Vì mỗi trường ĐH sẽ có cách tổ chức bộ môn và xây dựng chương trình học khác nhau nên em chỉ nói những thông tin chung chung. Visa Tier 4 General của hsinh quốc tế thường cho phép ở lại 4 tháng sau khi tốt nghiệp ĐH. 4 tháng này rất quan trọng nếu em học sinh đó chưa tìm được việc vào trước hè. Để được ở lại, e B cần phải tìm được một job có lương theo quy định, các cụ quan tâm có thể tìm hiểu tại đây: https://www.gov.uk/guidance/immigration-rules/immigration-rules-appendix-j-codes-of-practice-for-skilled-work. Còn về việc apply thì theo như em tự hiểu (không biết hiểu có chính xác không) thì nếu cty A muốn tuyển 1 vị trí. Nếu có một em học sinh B vừa về VN sau khi học xong bậc ĐH ở UK apply vào vị trí đó, cty A nếu muốn tuyển em B thì cty A phải chứng minh vị trí đó không thể được fill bởi bất kì ai khác đang ở UK. Có nghĩa là họ sẽ phải ưu tiên dân nước họ trước rồi mới được ngó tới e B. Nhưng nếu khi apply e B vẫn đang ở Uk thì cty A sẽ không phải trải qua việc này, em B sẽ nhận hồ sơ chi tiết để làm visa ở lại.
Vậy làm sao để tăng employability của mình?
Đương nhiên việc đơn giản dễ hiểu ai cũng biết là phải học. Học cho thật tốt, đa số các job sẽ đòi bằng upper second 2:1 (>60%) nhưng công ty càng lớn thì càng phải đấu đá với nhiều hsinh khác nên với em thì an tâm nhất sẽ là từ 65% trở lên. Tuy nhiên em cũng biết vài trường hợp hsinh quốc tế chỉ được 2:2 khi apply nhưng vẫn tìm được việc ở lại.
Như post trước em có viết là điểm năm nhất không tính vào điểm degree nhưng điểm này vẫn rất quan trọng. Lý do khiến nó quan trọng là vấn đề apply xin việc. Thường để tăng khả năng có được graduate job thì mỗi học sinh phải tập trung săn Internship vào penultimate year, tức là năm kế cuối ĐH. Với chương trình bình thường 3 năm thì điều này có nghĩa ngay khi bước vào năm 2 là các em phải bắt đầu quá trình apply xin internship ngay. Khi đó thì các em chỉ có điểm của năm 1 và điểm cấp 3 (A-levels đối với các e học ở UK và bằng PTTH với các e từ VN). Có những công ty đặt nặng vấn đề xét điểm, lúc này họ sẽ chỉ có điểm năm 1 và A-levels để xét. Vậy nên không được lơ là ỷ y ở năm 1. Rất nhiều cty còn yêu cầu rõ điểm UCAS points (điểm chuyển đổi của A-levels) nữa, chuyện này cũng giải thích vì sao e nói Foundation không tốt. Một số cty sẽ còn có các chương trình ngắn từ 1-3 ngày để cho các học sinh năm 1 trải nghiệm, khi nộp đơn thì các e lúc này còn chưa có điểm năm nhất, cty thường sẽ chỉ dựa vào được A-levels để xét. Điểm năm 2 thì cũng cực kì quan trọng. Thứ nhất vì nó sẽ được tính vào điểm cuối cùng. Thứ hai là vì quá trình apply cho graduate job sẽ bắt đầu từ đầu năm 3. Tức là khi nộp đơn thì cty cũng sẽ chỉ có điểm năm 1+2 và CV của hsinh. Thông thường họ sẽ yêu cầu học sinh đang on track for a 2:1 tức là tốt nhất thì em đó đã đạt được 60% ở năm 2 rồi. Tóm lại về mặt học tập thì các em nên cố gắng giữ vững điểm ở mức 60% trở lên với trường hạng cao và chắc 65% với trường hạng thấp hơn.
Vậy là đã nói xong được điều kiện đầu tiên nhưng để stand out khỏi một đám các thí sinh khác thì thường phải cần nhiều thứ nữa. ĐH UK bất cứ trường nào cũng sẽ có rất nhiều societies do các hsinh tổ chức hoặc cả do trường tổ chức. Đầu năm 1 sẽ có một fresher week để hsinh năm 1 sang làm quen. Fresher week này thường sẽ có các fair để đăng ký tham gia các societies, lời khuyên của em là cố gắng tham gia ít nhất 1 2 cái. Thứ nhất là để làm quen kết giao bạn bè. Thứ hai là khi vào các societies rồi, các em có thể cố gắng để được vào board của societies đó, làm president hay ngay cả làm thủ quỹ cũng đều tốt. Đừng nghĩ chuyện này là vô bổ, nó sẽ show cho employer thấy là em đó có thể cân bằng giữa học và chơi, không phải là nerd chỉ biết có học. Học sinh châu Á rất yếu khoản này so với hsinh quốc tế các nơi khác. Mỗi trường sẽ còn có một Student Union quản lý các hội nhóm này, có thể xem tương đương như Chi đoàn trường, nếu tham vọng và cảm thấy đủ tự tin thì các em còn có thể ứng cử vào vị trí trong board của Student Union. Nếu không hứng thú với các societies thì có thể tham gia các hoạt động tình nguyện, trường nào cũng sẽ có các group tình nguyện. Nếu càng không hứng thú nữa thì tham gia các môn thể thao, trường nào cũng có team với đủ các loại thể thao từ cầu lông, bóng đá tới chèo thuyền. Đặc biệt với các trường Collegiate như Oxbridge, Durham,... mỗi college sẽ có một team nữa ngoài team chính thức của trường, các college có thể sẽ thi đấu với nhau khá vui. Tham gia các môn này vừa khỏe người, vừa có thểm bạn lại vừa đẹp CV. Tóm lại là tận dụng mọi cơ hội để giao tiếp, tiếp cận, chứng tỏ bản thân không chỉ có học.
Các trường sẽ còn có Career Office. Nhiệm vụ của họ là hỗ trợ hsinh trong vấn đề tìm việc, vượt qua application process etc... Họ sẽ hay có các workshop hoặc lecture về các vấn đề liên quan tới xin việc làm như là làm cách nào để viết cover letter, làm sao để vượt qua vòng phỏng vấn etc... Một số event còn có các đại diện của các cty về nói chuyện. Học các trường lớn còn rất lợi ở một điểm là thường employer sẽ tự tìm tới trường qua các career fair do trường tổ chức. Hãy luôn cố gắng tận dụng các cơ hội này, tham gia và đặt câu hỏi cho các cty, tìm hiểu về các cty để chuẩn bị cho các bước apply intern và graduate job.