- Biển số
- OF-781354
- Ngày cấp bằng
- 21/6/21
- Số km
- 315
- Động cơ
- 50,371 Mã lực
- Tuổi
- 25
Đôi khi "chết mệt" mới luyện trí não nó khiêm tốn hơn cụ ak.Chữ Nho (Hán-Việt) hay phết. Nét chữ tượng hình loằng xì là ngoằng....cũng là nguồn cơn gây ra nhiều chuyện tiếu lâm hay đới các cụ ợ.
Đọc thớt này tôi lại nhớ lại 1 câu chuyện tiếu lâm "Tam đại con gà" của các cụ thời còn dùng chữ Nho.
Xưa có anh học trò rất dốt, nhưng ở đời “Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”. Có người tưởng anh hay chữ thật, đón về nhà dạy trẻ.
Một hôm, dạy thằng con nhà chủ đọc sách Tam thiên tự, sau chữ “tước” là sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy ta thấy cái chữ nhiều nét khó không biết dịch nghĩa sao cả. Khi trẻ hỏi gấp, thầy cuống quýt đọc liều “dủ dỉ là con dù dì”. Tối hôm ấy, nhân nhà chủ có bàn thờ thổ công, thầy đến khấn thầm, xin ba đài âm dương xem chữ ấy có đúng không. Thổ công không nói gì cả. Thầy cho là phải, lấy làm đắc sách. Hôm sau, thầy bệ vệ ngồi trên giường bảo lũ học trò đọc to rằng; “Dủ dỉ là con dù dì, dủ dỉ là con dù dì”. Người chủ đang ở vườn, thấy vậy bỏ cuốc chạy vào hỏi thầy:
- Chết chửa, chữ ấy là chữ “kê” sao lại dạy chúng nó là con dù dì.
Bấy giờ thầy mới nghĩ: “Mình đã dốt, thổ công nhà này cũng dốt nữa”, song vẫn nhanh trí gỡ rằng:
- Ông tưởng tôi không biết chứ kê, mà kê nghĩa là gà hay sao? Nhưng tôi dạy chúng nó thế là để chúng biết đến tam đại con gà kia đấy.
Nhà chủ ngạc nhiên hỏi:
- Tam đại con gà là thế nào?
Thầy cắt nghĩa:
- Thế này nhé: Dủ dỉ là chị con công; Con công là ông con gà. Thế chẳng phải tôi đã dạy chúng hiểu ba đời con gà là gì.
Nhà chủ đành chịu thầy, rồi ra nói với thằng con: “Thày này đã dốt lại hay nói chữ”.
P/S : may mắn chúng ta ngày nay không phải học cái thứ chữ nghĩa tượng hình đó, chứ giờ nghĩ ngồi vẽ ra được 1 trang chữ đó cũng chết mệt....
Và biết "chết mệt" nên mình tôn trọng người có chữ hơn, họ bỏ công học dsax nhẫn nại hơn người rùi, nhìn vào mặt rích cực là vậy.
Em không thích kiểu ngụ ngôn thô thiển kêch cỡm quá, cái hài kiểu tranh nhau con tôm giấu nhau cút rượu em cấm tiệt cả chục năm hơn.
Có câu: đố tài mạc đố thực, oán sinh mạc oán tử.
Nghĩa là làm gì cũng nên có giới hạn nhất định ak.