[Funland] Học thêm chữ Hán để tìm hiểu về văn hoá thời các cụ nói chưng?

Các cụ nhận thấy chữ gốc hán việt có gây rắc rối không?

  • từ hán việt dễ dùng dễ hiểu theo văn cảnh

    Lượt chọn: 10 52.6%
  • khó dùng một cách hoàn mỹ

    Lượt chọn: 3 15.8%
  • dùng theo thói quen, sai đúng không quan trọng

    Lượt chọn: 6 31.6%
  • ít dùng vì cảm thấy không phù hợp văn nói

    Lượt chọn: 1 5.3%
  • hoàn toàn theo thói quen và không hiểu ngữ nghĩa

    Lượt chọn: 6 31.6%

  • Tổng bình chọn
    19

Yeuaibaygio

Xe container
Biển số
OF-756754
Ngày cấp bằng
8/1/21
Số km
8,580
Động cơ
201,936 Mã lực
Tuổi
49
Nói chuyện là tập nghe nói nó khác, em không rành.

Em chỉ tập viết và biết mặt chữ diễn giải qua hán việt thôi ạ.
Thế mà cụ lại khuyên mấy cụ trên học nhân chi sơ trước, bộ thủ sau.
Cụ không học được lại khuyên người ta không học theo cách chính thống.
Theo em nếu không học bộ thủ thì là vẽ chữ, không phải viết chữ, càng đừng nói đến thư pháp làm gì.
 

thanhgamo

Xe container
Biển số
OF-120503
Ngày cấp bằng
14/11/11
Số km
6,432
Động cơ
451,250 Mã lực
Nguyễn có nghĩa là tên một loại nhạc cụ, hoặc là tên nước Nguyễn. Nước này bị diệt rồi nhiều người lấy Nguyễn làm họ. Thời Xuân Thu cũng có các nước Trần, Thái, Trịnh, Tống... sau khi bị diệt thì người dân các nước này đều lấy tên nước làm họ để tỏ lòng nhớ về cố quốc.
Khiếp, trình độ thật là tầm vũ trụ.
 

hp78

Xe điện
Biển số
OF-177897
Ngày cấp bằng
21/1/13
Số km
4,405
Động cơ
386,155 Mã lực
Nhưng nó nhanh nản mà cụ.

Cứ tập theo nhân chi sơ, tìm hiểu kỹ, có hứng, có đà rồi hiểu bộ thủ nhanh hơn nhiều.

Bộ thủ rất quan trọng nhưng không phải là tất cả, nhất là người mới học.

Kiểu như cứ lôi ngữ pháp tiếng anh ra táng cho nó âm u khó hiểu ấy. cứ xem starmv, nghe cnn, đọc nytime thật lưc, viết thật nhiều là ngon, Chứ táng ngữ pháp...
Có lẽ do cụ thích vẽ chữ nên không quan tâm, còn em thích đọc văn ngôn và bạch thoại theo hán việt nên cách tiếp cận khác ạ:D
 
Biển số
OF-781354
Ngày cấp bằng
21/6/21
Số km
315
Động cơ
50,350 Mã lực
Tuổi
25
Em lười viết nên cầm quyển Từ điển Hán Việt Thiều Chửu đọc như đọc truyện, nhưng cũng nhớ được tương đối. Quan trọng học để làm gì thì sẽ dễ nhớ hơn, chứ học để vui thì khó vào đầu.
Cụ thíc câu thơ/câu đối hay hán việt thì tập trung vào, kiểu như ươm mầm ấy.

Tự điển giờ cũng hiếm khi phải dùng, hán việt tự điển online nhanh mà khá chính xác, nhẹ như đt luôn ạ.
 
Biển số
OF-781354
Ngày cấp bằng
21/6/21
Số km
315
Động cơ
50,350 Mã lực
Tuổi
25
Em cài hanzi rồi pleco các kiểu rồi, e học qua duolingo đc mấy năm rồi, đại loại là có thể học hát vài bài theo karaoke, nhưng viết thì rất kém
Cụ dùng app của tq nó hay, dễ, nhưng bảo mật thì không tin được.

