máu ra chưng cất lại thu rượu rồi trả lại máu là hợp lý nhất.
 

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,049
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Ủy ban ATGT quốc gia đang kiến nghị tịch thu xe nếu lái xe vi phạm nồng độ cồn khi lái xe, cụ thể là: "Nếu có nồng độ cồn trên 80mg/100ml hoặc vượt quá 0,4mg/l khí thở, lái xe sẽ bị tước giấy phép 2 năm và tịch thu phương tiện".

Việc tranh cãi khá là gay gắt từ phía người dân tới các luật sư, từ chính những người làm công tác trật tự tới những người thường xuyên phá hoại trật tự. Để rộng đường dư luận, nhà cháu làm một ít FAQ sau khi tham khảo các ý kiến, lấy thông tin vài nơi. Mong các cụ đóng góp thêm trên cơ sở cân đối giữa tình và lý.

Q: Tịch thu xe là hành động vi phạm hiến pháp, cụ thể là quyền sở hữu tài sản hợp pháp được quy định tại điều 32 hiến pháp nước CHXHCNVN?

A: Hoàn toàn không đúng. Việc sử dụng tài sản hợp pháp để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoàn toàn có thể dẫn tới việc mất một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng và sở hữu tài sản đó tuỳ theo loại hành vi và mức độ được quy định trong các văn bản luật. Điều 46 hiến pháp viết: công dân có nghĩa vụ tuân thủ hiến pháp và pháp luật, và pháp luật có nhiều điều quy định về việc tước đoạt một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng, sở hữu tài sản. Ngay trong luật hiện hành, hình phạt bổ sung cho hành vi đua xe trái phép là tịch thu phương tiện (điều 34 nghị định 171 của chính phủ ban hành ngày 13/11/2013).

Q: Ngoài Việt Nam, liệu có quốc gia nào trên thế giới tịch thu xe khi phát hiện người lái xe có nồng độ cồn vượt mức cho phép?

A: Ngược với nhiều người nghĩ, việc này khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Thậm chí nhiều tổ chức phi chính phủ còn vận động các quốc gia chưa thông qua luật này sớm triển khai áp dụng để giảm tỷ lệ tai nạn do rượu bia gây ra. Các nghiên cứu khoa học cho thấy việc tịch thu xe thực sự có tác dụng, tỷ lệ người bị tịch thu tái phạm thấp hơn hẳn những nơi không áp dụng luật này.
(Có thể tìm google với keyword: "confiscation of vehicle" hoặc "vehicle confiscation"). Ở nhiều quốc gia, ngoài việc tịch thu xe, người lái xe có thể bị đi tù và phạt bổ sung với khoản tiền phạt còn lớn hơn nhiều giá trị xe, đặc biệt với người tái phạm nhiều lần về nồng độ cồn (dù chưa gây tai nạn).

Mỹ, Úc, New Zealand hay châu Âu đều có quy định tịch thu xe vi phạm nồng độ cồn. Các quốc gia và bang có quy định cụ thể khác nhau, có thể bổ sung thêm phạt tù hay lao động công ích. Một số nước chỉ cần quyết định của CSGT là thu xe, một số nước thì phải qua tòa án quyết định. Các quốc gia khác mọi người tự tìm hiểu thêm.

Q: Nếu người lái xe không phải là chủ xe thì sao? Chủ xe có tội tình gì mà phải chịu mất xe - một tài sản có giá trị lớn khi người mượn xe mới là kẻ có lỗi?

A: Về mặt pháp lý, người cho mượn xe phải chấp nhận rủi ro gây ra bởi việc cho mượn. Việc bị tịch thu xe do vi phạm nồng độ cồn bởi người mượn là một rủi ro, giống như nhiều rủi ro khác như: xe gây tai nạn chết người, xe bị hỏng một phần hoặc hỏng hoàn toàn do vi phạm luật giao thông hoặc do bất cẩn (chẳng hạn chìm xuống sông hay rơi xuống vực) hoặc xe sử dụng vào hoạt động tội phạm (chuyên chở ma túy, cướp giật, buôn lậu...). Tùy từng trường hợp, luật pháp quy định người cho mượn phải chịu trách nhiệm liên đới, một phần hay toàn bộ.

