[Funland] Hỏa thiêu tại ấn độ

nad_1996

Xe hơi
Biển số
OF-750929
Ngày cấp bằng
24/11/20
Số km
155
Động cơ
54,331 Mã lực
Nghe cụ tả người ko sợ cũng thành sợ
 

Đào Xuân hán

Xe tải
Biển số
OF-624945
Ngày cấp bằng
19/3/19
Số km
491
Động cơ
121,919 Mã lực
Ở VN ta về vùng nào chăn nuôi lợn,gà khi dịch bệnh lợn gà chết toàn vứt ra sông hồ đi qua thối không tưởn được.
 

dragon001

Xe tăng
Biển số
OF-740913
Ngày cấp bằng
27/8/20
Số km
1,431
Động cơ
74,630 Mã lực
May mà em ko thích ăn thịt nướng, giờ nhìn cụ nào ăn thịt nướng trên bếp củi là em chớ luôn đấy
 

Mountain Men

Xe buýt
Biển số
OF-761632
Ngày cấp bằng
2/3/21
Số km
846
Động cơ
536,442 Mã lực
Con chuột chết góc nhà cũng đủ thúi um lên rồi! Đọc còm chả dám xem hình X_X
 

Lucky

Xe tăng
Biển số
OF-4009
Ngày cấp bằng
25/3/07
Số km
1,881
Động cơ
567,239 Mã lực
Thật ko thể tin nổi, đất nước sản sinh ra các ceo của google, microsoft .... mà mông muội đến vậy.
 

7vienngocrong

Xe tăng
Biển số
OF-329143
Ngày cấp bằng
30/7/14
Số km
1,890
Động cơ
326,063 Mã lực
Nơi ở
Hcm
Cải táng ít ra thịt nó còn tiêu hủy hết hoặc gần hết rồi và có dịch vụ bốc cho. Chứ bên Ấn nhiều nhà nó thả nguyên cái xác xuống sông cơ, hoặc thiêu dở chưa hết nó cũng thả xuống sông, rồi thì người sống tắm ngay cạnh xác chết là chuyện hết sức bình thường cụ ạ
Thả sông đây
View attachment 6118713
View attachment 6118714

Kinh dị
View attachment 6118717

View attachment 6118718
View attachment 6118719
View attachment 6118721
Mấy người đàn ông đào cái gì mà ngồi giữa rác và nước vậy hả các cụ. Xem hình e thấy toàn đàn ông đi tắm sông Hằng ghê quá.
 

MiTa

Xe lăn
Biển số
OF-30644
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
14,179
Động cơ
678,653 Mã lực
Ôi trời, nhìn ng nhà mình như này chịu sao nổi nhỉ, thương quá
Đối với bên nó khéo nhìn chôn người thân xuống cho thối rữa hết rồi vài năm lại moi lên mới là chịu ko nổi ấy chứ Mợ.
 

lx125_black

Xe container
Biển số
OF-3794
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
9,977
Động cơ
643,623 Mã lực
Nơi ở
Góc ngã tư chợ người
Thiêu này thì ngửi mùi kiểu thịt nướng củi hay thịt nướng than hoa các cụ?
Em nghĩ tới mà rùng cả người :(
 

dragonvnu

Xe buýt
Biển số
OF-412652
Ngày cấp bằng
25/3/16
Số km
634
Động cơ
229,158 Mã lực
Bên Ấn còn nạn hiếp dâm tập thể nữa các cụ nhỉ, đọc nhiều vụ hiếp dâm trên xe bus mà phát kinh dị
 

wildcat74

Xe điện
Biển số
OF-22272
Ngày cấp bằng
11/10/08
Số km
4,854
Động cơ
574,451 Mã lực
Em xem bên Lào rồi; mấy ông con trai của người quá cố- ông nào cũng cầm 1 cây sào dài. Lúc cơ và gân bị nóng do nhiệt co lại mà bật dậy, lại lấy sào đè xuống!
 