Cụ dùng ios thì đổi vùng sang sing gì đó, app lục thể thư pháp rất nhẹ mà hay.

E phải dùng máy riêng, đặt chế độ phong toả mới dám dùng.
 
Biển số
OF-781354
Ngày cấp bằng
21/6/21
Số km
315
Động cơ
50,350 Mã lực
Tuổi
25
Đận trước đào hang bắt ếch em có bớ được một bộ Kinh toàn chữ Hán Nôm, nhờ mãi được một cụ trong làng dịch tên Kinh sách đâu đấy như Tố nữ tố nư gì đấy.

Để em về lục lại post lên hầu các cụ dịch.
Lại họ tố thì kuynh rùi ạ, tu luyện đại thành là cưỡi mây nhẹ lắm, e cưỡi mái bai nên chịu chẳng dám học ạ.

Cụ vào Bạch ngọc sách tải hướng dẫn dịch thuật về cho nhanh ạ, ẩn ngữ bên đấy họ rảnh lắm.
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,446
Động cơ
87,192 Mã lực
Chữ Nho (Hán-Việt) hay phết. Nét chữ tượng hình loằng xì là ngoằng....cũng là nguồn cơn gây ra nhiều chuyện tiếu lâm hay đới các cụ ợ. :))

Đọc thớt này tôi lại nhớ lại 1 câu chuyện tiếu lâm "Tam đại con gà" của các cụ thời còn dùng chữ Nho.

Xưa có anh học trò rất dốt, nhưng ở đời “Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”. Có người tưởng anh hay chữ thật, đón về nhà dạy trẻ.

Một hôm, dạy thằng con nhà chủ đọc sách Tam thiên tự, sau chữ “tước” là sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy ta thấy cái chữ nhiều nét khó không biết dịch nghĩa sao cả. Khi trẻ hỏi gấp, thầy cuống quýt đọc liều “dủ dỉ là con dù dì”. Tối hôm ấy, nhân nhà chủ có bàn thờ thổ công, thầy đến khấn thầm, xin ba đài âm dương xem chữ ấy có đúng không. Thổ công không nói gì cả. Thầy cho là phải, lấy làm đắc sách. Hôm sau, thầy bệ vệ ngồi trên giường bảo lũ học trò đọc to rằng; “Dủ dỉ là con dù dì, dủ dỉ là con dù dì”. Người chủ đang ở vườn, thấy vậy bỏ cuốc chạy vào hỏi thầy:

- Chết chửa, chữ ấy là chữ “kê” sao lại dạy chúng nó là con dù dì.

Bấy giờ thầy mới nghĩ: “Mình đã dốt, thổ công nhà này cũng dốt nữa”, song vẫn nhanh trí gỡ rằng:

- Ông tưởng tôi không biết chứ kê, mà kê nghĩa là gà hay sao? Nhưng tôi dạy chúng nó thế là để chúng biết đến tam đại con gà kia đấy.

Nhà chủ ngạc nhiên hỏi:

- Tam đại con gà là thế nào?

Thầy cắt nghĩa:

- Thế này nhé: Dủ dỉ là chị con công; Con công là ông con gà. Thế chẳng phải tôi đã dạy chúng hiểu ba đời con gà là gì.

Nhà chủ đành chịu thầy, rồi ra nói với thằng con: “Thày này đã dốt lại hay nói chữ”.


=))

P/S : may mắn chúng ta ngày nay không phải học cái thứ chữ nghĩa tượng hình đó, chứ giờ nghĩ ngồi vẽ ra được 1 trang chữ đó cũng chết mệt....:))
 

