[Funland] Học phí các trường Quốc Tế Việt Nam

shares

Xe điện
Biển số
OF-33170
Ngày cấp bằng
8/4/09
Số km
3,626
Động cơ
506,112 Mã lực
Nơi ở
Lâm Gia Trang
Website
www.facebook.com
Vì mỗi trường ĐH sẽ có cách tổ chức bộ môn và xây dựng chương trình học khác nhau nên em chỉ nói những thông tin chung chung. Visa Tier 4 General của hsinh quốc tế thường cho phép ở lại 4 tháng sau khi tốt nghiệp ĐH. 4 tháng này rất quan trọng nếu em học sinh đó chưa tìm được việc vào trước hè. Để được ở lại, e B cần phải tìm được một job có lương theo quy định, các cụ quan tâm có thể tìm hiểu tại đây: https://www.gov.uk/guidance/immigration-rules/immigration-rules-appendix-j-codes-of-practice-for-skilled-work. Còn về việc apply thì theo như em tự hiểu (không biết hiểu có chính xác không) thì nếu cty A muốn tuyển 1 vị trí. Nếu có một em học sinh B vừa về VN sau khi học xong bậc ĐH ở UK apply vào vị trí đó, cty A nếu muốn tuyển em B thì cty A phải chứng minh vị trí đó không thể được fill bởi bất kì ai khác đang ở UK. Có nghĩa là họ sẽ phải ưu tiên dân nước họ trước rồi mới được ngó tới e B. Nhưng nếu khi apply e B vẫn đang ở Uk thì cty A sẽ không phải trải qua việc này, em B sẽ nhận hồ sơ chi tiết để làm visa ở lại.

Vậy làm sao để tăng employability của mình?

Đương nhiên việc đơn giản dễ hiểu ai cũng biết là phải học. Học cho thật tốt, đa số các job sẽ đòi bằng upper second 2:1 (>60%) nhưng công ty càng lớn thì càng phải đấu đá với nhiều hsinh khác nên với em thì an tâm nhất sẽ là từ 65% trở lên. Tuy nhiên em cũng biết vài trường hợp hsinh quốc tế chỉ được 2:2 khi apply nhưng vẫn tìm được việc ở lại. Như post trước em có viết là điểm năm nhất không tính vào điểm degree nhưng điểm này vẫn rất quan trọng. Lý do khiến nó quan trọng là vấn đề apply xin việc. Thường để tăng khả năng có được graduate job thì mỗi học sinh phải tập trung săn Internship vào penultimate year, tức là năm kế cuối ĐH. Với chương trình bình thường 3 năm thì điều này có nghĩa ngay khi bước vào năm 2 là các em phải bắt đầu quá trình apply xin internship ngay. Khi đó thì các em chỉ có điểm của năm 1 và điểm cấp 3 (A-levels đối với các e học ở UK và bằng PTTH với các e từ VN). Có những công ty đặt nặng vấn đề xét điểm, lúc này họ sẽ chỉ có điểm năm 1 và A-levels để xét. Vậy nên không được lơ là ỷ y ở năm 1. Rất nhiều cty còn yêu cầu rõ điểm UCAS points (điểm chuyển đổi của A-levels) nữa, chuyện này cũng giải thích vì sao e nói Foundation không tốt. Một số cty sẽ còn có các chương trình ngắn từ 1-3 ngày để cho các học sinh năm 1 trải nghiệm, khi nộp đơn thì các e lúc này còn chưa có điểm năm nhất, cty thường sẽ chỉ dựa vào được A-levels để xét. Điểm năm 2 thì cũng cực kì quan trọng. Thứ nhất vì nó sẽ được tính vào điểm cuối cùng. Thứ hai là vì quá trình apply cho graduate job sẽ bắt đầu từ đầu năm 3. Tức là khi nộp đơn thì cty cũng sẽ chỉ có điểm năm 1+2 và CV của hsinh. Thông thường họ sẽ yêu cầu học sinh đang on track for a 2:1 tức là tốt nhất thì em đó đã đạt được 60% ở năm 2 rồi. Tóm lại về mặt học tập thì các em nên cố gắng giữ vững điểm ở mức 60% trở lên với trường hạng cao và chắc 65% với trường hạng thấp hơn.

