[Funland] "Học sinh cũng chỉ là con người không phải máy móc"

Mytv

Xe điện
Biển số
OF-825578
Ngày cấp bằng
29/1/23
Số km
3,963
Động cơ
152,918 Mã lực
Đấy là con nhà cụ có tố chất và tính tự giác học tập thì giờ cụ nói gì mà chả được. Thử đặt cương vị phụ huynh một học sinh lớp 9 chẳng hạn thi học kì được 4-5đ cụ tính sao?
Nếu là e thì e vẫn vui vẻ thôi. Con m ko học được ko nên ép, vì ép cũng chả đc kết quả khá hơn. Có thể cho con học C3, ĐH dân lập nếu con ko thích học nghề.

Học nhiều hay ít là định hướng của gđ thôi. Nhưng nếu có khả năng thì nên học. Vì học vẫn là con đường ngắn & tốt nhất để đảm bảo có cuộc sống tốt sau này.
 

Nhimtiu

Xe lăn
Biển số
OF-210290
Ngày cấp bằng
16/9/13
Số km
10,163
Động cơ
571,866 Mã lực
100% hs cấp 1 hs xuất xắc. Hỏi các cụ thời các cụ và em tại sao có chỉ số hs xuất sắc ko cao vậy? Phải chắc chúng ta ngu hơn tụi nhỏ
Trc cả lớp chỉ có vài bạn hs giỏi, học tiên tiến là tốt lắm rồi còn phần đông là tb và yếu mợ ạ.
 

HTlangtu

Xe điện
Biển số
OF-486386
Ngày cấp bằng
3/2/17
Số km
2,522
Động cơ
228,300 Mã lực
Ngày xưa em học c3 như đi chơi chứ ko thấy áp lực gì cả. Buổi chiều e toàn trốn học thêm đi ngồi quán nét. Tối học loáng thoáng 1 tí rồi rủ bạn nữ gần nhà đi dạo. Cuối tuần đi chơi overnight. Thi 2 khối A,B đều đạt điểm cao. Kết quả chục môn học ở trường đều đạt khá, giỏi .
Có chăng bây giờ phụ huynh kỳ vọng vào con nhiều quá, bắt học thêm nhiều quá, thầy cô không truyền đạt hết kiến thức để còn dạy thêm?... Hay cũng có thể các em ấy không còn yêu thích việc học, việc tìm tòi kiến thức?
cái này thì còn do tố chất nữa, như cụ tố chất tốt, có khi chả học thêm buổi nào thi ĐH cái đỗ ngay, kể cả cụ học trường làng.
Nhớ những năm 90, bọn e HN ôn tướt bơ lò BK, Tổng hợp đặc kín, nhưng mấy thằng cu sau học cùng tận Nghệ An, Hà Tĩnh, Nam Định.... chúng nó bảo bọn tao chả lò bễ mẹ gì vẫn đỗ. Có những đứa học ĐH mới biết HN
Còn không phải tất cả những cháu khác trong lớp đều thế, nhưng phụ huynh thì giống nhau ở mức kỳ vọng, nên các con nó áp lực, những đứa kém càng áp lực tới mức lo sợ, stress là dễ hiểu thôi
quả thực là có những lúc cần cù không bù được thông minh.
Ngay như e HK1 năm 11 Hóa TB có 3,5... cực dốt cân bằng pthh, không hiểu sao lúc đó cứ hỏi đi hỏi lại thầy và bạn bè mà vẫn không hiểu???

Đọc bài này của cu cháu, e cũng thấy có mớm lời của người lớn trong giọng điệu, nhưng con viết khá đúng thực trạng, đọc có đoạn thấy nhột thật :(:(:(
 

Napolong

Xe điện
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
2,062
Động cơ
1,668,649 Mã lực
Ý kiến của cháu học sinh em thấy đâu có vấn đề gì lớn đâu nhỉ?

Chỉ có gia đình và học sinh nhầm lớp thôi.
 

Batman

Xe container
Biển số
OF-9779
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
5,327
Động cơ
284,272 Mã lực
Em chưa thấy con em đứa nào kêu học nặng, như vậy khái niệm học nặng, có khi là tùy đứa.
 

