À vậy em hiểu rồi. Bản chất là lãi suất trái phiếu không thay đổi, nhưng do giá bán trái phiếu thay đổi nên vì vậy lợi suất (lãi suất thực trên đồng vốn bỏ ra) biến động liên tục. Kiểu như chỉ số P/E của cổ phiếu đúng k ạ
Cụ hiểu đúng rồi đấy. Lãi suất trái phiếu thì trái chủ cam kết là không đổi nhưng tùy tình hình thị trường nói chung và sự thay đổi về uy tín của trái chủ.... thì giá trị trái phiếu thay đổi. Mà trái phiếu này được giao dịch trên thị trường (gần giống cổ phiếu, chỉ thiếu vụ cụ không được họp cổ đông và biểu quyết cũng như được ưu tiên hơn cổ phiếu nếu trái chủ phá sản...) nên nó thay đổi liên tục giá trị (lợi tức thay đổi). Ví dụ trái phiếu Mỹ trên thị trường giảm giá nghĩa là người ta lo ngại kinh tế Mỹ (và kinh tế toàn cầu vì Mỹ hiện là nước có ảnh hưởng lớn nhất) khủng hoảng và người bán chấp nhận bán giá thấp đi còn người mua kì vọng là lợi tức (yield) cao hơn (chấp nhận rủi ro cao hơn). Mà cái em đang nói là thị trường thứ cấp. Còn bản thân khi phát hành trái phiếu (sơ cấp) thì người phát hành cũng mang trái phiếu ra "đấu giá" (đặt một khoảng lãi suất kì vọng) và người mua trả giá (cũng đặt một khoảng lãi suất kì vọng của họ). Gặp được nhau thì là trái phiếu phát hành thành công mà nếu không gặp được nhau thì là phát hành không thành công. Ví dụ, trái phiếu 100 usd, kì hạn 10 năm. Khi phát hành, chính phủ Mĩ sẽ đặt một khoảng lãi suất trái phiếu kì vọng (ví dụ 3,5-3.6 usd/năm). Nếu người mua thấy ổn và trả mức trong khoảng này thì là thành công. Nếu người mua chỉ trả tối đa 3,45 usd/năm chẳng hạn thì cuộc phát hành đấy không thành công. Sau khi mua được, người cầm trái phiếu (trái chủ) lại có thể mang trái phiếu đấy lên sàn, kinh doanh, cầm cố... như các tài sản khác.
P.s: Con số em nói là ví dụ thôi nhưng cơ bản thị trường vận hành như vậy.