Vậy là đã nói xong được điều kiện đầu tiên nhưng để stand out khỏi một đám các thí sinh khác thì thường phải cần nhiều thứ nữa. ĐH UK bất cứ trường nào cũng sẽ có rất nhiều societies do các hsinh tổ chức hoặc cả do trường tổ chức. Đầu năm 1 sẽ có một fresher week để hsinh năm 1 sang làm quen. Fresher week này thường sẽ có các fair để đăng ký tham gia các societies, lời khuyên của em là cố gắng tham gia ít nhất 1 2 cái. Thứ nhất là để làm quen kết giao bạn bè. Thứ hai là khi vào các societies rồi, các em có thể cố gắng để được vào board của societies đó, làm president hay ngay cả làm thủ quỹ cũng đều tốt. Đừng nghĩ chuyện này là vô bổ, nó sẽ show cho employer thấy là em đó có thể cân bằng giữa học và chơi, không phải là nerd chỉ biết có học. Học sinh châu Á rất yếu khoản này so với hsinh quốc tế các nơi khác. Mỗi trường sẽ còn có một Student Union quản lý các hội nhóm này, có thể xem tương đương như Chi đoàn trường, nếu tham vọng và cảm thấy đủ tự tin thì các em còn có thể ứng cử vào vị trí trong board của Student Union. Nếu không hứng thú với các societies thì có thể tham gia các hoạt động tình nguyện, trường nào cũng sẽ có các group tình nguyện. Nếu càng không hứng thú nữa thì tham gia các môn thể thao, trường nào cũng có team với đủ các loại thể thao từ cầu lông, bóng đá tới chèo thuyền. Đặc biệt với các trường Collegiate như Oxbridge, Durham,... mỗi college sẽ có một team nữa ngoài team chính thức của trường, các college có thể sẽ thi đấu với nhau khá vui. Tham gia các môn này vừa khỏe người, vừa có thểm bạn lại vừa đẹp CV. Tóm lại là tận dụng mọi cơ hội để giao tiếp, tiếp cận, chứng tỏ bản thân không chỉ có học.

Các trường sẽ còn có Career Office. Nhiệm vụ của họ là hỗ trợ hsinh trong vấn đề tìm việc, vượt qua application process etc... Họ sẽ hay có các workshop hoặc lecture về các vấn đề liên quan tới xin việc làm như là làm cách nào để viết cover letter, làm sao để vượt qua vòng phỏng vấn etc... Một số event còn có các đại diện của các cty về nói chuyện. Học các trường lớn còn rất lợi ở một điểm là thường employer sẽ tự tìm tới trường qua các career fair do trường tổ chức. Hãy luôn cố gắng tận dụng các cơ hội này, tham gia và đặt câu hỏi cho các cty, tìm hiểu về các cty để chuẩn bị cho các bước apply intern và graduate job.
Cảm ơn cụ nhé. Rất hay cụ ạ.
 
Biển số
OF-75015
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
14,935
Động cơ
640,630 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội Phố
Thế này thì cháu không cày nổi rồi. Thôi, lại cho f1 làm nông dân đợi đến đời f2 vậy.
 

hanpham158

Xe tăng
Biển số
OF-363024
Ngày cấp bằng
15/4/15
Số km
1,308
Động cơ
264,169 Mã lực
Cảm ơn cụ nhé. Rất hay cụ ạ.
Em sẽ viết thêm một chút về fresher week nữa. Em mong sẽ giúp cho các e hsinh sang UK chuẩn bị được tinh thần đầy đủ. Em đã k enjoy được cái fresher week này do k chuẩn bị kĩ tư tưởng :D
 