2bplus

Xe buýt
Biển số
OF-399598
Ngày cấp bằng
4/1/16
Số km
575
Động cơ
237,144 Mã lực
Tuổi
27
Tàu Hàn Nhật vốn ảnh hưởng vh Khổng nên có kiểu gò ép học khuôn phép như vậy thôi. Tôi không nghĩ thành công kinh tế của họ do lối học đó làm lên. Ngược lại, nhẽ cái kiểu học trâu chó lệch thiên về kiến thức thuần tuý mà ít chú ý đến pt con người cân bằng như vậy chính là rào cản khiến chúng nó mãi không bao giờ theo kịp được bọn Âu Mẽo đặc biệt đám Bắc Âu, cho dù nhất thời có giàu đến đâu.

Thời buổi bây giờ công cụ ê hề, kiến thức bao la, đúng sai lẫn lộn.. Cái cần trang bị thì rất nhiều nhưng nói tóm gọn lại thì là khả năng phân tích tìm hiểu gạn lọc thông tin cho đúng thứ mình cần và khả năng vận dụng trình bày lại cho phù hợp theo ý mình muốn, tức là nôm na là khả năng Gúc :). Chứ mãi ê a cặm cụ bỏ cả đống thời gian học ba cái kiến thức có thể Gúc bất cứ lúc nào thì cuối cùng vẫn chẳng đủ cái mình cần mà vẫn đi sau người ta thôi :D.
Đời người có bao nhiêu lần trải qua tuổi thơ hả các cụ?
 

nowhereland

Xe điện
Biển số
OF-156093
Ngày cấp bằng
10/9/12
Số km
4,895
Động cơ
418,995 Mã lực
F1 nhà em năm nay L11, gần như chưa từng đi học thêm. Nó học khá tốt các môn tự nhiên và ngoại ngữ, cuối năm ngoái thi IELTS phát 1 đc 7 overall, cũng chưa từng đi học thêm tý tẹo TA nào. Giờ tối nào cũng chơi game. Lúc còn học cấp 1 phải đến lớp 3 ấy vẫn lười viết vô cùng, mãi ko xong đc mấy dòng chữ, vẫn kệ ko ép gì cả. Đến C2 các thầy cô mở lớp học thêm động viên mãi nó mới đồng ý học thêm 1-2 môn gì đó đc 1 thời gian rồi kiên quyết ko đi nữa, cũng chiều luôn.
Em nghĩ học nặng hay nhẹ là do bố mẹ thôi.
Không học thêm tí tiếng Anh nào (học các kỹ năng thi Ielts yêu cầu) thì cháu quá siêu. Vì 7.0 là khá giỏi rồi, trong khi Ielts nó yêu cầu nhiều kỹ năng và kiến thức mà không chỉ giỏi tiếng Anh là đạt được.
 

Haiprozzz

Xe buýt
Biển số
OF-749435
Ngày cấp bằng
9/11/20
Số km
755
Động cơ
84,534 Mã lực
Tuổi
34
Không có áp lực thì sao có kim cương, nhưng để các con hiểu và tự cày thì tốt hơn ba mẹ giao KPI

Nhưng mà thời thế thay đổi rồi cụ, bên Trung giờ tỉ lệ thất nghiệp của sv là 50% trong khi lao động tay chân ngày càng ít đi. Thạc sĩ tiến sĩ còn thất nghiệp, nên thời nay đầu tư vào giáo dục ko đảm bảo thoát nghèo. Tương lai cả châu Á là 1 đống ông bà già và những đứa trẻ nằm thẳng kệ đời
 

tunglam2806

Xe tăng
Biển số
OF-823804
Ngày cấp bằng
12/12/22
Số km
1,844
Động cơ
34,568 Mã lực
Tàu Hàn Nhật vốn ảnh hưởng vh Khổng nên có kiểu gò ép học khuôn phép như vậy thôi. Tôi không nghĩ thành công kinh tế của họ do lối học đó làm lên. Ngược lại, nhẽ cái kiểu học trâu chó lệch thiên về kiến thức thuần tuý mà ít chú ý đến pt con người cân bằng như vậy chính là rào cản khiến chúng nó mãi không bao giờ theo kịp được bọn Âu Mẽo đặc biệt đám Bắc Âu, cho dù nhất thời có giàu đến đâu.