Chẳng hạn, theo nghị định 171 mới nhất thì đua xe bị tịch thu bất kể xe mượn hay xe chính chủ, có biết hay không biết người mượn sẽ đua xe hay không. Trước đó, thông tư số 10 liên bộ (Bộ Nội Vụ, VKSNDTC và TANDTC) ngày 31/12/1996 về xử lý đua xe trái phép có chia rõ từng trường hợp chủ sở hữu hay không, người cho mượn có biết hay không việc đua xe của người mượn. Cụ thể tại điều 3a:


Như vậy, rõ ràng trước khi vấn đề tịch thu xe với người vi phạm nồng độ cồn được đưa ra, luật đã quy định nhiều lần về tịch thu xe với trường hợp đua xe trái phép. Những vấn đề tranh luận ngày hôm nay thực ra đã được tranh luận 20 năm trước. Sau nhiều lần sửa đổi và cuối cùng chúng ta có được nghị định 171 ngày nay, và việc tịch thu xe được áp dụng bất kể xe có chính chủ hay không. Vì vậy, câu hỏi đúng ở đây phải là: hành vi vi phạm nồng độ cồn ở mức tối đa như đề nghị của UBATGTQG liệu có ít nguy hiểm, ít gây nguy hại cho xã hội hơn hành vi đua xe hay không?

Đối với người chủ xe và người mượn xe, việc xe bị tịch thu sẽ phát sinh quan hệ dân sự giữa hai người. Căn cứ vào luật dân sự, người chủ xe có thể kiện người mượn xe đòi bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm luật giao thông dẫn tới xe bị tịch thu. Điều này áp dụng cho cả xe thuộc sở hữu nhà nước.

Q: Nếu xe bị trộm, cướp và người cầm lái vi phạm nồng độ cồn theo quy định trên thì xử lý ra sao? Hoặc xe cho mượn nhưng người cho mượn không nhận và cho rằng người lái tự ý lấy xe đi?

A: Cùng với nhiều trường hợp đặc biệt khác, cơ quan xây dựng văn bản pháp luật sẽ cân nhắc xử lý tránh những bất hợp lý phát sinh. Trường hợp có sự khác biệt giữa lời khai chủ xe và người cầm lái, cơ quan công an sẽ có trách nhiệm xác minh và xử lý người vi phạm theo nguyên tắc đúng người đúng tội, không để sót người lọt tội nhưng cũng không để oan sai.

Q: Việc xử lý xe tịch thu xe thế nào? Liệu có tiêu cực trong xử lý, giải quyết vi phạm? Chẳng hạn, người vi phạm sẵn sàng hối lộ một số tiền rất lớn để không bị thu xe? Chiếc xe giá trị lớn rồi thanh lý vòng vèo giá rẻ gây thiệt hại cho xã hội?

A: Do đã có quy định về tịch thu phương tiện với hành vi đua xe trái phép nên việc xử đã có quy trình cụ thể, không phải là lần đầu áp dụng. Tiêu cực, nếu có, là vấn đề khác và chúng ta, bao gồm cả người dân, phải phát hiện và xử lý tiêu cực đó nếu nó xảy ra. Không thể vì một vấn đề nhỏ hơn mà né tránh vấn đề lớn hơn.

Q: Do hình phạt quá nặng, liệu có dẫn tới tình trạng người lái xe liều lĩnh bỏ chạy hoặc chống đối bằng mọi giá gây nguy hiểm cho lực lượng chức năng cũng như người tham gia giao thông, đặc biệt trong tình trạng nồng độ cồn cao kích động tâm lý theo chiều hướng không kiểm soát được?

A: Đây là câu hỏi hay và trúng. Thực tế chứng minh lo lắng này là có cơ sở vì trong quá trình vây bắt và xử lý đua xe trái phép, nhiều "quái xế" đã liều lĩnh lao thẳng vào lực lượng chức năng hoặc lao vào dòng người giao thông với tốc độ cao nhằm trốn tránh bị xử lý. Đã có những tai nạn thương tâm cho cả người vi phạm và những người khác. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta né tránh không xử lý.

Trong quá khứ, công an Thanh Hóa đã có sáng kiến sử dụng lưới bắt xe đua, vừa hiệu quả lại hạn chế tai nạn. Qua đó tình trạng đua xe giảm đáng kể. Trong quá trình triển khai phát hiện xử lý hành vi vi phạm nồng độ cồn, các lực lượng chức năng có thể cân nhắc phối hợp các biện pháp nghiệp vụ, hạn chế truy đuổi nhằm tránh gây nguy hiểm cho cộng đồng. Ngoài ra, có thể song hành tuyên truyền đến từng người dân, từng nhà hàng quán nhậu và bổ sung các hình phạt có tính chất răn đe đối với hành vi chống người thi hành công vụ.