Ali44

Xe điện
Biển số
OF-479496
Ngày cấp bằng
27/12/16
Số km
3,367
Động cơ
216,175 Mã lực
Nếu nói về học hành thì nhiều cụ ofer đây học hành tanh tưởi. Tôi cũng gọi là tạm, 2 lần đi thi quốc gia lớp 9 và 12, mỗi lần mỗi môn khác nhau, tuyển thẳng vào tất cả các cấp lúc đó còn chế độ chuyển thẳng/miễn thi, được học bổng du học nước ngoài, nói trôi chảy 2 ngoại ngữ và 1 ngoại ngữ khác giao tiếp cơ bản. Hiện tại thuộc dạng làng nhàng trong xã hội, tháng nào không nhận được lương thì vợ gào con thét :D Thành ra con cái cứ trường phọt phẹt nào gần nhà nhất thì học cho đúng tuyến, học ít thôi, bố cho đi chơi khắp nơi, không thêm học thêm học bớt gì cả. Điểm thấp, dốt cũng được, cái chính là vui vẻ, lễ phép.
 

shares

Xe điện
Biển số
OF-33170
Ngày cấp bằng
8/4/09
Số km
3,626
Động cơ
506,112 Mã lực
Nơi ở
Lâm Gia Trang
Website
www.facebook.com
Em sẽ viết thêm một chút về fresher week nữa. Em mong sẽ giúp cho các e hsinh sang UK chuẩn bị được tinh thần đầy đủ. Em đã k enjoy được cái fresher week này do k chuẩn bị kĩ tư tưởng :D

Thế thì tốt quá cụ ạ. Em cũng đang tò mò về cái tuần đó.
 

K.P.T 74

Xe buýt
Biển số
OF-154080
Ngày cấp bằng
25/8/12
Số km
816
Động cơ
871,987 Mã lực
Em giải thích tí chút về chương trình IB DP. Chương trình này gọi tiếng Việt là chương trình Tú Tài Quốc Tế (International Baccalaureate Diploma Programme), tương đương với 2 năm 11-12 của Việt Nam. Bằng IB có giá trị Quốc tế và được giảng dạy tại rất nhiều nước khác nhau. Học sinh tốt nghiệp bằng này có thể apply thẳng vào gần như bất cứ trường ĐH nào trên Thế giới, ngon ăn hơn bằng VN mình. Chương trình IB DP này có cách phân chia thời lượng học gần giống với A-levels. A-levels e sẽ giới thiệu sau.

Mỗi học sinh phải thi 6 môn kèm theo 3 Yêu cầu cốt lõi (Core Requirements). 3 môn sẽ được thi vào cấp Standard Level, 3 môn vào cấp Higher Level, phải hoàn thành đủ thì mới nhận được bằng. Mỗi môn trong 6 môn đó bắt buộc phải được chọn ra từ 6 nhóm môn hoặc bỏ nhóm 6 và chọn một môn khác trong 5 nhóm kia thay thế. Việc này sẽ đảm bảo học sinh học toàn diện các môn học. 6 nhóm môn đó là:
Nhóm 1: Studies in Language and Literature- Ngôn ngữ A1 (thường sẽ là tiếng mẹ đẻ)
Nhóm 2: Language Acquisition- Ngôn ngữ thứ 2.
Nhóm 3: Individuals and Societies- Khoa học xã hội (Kinh tế, Lịch sử, Địa lý, etc...)
Nhóm 4: Experimental Science- Khoa học tự nhiên (Vật Lý, Hóa học, etc...)
Nhóm 5: Mathematics- Toán (toán thường và toán cao cấp)
Nhóm 6: The Arts- Nghệ thuật.

