[Funland] Hỏi các bác Việt Kiều: Về VN có kiếm ăn tốt hơn bên Tây?

Dacia90

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-808783
Ngày cấp bằng
17/3/22
Số km
2,003
Động cơ
68,261 Mã lực
Tuổi
44
Còn ở đây là bọn em đang bàn việc chuyển đổi bằng từ VN sang, sau đó được chấp nhận cái chuyên môn đó để hành nghề ở EU. Có thể ví dụ là kỹ sư điện tự động chẳng hạn. Em muốn biết cụ thể việc chuyển đổi này nó diễn ra như thế nào? Thủ tục, quy trình ra sao? Mất thời gian bao lâu? Cứ có bằng là đổi được hay là có điều kiện gì? Xét duyệt thế nào? Còn các bạn VN nhiều bạn em thấy chỉ thông qua việc phát hiện một bug từ một thư viện open source của aws hay google. Sau đó tham gia sửa chữa hoặc phát triển thư viện có sẵn rồi cũng được họ để ý và mời qua làm việc.
Ở Đức nói riêng thì cụ có thể tham khảo luật mới tính theo điểm ở đây:

 

A_S

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-360282
Ngày cấp bằng
27/3/15
Số km
768
Động cơ
281,224 Mã lực
Nước ngoài của cụ cụ thể là nước nào? Và cụ làm ngành nghề, lĩnh vực gì? Dựa vào thông tin cụ đưa thì nó cũng khá match với thông tin của em đấy chứ. Vì như cụ là đi theo dạng chuyên gia. Chắc chắn trong CV của cụ nó đã có các kỹ năng, chuyên môn mà công việc họ đang tìm kiếm. Những kỹ năng, chuyên môn này cũng được phản ánh qua kinh nghiệm làm việc của cụ, chứ ko phải từ cái bằng. Còm trước của em có đề cập một bạn được bốc thẳng sang Đức làm, mà bạn đó còn chưa tốt nghiệp một trường ĐH nào ở VN cả.

Còn ở đây là bọn em đang bàn việc chuyển đổi bằng từ VN sang, sau đó được chấp nhận cái chuyên môn đó để hành nghề ở EU. Có thể ví dụ là kỹ sư điện tự động chẳng hạn. Em muốn biết cụ thể việc chuyển đổi này nó diễn ra như thế nào? Thủ tục, quy trình ra sao? Mất thời gian bao lâu? Cứ có bằng là đổi được hay là có điều kiện gì? Xét duyệt thế nào? Còn các bạn VN nhiều bạn em thấy chỉ thông qua việc phát hiện một bug từ một thư viện open source của aws hay google. Sau đó tham gia sửa chữa hoặc phát triển thư viện có sẵn rồi cũng được họ để ý và mời qua làm việc.
Em nói về Đức thôi.
Nếu cty nhận ( vì đơn xin việc Cụ đủ kinh nghiệm, thành tích ) thì nó ko quan tâm đến bằng cấp lắm, cụ ko cần quy đổi, chỉ cần cầm giấy bảo lãnh của cty làm visa qua làm việc thôi.
Còn ko thì nếu cụ ở vn cụ cũng chẳng có cơ hội chuyển đổi vì mấy chỗ chuyển đổi như jobcenter hay arbeitsagentur nó ko làm cho người nước ngoài ko có visa làm việc ở Đức. Cụ có thể tra mấy từ khoá đó để vào trang của họ dịch google đọc. APS vn chỉ xét bằng rồi chứng nhận nếu cụ muốn đi du học thôi.

Nghĩa là phải có visa làm việc hợp pháp ở Đức mới nhờ cơ quan hành chính của nó xét đổi, mà visa làm việc chỉ cấp khi cụ được cty mời sang làm. Mà được mời được nhận rồi thì lại cần gì chuyển đổi bằng cấp nữa ( tất nhiên ko phải mấy ngành y dược sư phạm , cái này sinh viên thi cử toàn là bài thi của chính quyền nên ko bốc nhận lực ở nước kiểu vn qua cho hành nghề như thế được). Cái vòng luẩn quẩn.

Những trường hợp xét bằng em kể là diện đoàn tụ. Theo chồng hoặc vợ qua được phép định cư nên được đi làm, mấy cơ quan chức năng phải giúp đỡ chuyển đổi công nhận bằng cấp.
 

A_S

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-360282
Ngày cấp bằng
27/3/15
Số km
768
Động cơ
281,224 Mã lực
Ở Đức nói riêng thì cụ có thể tham khảo luật mới tính theo điểm ở đây:

A, được visa 6 tháng xin việc kìa. Trước đây chỉ người tốt nghiệp ở Đức về nước rồi, sau muốn qua kiếm việc mới được cấp thôi.
 

lookyoung

Xe tăng
Biển số
OF-98091
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
1,114
Động cơ
416,231 Mã lực
Nơi ở
BE
Cụ nói cụ không chém. Okie đồng ý. Vậy cụ cho tôi một cái tên người Việt mà cụ biết kiếm được việc đúng chuyên môn nhờ cái bằng ĐH VN chuyển đổi của họ tôi xem. Cụ cho Linkedin của người đó để tôi xác nhận cùng với họ xem họ xin được việc nhờ cái bằng đó hay do kỹ năng của họ? Quá trình họ chuyển đổi bằng diễn ra như thế nào? Mất bao lâu? Thủ tục là gì?