Q: Với chiếc xe trị giá hàng trăm triệu tới hàng tỷ đồng, liệu có những rủi ro về kinh tế xã hội chưa được tính đến? Chẳng hạn, hoạt động cho thuê xe tự lái sẽ tiềm ẩn rủi ro rất lớn bởi rất khó bắt người thuê đặt cọc số tiền tương đương giá trị xe. Các công ty có xe khi giao xe cho lái xe, liệu tài sản của người lái có đủ đảm bảo cho việc đền bù chiếc xe? Khi người lái gây tai nạn, thiệt hại về tài sản và con người thì có bảo hiểm lo nhưng nếu vi phạm nồng độ cồn dẫn tới tịch thu xe thì bảo hiểm nào lo?

A: Thực tế, khi người lái gây tai nạn làm thiệt hại về người và tài sản trong trường hợp có nồng độ cồn vượt mức cho phép thì các hãng bảo hiểm vẫn từ chối chi trả. Vì vậy, việc tịch thu xe với hành vi vi phạm nồng độ cồn không nằm ngoài những rủi ro lâu nay doanh nhiệp và người chủ xe vẫn phải đối mặt khi người lái xe sử dụng rượu bia lúc lái xe. Ngược lại, nếu việc tịch thu xe được áp dụng với vi phạm nồng độ cồn ở mức cao sẽ giúp hạn chế ngay từ đầu nguy cơ gây ra tai nạn do rượu bia, nhờ đó các doanh nghiệp sẽ ít gặp rủi ro bị bảo hiểm từ chối chi trả. Nói cách khác, việc giảm tình trạng uống rượu bia khi lái xe nhờ quy định này giúp giảm đáng kể tai nạn giao thông, qua đó giảm chi phí cho doanh nghiệp vận tải.

Có thể nói, quy định này đem lại lợi ích nhiều hơn là thiệt hại cho doanh nghiệp cũng như cộng đồng.

Q: Liệu có thể cho phép người vi phạm chuộc lại xe của mình? Hoặc với những xe giá trị lớn, có thể đặt mức trần tiền chuộc, chẳng hạn xe 5 tỷ thì chỉ cần nộp 1 tỷ là lấy lại xe. 1 tỷ cũng là quá đủ để răn đe.

A: Đây là những vấn đề cụ thể cần tới sự đóng góp ý kiến của các cơ quan chức năng cũng như người dân. Do mới là kiến nghị và xây dựng luật, các đóng góp như trên hoàn toàn được hoan nghênh để biện pháp thực thi phù hợp với thực tế và được đông đảo người dân ủng hộ.

Q: Thằng nào rảnh mà viết bài dài thế, tự nó bịa ra hay đi copy/paste ở đâu vậy? Văn vở đọc nửa mùa, vừa như xe ôm chém gió vừa như luật sư lớp tại chức ban đêm đang tập viết tiểu luận?

A: Nhà cháu khá là rảnh và giỏi copy/paste, tuy nhiên cũng rất giỏi bốc phét. Nghề nghiệp chính nhà cháu chính là xe ôm và công việc làm thêm chính là tư vấn luật cho người đi xe ôm :)

Chúc các cụ vui vẻ có thêm thông tin chém gió.
Cụ cũng giỏi biện luận ra phết. Vậy em hỏi cụ:
1. Cái xe nó có biết uốn riệu không mà nhốt nó?
2. Tại sao lại phải nhốt xe mà không nhốt cmn thằng uống riệu vào???, giải pháp đơn giản vậy sao ko thực hiện cứ bày đặt ra linh tinh để phải giải trình, phải đăng đàn lý sự... phải chăng là 1 cách gây hấn để PM cho bản thân kẻ phát ngôn. Giống như con Bà Tưng gây loạn cộng đồng để câu like???
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,494
Động cơ
356,913 Mã lực
Ồ, em đang trích lại cái còm của cụ delta thì trình duyệt đơ, refresh lại thì không thấy nó đâu nữa :D.

Viện dẫn ra cả cái gọi là luật sư giỏi còn im lặng :D thì em thấy thật là :D.

Có mấy vấn đề chăng?

1. Xa luân chiến; cụ chủ thớt chắc bận, đến lượt cụ đelta :D.

2. Định hướng "dư nuận" :D? Luật sư giỏi còn im lặng :D.

3. Không ai nói gì, không ai phản biện không hẳn là tốt hoặc đề xuất là đúng đắn hoặc phù hợp. Mới đây, cựu TT Anh, cố vấn CC về KT cho ta còn phát biểu một ý như vậy (em hóng từ báo), ý là không có phản biện thì không nên nghĩ đó là tốt.

Ở cơ quan em, sau khi người ta nói mãi về một việc nào đó, vị phụ trách đơn vị cứ lờ đi, không tiếp thu, đến lần sau, chả ai nói nữa. Ấy thế là có vị tưởng thế là tốt rồi :D.