3 core requirements:
1. Extended Essay: bài luận khoảng 4,000 chữ. Bài này có thể coi như một bài mini-thesis. Học sinh tự research và viết về một chủ đề tự chọn.
2. Theory of Knowledge: học cách suy nghĩ, critical thinking, etc...
3. Creativity, Activity and Services: các hoạt động ngoại khoá, hoạt động cộng đồng nhằm giúp hsinh hoàn thiện hơn bản thân. Không có yêu cầu cụ thể về thời lượng tham gia.

Maximum mỗi môn được 7 điểm, tổng cộng là 42. Học sinh có thể có thêm 3 điểm cộng từ Extended Essay và Theory of Knowledge. Mức điểm mà các trường top UK yêu cầu thường là 36 trở lên. Em muốn viết về cách apply ĐH nữa nhưng chắc để sau vì viết nhiều quá nó rối. Tóm lại em thấy chương trình IB rất hay vì nó buộc hsinh phải học toàn diện. Nhưng đó cũng có thể coi là nhược điểm vì quy định này khiến chương trình khá nặng.
Hay quá! Em bổ sung cái cụ nói thiếu, 3 điểm cộng là cho E.E, T.o.K và C.A.S mỗi môn 1 điểm.
F1 nhà em đang học IB1 và học sớm 1 năm so với tuổi nên đang phải cố gắng nhiều. Tháng 8 này cháu sẽ vào học IB2 và là một năm cần rất nhiều nỗ lực. Cả nhà sẽ phải vào cuộc!
 

hanpham158

Xe tăng
Biển số
OF-363024
Ngày cấp bằng
15/4/15
Số km
1,308
Động cơ
264,169 Mã lực
Hay quá! Em bổ sung cái cụ nói thiếu, 3 điểm cộng là cho E.E, T.o.K và C.A.S mỗi môn 1 điểm.
F1 nhà em đang học IB1 và học sớm 1 năm so với tuổi nên đang phải cố gắng nhiều. Tháng 8 này cháu sẽ vào học IB2 và là một năm cần rất nhiều nỗ lực. Cả nhà sẽ phải vào cuộc!
Chúc cả gia đình cụ sẽ có một kết quả mỹ mãn nhé :)
 

hanpham158

Xe tăng
Biển số
OF-363024
Ngày cấp bằng
15/4/15
Số km
1,308
Động cơ
264,169 Mã lực
Freshers' Week, Kí túc xá và Hội Sinh Viên VN tại UK.

Mục này em thật sự cảm thấy khó viết chi tiết vì nó tuỳ theo mỗi trường. Các cụ có đọc thì chỉ nên xem là chia sẻ của riêng em thôi.

Freshers' Week là một dịp được các trường ĐH tổ chức dành riêng cho Freshers (học sinh năm nhất). Đa số Freshers' Week chỉ kéo dài một tuần nhưng cũng có vài trường là 2 tuần. Khi nhận được lịch học, trường thường sẽ ghi rõ khoảng thời gian của Freshers' Week, thông thường sẽ là tuần ngay trước khi bắt đầu tuần học đầu tiên. Có vài việc quan trọng mà trường sẽ tổ chức vào dip này là: đăng ký (register), nhận thời khoá biểu, introduction lectures, tour quanh trường, mua sách... Nếu muốn mua sách thì em nghĩ nên mua sách cũ, đừng tốn tiền mua sách mới làm gì đắt lắm (>200 bảng and up). Em chỉ mua đúng một bộ sách cũ vào năm 1, năm 2+3 thì em xài sách thư viện. Như đã nói ở post trước thì Freshers' Week sẽ có Societies' Fair để học sinh đăng ký, đăng ký bao nhiêu cũng được rồi quyết định sau cũng không sao. Trên đây là những việc quan trọng cần làm, còn lại thì em tóm gọn Freshers' Week là một dịp để "nhậu". Mỗi ngày trong Freshers' Week sẽ có khoảng 2 3 events từ sáng đến chiều. Các events này thường do Student Union tổ chức và events nào cũng sẽ kết thúc bằng việc uống hoặc đi club. Các cụ cứ tưởng tượng một đám hsinh trẻ khoẻ vừa được "tự do" khỏi phụ huynh. Dẫn đến việc là ngày nào cũng sẽ thấy nhiều bạn say khướt đi qua đi lại. Em nhớ thời điểm này các bạn cùng flat em đứa nào cũng đi uống tới sáng xong ngủ tới chiều xong lại tiếp tục đi uống. Bạn nào biết uống, chịu chơi và chịu clubbing sẽ gặp được rất nhiều bạn mới. Em thất vọng dịp này là vì em không uống nên em khá lẻ loi vào tuần này. Đương nhiên vẫn có vài events không cần uống nhưng những event này thường không thu hút nhiều học sinh. Anyway, nên cố gắng tham gia một vài events phù hợp, nếu hsinh là người out-going thì đây sẽ là dịp rất tuyệt.

