[Funland] Học cách làm bạn với con

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
3,852
Động cơ
352,462 Mã lực
Cảm ơn mợ. Mà khi con nó hỏi bài này làm như nào ạ, hay bài này con không hiểu thì vẫn phải dạy đấy mợ. Đau cái chỗ là hướng dẫn xong con hiểu con hiểu rồi sau:
1 Làm được 1 bài đúng bài sau tương tự sai
2 Làm được hôm nay ngày mai quên
Cứ lặp đi lặp lại như thế. Hay là em chưa đủ kiên trì ạ. Nhiều lúc cảm thấy đến giới hạn của bản thân rồi. Muốn cầm roi 😂 😂 😂
Tự mợ mới biết thế nào là hợp thôi. Mỗi nhà mỗi văn hóa. Nhà em thì theo style truyền thống: quan trọng nhất là học, em không yêu cầu cao, không bắt học thêm học nếm, cứ làm đủ bài tập về nhà là được. Học không xong khỏi chơi. Không hiểu em sẽ giảng dạy nhưng đừng có hy vọng em chữa bài cho, em sẽ chỉ gợi ý phương pháp còn tự đi mà cầm bút giải. Quan trọng nhì là thể thao, không đủ thể thao tuần 3 - 4 buổi thì xác định ăn mắng. Thể thao không cần giỏi, miễn chơi nhiệt tình, ra mồ hôi ướt người là được. Từ kinh nghiệm bản thân em thấy trẻ mà không rèn luyện thì lớn sẽ hối tiếc.
 

Bahn

Xe tải
Biển số
OF-499285
Ngày cấp bằng
21/3/17
Số km
435
Động cơ
292,467 Mã lực
Cụ nói đúng nhưng giờ có thể cuộc sống hiện đại, không ít gia đình bố mẹ vẫn kết hợp vừa làm bố mẹ vừa làm bạn. Điều này có cái hay nhưng rất dễ bị vấn đề như cụ nói là cá mè một lứa. Xã hội giờ ra đường trẻ con nó không nể, không tôn trọng, ... người lớn. EM ở chung cư; cái hành lang hình chữ H; cái chỗ gạch ngang của chữ H thì nó bố trí thang máy nên rộng các cháu nhỏ chơi ở đó đủ trò: từ ném dép, đá bóng, ... 4 gia đình quay ra cái chỗ này thì có 2 nhà là các anh U60. Chúng nó cứ đá bóng ầm ầm vào cửa, sau này có một tầng bị đá vào hỏng vòi phun cứu hỏa nước chảy ra thì bố mẹ các cháu không cho đá thì nó chơi ném dép, ... và cứ ầm ầm. Các ông cao niên nhắc chúng nó chả được; bảo bố mẹ chúng nó cũng chả được là phải chịu. Nó chơi trò ném dép mà người lớn đứng chờ thang máy có vào người cũng phải chịu. Cái chính là giờ bố mẹ, cuộc sống chăm lo trẻ em nhiều và luôn coi nó như ông tướng nên nó chả nghe người khác và thậm chí là bố mẹ; nên hiện tượng cá mè một lứa không ít gia đình gặp phải.
Cái này không phải do làm bạn với con, mà là do không biết làm bạn với con, cụ ạ!
 

Anh nhiên

Xe hơi
Biển số
OF-662162
Ngày cấp bằng
28/5/19
Số km
138
Động cơ
107,944 Mã lực
Như vậy em nói thẳng có thể con mợ không phải là tuyp sẽ phát triển theo đường học. Tìm ra xem cái gì phù hợp với nó hơn. Ví dụ em có đứa cháu, bố mẹ nó bắt ngồi học là nó kêu đau đầu, đau lưng. Nhưng khi hoà vào một nhóm thì nó cực kỳ nổi bật, dẫn dắt mọi người đủ trò và làm mọi người rất thích thú. Rồi bố mẹ nó thấy cho nó học trên một số phần mềm online thì nó hứng thú hơn. Như vậy quá tốt.
Em đang chưa tìm ra được cái phù hợp với nó nên căng thẳng quá, online e đã thử, học nó ko mê chỉ mê game 😂 . Nó mà 18 đôi mươi thì thử cho đi làm cái này cái kia. Mà giờ còn bé chưa đi làm được. Cũng chưa có khả năng làm gì. Ở nhà thì làm việc nhà nhẹ nhàng theo khả năng thôi ợ
 