Ở VN cụ có thể viết vào CV của cụ tôi là abc, đã từng tốt nghiệp lớp kỹ sư tài năng của ĐHBK thì tôi nghĩ nó sẽ có tác dụng với thị trường lao động ở VN. Còn ở nước ngoài họ biết gì về ĐHBK? Mà cụ hay bạn cụ tuyển vào công ty nào mà vòng onsite mới kiểm tra bằng? Nếu quá trình chuyển đổi mất 2-3 năm thì 2-3 năm sau bạn cụ mới được đi làm ah? Tôi nghe đoạn này khá là phi logic.
Nước ngoài của cụ cụ thể là nước nào? Và cụ làm ngành nghề, lĩnh vực gì? Dựa vào thông tin cụ đưa thì nó cũng khá match với thông tin của em đấy chứ. Vì như cụ là đi theo dạng chuyên gia. Chắc chắn trong CV của cụ nó đã có các kỹ năng, chuyên môn mà công việc họ đang tìm kiếm. Những kỹ năng, chuyên môn này cũng được phản ánh qua kinh nghiệm làm việc của cụ, chứ ko phải từ cái bằng. Còm trước của em có đề cập một bạn được bốc thẳng sang Đức làm, mà bạn đó còn chưa tốt nghiệp một trường ĐH nào ở VN cả.

Còn ở đây là bọn em đang bàn việc chuyển đổi bằng từ VN sang, sau đó được chấp nhận cái chuyên môn đó để hành nghề ở EU. Có thể ví dụ là kỹ sư điện tự động chẳng hạn. Em muốn biết cụ thể việc chuyển đổi này nó diễn ra như thế nào? Thủ tục, quy trình ra sao? Mất thời gian bao lâu? Cứ có bằng là đổi được hay là có điều kiện gì? Xét duyệt thế nào? Còn các bạn VN nhiều bạn em thấy chỉ thông qua việc phát hiện một bug từ một thư viện open source của aws hay google. Sau đó tham gia sửa chữa hoặc phát triển thư viện có sẵn rồi cũng được họ để ý và mời qua làm việc.
Cụ vẫn cứ đem những ngành đặc biệt, có kiểm soát và cần chứng chỉ hành nghề như y, dược, điện... ra để làm ví dụ của mình nhỉ.

Bây giờ ví dụ thế này, tôi tốt nghiệp IT, quản trị kinh doanh, tài chính, logistics hoặc cơ khí đi ở VN thì có làm việc được ở châu Âu không?

Trừ những ngành đặc thù, ở Bỉ và Hà Lan là nơi tôi biết rõ nhất, khi xin việc không cần phải chuyển đổi bằng. Có job offer rồi thì chỉ cần nộp bằng có hợp pháp hoá lãnh sự để xin work permit. Chấm hết.

Đây là work permit cuối cùng của tôi, cách đây cũng mười mấy năm rồi và tôi xin việc bằng bằng Đh Việt Nam.
(Edit: xin phép xóa ảnh)
View attachment 8054797
 
Chỉnh sửa cuối:

A_S

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-360282
Ngày cấp bằng
27/3/15
Số km
768
Động cơ
281,224 Mã lực
Cụ vẫn cứ đem những ngành đặc biệt, có kiểm soát và cần chứng chỉ hành nghề như y, dược, điện... ra để làm ví dụ của mình nhỉ.

Bây giờ ví dụ thế này, tôi tốt nghiệp IT, quản trị kinh doanh, tài chính, logistics hoặc cơ khí đi ở VN thì có làm việc được ở châu Âu không?

Trừ những ngành đặc thù, ở Bỉ và Hà Lan là nơi tôi biết rõ nhất, khi xin việc không cần phải chuyển đổi bằng. Có job offer rồi thì chỉ cần nộp bằng có hợp pháp hoá lãnh sự để xin work permit. Chấm hết.

Đây là work permit cuối cùng của tôi, cách đây cũng mười mấy năm rồi và tôi xin việc bằng bằng Đh Việt Nam.
View attachment 8054797
Mười mấy năm trước Đức lại đỡ hơn giờ đấy, bằng cấp nó ko xét, thậm chí ko cần hợp pháp hoá lãnh sự. Cái APS mới chỉ sinh ra chục năm thôi thì phải.
Và cụ đi được cũng hay nếu ko quen biết. Tại mười mấy năm trước nó chưa mở những ngành chất lượng cao cần nhân lực, như Hà Lan mướn người ngoài EU là nó phải chứng minh được đăng tuyển trong nước 3 tháng, đăng tuyển trong EU 6 tháng vẫn ko tìm được ứng cử viên thích hợp thì mới được nhận ngoài EU. Cty phải quen biết giữ chỗ cho mình 6-9 tháng mới xong.
 

lookyoung

Xe tăng
Biển số
OF-98091
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
1,114
Động cơ
416,231 Mã lực
Nơi ở
BE
Mười mấy năm trước Đức lại đỡ hơn giờ đấy, bằng cấp nó ko xét, thậm chí ko cần hợp pháp hoá lãnh sự. Cái APS mới chỉ sinh ra chục năm thôi thì phải.
Và cụ đi được cũng hay nếu ko quen biết. Tại mười mấy năm trước nó chưa mở những ngành chất lượng cao cần nhân lực, như Hà Lan mướn người ngoài EU là nó phải chứng minh được đăng tuyển trong nước 3 tháng, đăng tuyển trong EU 6 tháng vẫn ko tìm được ứng cử viên thích hợp thì mới được nhận ngoài EU. Cty phải quen biết giữ chỗ cho mình 6-9 tháng mới xong.
Có work permit dành cho high skilled worker ko cần yêu cầu như cụ nói. Chỉ cần bằng bachelor, công ty đưa ra job offer với lương ở một mức nào đó và hỗ trợ xin giấy phép làm việc là được. Như ở Bỉ bây giờ tối thiểu phải khoảng 49k EUR/năm và tăng hàng năm theo lạm phát. Hồi tôi làm chỉ khoảng 32k/năm thì phải.

