Sách cụ giới thiệu em sẽ cố gắng xem
Em thấy cụ hài quá! Em đang nói cái trực giác, chưa nói đến trí tưởng tượng vội, nên em đâu có nhầm mà phải học lại hở cụ. Vì cụ có vấn đề đọc hiểu nên em đành phải nói rõ thế nài:
1. Em nói về trực giác, chưa có câu nào về trí tuởng tượng.
2. ví dụ về trực giác:
Ví dụ 1: Cụ cảm thấy không thể đặt lòng tin vào con người nào đó, cái cảm thấy này là trực giác, khỏi phải tượng tượng nhiều. Trực giác này không phải tự nhiên não của cụ có, mà não của cụ đã có thời gian tích luỹ những kinh nghiệm cần có.
Ví dụ 2: Trong những lúc sinh tử, rối dư mớ bòng bong thì trực giác đóng vai trò quan trọng chứ không phải là sự tưởng tượng hay những công thức toán học ( Vì không đủ thời gian cho cả 2 thứ này).
ví dụ 3: Cô Péc Níc khi hướng ông kính lên bầu trơi, bằng các quan sát của mình thì trực giác nói với ông ấy rằng Không phải là mẹt giời quay quanh trái đất mà ngược lại, sau đó mới đến tưởng tượng và tính toán.
Ví dụ 4: Trực giác của Anh Xờ Tanh mách bẩu ông ấy rằng mô hình thế giới của Niu Tơn có gì đó không ổn, dù rằng ông ấy không thể chứng minh được ngay lập tức bằng tính toán.
Ví dụ 5 : Một người học trò đến hỏi bài thày. Người thày giỏi , bằng trực giác của mình sẽ biết cách giải 1, 2,3 sẽ dẫn đến ngõ cụt, chỉ có cách 4 là vẫn có khả năng. Ở đây không liên quan gì đến...trí tưởng tượng.
3. Trực giác về vấn đề gì thì thường liên quan rất nhiều đến sự ghi nhận các thông tin liên quan của bộ não, nó là sự suy nghĩ cực nhanh hướng đến kết quả tối ưu. Và dư em vừa ví dụ mấy phát ở trên thì chắc h cụ đã thấy rõ là em nói về trưc giác và có cái trực giác có thể chứng minh, tính toán được và có cái không.
Còn thì em biết chắc cụ chả hiểu lắm về sự tưởng tượng nên mới mở thớt nài!