[Funland] "Học sinh cũng chỉ là con người không phải máy móc"

con dơi 141

Xe điện
Biển số
OF-836509
Ngày cấp bằng
4/7/23
Số km
2,015
Động cơ
93,351 Mã lực
Em đọc một bức thư của học sinh cấp 3 qua FB như bên dưới thấy có nhiều cái cần suy nghẫm. Không biết cccm có f1 đang tuổi đi học sẽ nghĩ gì sau khi đọc bài viết dưới đây của học sinh nhỉ?

Một tân binh cấp 3, là học sinh giỏi từ lớp 1 tới lớp 9 tại TP.HCM, gửi thư thống thiết tới “các bác lãnh đạo, các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo”.
Dưới đây là nguyên văn bức thư:

"Kính thưa các bác lãnh đạo, các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo!
Cháu xin được trút hết nỗi lòng đã giấu diếm suốt bấy lâu nay và cháu, cũng như nhiều bạn học sinh khác mong chờ sẽ nhận được những lời chia sẻ, cũng như ý kiến của các bác lãnh đạo, các phụ huynh và các thầy cô.
Đã nhiều năm nay, hầu như cuộc đời của học sinh chúng cháu chỉ là thức dậy, đi học trên trường, đi học thêm, về nhà và lặp lại. Qua nhiều năm, niềm đam mê học tập của cháu dần mất đi.
Cháu bắt đầu kiệt sức, chán nản và tuyệt vọng khi nghe đến chữ HỌC.
Không biết tự bao giờ, thời gian chúng cháu đi học còn nhiều hơn khoảng thời gian chúng cháu được ngủ. Đối với cháu, càng học cao hơn, kiến thức càng trở nên vô nghĩa.
Cháu biết nói ra điều này thật vô ơn. Để có được những kiến thức hôm nay là công sức đầy gian lao của những người đi trước.
Nhưng cháu tự nghĩ, vì sao giáo viên chỉ có thể dạy một bộ môn nhưng bản thân một học sinh phải học những mười mấy môn?
Không chỉ vậy, chúng cháu còn chịu áp lực nặng nề từ thầy cô, phụ huynh và cả xã hội. Một lớp học phải có từ 40 em được học sinh Giỏi, Khá và không được có học sinh Trung bình.
Đã đi học thì các môn tổng kết cả năm phải từ 8 điểm trở lên, thậm chí là cao hơn. Tỉ lệ tốt nghiệp của trường sau một năm phải đạt 90% trở lên, có trường phải giữ vững mục tiêu là 100%.
Cháu đã nhiều lần suy nghĩ về những gì chúng cháu đang được học. Càng nghĩ, cháu càng cảm thấy nản hơn khi cháu nhận ra mình gần như không thể tiếp nhận những kiến thức nhà trường dạy.
Bộ não của một người trưởng thành chỉ nặng gần 1400 gam nhưng những người của thế hệ đi trước lại mong chờ chúng cháu học đều, học tốt lượng kiến thức khổng lồ từ hơn mười môn học khác nhau.
Cháu sợ lắm ! Cháu sợ mỗi khi ông mặt trời lại lên báo hiệu một ngày đi học nữa lại đến. Cháu sợ khi điều đầu tiên thầy cô làm khi bước vào lớp là khảo bài, kiểm tra một núi bài tập họ giao cho chúng cháu.
Cháu sợ khi tiếng trống giờ về không đồng nghĩa với việc chúng cháu được về nhà nghỉ ngơi mà nó chỉ đơn thuần là giờ ra chơi giữa giờ học chính khóa và giờ học thêm.
Cháu sợ khi nhìn các bạn đồng trang lứa ăn vội vàng cái bánh bao và ánh mắt họ đờ đẫn, xa xăm, vô hồn ngồi trên chiếc xe máy giữa dòng người kẹt xe lúc 5h chiều.
Thưa các bác, các bác phụ huynh, các thầy cô!
Còn biết bao nhiêu câu chuyện chưa được kể về những áp lực vô hình mà mọi người đang vô tình đặt lên vai chúng cháu.
"Mỗi ngày đến trường là một ngày vui" – Đó là điều đầu tiên cháu học được khi bước vào lớp 1. Và cho đến giờ, khi đang ở độ tuổi 15, cháu căm ghét cái câu nói này kinh khủng.
Cháu xin lỗi khi nói ra những điều này, cháu biết việc này sẽ khiến cho những người đi trước khó chịu nhưng cho phép cháu được nói lên nỗi lòng mình: Cháu ghét đi học.
Cháu ghét cái cảm giác bước qua cổng trường, mở cuốn SGK, chép từng trang vở. Cháu cảm giác mình lạc hướng… Từng ngày đi học, chúng cháu quay cuồng với việc học bài, kiểm tra.
Những năm tháng dần trôi qua một cách vô nghĩa dưới áp lực của việc học hành, của thầy cô, của gia đình.