Ngoài ra còn có Blue card hoặc professional card dành cho dạng quản lý, nhân sự cấp cao nhưng yêu cầu nhiều hơn. Tôi ko có kinh nghiệm với mấy dòng này nên ko dám bàn.
 
Chỉnh sửa cuối:

A_S

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-360282
Ngày cấp bằng
27/3/15
Số km
768
Động cơ
281,224 Mã lực
Có work permit dành cho high skilled worker ko cần yêu cầu như cụ nói. Chỉ cần bằng bachelor, công ty đưa ra job offer với lương ở một mức nào đó và hỗ trợ xin giấy phép làm việc là được. Như ở Bỉ bây giờ tối thiểu phải khoảng 49k EUR/năm và tăng hàng năm theo lạm phát. Hồi tôi làm chỉ khoảng 32k/năm thì phải.

Ngoài ra còn có Blue card hoặc professional card dành cho dạng quản lý, nhân sự cấp cao nhưng yêu cầu nhiều hơn. Tôi ko có kinh nghiệm với mấy dòng này nên ko dám bàn.
Chắc mười mấy năm của cụ là dưới 13-14 năm. Chứ 17-18 năm trước Hà Lan vẫn chưa có HSW thì phải, trường hợp tôi thấy công ty vẫn phải chờ 6-9 tháng để đưa sang.
 

lookyoung

Xe tăng
Biển số
OF-98091
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
1,114
Động cơ
416,231 Mã lực
Nơi ở
BE
Chắc mười mấy năm của cụ là dưới 13-14 năm. Chứ 17-18 năm trước Hà Lan vẫn chưa có HSW thì phải, trường hợp tôi thấy công ty vẫn phải chờ 6-9 tháng để đưa sang.
Đúng rồi cụ, 13 năm. Mà lúc đấy tôi ở Bỉ chứ ko phải HL, hàng năm phải xin lại mỗi lần xin cũng mất tầm 3-4 tháng. Bây giờ thì nó cho 3 năm luôn rồi.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,373 Mã lực
Cụ vẫn cứ đem những ngành đặc biệt, có kiểm soát và cần chứng chỉ hành nghề như y, dược, điện... ra để làm ví dụ của mình nhỉ.
Tôi sẽ giải thích thế này để ai cũng có thể hiểu được.

Nói chuyện VN thôi.

Học xong trường Y, trường Luật, trường kỹ thuật, trường Kiến trúc xong ra cũng không ai cho anh hành nghề ngay đâu, bởi anh chưa có chứng chỉ hành nghề. Nhưng anh đã có thể vào làm việc ở bệnh viện, hãng luật, công ty thiết kế để làm việc đúng nghề được đào tạo rồi.

Sau một thời gian đủ lâu, làm đủ việc, thì anh có thể được cấp chứng chỉ hành nghề, mà điều kiện cần của việc đó là anh được đào tạo đúng nghề.

Việc anh được đào tạo bởi một trường được công nhận H+ trong danh sách của Đức chính là điều kiện cần đó.
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,668
Động cơ
318,285 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Có cái mứt mà làm Nail thuê mua nhà lầu, xe hơi, vườn riêng bốc phét vừa phải. Ngày xưa đọc báo để hiểu biết, giờ hiểu biết thì hãy đọc báo.

Đất nước nào lao động phổ thông chả ở đáy xã hội, có được căn nhà thuê là may rồi. Thu nhập cao đồng nghĩa với phí dịch vụ cao, giá thành đắt đỏ. Đến bản địa nó còn phải thuê nhà, làm tới gần già mới trả hết nợ. Kinh tế suy thoái là đua nhau rao bán, tương lai nào cho nail thuê có biệt thự sân vườn + xe sang thế?

Em xin lỗi bác nào làm lao động phổ thông, em không có ý coi thường. Nhưng thực tế xã hội này nó vận hành như vậy. Chẳng thế mà chúng ta luôn cố gắng cho con cái học hành để có được 1 kỹ năng, 1 nghề nghiệp tốt. Thoát khỏi lao động phổ thông.
Em không biết cụ hay mợ nhưng thấy comment này có nhiều thông tin sai lệch nên em mạn phép đính chính lại, để mọi người hiểu chính xác hơn về một số vấn đề được cụ/mợ này đưa ra trong đây.

Thứ nhất nghề làm nails không phải là lao động phổ thông. Muốn hành nghề làm nails, mọi người phải có chứng chỉ tay nghề. Lao động phổ thông không có yêu cầu này. Nên những người làm nghề nails có thể làm bất cứ công việc lao động phổ thông nào, nhưng người lao động phổ thông không thể làm nghề nails nếu không có chứng chỉ.

Thứ hai, ở nhiều nền kinh tế Châu Âu, họ coi ngành nails là một trong những ngành công nghiệp, ít ra là tại Séc, nên được ưu tiên về thuế. Ngành nails có một số ưu đãi về thuế so với kinh doanh buôn bán, nên những người làm nails họ có thu nhập cao hơn người kinh doanh nếu cùng có doanh thu như nhau. Nên bản thân những người làm nails cũng dễ chứng minh thu nhập để ký hợp đồng mua bán trả góp các kiểu, từ xe cộ cho tới nhà cửa, đất đai.