Nick2

Xe hơi
Biển số
OF-863207
Ngày cấp bằng
10/7/24
Số km
114
Động cơ
3,249 Mã lực
Em đã thử cách này và kết quả:
1 Con ko học.
2 GV liên hệ thường xuyên nhắc nhở PH việc nhắc nhở con hoàn thành bài
Bản thân e thấy cũng ko thể phó mặc hoàn toàn cho nhà trường, thầy cô. Để con tự nhưng con ko tự là toi luôn ạ. Vấn đề nuôi dạy con này em thấy nan giải quá. Chắc ko ít bố mẹ như em. Bố mẹ nào mà từng qua giai đoạn sứt mẻ tình cảm sau đó thay đổi phương pháp nuôi dạy mà có hiệu quả lên chia sẻ cho các bố mẹ như em áp dụng xem sao. Có vấn đề thì vái tứ phương trăm phương luôn ạ.
Cụ thử xin chuyển con xuống lớp có mặt bằng học thấp hơn xem sao. Cụ có tin năm ngoái con em thi lên lớp 10, em đi đón nó. Lúc ra khỏi phòng thi em hỏi Toán đc khoảng bn điểm, nó bảo tầm 4đ, em cười tươi, và bảo thế là tốt rồi, quan trọng là con làm hết sức. Bây giờ nó vẫn nhắc lại chuyện đấy, cả nhà lại đc bữa cười
 

MyMac

Xe điện
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
4,990
Động cơ
466,649 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
Muốn làm bạn với con, trước hết cha mẹ phải thay đổi. Mợ kể chung chung nên khuyên mợ cũng khó vì nếp sinh hoạt, nếp nghĩ, nếp giáo dục và văn hoá trong mỗi gia đình là khác nhau. Để có câu trả lời cụ thể thì mợ phải đến gặp chuyên viên - bác sĩ tâm lý, người có kiến thức về tâm lý học để họ giúp mợ chứ trên này thì như đẽo cày giữa đường mợ ạ.

Khi đến gặp bác sĩ tâm lý, mợ phải nói thật, nói hết toàn bộ bức tranh gia đình nhà mình để bác sĩ hiểu được nó còn những chỗ nào thiếu khuyết, họ sẽ giúp mợ thay đổi một cách chuyện nghiệp, khoa học chứ không vu vơ khiến mợ càng lơ mơ.
 

chimcus

Xe hơi
Biển số
OF-24016
Ngày cấp bằng
12/11/08
Số km
131
Động cơ
490,822 Mã lực
Đấy đấy cụ ơi, cụ gãi đúng chỗ ngứa. Mà có những lúc bản thân e ko kiểm soát được, cảm giác kiên trì đến giới hạn ko kiên trì thêm được nữa mà nổi điên lên cụ ạ. Cả bố mẹ con cái đều thấy là mình đúng nhưng cái đúng của bố mẹ con cái lại ko đồng nhất.
Thực ra khi con chưa hiểu, không hiểu, em có suy nghĩ là thương nó nhiều. Đôi khi cách giải thích một vấn đề rất quan trọng với người nghe. Thầy cô dạy giỏi cũng khác nhau ở điểm này!
 