CancelMan

Xe máy
Biển số
OF-583673
Ngày cấp bằng
7/8/18
Số km
68
Động cơ
137,192 Mã lực
Tuổi
33
Hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ chia xã hội ra thành bốn tầng lớp:
1) Bramin là tầng lớp cao nhất trong xã hội gồm thầy tu và những người trí thức. Tầng lớp này duy trì văn hóa và phong tục, dạy dỗ cho các tầng lớp khác.
2) Kshatriya là tầng lớp cai trị và bảo vệ lãnh thổ bao gồm những đấu sĩ, những người cai trị.
3) Vaishya là tầng lớp làm kinh tế trong xã hội như nông dân, thương nhân, thợ thủ công.
4) Shudra là tầng lớp thấp kém nhất làm những công việc phục vụ người khác như người giúp việc, đầy tớ.
** Ngoài ra trong xã hội Hindu còn có tầng lớp thứ 5 là Dalit bị xem là nằm bên ngoài xã hội gồm những người vi phạm luật pháp, vi phạm chuẩn mực văn hóa, người quét rác,...
Xã hội Hindu kì thị những người ở đẳng cấp thấp đặc biệt là với những người ở tầng lớp Dalit. Người ở đẳng cấp cao tiếp xúc với những người ở tầng lớp Dalit có thể bị xem như làm bẩn, làm ô nhiễm tầng lớp cao hơn. Những người ở đẳng cấp cao thường không ăn hay uống với những người ở đẳng cấp thấp. Hôn nhân khác đẳng cấp cũng bị ngăn cấm.
Hệ thống đẳng cấp tạo ra nhiều sự phân biệt và bất công trong xã hội. Những người ở đẳng cấp cao được hưởng nhiều đặc quyền, còn những người ở đẳng cấp thấp bị xem thường và làm những công việc thấp kém. Hệ thống đẳng cấp ở Ấn Độ mang tính kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi con người trong xã hội đều thuộc về một đẳng cấp nào đó và có vai trò của họ trong xã hội. Ngày nay nhiều người Ấn Độ chỉ trích hệ thống đẳng cấp tuy nhiên hệ thống đẳng cấp còn phổ biến ở trong xã hội Ấn Độ đặc biệt trong công việc và hệ thống giáo dục. Hôn nhân, ăn uống, thờ cúng tôn giáo là do đẳng cấp xã hội chi phối. Người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau.
Tại sao Ấn Độ lại chia xã hội ra nhiều tầng lớp? Có nhiều nguyên nhân.
Người Ấn Độ chủ yếu theo Hindu giáo tin vào đầu thai. Đầu thai là một quá trình trong đó linh hồn được tái sinh vào một cơ thể mới sau khi cơ thể cũ chết đi. Những linh hồn có thể đầu thai làm con người hay con vật. Người Hindu giáo tin rằng con vật cũng có linh hồn. Đây là một trong những lí do mà người Hindu giáo ăn chay. Đầu thai làm loại người nào hay con gì là do những việc làm hay lời nói ở kiếp trước quy định. Một người làm nhiều việc xấu ở kiếp trước thì kiếp sau có thể sẽ đầu thai làm con vật hoặc làm những con người có đẳng cấp thấp trong xã hội. Bất công trong xã hội được giải thích do kiếp trước. Nhiều người đẳng cấp thấp bị đối xử bất công, bị xem thường nhưng họ vẫn an phận mà không đấu tranh vì họ tin vào luật nhân quả một cách mù quáng như do kiếp trước họ làm nhiều việc xấu. Còn người làm nhiều việc tốt thì có thể đầu thai làm người có đẳng cấp cao trong xã hội.
Đầu thai, chuyển kiếp, luân hồi trong Phật giáo chính là tư tưởng của Hindu giáo. Phật là một người sinh ra trong một gia đình Hindu giáo.
Văn hóa của Ấn Độ lạc hậu vì chấp nhận bất công như một phần tất yếu của cuộc sống, sử dụng kiếp trước để bào chữa. Những quốc gia bị ảnh hưởng bởi văn hóa Ấn Độ thì khó phát triển và tiến bộ. Tư tưởng tiến bộ thì xem con người bình đẳng với nhau, cần phải đấu tranh loại bỏ bất công trong xã hội.
 