Học sinh năm nhất thường sẽ được trường tạo mọi điều kiện cho ở trong halls of residence (Dorm theo tiếng American English). Các học sinh sẽ bắt đầu move in vào khoảng 2 3 ngày trước Freshers' Week. Một trường thường sẽ có nhiều toà nhà với Collegiate Uni thì mỗi college có một khu riêng. Trong mỗi toà nhà sẽ được phân ra làm nhiều flats/corridors. Tuỳ theo cách sắp xếp của ktx mà mỗi flat sẽ có khoảng 4~10 em share chung 1 cái bếp. Nếu chọn share nhà vsinh thì phải share, nếu chọn ensuite thì mỗi phòng sẽ có riêng một cái. Vì hsinh thường chỉ được đưa ra những lựa chọn chung chung (phòng có toilet riêng, phòng share toilet, same-sex corridor), việc ở với ai hoàn toàn do trường xếp. Nếu hên thì sẽ gặp được bạn tốt cho suốt cuộc đời, nếu xui thì dính phải bạn linh tinh. Em giới thiệu qua chút cho rõ. Thường những bạn đầu tiên mình gặp sẽ là bạn cùng flats. Đây cũng là lý do trường sẽ khuyến khích học sinh ở trong ktx vào năm 1 để dễ làm quen bạn bè. Nhưng nếu cảm thấy không hợp được với bạn cùng flat thì cũng được lo lắng, sẽ còn gặp được nhiều bạn khác cùng khoá hoặc cùng society.

Học sinh VN taị UK có một tổ chức riêng là SVUK. SVUK sẽ quản lý các Vietsoc nhỏ của mỗi trường và đóng vai trò cầu nối giữa học sinh VN và đại sứ quán VN tại UK. Vietsoc là Vietnamese Society, gần như ĐH nào của UK cũng có một Vietsoc. Các Vietsoc thường sẽ có mặt ở Societies' Fair nên rất dễ tìm. Tham gia Vietsoc cũng là một cơ hội kết thêm bạn mới, đỡ nhớ nhà. Đa số các Vietsoc sẽ còn có một board quản lý, nếu hứng thú cũng có thể ứng cử vào các vị trí này, đây cũng là một cơ hội tốt làm đẹp CV. Em biết có một số Vietsoc rất lớn mạnh như Vietsoc LSE, Vietsoc UCL, Vietsoc Warwick,... hàng năm các Vietsoc này còn tổ chức các đêm ca nhạc giải trí rất hay. Mỗi năm SVUK còn tổ chức SVUK cup để thi đấu đá bóng giữa các Vietsoc. Nói chung cũng có khá nhiều hoạt động, nếu không ngại chơi với người Việt thì tham gia.
 

hanpham158

Xe tăng
Biển số
OF-363024
Ngày cấp bằng
15/4/15
Số km
1,308
Động cơ
264,169 Mã lực
City University versus Campus University