Thứ ba, mức lương của ngành nails luôn cao hơn mức lương trung bình của xã hội, chưa nói tới việc đây là ngành đặc thù, một ngày có thể chỉ cần phục vụ 1 khách, nhưng có ngày cũng có thể phục vụ hai chục khách cũng không phải vấn đề lớn. Nên mức thu nhập của nghề nails khá cao nếu ai chịu khó và lượng khách của tiệm tốt.

Chính vì ba điểm trên mà ở xã hội phương Tây, nhất là ở Châu Âu, chẳng mấy ai coi thường những người làm nghề nails cả. Ít ra với đa số mọi người dân, thì nghề nails là nghề có yêu cầu cao hơn lao động phổ thông và đó là một ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp.

Với mức lương tối thiểu 50 ngàn korun (khoảng 50 triệu VND) chưa kể tiền tip khoảng từ 10 tới 20%, thì người làm nghề nails không khó để mua trả góp 1 bất động sản với mức giá 5 triệu korun trả trong vòng 20 tới 30 năm, với mức trả góp hàng tháng dưới 20 triệu VND. Mà với mức 5 triệu korun thì ở Séc có thể kiếm được căn biệt thự 800m2 đất cùng 150m2 nhà ở trong thành phố. Tất nhiên không thể mua được giá này tại thủ đô, nhưng thành phố hạng 3 trở đi thì có nhiều lựa chọn.

Cụ/mợ Bống đáng yêu có thể tìm hiểu kỹ hơn về những thông tin trên và nếu thấy em nói gì sai thì cụ/mợ cứ phản biện lại, em xin lắng nghe và đính chính lại ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

wave-tau

Xe container
Biển số
OF-39191
Ngày cấp bằng
26/6/09
Số km
6,965
Động cơ
542,395 Mã lực
Em mảng này va ít nên ko dám khảng định cơ mà xin tham gia vài ý. :D
Trước đây thời các nuớc cs nhận lao động từ vn sang vẫn cần đòi hỏi trình độ, tốt nghiệm ngành nghề nào đó trên giấy và đuợc nuớc họ công nhận. Tất nhiên thời đấy có thoả thuận giữa 2 chính phủ nên tay nghề là 1 chuyện mặt khác bên họ vẫn phải đầu tư thêm đào tạo về ngôn ngữ cũng như tiếp cận máy móc mới hoặc khác so với vn.

Thời nay vd 1 anh thợ hàn ở vn chẳng hạn có bằng hoặc tay nghề cao,1 công ty nào đó ở bển tuyển thợ hàn, anh vn đó hoàn toàn có cơ hội xin vào đó. Tiếng ko biết nó bắt học vài cái đơn giản hoặc có nguời dịch hộ, thử tay nghề, + lên kế hoạch đào tạo với các thiết bị mới... điều này vẫn có khả năng vì đơn giản là họ tìm thấy đùng nguời mình cần và quan trọng hơn luơng nhận đuợc sẽ ko phải trả cao như cho 1 thằng bản địa tay nghề tuơng đuơng. 1 dạng trục lợi thoai chứ chả tử tế đâu. :D

Bằng cấp có thể họ công nhận bằng của vn, kiểu như bằng lái xe đổi ra bằng quốc tế thôi, cái này na ná như luật dẫn độ, anh cam kết cùng chung nhóm đó thì đuợc chấp nhận.. Cơ mà nhà nuớc chấp nhận là 1 chuyện còn doanh nghiệp có tuyển hay không là chuyện khác. Nhiều ngành nghề đặc thù cần tiếng bản địa hoặc ngôn ngữ quốc tế vào dạng siêu của siêu mới đuợc thử việc còn ko nó bỏ tiền+ thời gian tuyển 1 ông ất ơ vào làm gì, chúng nó có quyền mà.

Thế nên các cụ nên tranh luận rõ 2 mảng đuợc chấp nhận theo cấp quốc gia và mảng khác chả liên quan là doanh nghiệp chấp nhận+ cơ hội kiếm việc thực tế theo đúng ngành nghề trên bằng. Xin hết ạ. :D
 

lookyoung

Xe tăng
Biển số
OF-98091
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
1,114
Động cơ
416,231 Mã lực
Nơi ở
BE
Tôi sẽ giải thích thế này để ai cũng có thể hiểu được.

Nói chuyện VN thôi.

Học xong trường Y, trường Luật, trường kỹ thuật, trường Kiến trúc xong ra cũng không ai cho anh hành nghề ngay đâu, bởi anh chưa có chứng chỉ hành nghề. Nhưng anh đã có thể vào làm việc ở bệnh viện, hãng luật, công ty thiết kế để làm việc đúng nghề được đào tạo rồi.

Sau một thời gian đủ lâu, làm đủ việc, thì anh có thể được cấp chứng chỉ hành nghề, mà điều kiện cần của việc đó là anh được đào tạo đúng nghề.

Việc anh được đào tạo bởi một trường được công nhận H+ trong danh sách của Đức chính là điều kiện cần đó.
Cám ơn cụ. Tôi cũng đưa ví dụ về chứng chỉ môi giới chứng khoán với giám sát xây dựng ở VN rồi nhưng chắc diễn đạt hơi kém.
Cụ lại lan man rồi. Đề nghị cụ quay về vấn đề chính là thủ tục chuyển đổi bằng cấp mà cụ chém trong các còm trước. Việc chuyển đổi diễn ra như nào? Thời gian bao lâu? Có case nào thành công mà cụ biết chưa?

Việc có work permit và bằng cấp có giá trị sử dụng tại EU là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau. Một anh thợ cắt tóc, một cô thợ làm nail, một bác đầu bếp, một cụ bà làm nông cũng có thể có đc work permit ở EU mà chẳng cần có bằng cấp, chứng chỉ gì. Miễn là có công ty bên EU đứng ra bảo lãnh và làm hs cho họ sang làm việc.
Tôi vẫn đang bám rất sát. Mời cụ quay còm đầu tiên của tôi với cụ để xem vấn đề chính là gì.

