- Biển số
- OF-308471
- Ngày cấp bằng
- 19/2/14
- Số km
- 144
- Động cơ
- 300,690 Mã lực
ở chỗ em thấy cũng nhiều em có suy nghĩ này, nhg phần lớn các em ý đi xk vơ rồi các cụ ạ, buồn thê lương
em thấy cháu có tư duy và tố chất tốt. Gia đình phản đối là đương nhiên (nếu là em, em cũng phản đối ) Tuy nhiên, nếu ko phản đối, thuyết phục được thì nên ủng hộ bằng cách ...im lặng, quan sát, phòng ngừa từ xa. Trong thời gian bảo lưu, sẽ tìm cơ hội tiếp cận, nhằm cho cháu hiểu giá trị của lao động và kiến thức thông qua học hành (chứ ko phải học để lấy bằng) . Để làm những việc này, cần người hiểu tâm, sinh lý của cháu và có kỹ năng đào tạo.Có lẽ tư duy giới trẻ giờ đã thay đổi thật rồi các cụ ạ, tự nhận thức, tự quyết định cs của mình, các cháu nó biết mình cần gì và có thể làm gì.
Đó là chuyện đứa cháu gái nhà em, lúc đầu ông anh trai phản đối dữ lắm, sau em khuyên giải ông ấy cũng đống ý.
Cháu nó đang học năm thứ hai đại học ngoại thuơng, chuyên ngành tài chính. Đang học bỏ ngang về mở quản cắt tóc gội đầu. Ông anh em cũng thuộc tuyp người cũ, lấy học vấn và bằng cấp làm trọng, hiện đang giữ vị trí cũng khá ở một ngân hàng nhà nước, chỉ chờ con ra trường là có ngay một suất biên chế tại đó. Nên thật khó mà chấp nhận giải thích của con rằng.
Học xong cũng chỉ thất nghiệp nếu như con không nhờ bố xin giúp, bố có xin thì luơng con cũng chỉ ba cọc ba đồng, tiêu chả đủ lại phải xin mẹ tiền tiêu thêm. Biết bao giờ con mới đủ tiền để làm chủ gia đình. Trong khi các bạn con mở hiệu cắt tóc, đứa bán cơm, đứa làm phòng ảnh... Thu nhập mỗi tháng đôi ba chục chiệu, tiền do mình kiếm ra, thích làm gì thì làm không phụ thuộc chồng sau này.
Hiện em mới chỉ tư vấn cho ông anh giải pháp tạm thời là lên trường bảo lưu kết quả học cho cháu em, sau đó tính tiếp. Theo các cụ tư duy của các cháu như vậy có ổn không? Và em phải khuyên gì để cháu nó quay về học tiếp vậy
đang có cơ hội tiếp nhận kiến thức thì phải học thôi. những người không học được thì về mở của hàng làm ăn (không có kiến thức chỉ làm ăn nhỏ mà thôi) học ở trường lớp cũng chỉ một phần. tư duy của bạn trẻ này còn chưa đầy đủ cụ ạCó lẽ tư duy giới trẻ giờ đã thay đổi thật rồi các cụ ạ, tự nhận thức, tự quyết định cs của mình, các cháu nó biết mình cần gì và có thể làm gì.
Đó là chuyện đứa cháu gái nhà em, lúc đầu ông anh trai phản đối dữ lắm, sau em khuyên giải ông ấy cũng đống ý.
Cháu nó đang học năm thứ hai đại học ngoại thuơng, chuyên ngành tài chính. Đang học bỏ ngang về mở quản cắt tóc gội đầu. Ông anh em cũng thuộc tuyp người cũ, lấy học vấn và bằng cấp làm trọng, hiện đang giữ vị trí cũng khá ở một ngân hàng nhà nước, chỉ chờ con ra trường là có ngay một suất biên chế tại đó. Nên thật khó mà chấp nhận giải thích của con rằng.
Học xong cũng chỉ thất nghiệp nếu như con không nhờ bố xin giúp, bố có xin thì luơng con cũng chỉ ba cọc ba đồng, tiêu chả đủ lại phải xin mẹ tiền tiêu thêm. Biết bao giờ con mới đủ tiền để làm chủ gia đình. Trong khi các bạn con mở hiệu cắt tóc, đứa bán cơm, đứa làm phòng ảnh... Thu nhập mỗi tháng đôi ba chục chiệu, tiền do mình kiếm ra, thích làm gì thì làm không phụ thuộc chồng sau này.
Hiện em mới chỉ tư vấn cho ông anh giải pháp tạm thời là lên trường bảo lưu kết quả học cho cháu em, sau đó tính tiếp. Theo các cụ tư duy của các cháu như vậy có ổn không? Và em phải khuyên gì để cháu nó quay về học tiếp vậy
Cụ nói chuẩn, k phải ai học đại học ra trường đều có việc làm, nhưng cũng k phải ai cũng thất nghiệp, tùy hoàn cảnh và khả năng, nếu xét về hoàn cảnh thì cháu kia hơi dại.Học đại học và việc thất nghiệp là hai việc hoàn toàn khác nhau ạ.
Gần đây trên mạng có một câu chuyện tóm tắt lại là: thầy giáo bảo học sinh lên núi chặt một trong 2 cái cây, hs lúc thì muốn chặt cây này, lúc cây kia do thầy nêu ra những khó khăn thuận lợi của từng cây. Một hồi sau mới chốt lại ý thầy muốn nói là chặt cây để làm gì? Nếu đã có mục đích rồi thì chọn chặt cây nào quá đơn giản.
Ngày nay chuyện học hành rồi chuyện chọn trường gây ra nhiều tranh cãi. Để đơn giản hãy tự hỏi mục đích sống của mình là gì (hay của con cháu nếu muốn định hướng cho nó). Khi đó muốn làm kỹ sư bác sỹ - phấn đấu đi học, muốn công nhân thợ nghề - đi học nghề, v...v...
Còn không thể so sánh người này với người khác dù là có hay không học được, bởi muốn so sánh phải chính bản thân người đó trải nghiệm qua hai hoàn cảnh là học hay không thì mới có câu trả lời, (mọi so sánh phải có cùng mẫu số).
Qua thực tế em gặp thì phần lớn mọi người xung quanh đều khát khao mong muốn con em học đại học, nhưng trả lời câu hỏi học để đi làm gì? thì phần lớn đều mơ hồ kiểu tư duy hơn, kiến thức hơn, văn hóa hơn ... và xuất phát muộn hơn (nhưng đều tin là sẽ đến đích sớm hơn). Sự thực thì giảng đường chỉ là môi trường có tuy duy, có kiến thức và có văn hóa thôi, còn tiếp thu được hay không là ở chính cá nhân mình, nếu đã có chí học thì bài học trên trường đời học cả đời cũng không hết.
Tuy nhiên môi trường nào cũng có tốt và xấu, em có mấy đứa bạn, hồi phổ thông hiền lành học lực khá, lên đại học kết giao thế nào giờ nghiện nặng, hỏng một đời. Rồi nhiều em sinh viên vô tư ở xóm làng, lên thành thị học đại học chưa quen với cuộc sống tự lập với phồn hoa rồi sau đổ tại dòng đời xô đẩy..