dannongthon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-326965
Ngày cấp bằng
14/7/14
Số km
1,393
Động cơ
264,616 Mã lực
Quô
Văn hóa gì chứ ạ ? Làm việc, sinh hoạt, tín ngưỡng ? Em thấy sách quốc ngữ ngoài hiệu đủ hết các nội dung này rồi còn gì.
Quốc ngữ có hiểu nghĩa gia phả nhà cụ không? Nếu nhà cụ không còn gia phả từ đời các cụ truyền lại thì em hiểu được! Muốn hiểu sử cổ VN chắc đợi người dịch nhỉ? Bao giờ có người dịch Hậu Hán Thư ra tiếng quốc ngữ thế? Bao giờ có người dịch Tùy thư ra tiếng quốc ngữ? Cụ hiểu nghĩa từ thể thao là gì? Thế nào là "thể"? Thế nào là " Thao", từ thao có những nghĩa nào? Từ thể có những nghĩa nào? Tại sao lúc thì thể có nghĩa cơ thể nhưng trong từ đại thể thì thể lại nghĩa không phải cơ thể?
 

Mc Bia

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-835564
Ngày cấp bằng
17/6/23
Số km
3,056
Động cơ
28,132 Mã lực
Quô
Quốc ngữ có hiểu nghĩa gia phả nhà cụ không? Nếu nhà cụ không còn gia phả từ đời các cụ truyền lại thì em hiểu được! Muốn hiểu sử cổ VN chắc đợi người dịch nhỉ? Bao giờ có người dịch Hậu Hán Thư ra tiếng quốc ngữ thế? Bao giờ có người dịch Tùy thư ra tiếng quốc ngữ? Cụ hiểu nghĩa từ thể thao là gì? Thế nào là "thể"? Thế nào là " Thao", từ thao có những nghĩa nào? Từ thể có những nghĩa nào? Tại sao lúc thì thể có nghĩa cơ thể nhưng trong từ đại thể thì thể lại nghĩa không phải cơ thể?
Sao cụ phải nóng lên thế ? Còn trên hết đừng có động đến gia phả nhà em. Thế tiếng Hán có từ cô vít không ? Chắc là bị cô vít đầu xuống.
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,127
Động cơ
458,683 Mã lực
Câu vd đầu tiên:

Thuỷ chí thanh tắc vô ngư, nhân chí sát tắc vô đồ!

Câu cửa miệng của mình hay dùng là: Người xét nét quá thì không có bạn?

Tuy nhiên theo quan niệm logic của giới học thuật thì cần đồ đệ để phát huy mảng nc hơn là bạn bè khi vui thì hợp khi rã thì tan?

Tiwf "chí sát" chỉ sự quan sát nghiêm cẩn một cách thái quá, tới tậm cùng của sự việc kiểu như người Nhật dạy nghề, rất lhawcs nghiệt?

Từ "chí sát" không phù hợp dùng cho kiểu bạn bè (em ko nói tri kỷ) nhé và, có một ý kiến rất hay là chúng ta chỉ không thể bỏ người sinh ra chúng ta và người chúng ta sinh ra, còn lại đều có thể.

Mong các cụ thêm ý kiến ạ!
IMG_4608.jpeg


Chữ e cũng mới tập, tay chân còn lèo khèo lắm nên chưa ra được cái hồn, mong các cụ thông cảm ak.
Cảm ơn cụ chủ

Giờ mới biết mấy ông Táo ko phải tac giả của câu này

Ng Tàu thật lợi hại

 
Biển số
OF-781354
Ngày cấp bằng
21/6/21
Số km
315
Động cơ
50,350 Mã lực
Tuổi
25
Học 1 tuần là cơ bản xong quy tắc đọc, viết tiếng Trung phổ thông thôi.
Đấy là em nói đọc theo pinyin và viết theo bộ thủ, đơn thuần là tiếng Trung giao tiếp).

Còn cụ học Hán Việt theo kiểu của cụ là để cho vui (âm Hán Việt, chữ chiết tự). Quan trọng là khi cụ đọc "... xuất giá tòng phu" mấy ông TQ có hiểu không.

Như cụ trên phiên âm biến ông A lếch xăng đờ rốt thành Đắc Lộ thì bất thình lình em cũng chịu. Thời 4.0 mà dùng từ Hán Việt không đúng chỗ cũng không phải là hay đâu.
Thực ra em ko ưa gì vh Pháp nói chung vì cảm giác hơi phưỡn, thất thủ trức đức mà giữ chặt á phi, nên ác cảm xíu.