chẳng có tên

Xe tăng
Biển số
OF-394103
Ngày cấp bằng
27/11/15
Số km
1,142
Động cơ
272,083 Mã lực
Đối với bên nó khéo nhìn chôn người thân xuống cho thối rữa hết rồi vài năm lại moi lên mới là chịu ko nổi ấy chứ Mợ.
Chuẩn cụ! Cái này là theo tín ngưỡng phong tục của họ rồi! Nhưng thực tế thì làm như vậy quá ô nhiễm nguồn sống và sức khỏe . Vậy mà họ cũng không bỏ được cụ nhỉ ! Do họ tín ngưỡng mù quáng quá hay hế nào cụ nhỉ !
 

ocean08

Xe điện
Biển số
OF-703930
Ngày cấp bằng
13/10/19
Số km
3,228
Động cơ
128,313 Mã lực
Em đi Varanasi - Ấn Độ và chứng kiến trên bờ sông Hằng chảy qua thành phồ Varanasi:
1. Nhiều người già ở nơi khác đến Varanasi - TP Đức Phật giảng bài giảng đầu tiên để chờ đợi cái chết của bản thân mình. Sau khi chết, xác họ được đốt và tro rải xuống sông Hằng - môt di nguyện lớn của người ta sau khi chết.
2. Lò thiêu có nhiều loại, cơ bản phân ra:
(1) Lò thiêu hiện đại (dùng điện, gas..): Dùng cho người có khả năng chi trả, gần bờ sông cũng có các lò thiêu như thế.
(2) Loại chất đống củi, đốt: Em và mọi người trong đoàn đang đi thuyền doc sông Hằng, tự nhiên ngửi thấy mùi tanh tanh, ngước lên bờ xa xa, nhìn thấy 1 đống củi dựng lên như đốt lửa trại, đống củi đang cháy và 1 cẳng chân nhô ra...Xung quanh chỉ có 2 -3 người đang ngồi quanh đống lửa. Ôi trời, sợ hết cả hồn. Hỏi anh bạn Ấn Độ đi cùng đoàn, Anh ấy bảo là đấy là đang thiêu những người không có đủ tiền để đốt trong lò thiêu bằng điện hay gas...
Hình ảnh đó còn nhớ mãi đến bây giờ mỗi khi nhắc đến Ấn Độ, ngoài đền Taj mahal nguy nga tráng lệ.
 

