Suy nghĩ của cụ đã trở thành định kiến mất rồi. Không biết suy nghĩ này đã kiên cố chưa, nên em cũng lạm bàn với cụ vài lời:
Người học sử có câu đùa rằng: "Lịch sử được viết bởi những nhà nghiên cứu lịch sử, chứ không phải bởi các nhân vật lịch sử" và "Lịch sử không thể tách rời khói người nghiên cứu lịch sử". Hai câu bông đùa này chỉ ra cái bất cập, cái không thấu triệt, cái sai lầm về mặt phương pháp khoa học của bộ môn lịch sử trên con đường xác định lại một sự thật ở mức toàn thể (whole truth). Các cuốn sách về các sự kiện và nhân vật lịch sử thường thiếu sót hoặc không được tập hợp dữ liệu một cách khoa học nhất có thể, ngay cả với nhiều vị nghiên cứu theo phương pháp sử học marxist cũng k0 tránh khỏi lỗi lầm này. Thế nên, suy luận và giải thích của các cuốn sách ấy không thế đưa đến một sự thật ở mức toàn thể.
Thêm nữa, sử học là một bộ môn liên ngành nên khi đóng vai là một ngành khoa học, lịch sử đương nhiên phải chịu sự truy vấn khắc nghiệt của nhiều ngành khoa học khác - một sự truy vấn không có điểm kết thúc, thế nên cái gọi là whole truth kia có lẽ sẽ chẳng bao giờ đạt tới.
Vì lẽ đó, khi nghiên cứu hoặc đọc sách về một nhân vật lịch sử, người ta thường không phán xét các nhân vật lịch sử theo lẽ đúng - sai, thiện - ác, gian tà - cao quý...etc.. mà người ta đánh giá hành động của nhân vật đó có phù hợp, có thúc đẩy sự phát triển của xã hội hay không, có tương xứng với địa vị của nhân vật đó hay không... ỏ mức cao hơn, người ta sẽ xem xét nhân vật đó đóng vai trò phá hủy hay xây dựng trật tự xã hội, đất nước của him. Xây dựng chưa chắc đã là tốt, và Phá hủy không hẳn đã là xấu. Cái hay của môn sử là ở chỗ này.