Tôi xóa ảnh ở post trước của tôi vì có nhiều thông tin ko muốn share. Cụ nghiên cứu thêm về high skilled worker permit. Yêu cầu công việc là phải có bằng bachelor => nhà tuyển dụng chấp nhận. Khi cấp work permit chỉ cần bản sao hợp pháp hóa bằng VN => chính quyền chấp nhận. Bằng đh VN ko phải ko giá trị sử dụng như cụ tuyên bố. Cụ đồng ý ko?

Tôi hỏi cụ nhiều lần nhưng cụ vẫn không trả lời trực tiếp vào câu hỏi của tôi. Tóm lại ý tôi là thế này nhé
- Trước hết phải phân biệt rõ chứng chỉ hành nghề KHÔNG phải là bằng đại học. Cụ kienving ở trên giải thích rõ rồi. Bằng ĐH của Việt Nam cũng như các nước KHÔNG đổi trực tiếp sang chứng chỉ hành nghề ở châu Âu được. Phải qua kinh nghiệm làm việc, thi hoặc học bổ sung. Đúng ý cụ chưa?

- Bằng ĐH VN có thể chuyển đổi tương đương sang bằng đại học châu Âu, việc này phải thông qua cơ quan chuyên trách của từng nước

- Bằng ĐH VN có thể sử dụng tốt để xin việc, giấy phép lao động và làm việc đúng chuyên môn ở châu Âu.

Nếu cụ không đưa ra được gì mới hơn thì tôi xin dừng để tránh loãng thớt.
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,668
Động cơ
318,285 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Em lược dịch 1 bài phỏng vấn liên quan tới Séc và Việt Nam được đăng trên nhật báo Denik.cz.

Người Việt mong muốn được làm việc tại Cộng hòa Séc, nơi đang thiếu nhân lực. Hynek Kmoníček, đại sứ Séc tại Việt Nam và cựu đại sứ tại Hoa Kỳ, nói trong một cuộc phỏng vấn với toà báo Deník: “Tuy nhiên, Cộng hòa Séc đã không cấp thị thực lao động cho lao động Việt Nam trong nhiều năm”.

Vấn đề nghiêm trọng: Cộng hòa Séc có quá nhiều việc làm đang thiếu người lao động.

Hỏi: Nếu thuộc tầng lớp giàu có của người Việt, theo ngài, họ có đi nghỉ ở châu Âu không?

Trả lời: Tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đang hướng tới châu Âu và lượng khách du lịch Việt Nam tới Séc ngày càng tăng. Mọi người đến Châu Âu để du lịch, khám phá văn hóa, hoặc giống như ở Cộng hòa Séc, có thể họ tới để thăm họ hàng. Trong khi đa phần tầng lớp này sang Mỹ để đưa con vào học tại các trường đại học ở đó.

Hỏi: Liên minh châu Âu đã có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam trong ba năm trở lại đây. Điều này có giúp người Việt Nam nhìn thấy nhiều hàng hóa châu Âu tại thị trường VN hơn không?

Trả lời: Điều này đã có thể được nhận biết, mặc dù không quá nhiều theo quan điểm từ phía Cộng hòa Séc. Nguyên nhân là do chúng ta chưa xuất khẩu nhiều sang Việt Nam. Những gì còn thiếu chủ yếu là những sản phẩm chiếm khối lượng lớn xuất khẩu của Séc. Đó là lĩnh vực ô tô và vũ khí. Điều đó bây giờ đang thay đổi dần dần. Hãng Skoda đang tiến vào thị trường Việt Nam bất chấp thực tế là thuế nhập khẩu ô tô đang được giảm nhưng khá chậm. Điều này sẽ khiến ô tô dần trở nên rẻ hơn ở thị trường Việt Nam. Điều này cũng trái ngược với những gì chúng ta đã quen ở Châu Âu.

Hỏi: Có phải hiệp định này cũng giúp nền xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu?

Trả lời: Người Việt ca ngợi sự ký kết thỏa thuận này. Nhưng họ luôn nói thêm rằng EU phải làm gì đó với thẻ vàng đối với vấn đề xuất khẩu thủy sản và cá vào thị trường EU. Một thông tin không được biết đến rộng rãi, nhưng Việt Nam hiện nay là nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới. Và nói về thị trường cà phê, sau Brazil, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai.

Hỏi: Hiệp định thương mại tự do cũng có phần chính trị của nó. Như ở Việt Nam, điều kiện làm việc cần phải được cải thiện. Đó có phải là những gì đã xảy ra?

Trả lời: Có một sự thay đổi đáng kể trong lĩnh vực này. Trước tiên, lao động trẻ em thực sự không còn tồn tại ở Việt Nam hiện nay. Việt Nam đã thực sự đạt được tiến bộ đáng kể trong việc này. Họ nhận thức được nghĩa vụ của mình đối với những cảm kết cùng Liên minh EU. Và bởi vì đây là một nhà nước nhất đảng và các công đoàn là một phần của cơ cấu chính phủ, nên người Việt Nam có đủ điều kiện để lo liệu việc đó, nếu họ có động lực để làm như vậy.

Hỏi: Vậy có thể nói Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam đang có hiệu quả?

Trả lời: Tôi sẽ nói ngắn gọn như thế này. Nếu không có thỏa thuận này, doanh nghiệp, người dân bình thường và khách hàng của cả hai bên sẽ bị thiệt hại nặng nề hơn.