7vienngocrong

Xe tăng
Biển số
OF-329143
Ngày cấp bằng
30/7/14
Số km
1,890
Động cơ
326,063 Mã lực
Nơi ở
Hcm
Hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ chia xã hội ra thành bốn tầng lớp:
1) Bramin là tầng lớp cao nhất trong xã hội gồm thầy tu và những người trí thức. Tầng lớp này duy trì văn hóa và phong tục, dạy dỗ cho các tầng lớp khác.
2) Kshatriya là tầng lớp cai trị và bảo vệ lãnh thổ bao gồm những đấu sĩ, những người cai trị.
3) Vaishya là tầng lớp làm kinh tế trong xã hội như nông dân, thương nhân, thợ thủ công.
4) Shudra là tầng lớp thấp kém nhất làm những công việc phục vụ người khác như người giúp việc, đầy tớ.
** Ngoài ra trong xã hội Hindu còn có tầng lớp thứ 5 là Dalit bị xem là nằm bên ngoài xã hội gồm những người vi phạm luật pháp, vi phạm chuẩn mực văn hóa, người quét rác,...
Xã hội Hindu kì thị những người ở đẳng cấp thấp đặc biệt là với những người ở tầng lớp Dalit. Người ở đẳng cấp cao tiếp xúc với những người ở tầng lớp Dalit có thể bị xem như làm bẩn, làm ô nhiễm tầng lớp cao hơn. Những người ở đẳng cấp cao thường không ăn hay uống với những người ở đẳng cấp thấp. Hôn nhân khác đẳng cấp cũng bị ngăn cấm.
Hệ thống đẳng cấp tạo ra nhiều sự phân biệt và bất công trong xã hội. Những người ở đẳng cấp cao được hưởng nhiều đặc quyền, còn những người ở đẳng cấp thấp bị xem thường và làm những công việc thấp kém. Hệ thống đẳng cấp ở Ấn Độ mang tính kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi con người trong xã hội đều thuộc về một đẳng cấp nào đó và có vai trò của họ trong xã hội. Ngày nay nhiều người Ấn Độ chỉ trích hệ thống đẳng cấp tuy nhiên hệ thống đẳng cấp còn phổ biến ở trong xã hội Ấn Độ đặc biệt trong công việc và hệ thống giáo dục. Hôn nhân, ăn uống, thờ cúng tôn giáo là do đẳng cấp xã hội chi phối. Người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau.
Tại sao Ấn Độ lại chia xã hội ra nhiều tầng lớp? Có nhiều nguyên nhân.
Người Ấn Độ chủ yếu theo Hindu giáo tin vào đầu thai. Đầu thai là một quá trình trong đó linh hồn được tái sinh vào một cơ thể mới sau khi cơ thể cũ chết đi. Những linh hồn có thể đầu thai làm con người hay con vật. Người Hindu giáo tin rằng con vật cũng có linh hồn. Đây là một trong những lí do mà người Hindu giáo ăn chay. Đầu thai làm loại người nào hay con gì là do những việc làm hay lời nói ở kiếp trước quy định. Một người làm nhiều việc xấu ở kiếp trước thì kiếp sau có thể sẽ đầu thai làm con vật hoặc làm những con người có đẳng cấp thấp trong xã hội. Bất công trong xã hội được giải thích do kiếp trước. Nhiều người đẳng cấp thấp bị đối xử bất công, bị xem thường nhưng họ vẫn an phận mà không đấu tranh vì họ tin vào luật nhân quả một cách mù quáng như do kiếp trước họ làm nhiều việc xấu. Còn người làm nhiều việc tốt thì có thể đầu thai làm người có đẳng cấp cao trong xã hội.
Đầu thai, chuyển kiếp, luân hồi trong Phật giáo chính là tư tưởng của Hindu giáo. Phật là một người sinh ra trong một gia đình Hindu giáo.
Văn hóa của Ấn Độ lạc hậu vì chấp nhận bất công như một phần tất yếu của cuộc sống, sử dụng kiếp trước để bào chữa. Những quốc gia bị ảnh hưởng bởi văn hóa Ấn Độ thì khó phát triển và tiến bộ. Tư tưởng tiến bộ thì xem con người bình đẳng với nhau, cần phải đấu tranh loại bỏ bất công trong xã hội.
Mình người nước ngoài, vậy quá Ấn nhìn dân họ mình có biết họ thuộc đẳng cấp nào không cụ? Phải có cách phân biệt chứ e thấy mấy người Ấn ở VN e cũng chẳng biết họ thuộc level nào ở ấn nữa
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,381
Động cơ
321,866 Mã lực
Tuổi
58
Trong Nam, đào sâu chôn chặt, hoặc thiêu, chả biết cóa mù quáng không, dưng để quan tài ở nhà 3 ngày đến hàng tuần để chờ con cháu đến viếng cũng chả biết cóa văn minh không. Hình như cũng Kinh đấy hehe.
Phong tục tập quán từ xưa tới nay do người toa mồm nhất trong đàn bày ra, cũng như giờ, trong hội nhóm luôn cóa thằng to mồm nhất hú hét gào nhậu nhẹt đàn đúm để duy trì gắn kết băng hội.
Duy phong tục thì thường do mấy tay có khiếu dọa ma (thày cúng) bày ra, mà mấy tay này thì đồng bóng bcm ra ấy. Nên phong tục vùng này vùng kia, nước này nước kia chỏi nhau chan chát, vd như Ấn đụ đây.
Lỡ tay giết người là loại giết người, có khi cả đời dằn vặt vì điều đó. Giết người để bảo vệ tổ quốc là anh hùng, cả đời tự hào về điều đó.
Đánh ngoại xâm là chính danh. Nhưng phọt tên lả sang nước khác đánh một nhóm có thể có âm mưu sẽ đánh trộm nước mình cũng là chính danh, được diễn giải là bảo vệ đất nước từ xa hehe.
Nên em thấy tùy góc nhìn cách người khác thể hiện. Dưng người nổi lềnh phềnh mà vẫn tắm giặt ăn uống bên cạnh thì sốc, khác biệt thật với em, cc thì ... kệ hehe.
 