Thời buổi bây giờ công cụ ê hề, kiến thức bao la, đúng sai lẫn lộn.. Cái cần trang bị thì rất nhiều nhưng nói tóm gọn lại thì là khả năng phân tích tìm hiểu gạn lọc thông tin cho đúng thứ mình cần và khả năng vận dụng trình bày lại cho phù hợp theo ý mình muốn, tức là nôm na là khả năng Gúc :). Chứ mãi ê a cặm cụ bỏ cả đống thời gian học ba cái kiến thức có thể Gúc bất cứ lúc nào thì cuối cùng vẫn chẳng đủ cái mình cần mà vẫn đi sau người ta thôi :D.
Đời người có bao nhiêu lần trải qua tuổi thơ hả các cụ?
Khả năng phân tích tìm hiểu gạn lọc thông tin đúng tự nhiên nó có hả cụ? Nó phải trải qua cả quá trình học tập rèn luyện đó cụ ơi. Ko học tử tế có khi gúc còn chả biết gúc ra sao nữa ạ.

Xin lỗi chứ ở m có nhiều ngừoi thành đạt giàu lên từ cơ chế nên nhiều cụ lầm tưởng học chả để làm méo j. H lại có Ai nọ ai kia cần méo j học nữa. Có thứ làm hộ hết. Chưa kể lại nghe bọn taylon cno giàu cmn rồi cno nhồi sọ cho mấy cái thông tin nhố nhăng. Bảo sao m đến thái còn chả đuổi dc chứ đừng nói khựa hàn. Các cụ sang xem bọn khựa nhật hàn đài cno học thế nào nhé
 

Demchinhhang.net

Xe container
Biển số
OF-111
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
8,190
Động cơ
542,330 Mã lực
Đấy là con nhà cụ có tố chất và tính tự giác học tập thì giờ cụ nói gì mà chả được. Thử đặt cương vị phụ huynh một học sinh lớp 9 chẳng hạn thi học kì được 4-5đ cụ tính sao?
Nếu khả năng cháu nó ko học được thì cố kiểu gì cụ ơi. Nhân sinh quan cũng rất quan trọng và ở góc độ tiền bạc sẽ là người dễ "có tiền hơn". Nói như thế không đồng nghĩa với việc học hành không quan trọng.
 

Yeuaibaygio

Xe container
Biển số
OF-756754
Ngày cấp bằng
8/1/21
Số km
8,592
Động cơ
202,344 Mã lực
Tuổi
49
Em thật với các cụ các mợ, xứ ta học thế đã bõ bèn gì. Cả trăm triệu dân rồi các cụ các mợ ạ, ghế ít đít nhiều, biết bao nhiêu già trẻ lớn bé còn tranh nhau chui công te nơ để đi tìm cơ hội kia kìa. Việc làm tốt thiếu đến mức muốn đi xklđ còn phải tốn cục tiền. Một đứa trẻ con than mệt vì học thì bảo phụ huynh của nó giải quyết chứ trong bối cảnh cạnh tranh bây giờ, không học hành liệu có được tương lai sáng sủa không?

Nếu các cụ các mợ giàu có dư dả, quan hệ rộng rãi đủ bao nuôi lo lắng được cho con cái thì để nó vừa học vừa chơi cũng không ai cản cả. Nếu bẩm sinh đứa trẻ thông minh thì thời lượng học ít hơn, nó vẫn có thể đạt hiệu quả tốt cũng là chuyện thường. Nhưng nếu các gia đình trung bình hoặc khó khăn mà đời sau cũng ăn học không đến đâu, thì các cụ nghĩ họ cải thiện cuộc sống kiểu gì? Bon chen kiếm tiền bằng chuyên môn gì? Muốn trở thành tinh hoa, lao động tri thức mà lại chỉ muốn học ít thôi, thì chẳng phải là hơi kỳ rồi sao?

Rồi đến 40 tuổi kiếm việc không được nữa thì lại trách số mình xui.
Nói chung không tiếp thu được thì phải chịu, còn học được thì nên học: học văn hóa, học ngoại ngữ, học các môn nghệ thuật đàn ca sáo nhị vẽ, học chơi các môn thể thao... học gì bổ nấy. Trẻ em đang tuổi dễ tiếp thu mọi thứ và đầu óc chưa vướng bận lại có thể lực. Ra đời lúc người ta cần là mình đã có sẵn kiến thức và năng khiếu rồi, chứ không phải lúc đó mới sắp xếp đi học.