Chương trình học hiện tại không cho phép học sinh chúng cháu có quyền sáng tạo. Tất cả bị bó buộc vào những quy luật nhất định và chúng cháu – những người học sinh bắt buộc phải làm theo chứ không được thay đổi.
Chính bản thân chúng cháu còn không hiểu mình đang học vì cái gì, vì ai!
Học vì kì vọng của mọi người xung quanh, học vì điểm số, học để qua được một kì kiểm tra ư? Xong rồi sao nữa?
Cuối cùng sau hơn 20 năm học tập miệt mài, căng thẳng chúng cháu còn phải sống một cuộc đời rất dài và tới lúc đó, chúng cháu sẽ phải áp dụng những kiến thức đã học được vào cuộc sống.
Nhưng cháu đã nhiều lần tự hỏi, cháu có thể sử dụng "Chuyển động tròn đều", "Chiều tăng giảm của hàm số" hay Vecto trong cuộc đời thật như thế nào?
Chúng cháu cứ học rồi lại quên, thầy cô thì cứ lao đầu vào giảng, giao bài tập về nhà nhưng họ chưa bao giờ nói cho chúng cháu nghe ứng dụng của những kiến thức này trong cuộc sống.
Từ một lúc nào đó, mọi người lại đánh giá nhau thông qua những con điểm.
Chì vì những con điểm vô giá trị mà đã đẩy biết bao số phận học sinh vào bước đường cùng, đã khiến cho mối quan hệ chữa cha mẹ - con cái và giáo viên – học sinh trở nên căng thẳng, ngột ngạt.
Cuộc sống của những học sinh giờ đây gần như chỉ xoay quanh HỌC. Chúng cháu không biết đến khái niệm nghỉ ngơi, thư giãn.
Chúng cháu gần như không còn hiểu được giá trị của những bữa ăn bên gia đình vì gần như suốt một tuần chúng cháu chỉ gần như học thêm đến khi trời tối mịt.
Người bạn ngồi kế cháu, bạn ấy học rất giỏi và các thầy cô đều rất yêu quý bạn ấy. Nhưng bạn ấy khổ lắm. Nhà bạn ấy ở Quận 12 và bạn ấy phải đi xe buýt tới Quận 1 để học thêm mỗi ngày.
Từng ngày đi học của bạn ấy bắt đầu từ 5h30 sáng cho tới 11h đêm. Bạn ấy đã kiệt sức rồi, cháu biết điều đấy. Khuôn mặt bạn phờ phạc, ánh mắt bạn bơ phờ, bạn bị thiếu ngủ và đau dạ dày.
Những người như bạn cháu không thiếu ngay tại chính TP.HCM này.
Học sinh chúng cháu sống thờ ơ, lãnh đạm, vô cảm và không có kĩ năng sống. Chúng cháu không biết phải làm gì nếu có động đất, sóng thần hay gặp một người bị đột quỵ ngay giữa đường.
Người lớn thất vọng vì cách ứng xử của thế hệ trẻ trong khi thế hệ trẻ chúng cháu lại thất vọng vì đang được giáo dục không có định hướng.
Thưa các bác, là một học sinh, cháu đã vô cùng xúc động khi nghe chủ trương không dạy thêm. Cái cảm giác vui mừng chợt chạy qua người cháu khi nghĩ đến cảnh chúng cháu không còn phải còng lưng ra học bài lúc 11h đêm nữa.
Nhưng hiện thực tàn khốc của việc học đã không cho cháu được vui mừng lâu.
Trước cảnh mỗi năm đề thi Đại học lại đổi mới một kiểu, trước cảnh cô giáo viên dạy Toán của chúng cháu quảng cáo về lớp dạy thêm của cô một cách bí mật, cháu nhận ra mọi chuyện sẽ không hề tốt lên được, sẽ không bao giờ tốt lên được.
Rồi sau tất cả, khi chúng cháu rời ghế nhà trường, đối diện với cuộc sống thật, chúng cháu lại lơ ngơ, hoang mang vì hoàn toàn không có những kĩ năng sống cần thiết.
Cháu cầu xin các bác, các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo: Xin hãy cho chúng con được SỐNG. Xin cho phép chúng con được sống trong những tháng năm tuổi học trò một cách trọn vẹn nhất có thể.
Xin đừng quá kỳ vọng vào tụi con để rồi chính những kì vọng ấy khiến cho mọi người thất vọng. Xin đừng chỉ trích chúng con khi bọn con bị điểm kém.
Xin hãy hiểu rằng mỗi người chỉ có những khả năng nhất định và bọn con không phải là thiên tài.
Cuối cùng, con xin mọi người hãy hiểu: HỌC SINH CŨNG CHỈ LÀ CON NGƯỜI, KHÔNG PHẢI MÁY MÓC".
(Nguồn: copy)
Thư này nếu ko nguồn cụ thể thì ai cũng viết đc. Nội dung cũng phiến diện. Cháu chỉ cần đi làm thôi. Chứ ko ngồi kêu la rồi lướt FB tiktok.

