Em viết tiếp về chương trình A-levels UK. Đây là chương trình dự bị ĐH 2 năm của Anh quốc và là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với hsinh khi apply vào các trường ĐH. A-levels sẽ được học vào Year 12 và Year 13, tương đương lớp 11 và 12 VN. Bằng A-levels có giá trị tương đương với IB hoặc bằng tốt nghiệp VN. Chương trình A-levels phân ra làm 2 cấp, AS level tương đương Year 12/lớp 11 và A2 level tương đương Year 13/lớp 12.
Mỗi học sinh vào đầu năm AS sẽ tiến hành chọn môn học dựa theo sở thích và nguyện vọng học gì ở ĐH. Mỗi học sinh sẽ được chọn 4 môn trong danh sách rất nhiều môn: Maths (Toán), Further Maths (Toán Cao Cấp), Chemistry (Hóa học), Physics (Vật Lý), History (Lịch Sử), Economics (Kinh tế), English literature (Văn học), Psychology (Tâm Lý học), Business (Kinh Doanh), Drama (Kịch), Design and Technology (Thiết kế), Biology (Sinh học), etc... Gần như không có bất cứ một nguyên tắc nào trong việc chọn môn học. Tuy nhiên, việc chọn môn dù không có nguyên tắc gì nhưng phải thật sự kĩ càng vì một số môn được coi là soft subjects nên không được các trường lớn đánh giá cao, chọn môn cũng phải phù hợp với bậc ĐH. Các trường lớn thường còn có yêu cầu riêng cho các ngành hot của họ. Thí dụ học các ngành Kinh Tế hay Tài Chính tại LSE sẽ nên có Toán A-levels, học Kỹ sư ở Imperial nên học Double Maths (cả toán và toán cao cấp)... Thí dụ muốn học ĐH ngành Chemical Engineering mà lại chọn Drama thì không hợp lý cho lắm. Việc chọn môn cũng còn phụ thuộc vào trường theo học có những môn gì để chọn vì đa số các trường công của UK và Quốc tế ở các nước đều có danh sách môn để chọn khá bó hẹp trong các môn chính. Mỗi môn sẽ được chia đều chương trình một nửa dễ hơn cho AS và nửa khó hơn cho A2.
Kết thúc năm học sẽ có kì thi AS Levels cho toàn bộ học sinh A-levels ở cả các nước và UK. Tất cả các môn đều phải thi lấy điểm, chỉ có một số môn phải thực hành thì điểm thực hành sẽ chiếm khỏang 20%. Khoảng tháng 8 học sinh sẽ nhận kết quả bài thi AS của mình. Từ đây các em bắt đầu suy tính dựa trên điểm của mình xem có nên tiếp tục học 4 môn hay bỏ bớt 1 môn cho A2. Thí dụ vào năm AS các em được AAAA thì quá tốt có thể tùy cơ ứng biến nhưng nếu chỉ được ABCD thì thường sẽ bỏ một môn để tập trung cho 3 môn chính. Điểm AS này còn cực kì quan trọng vì điểm này và điểm GCSE là hai điểm duy nhất trường ĐH sẽ nhận được khi hsinh apply ĐH. Điểm AS này còn là cơ sở để giáo viên dự đoán điểm cho hsinh. Bắt đầu tháng 9 10 của năm A2 học sinh sẽ bắt đầu bước vào quá trình apply ĐH, học sinh IB cũng sẽ apply tương tư như thế này. ĐH của Anh sẽ được apply qua hệ thống UCAS, mỗi học sinh sẽ có một tài khoản riêng. Học sinh sẽ dựa vào điểm AS, năng lực bản thân, nguyện vọng để apply vào 5 trường. Deadline apply thường vào khoảng giữa tháng 1, Oxbridge và Medicine sẽ có deadline vào khảong tháng 10. Khi nộp hồ sơ hsinh cần cung cấp: điểm GCSE, điểm AS và một personal statement. Mỗi hsinh còn có một giáo viên tổng quản, gviên này có nhiệm vụ dự đoán điểm của e hsinh đó sẽ đạt được vào kì thi cuối cùng, viết một reference giải thích em này là người như thế nào etc,... Các em hsinh phải làm những việc này song song với việc học A2. Sau đó sẽ là quá trình ngời đợi offer. Mỗi trường ĐH sau khi xem xét hồ sơ của hsinh sẽ đưa ra quyết định: unconditional offer, conditional offer hoặc rejection.
- Unconditional offer: được chấp nhận vô điều kiện
- Conditional offer: được chấp nhận với điều kiện. Điều kiện này thường sẽ là điểm A-levels phải trên mức nào đó.
- Rejection: từ chối.
Deadline để các trường gửi offer là tháng 3. Sau khi học sinh nhận đầy đủ quyết định từ 5 trường thì các em một lần nữa phải lựa chọn. Từ các offer của mình, học sinh phải chọn ra 2 trường làm Firm Choice (Nguyện vọng 1) và Insurance choice (Nguyện vọng 2). Nếu học sinh đã có một unconditional offer thì thường việc chọn sẽ dễ hơn vì kiểu gì cũng có trường miễn là unconditional offer này thuộc 1 trong 2 nv của em này. Nếu học sinh chỉ có conditional offer thì phải lựa chọn tương tự với hsinh VN, Firm choice có điều kiện cao hơn và Insurance choice có điều kiện thấp hơn. Cuối kì năm A2 học sinh sẽ trải qua một kì thi tương tự với năm AS. Điểm số sẽ được kết hợp của cả hai năm, nếu đủ điều kiện đề ra trong offer, học sinh sẽ được nhận. A* tương đương trên 90%, A tương đương trên 80%, B trên 70%, C trên 60%, D trên 50% và E trên 40%.
Một ví dụ tổng quan về quá trình chọn trường ĐH ở UK như sau:
X học 4 môn ở bậc AS. Kết thúc kì thi AS, X được AABC, nhận thấy không khả quan X bỏ bớt môn C của mình. Giáo viên của X dựa vào điểm AABC này và dự đoán X sẽ được AAA (điểm dự đoán X không được biết). X nộp đơn vào 5 trường 1 2 3 4 5. X nhận được conditional của 1 2 3 4 và rejection từ 5. X thích nhất và cảm thấy khả năng đủ để vào được 1 2. 1 đưa ra điều kiện X phải đạt A*AA còn 2 đưa ra điều kiện X phải đạt AAB. X đặt 1 làm Firm choice, 2 là Insurance choice. Kết thúc kì thi A2, nếu X đạt A*AA -> X được nhận vào 1, nếu X đạt AAB -> X được nhận vào 2, nếu X đạt AAC -> X rớt cả hai.
Tóm lại, chương trình A-levels khá nhẹ nếu so với IB vì A-levels chỉ phải học 4 môn. Việc lựa chọn môn cũng thoải mái hơn so với IB. Tuy nhiên, A-levels dễ dẫn đến học lệch, chương trình không toàn diện bằng IB. Việc sống còn của hsinh gần như chỉ dựa vào 2 kì thi chính, tạo nên áp lực rất lớn.