Sói nhỏ

Chã!
Biển số
OF-80803
Ngày cấp bằng
21/12/10
Số km
2,152
Động cơ
413,948 Mã lực
Em có 2F1, cả thời gian bọn trẻ lớn lên không phải không có lúc sứt mẻ tình cảm vì vụ hướng dẫn nhau học. Tuy nhiên, đến khi bọn trẻ tưởng thành em cũng không gặp phải giai đoạn "nổi loạn tuổi teen" như nhiều nhà thường gặp. Hiện giờ em vẫn làm bạn tâm giao với 2 đứa nhà em, chuyện bạn trai, bạn gái, sức khỏe, học tập, công việc vẫn được bọn nó trò truyện hàng tuần. Kinh nghiệm của em là luôn tôn trọng bọn trẻ, cần bỏ thời gian lắng nghe câu chuyện của bọn trẻ, ngay cả khi nghe chuyện bọn nó kể mình tức điên lên thì cũng phải "khóa" miệng lại và nghe cho hết đầu hết đũa câu chuyện của chúng nó. Sau đó em mới bắt đầu lồng ghép, tư vấn các ý kiến của mình sau khi hiểu rõ ngọn ngành câu chuyện của chúng nó. Đôi lúc em còn hướng dẫn tụi nó kinh nghiệm xử lý các tình huống với các thầy cô, bạn bè trong lớp. Em luôn luôn nhắc bọn trẻ là nếu có bất cứ chuyện gì ngoài khả năng xử lý của các con thì hãy nói chuyện với bố mẹ, vì bố mẹ là người lớn nên có nhiều kinh nghiệm xử lý mọi chuyện hơn tầm hiểu biết của các con. Nhà có hai đứa, nên lúc nào em cũng phải tâm niệm là giữ được sự công bằng khi đối xử với trẻ con, không để bọn trẻ ấm ức vì nghĩ mình bị xử ép so với anh/em của mình. Đối với đứa không tự giác học tập, hay chểnh mảng thì em áp dụng biện pháp treo giải thưởng bằng thứ mà nó thích. VD: thằng con em thích chơi điện tử, em cho phép nó chơi hai ngày cuối tuần, mỗi ngày 2 tiếng. Em còn mua hẳn bản quyền trò chơi đấy cho nó chơi. Nhưng em giao hẹn trước: nếu trong tuần việc học ở trường của nó mà không ổn thỏa, cô giáo mà có thông báo con thiếu bài về nhà, trong lớp chểnh mảng thì cuối tuần đó sẽ bị cắt chương trình chơi điện tử, tùy vào mức độ lỗi mà có thể bị cắt chơi 1, 2, hay 3 tuần liên tiếp. Và em thực hiện đúng như giao kết giữa em và nó. Kết quả, từ khi em giao kèo với nó thì nó tự giác học và ít mắc lỗi ở trường hơn, hình như nó chỉ bị phạt có 1, 2 lần không được chơi. Kinh nghiệm của em là khi bọn trẻ con kể chuyện của tụi nó, thì em chỉ nghe là chính, kệ cho chúng nó luyên thuyên. Nếu cần chỉnh thì em chỉnh sửa góp ý sau. Nếu bọn nó vừa mới rò rỉ tý thông tin mà đã uốn nắn, xử lý ngay là nó sẽ rụt lại, lần sau không kể với mình nữa. Nếu nó có thích bạn trai/gái nào đấy thì cũng nghe và kể lại với tụi nó ngày xưa của mình đã như thế nào? kiểu buôn chuyện và tỉnh thoảng tư vấn, tư véo cho nó 1 tý nó sẽ thích kể chuyện với mình. Khi con tin tưởng mình rồi, nó sẽ có nhu cầu tâm sự và tham vấn từ bố mẹ, thay cho việc tâm sự và tư vấn từ bạn bè, đấy là cách em làm bạn với con em.
 

Anh nhiên

Xe hơi
Biển số
OF-662162
Ngày cấp bằng
28/5/19
Số km
138
Động cơ
107,944 Mã lực
Cụ thử xin chuyển con xuống lớp có mặt bằng học thấp hơn xem sao. Cụ có tin năm ngoái con em thi lên lớp 10, em đi đón nó. Lúc ra khỏi phòng thi em hỏi Toán đc khoảng bn điểm, nó bảo tầm 4đ, em cười tươi, và bảo thế là tốt rồi, quan trọng là con làm hết sức. Bây giờ nó vẫn nhắc lại chuyện đấy, cả nhà lại đc bữa cười
Ko phải con kém so với ở lớp đâu cụ, mà về mặt bản tính em thấy con chưa cố gắng hết sức, chủ quan và nhanh hậu đoảng. E có phân tích cho con, cũng có vẻ hiểu nhưng đến lúc làm thì lại kiểu bị cảm xúc chi phối ấy cụ. Vấn đề ở cả bố mẹ và con, đã thống nhất cùng cố gắng nhưng vẫn chưa đạt đến mục tiêu chung. Có cụ nào có phương pháp để tốc độ đạt mục tiêu chung này nhanh hơn - Con tự giác và bố mẹ chỉ đứng vòng ngoài quan sát, thi thoảng thúc đẩy, tạo động lực thôi ạ. Hay phải chờ con lớn hơn nữa. Em kiểu nghĩ phải rèn từ nhỏ chứ chờ lớn nó định hình xong rồi ko rèn được nữa.
 