Con tôi bảo luôn. Ko thích học thì cho làm việc nhà, học nghề, qua 18 cho ra ở riêng, độc lập tài chính,
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
23,242
Động cơ
644,625 Mã lực
Ai cũng có thể nói rằng không nên nhồi nhét học nhiều quá, chỉ nên học đủ những gì cần thôi. Nhưng thực tế biết cái gì cần, cái gì không? Nhỡ đâu mình học ít đến khi lớn lên XH đã theo hướng khác, những gì mình học lại là vứt đi. Còn kỹ năng mềm mà các cụ hay đề cao thì hoặc là phải có nhiều tiền để học (ở vạch đích rồi, không bàn), hoặc phải để trường đời dạy. Mà học trường đời thì xuống hố nhiều hơn là vươn lên.
 

DCCHA

Xe buýt
Biển số
OF-838620
Ngày cấp bằng
13/8/23
Số km
958
Động cơ
19,372 Mã lực
So với Hàn, TQ, thì hs Việt chưa chăm bằng đâu. Chúng nó tự hiểu là chỉ có học mới cạnh tranh được sau này, nên tự có ý thức phải học. HS Việt thì bị bao cấp ngay cả trong ý thức, nên bị bố mẹ ép học, rồi sinh ra phản kháng.
Cụ nào thích học nhiều thì có thể tự đăng ký để học chứ đừng bắt trẻ con nó học vì mình thích học. Đây là trẻ con nó thích học ít, bố mẹ thích học nhiều và chúng nó bị biến thành công cụ để thoả mãn thú học nhiều của bố mẹ.
 

DCCHA

Xe buýt
Biển số
OF-838620
Ngày cấp bằng
13/8/23
Số km
958
Động cơ
19,372 Mã lực
Thư này nếu ko nguồn cụ thể thì ai cũng viết đc. Nội dung cũng phiến diện. Cháu chỉ cần đi làm thôi. Chứ ko ngồi kêu la rồi lướt FB tiktok.

Con tôi bảo luôn. Ko thích học thì cho làm việc nhà, học nghề, qua 18 cho ra ở riêng, độc lập tài chính,
Nói và làm đc như cụ thì lại là tiến bộ. Lắm phụ huynh toàn thích con cái học nhiều theo ý mình. Lắm cụ trích dẫn cả Hàn, Khựa nó học nhiều nên mình phải học nhiều. Nếu là em em sẽ bảo mời cụ sang Hàn, Khựa còn em ở VN chỉ học thế thôi.
 

Yeuaibaygio

Xe container
Biển số
OF-756754
Ngày cấp bằng
8/1/21
Số km
9,182
Động cơ
234,515 Mã lực
Tuổi
50
Học sinh lớp 10 mà tự viết được bài như trên thì thuộc dạng có tư duy tốt đến xuất sắc rồi, tầm này thì vừa chơi vừa học nhẹ nhàng cũng có thành tích ngon lành, nó sẽ lại không kêu ca gì đâu.
Nếu tự cháu viết thì em cũng bái phục ạ.
 

Jôn sần

Xe lăn
Người OF
Biển số
OF-29999
Ngày cấp bằng
25/2/09
Số km
14,301
Động cơ
1,764,333 Mã lực

Haiprozzz

Xe buýt
Biển số
OF-749435
Ngày cấp bằng
9/11/20
Số km
876
Động cơ
89,135 Mã lực
Tuổi
35
Hồi xưa em chả học thêm gì thâý học cũng nhàn mà nhỉ. Em mở sách lớp 9 ra đọc tầm 15 phút cũng xong hết 1 môn, thấy cũng ko khác chương trình em học 30 năm trước mấy
 

3005

Xe tăng
Biển số
OF-425991
Ngày cấp bằng
30/5/16
Số km
1,537
Động cơ
302,694 Mã lực
Tuổi
40
Giáo dục gia đình có nhiều cái buồn cười. Nhiều vị phụ huynh lười như hủi nhưng cứ bắt con phải chăm. Phụ huynh thì ghét học như ghét kẻ thù nhưng lại đòi con thích học. Trong khi quên béng là thằng con cũng hưởng cái gien lười và học tấm gương lười của mình.
 