Như nhà em gốc nông dân, công nhân, tiền không, quan hệ không, hình thức không, cũng chỉ nhờ có học ĐH mới thoát cảnh lao động chân tay thôi.
 

thangmin

Xe tăng
Biển số
OF-584809
Ngày cấp bằng
13/8/18
Số km
1,091
Động cơ
1,510 Mã lực
Tuổi
33
Thật à cụ, thế lớp con cụ toàn siêu nhân hội tụ hoặc gv chấm tào lao rồi. Và cụ hãy hỏi lại tỉ lệ học sinh xuất sắc ở lớp xem là bao nhiêu chứ chưa cần xét hs cụ gặp ở HCM. Còn đây là thành tích lớp con e năm ngoái, cụ có file số liệu trong cuộc họp PH lớp k cho e ngó phát, chứ 100% xuất sắc thì khó tin lắm
IMG_2803.png
Chắc con cụ đấy học lớp chọn. Như lớp con e (lớp chọn của khối) cũng đa số xuất sắc. Còn các lớp khác hsxs cũng ko nhiều đâu ạ.
IMG_7784.png
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,443
Động cơ
623,024 Mã lực
Cháu viết thư hãy dũng cảm nói với bố mẹ là con không thích học, con thấy chỉ cần học như này thôi, khả năng của con có học nhiều hơn cũng không giải quyết được gì mà còn mất đi Niềm vui sống như cháu mong muốn. Nói thật quyết liệt vào.
Đấy là cách mà 1 đứa cháu nhà mình đã làm. Cu cậu nói với cả gia đình đúng như trên, và sau nhiều tranh cãi, gia đình để nó tự quyết đường đi sau cấp 3, tức là ko thi ĐH mà sẽ đi học nghề luôn.(Lưu ý nhỏ là cháu có ông bà nội sở hữu không dưới 10 nhà đất chung cư ở HN và bố là con một nên cái câu chuyện học hay không có lẽ nó cũng không quá cấp thiết. Áp lực, nếu có ở đây là cả gia đình đều bằng cấp lia lịa, tự dưng có ông cháu ko học ĐH có lẽ là cú shock lớn).
Gia đình ở vạch đích vậy rồi nên không cần học, chỉ cần đừng sa vào tệ nạn XH là được. Còn với nhà nghèo, học là con đường duy nhất để vươn lên. Xét rộng ra thì nước ta là nước nghèo, dân ta cũng phải học thì mới đua được với dân nước giàu. Con nhà lính mà tính nhà quan thì đa phần hỏng.
 

Lux.Queen178

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-793294
Ngày cấp bằng
12/10/21
Số km
159
Động cơ
24,009 Mã lực
Nếu là e thì e vẫn vui vẻ thôi. Con m ko học được ko nên ép, vì ép cũng chả đc kết quả khá hơn. Có thể cho con học C3, ĐH dân lập nếu con ko thích học nghề.

Học nhiều hay ít là định hướng của gđ thôi. Nhưng nếu có khả năng thì nên học. Vì học vẫn là con đường ngắn & tốt nhất để đảm bảo có cuộc sống tốt sau này.
Cụ nói phét vậy thôi, con cụ 4-5 cụ lo sau này nó làm lao công bảo vệ ngay. Học hành giờ đúng là rất căng.
 

Mytv

Xe điện
Biển số
OF-825578
Ngày cấp bằng
29/1/23
Số km
3,963
Động cơ
152,918 Mã lực
Cụ nói phét vậy thôi, con cụ 4-5 cụ lo sau này nó làm lao công bảo vệ ngay. Học hành giờ đúng là rất căng.
Việc j e phải phét. Con e đang học như vậy đó. Chỉ cần con e bình an là e hành phúc lắm rồi. Sau cho học dân lập nếu nó ko có khả năng học nghề. Và cần thiết thì tìm chạy cho nó công việc hành chính chân tay phù hợp với khả năng của nó luôn nếu phải làm vậy.
 

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
3,852
Động cơ
352,462 Mã lực
Em nói chuyện với đồng nghiệp người Ấn và Trung Quốc thấy chúng nó nói ở thành phố nước chúng nó áp lực học hành cũng kinh khủng lắm. Xét ra nó cũng là do nước nghèo, dân số đông, cạnh tranh về công ăn việc làm mà tạo nên thôi. Lựa chọn là ở mỗi cá thể thôi. Học lực tốt không nhất định sẽ thành công nhưng học lực tốt có cơ hội và xác suất thành công cao hơn.
 