Supercub_90

Xe điện
Biển số
OF-779727
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
3,207
Động cơ
165,723 Mã lực
Cứ từng bước 1 cụ nhé. Cổ nhân có câu "kết bạn trước, chọn bạn sau" - để làm bạn đầu tiên là phải kết bạn đã, xem có phù hợp tính cách, quan điểm không rồi mới chọn bạn - "chọn bạn mà chơi" mà. Nếu không thấy hợp thì không nên làm bạn. Có phải ai cũng làm bạn được với nhau đâu?
Em thấy con cái không nên làm bạn với bố mẹ - đó là mối quan hệ phức tạp và không công bằng như mối quan hệ bạn bè. Bạn bè kiểu đé gì, tranh luận với với nhau to tiếng, căng thẳng tí thì một thằng kêu "mày mất dạy", còn thằng kia thì phải im; Giải được dăm ba bài toán tiểu học, do học trước thì da dẻ ta đây mắng quá thôi rồi; Thế mà gạ chơi "lửa chùa" cùng thì dốt vừa gà, mắng thì lại quay ra "tao là bố mày đấy"... =)) =)) =)) =)) =)) .
Thôi, ông nào thì cứ làm đúng vai của ông ấy, chả có bạn bè gì hết.
Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ, làm cha làm mẹ rồi mới thấy khó. Có ai như em không??? Con càng lớn càng thấy khó, mỗi khi hướng dẫn con làm bài là tình cảm gia đình sứt mẻ. Những nguồn thông tin con tiếp cận (1 phần trực tiếp từ internet, 1 phần gián tiếp qua bạn bè cũng từ internet) là con dao nhiều lưỡi. Bố mẹ không kiểm soát được, con càng lớn càng có chính kiến riêng xa cách với bố mẹ - chắc cũng có khoảng cách thế hệ trong đó. Cccm có cách nào để làm bạn, nói chuyện với con để đôi bên thấu hiểu, thông cảm rồi cả hướng dẫn con học tập mà giảm thiểu tình trạng sứt mẻ tình cảm gia đình mức thấp nhất chia sẻ giúp iem. :x :x :x :x :x
 

Nick2

Xe hơi
Biển số
OF-863207
Ngày cấp bằng
10/7/24
Số km
114
Động cơ
3,249 Mã lực
Em có 2F1, cả thời gian bọn trẻ lớn lên không phải không có lúc sứt mẻ tình cảm vì vụ hướng dẫn nhau học. Tuy nhiên, đến khi bọn trẻ tưởng thành em cũng không gặp phải giai đoạn "nổi loạn tuổi teen" như nhiều nhà thường gặp. Hiện giờ em vẫn làm bạn tâm giao với 2 đứa nhà em, chuyện bạn trai, bạn gái, sức khỏe, học tập, công việc vẫn được bọn nó trò truyện hàng tuần. Kinh nghiệm của em là luôn tôn trọng bọn trẻ, cần bỏ thời gian lắng nghe câu chuyện của bọn trẻ, ngay cả khi nghe chuyện bọn nó kể mình tức điên lên thì cũng phải "khóa" miệng lại và nghe cho hết đầu hết đũa câu chuyện của chúng nó. Sau đó em mới bắt đầu lồng ghép, tư vấn các ý kiến của mình sau khi hiểu rõ ngọn ngành câu chuyện của chúng nó. Đôi lúc em còn hướng dẫn tụi nó kinh nghiệm xử lý các tình huống với các thầy cô, bạn bè trong lớp. Em luôn luôn nhắc bọn trẻ là nếu có bất cứ chuyện gì ngoài khả năng xử lý của các con thì hãy nói chuyện với bố mẹ, vì bố mẹ là người lớn nên có nhiều kinh nghiệm xử lý mọi chuyện hơn tầm hiểu biết của các con. Nhà có hai đứa, nên lúc nào em cũng phải tâm niệm là giữ được sự công bằng khi đối xử với trẻ con, không để bọn trẻ ấm ức vì nghĩ mình bị xử ép so với anh/em của mình. Đối với đứa không tự giác học tập, hay chểnh mảng thì em áp dụng biện pháp treo giải thưởng bằng thứ mà nó thích. VD: thằng con em thích chơi điện tử, em cho phép nó chơi hai ngày cuối tuần, mỗi ngày 2 tiếng. Em còn mua hẳn bản quyền trò chơi đấy cho nó chơi. Nhưng em giao hẹn trước: nếu trong tuần việc học ở trường của nó mà không ổn thỏa, cô giáo mà có thông báo con thiếu bài về nhà, trong lớp chểnh mảng thì cuối tuần đó sẽ bị cắt chương trình chơi điện tử, tùy vào mức độ lỗi mà có thể bị cắt chơi 1, 2, hay 3 tuần liên tiếp. Và em thực hiện đúng như giao kết giữa em và nó. Kết quả, từ khi em giao kèo với nó thì nó tự giác học và ít mắc lỗi ở trường hơn, hình như nó chỉ bị phạt có 1, 2 lần không được chơi. Kinh nghiệm của em là khi bọn trẻ con kể chuyện của tụi nó, thì em chỉ nghe là chính, kệ cho chúng nó luyên thuyên. Nếu cần chỉnh thì em chỉnh sửa góp ý sau. Nếu bọn nó vừa mới rò rỉ tý thông tin mà đã uốn nắn, xử lý ngay là nó sẽ rụt lại, lần sau không kể với mình nữa. Nếu nó có thích bạn trai/gái nào đấy thì cũng nghe và kể lại với tụi nó ngày xưa của mình đã như thế nào? kiểu buôn chuyện và tỉnh thoảng tư vấn, tư véo cho nó 1 tý nó sẽ thích kể chuyện với mình. Khi con tin tưởng mình rồi, nó sẽ có nhu cầu tâm sự và tham vấn từ bố mẹ, thay cho việc tâm sự và tư vấn từ bạn bè, đấy là cách em làm bạn với con em.
Em cũng hay treo giải, để chúng nó phấn đấu
 