Văn bạch thoại khác nhiều và chỉ dùng đàm thoại, em lại không thích học nói dù nghe kỹ vẫn hiểu.

Do quan điểm và mục đích thôi ạ.
 
Biển số
OF-781354
Ngày cấp bằng
21/6/21
Số km
315
Động cơ
50,350 Mã lực
Tuổi
25
Tự là chữ, cất giằng đầu, tử là con, con ai con ấy?
Vu là chưng, bẻ ngang lưng, đinh là đứa, đứa nào đứa này?

Em nhớ được câu đối ấy nhưng không biết đang nói về chữ Nho hay chữ Nôm.
Nôm na là vậy ạ. nhưng e lại không thíc kiểu nôm ấy, có cụ coi là dân dã, là vui nhưng thực tình, em thấy khá dễ dãi trong cách cảm thụ, khiến cho tính cách cũng dễ dãi đơn giản.

Như từ "bố" cũng rất nhiều nghĩa, có thể "tuyên bố", "bố phòng", "bố ráp" hay cả bố mẹ?

Nhìn chữ có thể hiểu ngay nhưng âm hv lại phải quy theo văn cảnh và từ bổ nghĩa.
 

jobber

Xe tăng
Biển số
OF-565670
Ngày cấp bằng
23/4/18
Số km
1,207
Động cơ
160,877 Mã lực
Học 1 tuần là cơ bản xong quy tắc đọc, viết tiếng Trung phổ thông thôi.
Đấy là em nói đọc theo pinyin và viết theo bộ thủ, đơn thuần là tiếng Trung giao tiếp).

Còn cụ học Hán Việt theo kiểu của cụ là để cho vui (âm Hán Việt, chữ chiết tự). Quan trọng là khi cụ đọc "... xuất giá tòng phu" mấy ông TQ có hiểu không.

Như cụ trên phiên âm biến ông A lếch xăng đờ rốt thành Đắc Lộ thì bất thình lình em cũng chịu. Thời 4.0 mà dùng từ Hán Việt không đúng chỗ cũng không phải là hay đâu.
Bọn nó phiên âm xban thành sách truyện tranh ca ngợi cho lên mây xanh thế mới hay chứ e có tự phiên âm đâu cụ, mà có từ lâu rồi
 
Biển số
OF-781354
Ngày cấp bằng
21/6/21
Số km
315
Động cơ
50,350 Mã lực
Tuổi
25
Biển số
OF-781354
Ngày cấp bằng
21/6/21
Số km
315
Động cơ
50,350 Mã lực
Tuổi
25
Không, em ngồi dưới giếng ngước cổ nhìn lên thôi.
Vâng, ai trong chúng ta cũng đang ngồi trong giếng cả mà cụ.

Vấn đề là phải dụng công để mở rộng cái miệng giếng của mỗi cá nhân ra thôi ạ.


Em ngoáy mãi không chừng lại hẹp đi?
 
Biển số
OF-781354
Ngày cấp bằng
21/6/21
Số km
315
Động cơ
50,350 Mã lực
Tuổi
25
Thế mà cụ lại khuyên mấy cụ trên học nhân chi sơ trước, bộ thủ sau.
Cụ không học được lại khuyên người ta không học theo cách chính thống.
Theo em nếu không học bộ thủ thì là vẽ chữ, không phải viết chữ, càng đừng nói đến thư pháp làm gì.
Thế theo cụ bọn trẻ con bản xứ nó học bộ thủ trước á?

Học vào mắt ý.

Em chỉ cần học viết như đứa trẻ 12 tuổi là ok rồi ạ.

Kể như Anh văn bắt học ngữ pháp, vì gv chẳng nói chuẩn, chẳng nghe chuẩn, lôi ngữ pháp ra doạ nhau. chỉ cần học tiéng anh như trẻ 10 tuổi bản xứ là cãi nhau vo vo, cần gì ngữ pháp?

Cụ ra chợ xem mấy bả nói đúng "ngữ pháp" không ạ? Đúng "ngữ pháp " mà không ai hiểu thì đúng làm gì?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top