Mytv

Xe điện
Biển số
OF-825578
Ngày cấp bằng
29/1/23
Số km
3,963
Động cơ
152,918 Mã lực
Nói chung không tiếp thu được thì phải chịu, còn học được thì nên học: học văn hóa, học ngoại ngữ, học các môn nghệ thuật đàn ca sáo nhị vẽ, học chơi các môn thể thao... học gì bổ nấy. Trẻ em đang tuổi dễ tiếp thu mọi thứ và đầu óc chưa vướng bận lại có thể lực. Ra đời lúc người ta cần là mình đã có sẵn kiến thức và năng khiếu rồi, chứ không phải lúc đó mới sắp xếp đi học.

Như nhà em gốc nông dân, công nhân, tiền không, quan hệ không, hình thức không, cũng chỉ nhờ có học ĐH mới thoát cảnh lao động chân tay thôi.
Dạ chuẩn mợ ạ. Trừ khi ko có khả năng thì chấp nhận. Ko thì nên học hành tử tế. Mợ và mợ cừoi là điển hình của việc thoát nghèo nhờ học tập. Xin lỗi chứ ko học tốt, gđ ko điều kiện quan hệ thì chỉ đi bốc... thôi, e thật.
 

le_petit

Xe tăng
Biển số
OF-474710
Ngày cấp bằng
3/12/16
Số km
1,775
Động cơ
222,692 Mã lực
Chỉ mỗi chuyện này mà cãi nhau mãi!
Ai sinh ra chẳng phải học, cây còn phải hướng sáng, con thú cần học săn mồi mới tồn tại được, vấn đề chỉ là học như thế nào và học những gì thôi. Và, học gì hay học như thế nào thì sẽ có kết quả như thế.
Một ông thợ xây muốn nhiều việc cũng phải học và rèn luyện tay nghề liên tục mới nhiều người thuê, có lương cao. Một bác sĩ phải học suốt đời để khi mổ khỏi nhầm cắt thận thành tim... ai cũng đều phải học để phát huy hết khả năng của mình cả.
Chỉ có một giai đoạn hay một số trường hợp méo mó...
Hậu "Pháo" lớp 4 cũng doanh nhân thành đạt cỡ quốc gia, mấy ông bà vừa rồi qua ít lớp tại chức và nhảy nhót bên phong trào cũng thành rường cột đất nước.... những người đó hẳn chẳng bao giờ phải học hành vất vả mà thành đạt cũng đỉnh của chóp....Nhưng...!
Và, rồi mọi điều rồi cũng sẽ qua đi, chỉ tri thức và năng lực thật sự mới trường tồn với thời gian thôi.
 

Dancingwiththewind

Xe điện
Biển số
OF-614966
Ngày cấp bằng
10/2/19
Số km
3,671
Động cơ
157,620 Mã lực
Tuổi
44
Con nhà em không học trước khi vào lớp 1. Cấp 1 không học thêm. cấp 2 thằng lớn học thêm toán và anh, gần thi vào 10 đi học văn, đều tự đề xuất với mẹ. Tuy nhiên em có ân hận đã không có lộ trình tốt hơn ở cấp 2 để vào đc trường cấp 3 tốt hơn(căn cứ năng lực của con)
Đến bạn thứ hai, cấp 2 vẫn chưa học thêm vì học ĐTĐ nên đã có tăng cường toán và anh. Rút kinh nghiệm từ bạn lớn, bảo thế con có ý định thi trường chuyên không để mẹ biết đường thì bạn ý bảo con thích chuyên bóng đá cơ. Thế là tịt (Do cô CN bảo con học được, gia đình có định hướng gì không để các cô biết còn đồng hành với con)
Do sự cạnh tranh vào cấp 3, vào đại học tốt ngày càng gay gắt nên cũng không thể không động viên con học được. Do điều kiện gia đình em cũng TB, tay làm hàm nhai thôi. Tuy nhiên nói mãi mà bọn chúng vẫn ham chơi đành phải chịu
Được cái hai bạn nhà em lúc nào cũng vui vẻ. Cô dạy văn con em còn bảo: con là một em bé hạnh phúc. Bố mẹ luôn luôn gần gũi chăm sóc. Bố bạn ấy giành rất nhiều thời gian cho con: từ học bơi, học đi xe đạp, học đi xe máy, câu cá, bóng bàn, cầu lông, bóng đá…. Mỗi môn bóng rổ là hai con chơi đc mà bố bó tay.
Chả biết tuổi thơ vui vẻ thế sau này có phải ân hận không nữa!
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top