Anh nhiên

Xe hơi
Biển số
OF-662162
Ngày cấp bằng
28/5/19
Số km
138
Động cơ
107,944 Mã lực
Thôi, ông nào thì cứ làm đúng vai của ông ấy, chả có bạn bè gì hết.
Thế này thì nó lại chả tâm sự gì với mình, chả nói chuyện được với nhau. Ko hiểu ko nắm bắt được sợ có nhiều cái tình huống mà hối ko kịp - E lo thế. Có thể chuyện trò, tâm sự, thấu hiểu thậm chí chấp nhận những sự khác biệt trong khoảng cách thế hệ mình cũng nhẹ lòng, hơn thế là nắm bắt được tâm lý của con, nếu con chuẩn bị lầm lạc thì kịp thời ngăn chặn, thúc đẩy con phát huy cái tốt. Còn bố mẹ là bố mẹ, con cái là con cái chỉ là ở chung một nhà thì lại lạnh nhạt xa cách quá.
 

Mợ toét 2710

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-163316
Ngày cấp bằng
25/10/12
Số km
29,786
Động cơ
553,499 Mã lực
Nơi ở
Alo e 24/7 nhé các cụ 0946.538.556
Website
www.gach3ddep.net
Cảm ơn mợ. Mà khi con nó hỏi bài này làm như nào ạ, hay bài này con không hiểu thì vẫn phải dạy đấy mợ. Đau cái chỗ là hướng dẫn xong con hiểu con hiểu rồi sau:
1 Làm được 1 bài đúng bài sau tương tự sai
2 Làm được hôm nay ngày mai quên
Cứ lặp đi lặp lại như thế. Hay là em chưa đủ kiên trì ạ. Nhiều lúc cảm thấy đến giới hạn của bản thân rồi. Muốn cầm roi 😂 😂 😂
Mình k có nghiệp vụ sư phạm nên e k dạy con học (chắc tại e lười :D). Nếu k hiểu con lên mạng tìm hiểu hoặc tới hỏi cô. Có lẽ con e k quen dc mẹ dậy nên con cũng chả hỏi bài e bao giờ.
 

chanthat123

Xe điện
Biển số
OF-13484
Ngày cấp bằng
25/2/08
Số km
2,120
Động cơ
538,217 Mã lực
Em có 2 người anh dạy:
Ông anh 1:
Lá vàng là bởi đất khô
Nhìn cây sửa đất nhìn con sửa mình
Ông anh 2:
Con là quà thượng đế gửi đến nhà mình. Phải hiếu khách nhưng không để khách ngồi lên cổ mình
Trước khi có con, 1 bữa ăn của có thể kéo dài cả tiếng và đi hết tầng này sang tầng khác. Có con rồi "sửa mình" đến bữa ngồi nghiêm túc, không xem tivi, ko điện thoại, không ề à, ăn xong cho đồ vào mrb dọn sạch bàn. Trước có khi ăn xong cả ngày hôm sau mới dọn thậm chí cả tuần hehe
 

