- Biển số
- OF-436459
- Ngày cấp bằng
- 12/7/16
- Số km
- 7,374
- Động cơ
- 344,990 Mã lực
Nhà cháu rất vui vì đc mạn đàm vs cụ- 1 người có cùng sở thích sách- về đề tài này.Suy nghĩ của cụ đã trở thành định kiến mất rồi. Không biết suy nghĩ này đã kiên cố chưa, nên em cũng lạm bàn với cụ vài lời:
Người học sử có câu đùa rằng: "Lịch sử được viết bởi những nhà nghiên cứu lịch sử, chứ không phải bởi các nhân vật lịch sử" và "Lịch sử không thể tách rời khói người nghiên cứu lịch sử". Hai câu bông đùa này chỉ ra cái bất cập, cái không thấu triệt, cái sai lầm về mặt phương pháp khoa học của bộ môn lịch sử trên con đường xác định lại một sự thật ở mức toàn thể (whole truth). Các cuốn sách về các sự kiện và nhân vật lịch sử thường thiếu sót hoặc không được tập hợp dữ liệu một cách khoa học nhất có thể, ngay cả với nhiều vị nghiên cứu theo phương pháp sử học marxist cũng k0 tránh khỏi lỗi lầm này. Thế nên, suy luận và giải thích của các cuốn sách ấy không thế đưa đến một sự thật ở mức toàn thể.
Thêm nữa, sử học là một bộ môn liên ngành nên khi đóng vai là một ngành khoa học, lịch sử đương nhiên phải chịu sự truy vấn khắc nghiệt của nhiều ngành khoa học khác - một sự truy vấn không có điểm kết thúc, thế nên cái gọi là whole truth kia có lẽ sẽ chẳng bao giờ đạt tới.
Vì lẽ đó, khi nghiên cứu hoặc đọc sách về một nhân vật lịch sử, người ta thường không phán xét các nhân vật lịch sử theo lẽ đúng - sai, thiện - ác, gian tà - cao quý...etc.. mà người ta đánh giá hành động của nhân vật đó có phù hợp, có thúc đẩy sự phát triển của xã hội hay không, có tương xứng với địa vị của nhân vật đó hay không... ỏ mức cao hơn, người ta sẽ xem xét nhân vật đó đóng vai trò phá hủy hay xây dựng trật tự xã hội, đất nước của him. Xây dựng chưa chắc đã là tốt, và Phá hủy không hẳn đã là xấu. Cái hay của môn sử là ở chỗ này.
"Lịch sử được viết bởi những "Lịch sử được viết bởi những nhà nghiên cứu lịch sử, chứ không phải bởi các nhân vật lịch sử" và "Lịch sử không thể tách rời khói người nghiên cứu lịch sử, chứ không phải bởi các nhân vật lịch sử" ko chỉ là câu nói đùa mà khá chuẩn. Tuy nhiên, thời xưa,, 2 vai trò này tách biệt nhau, LS đc ghi chép dưới dạng biên niên sử nên khi đọc, độc giả sẽ hình dung đc thời điểm ấy đã xảy ra sự kiện nào 1 cách trung thực, khách quan; nhưng khi có sự tham gia của nhà nghiên cứu lịch sử thì...hên xui, vì dù muốn dù ko, họ phải chịu sự tác động của thể chế họ đang sống & chịu sự truy vấn khắc nghiệt của nhiều ngành khoa học khác - một sự truy vấn không có điểm kết thúc, thế nên cái gọi là whole truth kia có lẽ sẽ chẳng bao giờ đạt tới- như cụ nêu - nên LS đã hóa thành Sử học.
Chuyện phán xét hành vi của các nhân vật LS ntn cũng chỉ mang tính tương đối đ/v các nhà nghiên cứu lịch sử vì chưa chắc họ đã công bố chính kiến của mình trong chính tác phẩm của họ, nhưng độc giả thì hoàn toàn có quyền ấy.
Ở người có trình độ hiểu biết cao, sẽ nhìn nhân vật LS dưới nhiều góc độ khác nhau, lượng định hành vi của nhân vật ấy đã tác động ntn đến bối cảnh để đưa ra phán xét; còn độc giả trình độ thấp như nhà cháu thì đơn giản: ông X, bà Y...công/tội cái nào to hơn sẽ đc liệt vào tuyến tốt/xấu...chỉ khi có ~ cuộc tranh luận như thớt này họa chăng mới có thể thay đổi đc định kiến nếu thấy các luận cứ thuyết phục.
Và như câu:"Phá đổ 1 thành trì dễ dàng hơn (rất nhiều) làm thay đổi 1 định kiến", nên nhà cháu vẫn bảo lưu quan điểm của mình.