Nếu bác có thiện chí như thế này mà không phải như cách diễn đạt post mở màn thì em xin gợi ý thế nàyThì đó, cái quan trọng em muốn nói đến đó là học thức, trình độ, công việc càng cao thì sẽ càng xóa bỏ khoảng cách giữa những khái niệm ko cụ thể đó.
Tức là giáo dục và làm việc tốt lên, trong quá trình đó sẽ phải trải qua rất nhiều tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn, văn hóa... tự nhiên con người sẽ văn minh và sang trọng hơn.
Vậy mà các cụ ý cứ hiểu đi đẩu đi đâu rồi toàn quàng xiên rẽ nhánh đi lung tung, cho nên em làm biếng còm theo.
Xong còn có những cụ nói chuyện như bọn tầng nhu cầu thấp nhất, cứ có tiền là có tất, đấy gõ chữ ra là biết luôn trí tuệ ở đâu.
- Không cần phải xoá và không bao giờ xoá được những khoảng cách này bằng ý chí chủ quan bởi chính nó là nét đặc thù của mọi cộng đồng, xh.
- Ở giai tầng nào thì việc chăm chi học hỏi kiến thức chuyên môn đều đáng trận trọng và cần thiết để cải thiện cuộc sống cho chính mình trong đó có vị trí XH.
- Vì bác đề cập đến người Tràng An nên hàm lượng về văn hoá ứng xử trong khái niệm này lớn hơn rất nhiều so với các giá trị kinh tế kèm theo.
Bác có thể tự nhìn vào cảm xúc của mình với 1 ví dụ điển hình cho lối ứng xử có văn hoá giữa một cá nhân không giàu có nhưng sạch sẽ có đạo đức với một cá nhân giàu có luộm thuộm và không theo luân lý chung của cộng đồng là nhận ra ngay cái "thanh lich" ở đây nó dư lào.
Trên đây chỉ là một vài gợi ý mang tính đóng góp. Cảm xúc thực của bác thế nào có thể cũng chẳng cần chia sẻ.