Mợ toét 2710

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-163316
Ngày cấp bằng
25/10/12
Số km
29,786
Động cơ
553,499 Mã lực
Nơi ở
Alo e 24/7 nhé các cụ 0946.538.556
Website
www.gach3ddep.net
Con trai giống mẹ thì nó xuynh xắn, thông minh tài giỏi sẵn dồi cần gì phải dậy bảo thêm đâu em, nhàn tênh á :))
Cụ anh cứ quá khen, chắc e lười nên con e phải tự lập, và e thấy nhàn thật. Chúng nó mà kêu học khó e bảo kiếm tiền còn khó hơn nhiều con ạ, khó quá k học dc thì nghỉ học đi làm xem sao :D
 

MyMac

Xe điện
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
4,990
Động cơ
466,649 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
Em có 2F1, cả thời gian bọn trẻ lớn lên không phải không có lúc sứt mẻ tình cảm vì vụ hướng dẫn nhau học. Tuy nhiên, đến khi bọn trẻ tưởng thành em cũng không gặp phải giai đoạn "nổi loạn tuổi teen" như nhiều nhà thường gặp. Hiện giờ em vẫn làm bạn tâm giao với 2 đứa nhà em, chuyện bạn trai, bạn gái, sức khỏe, học tập, công việc vẫn được bọn nó trò truyện hàng tuần. Kinh nghiệm của em là luôn tôn trọng bọn trẻ, cần bỏ thời gian lắng nghe câu chuyện của bọn trẻ, ngay cả khi nghe chuyện bọn nó kể mình tức điên lên thì cũng phải "khóa" miệng lại và nghe cho hết đầu hết đũa câu chuyện của chúng nó. Sau đó em mới bắt đầu lồng ghép, tư vấn các ý kiến của mình sau khi hiểu rõ ngọn ngành câu chuyện của chúng nó. Đôi lúc em còn hướng dẫn tụi nó kinh nghiệm xử lý các tình huống với các thầy cô, bạn bè trong lớp. Em luôn luôn nhắc bọn trẻ là nếu có bất cứ chuyện gì ngoài khả năng xử lý của các con thì hãy nói chuyện với bố mẹ, vì bố mẹ là người lớn nên có nhiều kinh nghiệm xử lý mọi chuyện hơn tầm hiểu biết của các con. Nhà có hai đứa, nên lúc nào em cũng phải tâm niệm là giữ được sự công bằng khi đối xử với trẻ con, không để bọn trẻ ấm ức vì nghĩ mình bị xử ép so với anh/em của mình. Đối với đứa không tự giác học tập, hay chểnh mảng thì em áp dụng biện pháp treo giải thưởng bằng thứ mà nó thích. VD: thằng con em thích chơi điện tử, em cho phép nó chơi hai ngày cuối tuần, mỗi ngày 2 tiếng. Em còn mua hẳn bản quyền trò chơi đấy cho nó chơi. Nhưng em giao hẹn trước: nếu trong tuần việc học ở trường của nó mà không ổn thỏa, cô giáo mà có thông báo con thiếu bài về nhà, trong lớp chểnh mảng thì cuối tuần đó sẽ bị cắt chương trình chơi điện tử, tùy vào mức độ lỗi mà có thể bị cắt chơi 1, 2, hay 3 tuần liên tiếp. Và em thực hiện đúng như giao kết giữa em và nó. Kết quả, từ khi em giao kèo với nó thì nó tự giác học và ít mắc lỗi ở trường hơn, hình như nó chỉ bị phạt có 1, 2 lần không được chơi. Kinh nghiệm của em là khi bọn trẻ con kể chuyện của tụi nó, thì em chỉ nghe là chính, kệ cho chúng nó luyên thuyên. Nếu cần chỉnh thì em chỉnh sửa góp ý sau. Nếu bọn nó vừa mới rò rỉ tý thông tin mà đã uốn nắn, xử lý ngay là nó sẽ rụt lại, lần sau không kể với mình nữa. Nếu nó có thích bạn trai/gái nào đấy thì cũng nghe và kể lại với tụi nó ngày xưa của mình đã như thế nào? kiểu buôn chuyện và tỉnh thoảng tư vấn, tư véo cho nó 1 tý nó sẽ thích kể chuyện với mình. Khi con tin tưởng mình rồi, nó sẽ có nhu cầu tâm sự và tham vấn từ bố mẹ, thay cho việc tâm sự và tư vấn từ bạn bè, đấy là cách em làm bạn với con em.
Em thích cái đoạn cuối của mợ. Mình cứ lắng nghe và còn gợi ý cho chúng nói ra một cách vui vẻ. Thế mới hiểu được chúng. Rồi từ đó chúng nó mới để ngỏ cửa cho mình bước vào thế giới của chúng. Mà nghe chuyện chúng nó kể hay lắm. Em cực kỳ thích gợi chuyện cho bọn trẻ kể chuyện của chúng. Những câu chuyện rất thú vị và qua đó mình đánh giá được chúng chơi với ai, suy nghĩ gì để từ đó làm bạn với chúng.