Hỏi: Châu Âu có còn là giấc mơ của người Việt? Hay điều đó không còn đúng nữa do mức sống ngày càng tăng ở Việt Nam?

Trả lời: Cả hai đều đúng trong thời điểm này. Điều kiện sống ở Việt Nam đang được cải thiện. Nhưng nếu xét từ việc xếp hàng xin thị thực vào Cộng hòa Séc, thì sự quan tâm, đặc biệt là ở giới trẻ, vẫn tiếp tục chiếm nhu cầu rất lớn và vượt quá khả năng của Cộng hòa Séc. Nhưng đối với các sinh viên sau đại học đến từ Việt Nam, họ hầu như không ở lại Cộng hòa Séc sau khi học xong, mà họ quay về Việt Nam làm việc. Bởi vì ở Việt Nam ngày nay, những người có chuyên môn cao sẽ kiếm được việc làm tốt hơn ở tại thị trường Séc. Thông thường những người giỏi này sẽ làm ở một số công ty đa quốc gia lớn.

Hỏi: Các công ty Séc đang tìm kiếm nhân viên, có rất nhiều lời mời việc làm được giới thiệu. Các công ty không được tuyển dụng lao động ở Việt Nam, vậy tại sao họ không tuyển lao động từ Indonesia chẳng hạn?

Trả lời: Đó là câu hỏi đúng và đó là những gì chúng ta đang tìm cách giải quyết. Và tất cả chúng ta đang đổ lỗi cho Bộ Nội vụ Séc. Quyết định của bộ nội vụ Séc là sẽ không nhận lao động từ Việt Nam đang được áp dụng. Hiện tại chúng ta chỉ có thể cấp thị thực du học và đoàn tụ gia đình cho những người tới từ Việt Nam.

Link: https://www.denik.cz/evropa-pro-cechy/rozhovor-hynek-kmonicek-vietnam-20230829.html
 
  • Vodka
Reactions: UFA

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,373 Mã lực
Cám ơn cụ. Tôi cũng đưa ví dụ về chứng chỉ môi giới chứng khoán với giám sát xây dựng ở VN rồi nhưng chắc diễn đạt hơi kém.

Tôi vẫn đang bám rất sát. Mời cụ quay còm đầu tiên của tôi với cụ để xem vấn đề chính là gì.

Tôi xóa ảnh ở post trước của tôi vì có nhiều thông tin ko muốn share. Cụ nghiên cứu thêm về high skilled worker permit. Yêu cầu công việc là phải có bằng bachelor => nhà tuyển dụng chấp nhận. Khi cấp work permit chỉ cần bản sao hợp pháp hóa bằng VN => chính quyền chấp nhận. Bằng đh VN ko phải ko giá trị sử dụng như cụ tuyên bố. Cụ đồng ý ko?

Tôi hỏi cụ nhiều lần nhưng cụ vẫn không trả lời trực tiếp vào câu hỏi của tôi. Tóm lại ý tôi là thế này nhé
- Trước hết phải phân biệt rõ chứng chỉ hành nghề KHÔNG phải là bằng đại học. Cụ kienving ở trên giải thích rõ rồi. Bằng ĐH của Việt Nam cũng như các nước KHÔNG đổi trực tiếp sang chứng chỉ hành nghề ở châu Âu được. Phải qua kinh nghiệm làm việc, thi hoặc học bổ sung. Đúng ý cụ chưa?

- Bằng ĐH VN có thể chuyển đổi tương đương sang bằng đại học châu Âu, việc này phải thông qua cơ quan chuyên trách của từng nước

- Bằng ĐH VN có thể sử dụng tốt để xin việc, giấy phép lao động và làm việc đúng chuyên môn ở châu Âu.

Nếu cụ không đưa ra được gì mới hơn thì tôi xin dừng để tránh loãng thớt.
Có gì mà cứ lằng nhằng mãi. Ai không thích đi thì ở nhà. Ai thích đi mà không biết thông tin thì cũng ở nhà. Ai 0.4 trật tự. Tôi vừa hỏi hộ đứa quen đây:

- Có bằng cao đẳng điều dưỡng;
- Có chứng chỉ hành nghề VN cấp;
- Có chứng chỉ tiếng Đức B2

Thế là đủ điều kiện xin visa sang Đức kiếm việc mà không cần một nhà tuyển dụng nào nhận trước.
 

FRA

Xe tải
Biển số
OF-441640
Ngày cấp bằng
31/7/16
Số km
446
Động cơ
214,567 Mã lực
Cụ sai rồi, Nhận định như cụ thì với vợ chồng cụ lọ mọ trên này Mình nghĩ chắc ở VN cũng là một DNTN hay là nhân viên, công chức, nhưng các con cụ ấy cũng đang học với làm Thạc sỹ và Tiến sỹ đấy ( Tôi xác nhận đã có trò chuyện qua với 1 trong hai cháu) .
Mình ở trên này xem nhiều hơn viết nên nghiệm ra điều này.
- Những cụ trong nước đã đi ra bên ngoài nhiều, từng trải có cái nhìn rất sâu sắc và sát thực tế
- Những cụ ngoài nước nhưng năm thì mười họa mới về một lần(loại trừ điều kiện KT) thì thường hay cực đoan và có phần dần vong bản.
Trường hợp trên mình có thể giải thích ngắn gọn " Đây hoàn toàn là chọn lựa và quyết định của các cháu vì từ 14 tuổi các cháu đã được coi là trưởng thành"
Xã hội bên này cũng không đặt nặng vấn đề bằng cấp và học hàm, học vị thái quá như ở VN. (con cái bằng mọi giá phải có bằng ĐH) dù sau đó ra đời bất chấp hiệu quả ứng tuyển hay thậm chí không xin được việc làm.
Quan trọng là năng lực và hiệu quả công việc.
Minh họa tấm hình mới nhất là một trong nhiều lần các em mình đón tiếp mấy anh em DN trong nước qua DL kết hợp CV. tìm hiểu mới biết giờ các cụ ấy âu mỹ như đi chợ.
Frankfurt 25.08.2023