Bổ sung:

- Cá nhân nhà cháu cho rằng, đơn vị đề xuất và các đơn vị liên quan cứ thoải mái nghiên cứu vận dụng các quy định của PL. Việc tham gia ý kiến của người tggt là quyền chính đáng.

- Trên cơ sở ý kiến góp ý, phản biện, tranh luận, đơn vị có trách nhiệm sẽ có những lập luận xác đáng hơn cho đề xuất của mình. Nói theo kiểu "nói chữ", những người tham gia ý kiến "lẽ ra" phải được cảm ơn vì đã quan tâm, kể cả khi có ý kiến chưa đồng thuận :D.

Nhà cháu xin hết ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

dzungbv

Xe hơi
Biển số
OF-180729
Ngày cấp bằng
17/2/13
Số km
145
Động cơ
337,850 Mã lực
Nhân đây xin góp ý với OF là bỏ vodka nhé. Vì mời rượu thế này mod thu xe là anh em hết lái trên này mất. Hehe
 

haidongtay

Xe điện
Biển số
OF-200873
Ngày cấp bằng
5/7/13
Số km
2,972
Động cơ
365,935 Mã lực
Cụ ơi xe cỏ cũng mấy trăm củ, từ lúc học xong cấp 3 lăn lộn kiếm sống mồ hôi, xương máu đến nay hơn 40 tuổi đầu mới có để chở vợ con nhà em đấy cụ, cắn rơm cắn cỏ cụ đừng phát ngôn nhanh thế
Thế thì cụ đừng uống khi lái xe nữa,cụ chở vợ con mà còn uống thì thu là đúng,tóm lại đã uống không lái xe,kể cả 1 li nhé.Các cụ cứ lý do lý trấu,kêu ép,rồi chả nhẽ,rồi...
 

podr everet

Xe buýt
Biển số
OF-331981
Ngày cấp bằng
20/8/14
Số km
854
Động cơ
290,104 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
-
Bản thân xe chỉ là phương tiện, nó không có lỗi, chỉ người điều khiển có lỗi mà thôi.]/quote] Người điều khiển có lỗi thì sẽ bị tước quyền sở hữu tài sản sử dụng trong quá trình phạm lỗi. Phương tiện không có lỗi nên sẽ không phải chịu hình phạt gì hết, không bị đánh đập hay nhốt vào tù và sẽ được chuyển sang cho người chủ khác có ý thức hơn (nhà cháu fun tí).
Túm lại là sao không phạt thật nặng người vi phạm vào nhỉ???
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Thế thì cụ đừng uống khi lái xe nữa,cụ chở vợ con mà còn uống thì thu là đúng,tóm lại đã uống không lái xe,kể cả 1 li nhé.Các cụ cứ lý do lý trấu,kêu ép,rồi chả nhẽ,rồi...
Bác ngây thơ quá.
Bản thân tôi và hầu hết các cụ phản đối việc tịch thu xe ở đây đều đã và sẽ không uống rượu (dù là 1/2 chén) rồi lái xe. Nhưng luật là dành cho cả xã hội, cho hàng triệu người dân, với mục đích làm cho xã hội được quy củ, tốt lên một cách hài hòa, chứ không phải để đạt được mục đích này mà lại xâm hại đến quyền lợi chính đáng của người khác, gây ra rất nhiều hệ lụy cho xã hội.
Có rất nhiều cách làm cho người ta không dám uống rượu rồi lái xe, nhưng cách tịch thu xe là cách gây nhiều hệ lụy, xử lý không đúng đối tượng và bất công nhất. Tuy vậy, nó lại làm tên tuổi người đề xuất nổi như cồn
 

AMATAX

Xe điện
Biển số
OF-303978
Ngày cấp bằng
5/1/14
Số km
2,193
Động cơ
365,351 Mã lực
Nơi ở
Tiện đà phát huy chiến quả cấm sản xuất rượu bia luôn đi. Như vậy khỏi lo uống ít uống nhiều, chứ có mà không được dùng ngứa ngáy lắm. Mà CA, CSGT uống rượu lái xe thì ai phạt, phạt ai nhở.
 

Hainq

Xe buýt
Biển số
OF-112885
Ngày cấp bằng
15/9/11
Số km
570
Động cơ
392,775 Mã lực
Tiện đà phát huy chiến quả cấm sản xuất rượu bia luôn đi. Như vậy khỏi lo uống ít uống nhiều, chứ có mà không được dùng ngứa ngáy lắm. Mà CA, CSGT uống rượu lái xe thì ai phạt, phạt ai nhở.
Rượu bia thuốc lá nguồn thu lớn chả thằng nào muốn cấm đâu cụ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top