Một điều nữa là cha mẹ đừng kỳ vọng quá vào con cái. Bắt chúng phải theo một khuôn mẫu mà mình định ra là điều cực kỳ khó và dẫn đến sự phản kháng ngấm ngầm ở đứa trẻ. Chúng sẽ nói dối cho qua chuyện, sẽ tránh né và làm đủ mọi thứ để qua mặt mình. Như thế là mệt rồi vì nó hình thành thói quen nói dối, chống chế và chống đối.
 

Yeuaibaygio

Xe container
Biển số
OF-756754
Ngày cấp bằng
8/1/21
Số km
8,571
Động cơ
201,953 Mã lực
Tuổi
49
Từ câu cuối trong còm này của bác, chỗ bôi đậm, em tạm cho rằng bác thuộc típ dễ nâng quan điểm, mà "món" này thì dễ dẫn đến xung đột trong giao tiếp.

Người lớn với nhau có thể bỏ qua chi tiết này, nhưng với trẻ mà có phụ huynh không nhất quán trong lời nói và hành động thì với yếu tố nâng quan điểm này rất khó để làm bạn với con.
Em thấy câu hỏi của chủ thớt rất là chung chung mà lại khắt khe trong việc đòi hỏi câu trả lời của người khác.
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,151
Động cơ
400,600 Mã lực
Em đang chưa tìm ra được cái phù hợp với nó nên căng thẳng quá, online e đã thử, học nó ko mê chỉ mê game 😂 . Nó mà 18 đôi mươi thì thử cho đi làm cái này cái kia. Mà giờ còn bé chưa đi làm được. Cũng chưa có khả năng làm gì. Ở nhà thì làm việc nhà nhẹ nhàng theo khả năng thôi ợ
Em nhớ có lần đọc ở đâu đó rằng trẻ chơi game nhiều nó ở trạng thái kích thích cao độ khi trong thế giới ảo, quay về thế giới thật nó thấy rất nhàm chán. Em đã quan sát mấy đứa trẻ tầm 10-14 tuổi, đứa thì bố mẹ đi làm xa, đứa thì bố mẹ bỏ nhau rồi ở với bà chả để ý thế là chúng nó chơi game suốt. Thật sự nhóm đó rất nhanh chán các thứ ngoài đời thật so với đám bạn khác. Kể cả đưa đi chơi xa hay ăn uống ngon lành.... Nếu nó bị nghiện game thì đúng là sẽ thấy nó phù hợp nhất khi chơi game.
 

waterfall

Xe buýt
Biển số
OF-58997
Ngày cấp bằng
13/3/10
Số km
710
Động cơ
448,685 Mã lực
Em đã thử cách này và kết quả:
1 Con ko học.
2 GV liên hệ thường xuyên nhắc nhở PH việc nhắc nhở con hoàn thành bài
Bản thân e thấy cũng ko thể phó mặc hoàn toàn cho nhà trường, thầy cô. Để con tự nhưng con ko tự là toi luôn ạ. Vấn đề nuôi dạy con này em thấy nan giải quá. Chắc ko ít bố mẹ như em. Bố mẹ nào mà từng qua giai đoạn sứt mẻ tình cảm sau đó thay đổi phương pháp nuôi dạy mà có hiệu quả lên chia sẻ cho các bố mẹ như em áp dụng xem sao. Có vấn đề thì vái tứ phương trăm phương luôn ạ.
Con cụ học trường nào mà GV nhắc nhở ghê thế? Con em cũng trong tình cảnh này, làm gia sư cho nó 1 thời gian thì đúng ý như cụ nói, nó sợ và ko hiểu :( . Chúng nó cải cách cải lên cải xuống mà mình thì học cách đây 30-40 năm nên ko phù hợp. Cách tốt nhất là cụ thuê gia sư hoặc cho học thêm GV ở trường.
Còn như cụ bên trên nói, em hay định hướng và chia sẻ trong cuộc sống nhiều hơn với con.