toyennha

Xe lăn
Biển số
OF-296722
Ngày cấp bằng
27/10/13
Số km
12,671
Động cơ
-177,526 Mã lực
Nơi ở
Ngoài Vùng Phủ Sóng
100% hs cấp 1 hs xuất xắc. Hỏi các cụ thời các cụ và em tại sao có chỉ số hs xuất sắc ko cao vậy? Phải chắc chúng ta ngu hơn tụi nhỏ
 

phuongmit

Xe ba gác
Biển số
OF-134398
Ngày cấp bằng
14/3/12
Số km
22,164
Động cơ
3,069,699 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
100% hs cấp 1 hs xuất xắc. Hỏi các cụ thời các cụ và em tại sao có chỉ số hs xuất sắc ko cao vậy? Phải chắc chúng ta ngu hơn tụi nhỏ
Số liệu cụ lấy ở đâu thế. Học sinh xuất sắc ở c1 dc giới hạn cỡ 20% thôi, còn lại là khen 1 mặt/1 môn và k khen thưởng
 

motthoidongbim

Xe điện
Biển số
OF-302917
Ngày cấp bằng
26/12/13
Số km
4,824
Động cơ
534,133 Mã lực
Nơi ở
234 khâm thiên hà nội
Vừa rồi f1 bị cô bắt phải tham gia cuộc thi UPU. Nếu cô ko bắt buộc thì e cũng kệ f1 ko thi. Định viết 1 bài hộ con như nội dung của cháu trong bài. Nhắn các bạn tương lai : học trọng tâm và phải học ít thôi. Nhưg dek dám viết. Lại cùng f1 lên tra gg để chép.
 

motthoidongbim

Xe điện
Biển số
OF-302917
Ngày cấp bằng
26/12/13
Số km
4,824
Động cơ
534,133 Mã lực
Nơi ở
234 khâm thiên hà nội
Cụ nào thích học nhiều thì có thể tự đăng ký để học chứ đừng bắt trẻ con nó học vì mình thích học. Đây là trẻ con nó thích học ít, bố mẹ thích học nhiều và chúng nó bị biến thành công cụ để thoả mãn thú học nhiều của bố mẹ.
Bme cũng không muốn, ko thích đâu cụ. Mà chtr của Bgd nó ép xuống. Gv và nhà trường cũng chẳng muốn. Cta cần nhìn nhận là từ đâu???
Đấy như bóng đá đấy. Nhìn thấy thực tế thua nhưng ai chju trách nhiệm. Đây kq là vô hình, phải nhiều năm mới lờ mờ ra được kq. Ai chju trách nhiệm???
 

Diep1979

Xe container
Biển số
OF-809344
Ngày cấp bằng
24/3/22
Số km
6,006
Động cơ
686,918 Mã lực
Nhà cháu vẫn bảo F1 là các con ngoan, khoẻ mạnh và không sà vào tệ nạn xã hội, không bị xã hội gọi là "báo thủ", không bị các chú CA gọi điện về nhà... là bố mẹ thành công rồi.
Khi con được học tập thì cứ phải hưởng thụ quãng thời gian đẹp đẽ đi. Sau lớn sẽ bị cuộc sống cuốn đi nên sẽ không còn nhiều thời gian vui vẻ bên bạn bè nữa đâu.

F1 nhà cháu đến giờ vẫn thế, vui học. Đứa lớn học Kim Liên và đứa thứ 2 năm ngoái vừa đạt vào lớp chọn của trường
Áp lực của các con đến từ thành tích, sự đua đòi của nhà trường, cha mẹ là chính

Với nhà cháu con lớn khoẻ ngoan là được
 

Vinhdq164

Xe tăng
Biển số
OF-400894
Ngày cấp bằng
12/1/16
Số km
1,086
Động cơ
488,433 Mã lực
100% hs cấp 1 hs xuất xắc. Hỏi các cụ thời các cụ và em tại sao có chỉ số hs xuất sắc ko cao vậy? Phải chắc chúng ta ngu hơn tụi nhỏ
K biết có con học cấp 1 không mà bi bô ác thế. Con t học lớp 3 mà cô chủ nhiệm chỉ dám đăng ký có 20% là hs xuất sắc mà còn sợ k dc kia kìa
 

Mr_X

Xe máy
Biển số
OF-600737
Ngày cấp bằng
25/11/18
Số km
70
Động cơ
128,539 Mã lực
Tuổi
41
Em nghĩ cái thư dài ngoằng này không phải của cháu nào viết cả
 

thanh040506

Xe lừa
Biển số
OF-357778
Ngày cấp bằng
11/3/15
Số km
38,952
Động cơ
1,186,254 Mã lực
Ngày xưa e cũng học chuyên từ lớp 4 đến hết phổ thông, thế mà chiều toàn tụ tập chơi bi đánh gụ, lớn cấp 3 thì đá bóng, tuần cũng chỉ 1 buổi học thêm của môn chuyên. Giờ các cháu học nhiều thật.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top