[-X Chợt nhớ ra, hình minh họa không nhất thiết là hình thật !
Chia sẻ thêm một thực tế ở Đức đọc để biết thôi (mình sẽ ko tham gia tranh luận):
Để phát triển nơi đất khách thì phải cần nhiều yếu tố gấp nhiều nhiều lần so với ở quê nhà.
Ở Đức, đại học hay cao học thu nhập có khi còn chưa bằng bồi bàn, đầu bếp chính. Thu nhập và công sức của việc học ở Đức khập khiễng. Cảnh sát mới ra trường, thuế bậc 1, ở Berlin thu nhập năm sau thuế 20.536 Euro thì đủ hiểu. Học đã khó khăn vất vả nhưng mức lương như vậy. nên những người mới qua nghĩ học càng cao, thu nhập cao. Là hoàn toàn chưa chính xác. Thu nhập thợ sửa xe tự kinh doanh cao gấp nhiều lần mấy ông giáo sư (thu nhập trung bình tháng cầm tay 5000 Euro).
Nên nói về học vấn. Ở Đức học lắm cũng không bằng người thợ giỏi, với những người làm kinh doanh, buôn bán, lên voi xuống ngựa là bình thường. Người Việt chúng ta kể cả giỏi hơn mấy người đạo Hồi nhưng việc ngon tốt, lương cao không bao giờ chúng ta lấy được của họ. Bạn có biết sao nước Đức hàng năm mất đi khoảng 350.000 người trong độ tuổi lao động do lớp trẻ thì lười sinh con, thế hệ những người sinh ra trong những năm ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai nghỉ hưu và không có đủ người trẻ để lấp chỗ trống của họ.
Tóm lại cuộc sống ở Đức có lẽ chỉ được 1 thứ An nhàn và làng nhàng. Còn để nhiều tiền thì cực kỳ vất vả (nhà hàng thì từ 10h00 đến 24h00, Nails thì dũa không kịp ăn trưa...) và cuối cùng cũng chỉ có mỗi tiền.!
Về người Thổ ở Đưc, Vì sao minh giỏi, mình cố gắng mà lại ko hơn họ vì họ đông hơn ta, ỏe lâu và có công hơn ta, hơn nữa họ bao bọc nhau, đoàn kết. Chính quyền Đức “ngại” và sợ họ. Họ đi sâu vào nội các, chính quyền và các bộ ban ngành. Họ có tới mấy đời ở Đức và quá “mạnh”. Và một yếu tố cực kỳ mấu chốt là họ đoàn kết bởi có chung một đức tin, nên tạo ra một khối to lớn.
Ở đâu cũng cần sức mạnh tập thể. Giỏi mà cá thể thì cũng chỉ là le lói thôi. Dân số của các nước đạo Hồi, tính riêng Thổ là gần 90 triệu và chỉ cách Đức có 2000 km đường bộ. Nước Đức có thể coi là đất nước của người đạo Hồi trong tương lai không xa. Nên quá nhiều người Việt nhầm tưởng là qua Đức tốt cho con cái. Nhưng sợ rằng không xa đâu. Cái mà gọi là văn hoá ở Đức sẽ dần biến mất. thay thế nó sẽ là một thứ ngoại lai.Giờ ngóc nghách, mọi nơi mọi chốn. Ở đâu cũng có người đạo Hồi. Từ trường mẫu giáo cho tới đại học. Nhiều nơi, người Đức bây giờ chỉ là thiểu số trong những quận, thành phố của chính họ. Sự thật là như vậy.

tho.jpg

Đức là nước không mặn mà với đề nghị gia nhập Liên minh châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ. Cũng như nhiều nước châu Âu khác, Đức lo ngại làn sóng “Hồi giáo hóa phương Tây” sẽ xảy ra khi Thổ Nhĩ Kỳ trở thành thành viên của EU.

20180222_06_00_55_0.jpg

Nhiều người Thổ vẫn thu mình lại trong cộng đồng của riêng họ với trùm khăn che. Phụ nữ Thổ truyền thống chỉ ở nhà và sinh rất nhiều con (4-5 đứa là bình thường) để ăn tiền trợ cấp sinh con và xã hội. Các bà cô này thì rất dễ nhận biết khi bạn đi trên đường hoặc đi tàu. Thường là họ ăn mặc kín mít, đa số béo và cục mịch.
 
Chỉnh sửa cuối:

Colza

Xe hơi
Biển số
OF-825417
Ngày cấp bằng
25/1/23
Số km
169
Động cơ
6,065 Mã lực
Chắc con bác học TU Dresden ạ, TU Dresden lương thường cao hơn các nơi khác, các nơi khác (Bonn, Hannover, hay FS thì mặt bằng chung PhD tầm 2k thôi) cháu học PhD mà được lương 3,000 eur sau thuế là rất cao đó. Mức lương này tương đương người có 10 năm kinh nghiệm, vị trí team lead ở 1 công ty to (kiểu Bayer hay Stada đó).
Sống ở Đông Đức thì siêu rẻ, thành phố cũng đẹp nữa.
Bên Đức trả lương cao thế cụ. Hồi em làm PhD ở Pháp được có nhõn 1400. Giờ không biết lên có được tí nào không.
 