CancelMan

Xe máy
Biển số
OF-583673
Ngày cấp bằng
7/8/18
Số km
68
Động cơ
137,192 Mã lực
Tuổi
33
Mình người nước ngoài, vậy quá Ấn nhìn dân họ mình có biết họ thuộc đẳng cấp nào không cụ? Phải có cách phân biệt chứ e thấy mấy người Ấn ở VN e cũng chẳng biết họ thuộc level nào ở ấn nữa
theo e biết thì người du lịch thì mặc định sẽ là tầng lớp thứ 3: Vaishya
nói chung chỉ có dalit là khổ nhất, như kiểu nô lệ ngày xưa ý, những vụ hiếp dâm ở ấn hầu như là tầng lớp cao hiếp dâm dalit. lên chính quyền nó cũng ngơ đi
 

CancelMan

Xe máy
Biển số
OF-583673
Ngày cấp bằng
7/8/18
Số km
68
Động cơ
137,192 Mã lực
Tuổi
33
Có một thống kê như sau các cụ tham khảo: nguồn internet
37% Dalits đang sống dưới mức nghèo khó.
· Hơn một nửa trẻ em Dalit bị suy dinh dưỡng
· 21% trẻ thiếu cân nghiêm trọng và 12% trẻ em chết trước 5 tuổi.
· 9% Dalit chết trong tuổi thơ ấu.
· Tầm nửa Dalits mù chữ.
· Một phần ba gia đình Dalit thiếu tiện nghi cơ bản
· 73% phụ nữ Dalit phải sinh con tại nhà.
· 33% các vùng quê, Dalit bị từ chối chăm sóc y tế.
· 27.6% ở các vùng quê, Dalits bị cấm vào sở cảnh sát.
· 37.8% tại trường công lập, học sinh Dalit buộc phải ăn riêng.
· 48.4% ở các vùng quê, Dalits bị từ chối sử dụng nguồn nước vì phân biệt đối xử và bị nguyền rủa
· Mỗi 18 phút trôi qua, một tội ác lại được gây ra chống lại người Dalit.
o 3 phụ nữ Dalit bị hãm hiếp
o 2 người Dalit bị sát hại.
o 2 ngôi nhà của người Dalit bị đốt
o 11 Dalit bị đánh đập.
 

CancelMan

Xe máy
Biển số
OF-583673
Ngày cấp bằng
7/8/18
Số km
68
Động cơ
137,192 Mã lực
Tuổi
33
Còn đây là một tâm sự của một người Dalit trên quora. khá chân thực