Bạn bè em có mấy bạn giờ này đã ép con thi Ion Kids, học các loại nhạc cụ, thi phản biện các kiểu...sao thấy mệt mệt. Mà thực sự e cũng ko làm được như họ. Công nhận họ giỏi.
 

--Lamborghini--

Xe cút kít
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
15,557
Động cơ
566,853 Mã lực
Do cụ kỳ vọng vào con nhiều quá thôi, chứ nhà em thoải mái không cần ép học quá.
Nhà em gần như chơi chọn vẹn bà tháng.
Thi thoảng tối ngồi cùng nó bảo nó chép bài cho đỡ quên, với đọc bài nó không tập chung lại phải quát.
Nhìn sang bên cạnh bọn trẻ học sau khi nghỉ hè hai tuần và h đã học được hai tuần rồi, con em học trường tư nên mai mới đến lớp chắc nhận cô nhận lớp chắc em điên mất.
 

Thanhz

Xe tăng
Biển số
OF-36827
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
1,252
Động cơ
464,473 Mã lực
Nhà mình thì chỉ đi học rồi về nhà, bài tập làm ở nhà. Không học thêm (đã từng học thêm nhưng ko hiệu quả nên không học nữa). Ngoài kiến thức đấy ra còn nhiều kỹ năng mềm, cách hành động ứng xử nơi đông người, nơi công cộng nữa. Bố mẹ góp ý xây dựng thường hay nhận lại phản hồi kiểu "Con biết rồi" nhưng thực tế hành động thì lại ko đi đôi, kiểu là con nắm được thông tin rồi nhưng lựa chọn thực hiện theo thông tin thì chưa chắc. Biết là phải kiên trì nhưng lắm lúc điên lắm. Hà khắc quá thì lại sợ tạo áp lực cho con quá. Kiểu mình ko định lượng được liều lượng cho sự kiên trì hoặc thời gian dành cho con ... là bao nhiêu là đủ ấy.
Túm lại bọn trẻ chúng nó sợ phải nghe nhiều. Tốt nhất tìm cách để chúng nó được nói nhiều. Bố mẹ dốt tí cũng được. Dốt tí thôi, không chúng nó lại khinh thường :D
Nói thì dễ làm thì không dễ, nên càng sớm càng tốt tìm cách rủ chúng nó chơi trò chọn mẹt của Thơ Manh Chây, đại ý chia cho phần nào cũng không chịu thì chia thành 2 mẹt, cho mày tự chọn. Ăn bufet nhiều rất chán.
Em cũng trong hoàn cảnh này vì có con năm nay vào lớp 5.
Trải qua mấy năm dịch theo cơm áo mà cũng chưa dành nhiều thời gian cho con. Đặc biệt là giai đoạn vào lớp 1 với tư tưởng bài xích học thêm và tiền tiểu học nên bé học bị hụt lại. Năm lớp 4 thì khối lượng phiếu bài tập nhiều hơn và chỉ hoàn thành 1 phần do không đủ thời gian. Hai vợ chồng động viên nhau và ko đặt kỳ vọng lớn lên cho con. Chứ năm sau sang cấp 2 rồi càng vất vả hơn.
Rút kinh nhiệm từ bé đầu, năm nay bé 2 vào lớp 1 thì cho học tiền tiểu học luôn từ đầu năm học mẫu giáo. Bé vẫn có 1 tháng nghỉ hè, bước đầu em cảm thấy bé và bố mẹ tự tin hơn...
Kinh nghiệm là chả đứa nào giống đứa nào nên bố mẹ nào hiểu con thì nhàn, và tốt cho cả hai.
Hiểu không làm được vẫn đầy ra :)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top