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,484
Động cơ
126,404 Mã lực
Nơi ở
somewhere
Em không biết cụ hay mợ nhưng thấy comment này có nhiều thông tin sai lệch nên em mạn phép đính chính lại, để mọi người hiểu chính xác hơn về một số vấn đề được cụ/mợ này đưa ra trong đây.

Thứ nhất nghề làm nails không phải là lao động phổ thông. Muốn hành nghề làm nails, mọi người phải có chứng chỉ tay nghề. Lao động phổ thông không có yêu cầu này. Nên những người làm nghề nails có thể làm bất cứ công việc lao động phổ thông nào, nhưng người lao động phổ thông không thể làm nghề nails nếu không có chứng chỉ.

Thứ hai, ở nhiều nền kinh tế Châu Âu, họ coi ngành nails là một trong những ngành công nghiệp, ít ra là tại Séc, nên được ưu tiên về thuế. Ngành nails có một số ưu đãi về thuế so với kinh doanh buôn bán, nên những người làm nails họ có thu nhập cao hơn người kinh doanh nếu cùng có doanh thu như nhau. Nên bản thân những người làm nails cũng dễ chứng minh thu nhập để ký hợp đồng mua bán trả góp các kiểu, từ xe cộ cho tới nhà cửa, đất đai.

Thứ ba, mức lương của ngành nails luôn cao hơn mức lương trung bình của xã hội, chưa nói tới việc đây là ngành đặc thù, một ngày có thể chỉ cần phục vụ 1 khách, nhưng có ngày cũng có thể phục vụ hai chục khách cũng không phải vấn đề lớn. Nên mức thu nhập của nghề nails khá cao nếu ai chịu khó và lượng khách của tiệm tốt.

Chính vì ba điểm trên mà ở xã hội phương Tây, nhất là ở Châu Âu, chẳng mấy ai coi thường những người làm nghề nails cả. Ít ra với đa số mọi người dân, thì nghề nails là nghề có yêu cầu cao hơn lao động phổ thông và đó là một ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp.

Với mức lương tối thiểu 50 ngàn korun (khoảng 50 triệu VND) chưa kể tiền tip khoảng từ 10 tới 20%, thì người làm nghề nails không khó để mua trả góp 1 bất động sản với mức giá 5 triệu korun trả trong vòng 20 tới 30 năm, với mức trả góp hàng tháng dưới 20 triệu VND. Mà với mức 5 triệu korun thì ở Séc có thể kiếm được căn biệt thự 800m2 đất cùng 150m2 nhà ở trong thành phố. Tất nhiên không thể mua được giá này tại thủ đô, nhưng thành phố hạng 3 trở đi thì có nhiều lựa chọn.

Cụ/mợ Bống đáng yêu có thể tìm hiểu kỹ hơn về những thông tin trên và nếu thấy em nói gì sai thì cụ/mợ cứ phản biện lại, em xin lắng nghe và đính chính lại ạ.
Mời cụ hoviba xem nhà và xe của một single mom người Việt Nam ở Mỹ. Em học hành, làm việc tử tế ở Mỹ mà cũng không bằng một góc của một mợ làm nails. Nói mồm thì không có giá trị gì, hãy xem video.
Thật sự em mơ một ngày nào đó, các mợ single mom làm nails ở Việt Nam cũng có nhà và xe hơi sang như thế này.


 
Chỉnh sửa cuối:

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,345
Động cơ
899,774 Mã lực
alceste nói:
Chắc con bác học TU Dresden ạ, TU Dresden lương thường cao hơn các nơi khác, các nơi khác (Bonn, Hannover, hay FS thì mặt bằng chung PhD tầm 2k thôi) cháu học PhD mà được lương 3,000 eur sau thuế là rất cao đó. Mức lương này tương đương người có 10 năm kinh nghiệm, vị trí team lead ở 1 công ty to (kiểu Bayer hay Stada đó).
Sống ở Đông Đức thì siêu rẻ, thành phố cũng đẹp nữa.
Bên Đức trả lương cao thế cụ. Hồi em làm PhD ở Pháp được có nhõn 1400. Giờ không biết lên có được tí nào không.
Nếu bác nhận học bổng thì chỉ như vậy thôi,
Còn nếu theo dõi thì các viện nghiên cứu, trường (cũng là các bộ môn có các chương trình nghiên cứu) thường xuyên tuyển người làm cho các đề tài (thường họ hay gọi là dự án nghiên cứu có thể do doanh nghiệp, tổ chức tài trợ) mà mấy ông giáo sư nhận được. Trong dự án thì ngoài kinh phí cho vật liệu, báo cáo còn có các vị trí làm việc. Lương cho các dự án này có thể là part hay fulltime. Nếu được làm fulltime thì lương có thể gần bằng người Đức trong bộ môn. Vì là lương nên chịu mọi quy định về thuế.
Làm cho đề tài thì cũng làm luôn cho mục đích PhD!
 

alo123567

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832716
Ngày cấp bằng
22/4/23
Số km
2,248
Động cơ
62,057 Mã lực
Nơi ở
https://github.com/sonvirgo/4G-Circumvent
Website
github.com
Bằng có giá trị quy đổi giấy tờ cho bên cấp visa
Chứ bên công ty, trường học, họ test năng lực ko đúng thì cũng vứt chứ làm gì.
Em chuyên sửa ĐATN cho sv trường top, thượng vàng hạ cám. Code sinh viên tốt nghiệp mà anh em trong nhóm ko buồn đọc, bảo code rác. Em ko sửa chả ai nhận. Bằng đấy mà đi tuyển dụng, có như không.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top