Tôi là người dalit, sống ở đô thị, thuộc tầng lớp trung-thượng lưu, và là đối tượng bị nhóm anti resevation (1) chống đối trên Quora, và đây là những kinh nghiệm và quan điểm của tôi về điều này:
· Cực kỳ khó để có thể thuê được nhà ngay cả trong các thành phố lớn như Chennai, cha mẹ tôi đã phải nói dối chủ nhà rằng chúng tôi thuộc một đẳng cấp trung gian (Mudaliar) để có thể thuê được nhà. Cuối cùng chúng tôi đã mua một ngôi nhà riêng nhưng lại phải nói dối với người bán về đẳng cấp của mình.
· Chúng tôi phải suy nghĩ kĩ trước khi đến thăm nhà của bất kỳ người bạn nào vì sợ rằng họ có thể hỏi về đẳng cấp. Mặc dù Tamilnadu (một khu vực của Chennai) luôn tự cho rằng không có phân biệt đẳng cấp ở đây, thì chủ nghĩa đẳng cấp vẫn tồn tại mạnh mẽ. Thông thường cha mẹ bạn của bạn bắt đầu chơi trò phỏng đoán bằng cách hỏi quê của bạn ở đâu, bạn sống chỗ nào v.v ... nếu họ vẫn không thể đoán ra thì họ trực tiếp hỏi bạn đẳng cấp của bạn là gì. Ngay cả thế hệ trẻ cũng không khác biệt, tôi đi tập gym và một anh chàng đến gặp tôi để tán gẫu, thì ở ngay câu hỏi thứ ba anh ta đã hỏi tôi về đẳng cấp liền.
· Đẳng cấp trở thành một cái cớ dễ dàng để để bạn bị đá (khi trong một mối quan hệ). Tôi đã có một mối quan hệ với một anh chàng từ một đẳng cấp trung gian và anh ta đã ngược đãi tôi một cách vô lý. Khi nói đến hôn nhân, anh ta nói rằng anh ta không bao giờ có thể cưới một cô gái ở đẳng cấp của tôi và người thân của anh ta sẽ không chấp nhận điều đấy. Anh ấy thích lạm dụng tôi, nguyền rủa đẳng cấp của bằng những lời lẽ kiểu như “parai thevidiya mundam”bằng tiếng Tamil.
· Không quan trọng việc bạn học tập hay làm việc giỏi đến đâu thì bạn cũng bị người khác xem là có được điều đó dễ dàng thôi và những người Dalit giàu sẽ chẳng bị phân biết đối xử đâu. Phân biệt đối xử không chỉ bị đánh đập, giết hoặc hãm hiếp mà còn khi ai đó không đối xử với bạn với nhân phẩm cơ bản của con người. Tôi cũng phải nói dối về đẳng cấp của mình trong công việc vì tôi sợ nếu sếp của tôi biết, ông ta sẽ đối xử khác với mình và tôi sẽ bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc. Khi tôi đạt điểm cao ở trường học, các giáo viên thường hỏi tôi tại sao tôi học nhiều như vậy khi tôi chỉ cần cố 50% thôi và sẽ có chỗ trong bất kỳ trường đại học nào, tại sao họ không khuyến khích học sinh cố gắng hơn thay vì nói những điều này?
· Đôi khi tôi cảm thấy tội lỗi khi nói dối về đẳng cấp, một số người rất quan tâm và yêu thương tôi vì tôi nói rằng tôi đến từ đẳng cấp của họ và họ có cảm giác thân thuộc với tôi. Có một anh chàng Mudaliar thích tôi khi tôi nói dối anh ta rằng tôi là một Mudaliar, anh ta cầu hôn và tôi không biết phải làm gì, vì vậy tôi lại tìm cách nói dối tiếp rằng tôi có một người bạn trai đang sống ở Mỹ.
· Ngay cả những người giúp việc và người làm cho bạn cũng nói xấu và tẩy chay Dalit nhưng bạn không thể làm gì ngoài việc giữ im lặng. Tôi hỏi mẹ tại sao bà lại im lặng thì bà nói rằng người giúp việc có thể ngừng làm việc trong nhà chúng tôi nếu họ biết chúng tôi là Dalit và rất khó để tìm giúp việc trong những ngày này.
· Hầu như không thể tìm vợ/chồng có học thức trong cộng đồng chúng tôi và chúng tôi buộc phải tìm ở bên ngoài. Khi tìm kiếm trên các trang mạng hẹn hò thì Dalit cũng bị từ chối, không như những đẳng cấp khác. Và cũng có chủ nghĩa đẳng cấp ngay trong cộng đồng, cha tôi đã liên lạc với một gia đình Devender Kula vellalar thông qua một trang web hôn nhân thì họ đã từ chối và nói rằng họ không muốn con trai họ kết hôn với một cô gái Adi Drainvida. (**)
