Dưới đây là phần lời và một số hình ảnh cho cụ nào không tiện xem clip ạ:
View attachment 5632945
Năm 1010, tương truyền khi vua
Lý Công Uẩn rời kinh đô
Hoa Lư đến đất
Đại La thì thấy
rồng bay lên nên gọi tên kinh đô mới là Thăng Long.
View attachment 5632946
Biểu tượng này có thể hình dung như đám mây hình rồng đã từng xuất hiện một số nơi dù hiếm. Xét về chiều không gian vật lý thông thường, đó có thể là các đám mây tích tụ, sắp xếp theo hình thể nào đó mà thành.
View attachment 5632962
Sóng điện thoại cũng không nhìn thấy bằng mắt thường trong không gian, nhưng khi gặp xung động điện từ thích hợp của máy điện thoại và sim thì biểu hiện ra âm thanh và hình ảnh. Hiện tượng trên, nếu xét về chiều không gian khác, như các dạng vi sóng, mà khoa học còn đang nghiên cứu, thì những xung động dưới dạng trường sinh học của một sinh thể hình dáng rồng hay linh vật khác có thể tác động, thu hút môi trường vật lý thông thường là các đám mây có điện tích và biểu hiện hình ảnh tương ứng.
View attachment 5632965
View attachment 5632966
View attachment 5632967
Chiếu dời đô nhận định: “Thành Đại La ở nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi…đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng...”. Ở thời xa xưa chưa có các công cụ quan trắc, đo lường chính xác để mô tả vị trí, hình thể của sông núi, nhưng với sự cố vấn của bậc thầy là thiền sư Vạn Hạnh, mà thời Lý tôn làm quốc sư, vốn am tường, tinh thông cổ học, trực giác tinh nhạy nên sớm nhìn ra được Đại La là khu vực nơi các ngọn núi chầu về, các con sông thì quy tụ lại tại khu vực này.
View attachment 5632968
Thế núi, thế sông địa chất làm cho các dòng khí, dòng lực, dòng từ trường của các khu lực lân cận đổ dồn về nhưng giao hòa với nhau tạo ra sự ổn định về vi khí hậu, thuận lợi cho việc định cư lâu dài, xây dựng, phát triển và bảo vệ kinh đô đất nước.
View attachment 5632969
View attachment 5632970
View attachment 5632974
View attachment 5632975
Sau này khi bản đồ thế giới được đo lường vẽ chính xác hơn trong tương quan với các khu vực khác của lục địa Á châu, khu vực Thăng Long – Hà Nội còn được đánh giá thêm một ưu điểm khi được một số nhà phong thủy nhận định là nằm trên dòng đại long mạch lớn nhất trên địa cầu, khởi nguồn từ dãy Hymalaya, chảy dài và đổ dồn xuống khu vực đồng bằng sông Hồng, kết thúc ở Vịnh Hạ Long.
View attachment 5632978
Với điều kiện vị trí, khí hậu như trên, ngược về 4,000 năm trước, khu vực hoang sơ này hẳn phải là một mảnh đất thiên nhiên, hiền hòa, tươi đẹp mà khi đó đã xuất hiện bà lãnh chúa Âu Cơ, tương truyền là có vẻ đẹp như tiên, có năng lực phi thường. Ba cai quản cả vùng đất với các bộ lạc nhỏ xung quanh thần phục bà, để sau đó đã xuất hiện huyền thoại con cháu Rồng Tiên khi ông Lạc Long Quân, vốn cũng được tương truyền lại là người có quyền năng sức mạnh phi thường giống như loài rồng, từ phương bắc du hóa đến nơi này.
View attachment 5632989
View attachment 5632990
Hiện nay, sử sách đang nhận định kinh đô Văn Lang đặt tại Phú Thọ, gần với khu vực đền thờ vua Hùng, tương truyền là nơi các vua làm lễ tế trời đất và họp bàn việc nước. Ông Lạc Long Quân đã đi cả một quãng đường rất xa, từ nơi sinh thành tận hồ Động Đình đến mãi về hướng nam tới khu vực này
View attachment 5632993
View attachment 5632994
View attachment 5632995
View attachment 5632996
Sau khi lập gia đình với bà Âu Cơ, sinh ra tới gần trăm người con, sau huyền thoại hóa thành bọc trăm con, khi con cái khôn lớn, mới có ý định lập quốc để tạo vị thế và dòng dõi cho đời sau, thì kinh đô Văn Lang mới chính thức thành lập với vua đầu tiên là còn trưởng, Hùng Vương thứ nhất. Có ý kiến nhận định rằng, kinh đô Văn Lang có thể vẫn nằm ở khu vực nào đó quanh Thăng Long – Hà Nội, mới tương xứng với tầm bao quát của người đã đi xuống từ tận hồ Động Đình.
View attachment 5632998
Tuy nhiên, cùng với thời gian, rồi chiến tranh Bắc thuộc, sử sách đã bị phương bắc đốt phá, xóa hết nhằm đồng hóa phương Bắc. Các vết tích kinh thành cũng bị tàn phá và chìm dần vào lòng đất theo thời gian. Đền thờ vua Hùng do ở xa kinh thành nên may mắn không bị tàn phá mà tồn tại đến ngày này, còn vết tích tại Phong Châu, Phú Thọ có thể chỉ là một địa phương trực thuộc thời đó mà tàn tích còn lưu lại đến bây giờ.
View attachment 5632997
Văn hóa Đông Sơn phát triển mạnh với biểu tượng đặc trưng là trống đồng Đông Sơn, được tìm thấy với mật độ nhiều nhất tại Việt Nam, với nhiều hoa văn họa tiết cầu kỳ, tinh xảo. Trang phục phục dựng gần đây từ một chuôi dao cổ cho thấy, thời đó, cư dân phục sức cũng với những hoa văn, họa tiết, trang trí cầu kỳ. Sau khi lập quốc, một nửa số người con di cư mở rộng vùng cư trú về phía tây, một nửa số người mở rộng vùng cư trú về phía nam và vượt biển về phía đông nam.
View attachment 5633000
View attachment 5633021
View attachment 5633022
Gần đây các khảo cứu đã tìm thấy cả trống đồng tại Philipine, Mailaixia, Indonexia, Lào, Camphuhica, Thái Lan, Myanma. Tại Indonexia tìm thấy cấu trúc nhà gần như giống hệt hoa văn trên trống đồng Đông Sơn.
View attachment 5633025
Riêng ở Myanma, ngoài tìm thấy trống đồng, còn có một bộ tộc Karen đến giờ vẫn lưu truyền sự tích về nguồn gốc của mình là từ Mẹ tiên và Cha rồng và với trang sức, lối ăn mặc cũng phảng phất lại trang phục phục chế từ chuôi dao cổ của Việt Nam.
View attachment 5633028
Nhiều ý kiến trên chỉ là nhận định, không có sử sách nào ghi nhận, nhưng cũng thấy có những cơ sở nhất định. Đế chế nào rồi cũng có thời thịnh suy. Rất có thể huyền thoại Tiên Rồng của Việt Nam đã phản ánh một thời kỳ phát triển với sức ảnh hưởng lớn rộng đến như vậy.