Phải nhìn nhận vấn đề học đại học và thất nghiệp từ 2 phía.
Bạn có trình độ có kỹ năng mà nhà tuyển dụng không chấp nhận bạn? hay bạn chỉ có bằng đại học mà bạn vẫn thất nghiệp? hai việc này khác nhau hoàn toàn.
Ỏ Việt Nam tỷ lệ thất nghiệp nói chung rất lớn, nhưng trong đó là thất nghiệp ảo.
Tỷ lệ thất nghiệp em hiểu nôm na là số việc làm được tạo ra thấp hơn số lao động tại thời điểm đó, lao động dư thừa, cái này không bàn đến.
Nhưng đáng lưu ý là thất nghiệp ảo - Có nghĩa là có việc làm, nhưng người lao động không chấp nhận làm công việc đó, cái này em nghĩ là tỷ lệ lớn, đóng góp vào tỷ lệ thất nghiệp.
Có một thực tế là: VN là nước trọng bằng cấp, nên số người vào đại học rất lớn, và trừ các bác học thực sự, thì một số lượng lớn học đại học vì cái bằng, và chính những người học chỉ vì bằng lại rất ảo tưởng về trình độ và kỹ năng của mình.
Trình độ: không thể hiện ở cái bằng loại giỏi hay loại khá, mà quan trọng là nhất là được nhà tuyển dung chấp nhận. Nhà tuyển dụng là người đánh giá công bằng nhất về trình độ của người lao động (ngoại trừ yếu tố quan hệ, con cháu vv..).
Kỹ năng: các kỹ năng hỗ trợ cho công việc là điểm rất yếu của lao động người VN nói chung hiện nay mà các nhà tuyển dụng đau đầu. Mỗi công việc, mỗi nhà tuyển dụng yêu cầu một kỹ năng riêng, nhưng mấy kỹ năng cơ bản gồm: ngoại ngữ, Máy tính, KN thuyết trình, KN đàm phán, KN làm việc độc lập, KN làm việc nhóm, lái xe ô tô.
Tại sao người ta đánh giá hiệu quả làm việc của LĐ VN thấp (7 người VN làm việc = 1 người HQ, và 1 người Sing làm việc = 12 người Việt), là vì lao động VN thiếu kỹ năng.
Như vậy thì các bác đừng gen tị khi nhận lương 10 triệu trong khi người HQ nhận lượng 70 tr và người sing nhận lương 120 tr.
Cách đây 20 năm, em làm việc ở một dự án ODA về xây dựng có cảnh như sau
1 kỹ sư VN phải có 3 người hỗ trợ gồm: 1/ nhân viện làm máy tính (đánh máy, vẽ CAD, lập dự toán ...), 2/ Phiên dịch, 3/ Lái xe. trong khi ks Hàn và Philipine họ đảm đương hoàn toàn công việc trên.
Cá nhân em cho rằng, chẳng có lý do gì mà thất nghiệp.