Trong xây dựng luật người ta sử dụng 2 loại nguyên lý nhân quả. Đó là nguyên lý "nếu không có A thì không có B" (but for causation, condicio sine qua non, cause in fact/nguyên nhân trên thực tế) và nguyên lý "vì có A nên mới có B" (proximate cause, legal cause, nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân pháp lý) để xác định (các) nguyên nhân gây ra tổn thất, tổn hại và trách nhiệm pháp lý của các cá nhân/pháp nhân đối với tổn thất/tổn hại thực tế đã xảy ra. Nguyên nhân trên thực tế thì rất dễ thấy. Ví dụ: Nếu không có hành động vượt đèn đỏ thì vụ va chạm đã không xảy ra. Điều kiện này cần thiết, nhưng không nhất định phải là điều kiện duy nhất cũng như không nhất định phải là điều kiện đủ để xảy ra va chạm. Vì thế, người ta phải xét nó trong cả chuỗi các sự kiện đã xảy ra để xác định điều kiện/sự kiện nào có mối liên quan đủ để gây ra tổn thất/tổn hại. Đó chính là nguyên nhân trực tiếp (proximate cause). Các yếu tố để xác định nguyên nhân trực tiếp bao gồm khả năng thấy trước rằng rủi ro gây tổn thất/tổn hại có thể xảy ra (foreseeability), nhân quả trực tiếp (direct causation), gia tăng rủi ro/liên kết nhân quả (risk enhancement/causal link) và tổn hại trong phạm vi rủi ro (harm within the risk/HWR). Như trong trường hợp vượt đèn đỏ gây va chạm thì người ta vẫn phải xem xét cả các hành động của bên đang được phép lưu thông (đèn xanh) xem bên này đã hành động/không hành động theo các yếu tố nêu trên đủ và kịp thời để ngăn ngừa hay hạn chế tổn hại chưa. Trong ví dụ của cụ, người ta xét hành động của cả 3 người (cụ, ông đi xe máy bị ngã và thằng khác chèn ép làm ông xe máy ngã) và tổn hại/tổn thất của các bên. Nếu người ta thấy cụ đã không hành động đủ và kịp thời để ngăn ngừa/hạn chế tổn hại thì cụ vẫn phải có trách nhiệm đền bù, bởi nguyên nhân trực tiếp ở đây là tính nhân quả trực tiếp - bánh xe của cụ chèn lên chân ông xe máy dẫn tới gãy chân, và khi cụ lái xe ra đường thì cụ phải thấy trước rủi ro gây tai nạn có thể xảy ra. Cụ có thể kiện thằng khác (thằng đã chèn ép ông xe máy) để thu lại một phần/toàn bộ tổn hại của cụ.
Về trách nhiệm/nghĩa vụ dân sự có: nghĩa vụ chung (joint liability), nghĩa vụ theo tỷ lệ (several/proportionate liability) và nghĩa vụ chung và theo tỷ lệ (joint and several liability).