· Khi bạn kể với những người bạn thân của mình về đẳng cấp của bạn, họ sẽ kiểu như là, “cậu trông không giống bọn Dalit, cậu nói tiếng Anh tốt như này mà? Tớ nghĩ tất cả những người Dalit đều nghèo mà”. Theo họ, Dalits bẩn thỉu, nghèo nàn, xấu xí, đần độn và không nói chuyện bằng tiếng Anh. Nếu bạn là Dalit thông minh giàu có, họ sẽ nói bạn được thừa hưởng từ chính sách reservation (2) mà thôi.
· Chủ nghĩa đẳng cấp tràn lan trong các quyết sách chính phủ và các phát ngôn quan trọng được thực hiện bởi các bộ trưởng. Cha tôi rất có năng lực và cố gắng nhưng sự thăng tiến của ông đã bị trì hoãn vì những người cấp dưới của ông được đề bạt cũng bởi lí do đẳng cấp.
· Một điều tôi nhận thấy là những người hỏi về đẳng cấp của tôi chủ yếu là người Ấn Độ giáo như tôi. Thông thường các Kitô hữu và người đạo Hồi không quan tâm và từ khi tôi đi học và học đại học ở một tu viện Kitô giáo và có nhiều người bạn Kitô giáo, tôi không có nhiều sự phân biệt đối xử nhưng chị tôi học ở một trường đại học Hindu thì cô ấy phải đối mặt với nhiều sự phân biệt đối xử.
· Bạn có thể được giáo dục, giàu có, là một quan chức hàng đầu nhưng không ai coi trọng bạn vì bạn là một Dalit và bạn không đáng được tôn trọng.
· Tôi không thích mùi vị của thịt bò vì vậy tôi không ăn nó nhưng mọi người sẽ cho rằng bạn là loại người ăn thịt bò chỉ vì bạn là Dalit.(***)
· Phải làm quen với những câu diễu nhại về giai cấp. Tóc của tôi thường khá rối và trông giống như mới ngủ dậy mặc dù đã chải. Tôi đi học và bạn tôi đã nói bằng tiếng Tamil “thalai varliya, parachi madri iruku” nghĩa là “tại sao tóc bạn rối bù như bọn Dalit thế”. Sự xúc phạm là phổ biết vì Dalits được liên hệ với sự bẩn thỉu.
· Cha mẹ của các cô gái dalit rất sợ việc con gái họ kết hôn với đẳng cấp cao hơn bởi khả năng cô gái có thể bị ngược đãi hoặc bị phân biệt đối xử là rất cao.
· Ẩn danh trên Quora vì lý do tương tự và tôi không muốn đối mặt với sự phân biệt đẳng cấp ở đây.
Bạn phải sống một cuộc sống dối trá ở đất nước này thậm chí khi bạn có tài chính tốt và bạn được hiến pháp bảo vệ. Bạn không cảm thấy thân thuộc và bạn cảm thấy như bị ruồng bỏ. Sự chấp nhận và khoan dung xã hội không có ngay cả trong các thành phố, may là tôi không được sinh ra ở một vùng nông thôn, ở đó còn tệ hại hơn. Bạn chỉ có 2 lựa chọn: Cùng nhau vùng lên tranh đấu chống lại những thứ tệ hại này, hoặc phải cuốn gói đi.
(*) Theo wikipedia: Dalit, có nghĩa là "bị hỏng/phân tán" trong tiếng Phạntiếng Hindi, là một thuật ngữ chủ yếu được sử dụng cho các nhóm dân tộc bị áp bức ở Ấn Độ.[1] Dalits đã bị loại khỏi hệ thống varna bốn lớp của Ấn Độ giáo và được coi là hình thành một varna thứ năm, còn được gọi là Panchama. Dalits hiện theo các tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, bao gồm Ấn Độ giáo, Phật giáo, đạo Sikh, Kitô giáo và các tôn giáo dân gian khác nhau. Tổng điều tra dân số Ấn Độ năm 2011 đã ghi nhận dân số của nhóm này là hơn 200 triệu người, chiếm 16% dân số Ấn Độ.[2]
(**) Chỗ này mình cũng không hiểu, chắc là có cả sự phân biệt đối xử ngay trong cộng đồng Dalits,
(1) (2) Các chính sách của Ấn Độ https://en.wikipedia.org/wiki/Reservation_in_India, https://en.wikipedia.org/wiki/2006_Indian_anti-reservation_protests.
(***) Người theo Ấn Độ giáo không được phép ăn thịt bò
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top