City University là gì? Là những trường ĐH không có một campus nhất định, các toà nhà của trường sẽ rải rác trong thành phố, lẫn lộn với các toà nhà công cộng khác. Thông thường các ĐH cũ và cổ đều là city university thí dụ Oxbridge, Durham, Bristol, LSE,... Điểm lợi của City Unviersity là hsinh thường sẽ được ở gần trung tâm thành phố, tiện lợi cho mua sắm và di chuyển. Hết năm 1 khi không còn được guarantee chỗ trong KTX nữa thì có thể dễ dàng tìm nhà thuê ở bên ngoài. Điểm yếu của city unviersity là học sinh có thể sẽ không được cảm nhận rõ sense of community của trường ĐH. Bạn bè có thể sẽ ở rải rác khắp nơi, khó gặp gỡ hơn. Khó khăn trong việc di chuyển giữa các toà nhà của trường, thí dụ từ KTX ra đến thư viện.

Campus University là gì? Ngược lại với city university, campus university là những trường được xây dựng trên một diện tích rất lớn (đi từ đầu này sang đầu kia có thể mất 30p). Tất cả các toà nhà đều co cụm lại vào diện tích đó. Các campus university thường nằm ở ngoại ô thành phố nên các campus được xây dựng như một thành phố thu nhỏ. Trong campus sẽ có đủ từ club, cửa hàng, banks, cafe, nhà hàng có thể có cả rạp chiếu phim. Các trường mới hơn sau này đa số đều được xây dựng kiểu này thí dụ Warwick, Bath, Exeter,... Điểm lợi của Campus University là học sinh sẽ cảm nhận rõ a sense of community của trường. Bạn bè luôn ở gần gần xung quanh. Tuy nhiên, các công trình phụ trợ trong campus sẽ không thể bằng với ở ngoài: siêu thị nhỏ hơn và không đầy đủ đồ, rạp chiếu phim không cập nhật phim,... Mặt khác do campus uni thường sẽ khá xa ra ngoài thành phố, việc di chuyển vào trong thành phố để tận hưởng các dịch vụ sẽ có đôi chút bất tiện. Lên năm 2 năm 3 nếu muốn tiết kiệm không ở KTX nữa thì khi thuê nhà đi học sẽ bị xa.
 

Hainq

Xe buýt
Biển số
OF-112885
Ngày cấp bằng
15/9/11
Số km
720
Động cơ
392,740 Mã lực
Thằng cu nhà em năm nay học lớp 2 nó bẩu học giỏi để làm gì, bố ngày xưa giải nhì toán toàn quốc giờ vẫn phải dậy sớm đi làm. Vậy nên mỗi ngày cu cậu cho học đúng 15 phút còn lại là đi chơi.
Học giỏi và làm việc giỏi là 2 phạm trù hoàn toàn khác nhau, ngày xưa e rất coi thường những môn như văn học giờ mới thấy những người giỏi môn này hơn hẳn mấy ông giỏi toán
 

haitaysung

Xe đạp
Biển số
OF-361474
Ngày cấp bằng
4/4/15
Số km
29
Động cơ
259,010 Mã lực
ôi, học trường quốc tế xác cm định là tiền đô la nhá. :))
 

cafefunn

Xe tải
Biển số
OF-499884
Ngày cấp bằng
23/3/17
Số km
253
Động cơ
188,470 Mã lực
Tuổi
32
Nhìn cái bảng học phí cũng dọa người đấy ạ #:-s
 

cassana

Xe tải
Biển số
OF-500660
Ngày cấp bằng
27/3/17
Số km
201
Động cơ
187,770 Mã lực
Tuổi
30
Tiền học phí 1 năm này bằng tiền học của F1 nhà em từ lớp 1 đến 12 luôn rồi :|
 

newbieeq

Xe hơi
Biển số
OF-503026
Ngày cấp bằng
5/4/17
Số km
180
Động cơ
186,630 Mã lực
Tuổi
32
ài, cho con học bình thường thôi để chúng nó còn có tuổi thơ các cụ ạ, có kiến thức cũng tốt nhưng nó phải thực sự thích học mới được cơ, cứ bắt ép cũng khổ nó
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top