Nguyễn Trãi là quan văn có phải quan võ đâu mà bắt ông đánh trận hay chiến thuật
quan trọng là mưu sỹ cái thế lớn, sách lược lớn - rồi dân trị, ngoại giao; Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu phạt trước lo trừ bạo .
Mở máy tính search hầu cụ một số đoạn của Toàn thư:
Phép dùng binh của vua là biết lấy mềm đánh cứng, lấy yếu thắng mạnh, cho nên phần nhiều đều dẫn tới thắng lợi. Các thành Nghệ An, Thuận Hóa, Tây Đô, Đông Đô đều sai văn thần Nguyễn Trãi viết thư, dụ bảo bọn giặc điều họa phúc, nên không cần đánh mà chúng phải đầu hàng, chưa từng giết lạm một người nào. Bắt được hơn 10 vạn viện binh của quân Minh, cũng đều tha cả. Vua kinh dinh thiên [2b] hạ tronh khoảnh 10 năm, dẹp yên loạn lớn và dựng nên nghiệp đế.
[1447] Lấy Hàn lâm viện thừa chỉ học sĩ Nguyễn Trãi làm Triều liệt đại phu, Nhập nội hành khiển, Lại bộ thượng thư kiêm hành Khu mật viện sự.
Sai viên chỉ huy họ Tăng đã đầu hàng, theo Nguyễn Trãi đi chiêu dụ thành Tam Giang.
Khi ấy, các tướng sĩ và người nước ta, khổ vì bọn giặc tàn ngược đã lâu, rủ nhau cố xin với vua rằng giặc nhiều mánh khoé biến trá, phải dùng quân mà đánh thắng chúng, khuyên vua hãy giết chúng đi. Chỉ có Hành khiển Nguyễn Trãi tham mưu ở nơi màn trướng, đã xem thư bọc sáp của Thông ]gởi về nước] nói rằng:
[44b] "Chớ vì một góc đất đai nhỏ nhoi mà bao phen làm nhọc quân đi muôn dặm. Giả sử dùng tới số quân như lần đánh ban đầu2, có được 6, 7, 8 viên đại tướng... như bọn Trương Phụ thì mới có thể đánh được. Nhưng dẫu có đánh được cũng không thể nào giữ được".
Nên Trãi biết rất rõ chổ mạnh yếu của giặc, mới chủ trương hoà nghị.
Đại hội các tướng và các quan văn võ để định công, ban thưởng, xét công cao thấp mà định thứ bậc. Lấy thừa chỉ Nguyễn Trãi làm Quan phục hầu; tư đồ Trần Hãn làm Tả tướng quốc; Khu mật đại sứ Phạm Văn Xảo làm Thái Bảo; đều được ban quốc tính.
Hành khiển Nguyễn Trãi soạn xong tờ tâu, bọn Nội mật viện Nguyễn Thúc Huệ và Học sĩ Lê Cảnh Xước muốn đổi lại mấy chữ: Nguyễn Trãi giận nói:
"Bọn các ngươi là hạng bề tôi vơ vét, nạn hạn hán này [10a] là do các ngươi gây nên cả".
Thúc Huệ tố các với Đại tư đồ Sát và Đô đốc Vấn. Sát và Vấn tức lắm, trách Trãi rằng:
"Làm nên nỗi có thiên tai không phải là do lỗi của bọn ấy, lỗi ở vua và tể tướng thôi, sao ông trách nhau quá như thế?".
Trãi từ tạ nói:
"Thúc Huệ chỉ vì chút tài vét thuế mà chiếm chỗ then chốt của thiên hạ, mỗi khi có sổ sách tâu vào đều muốn vơ của dân về cho quan, để mong hợp ý vua, cho nên tôi nhân việc này mà nói ra thôi, không dám chê bàn gì đến vua và tể tướng cả".
Có bảy tên ăn trộm can tội tái phạm, đều còn ít tuổi, hình quan chiếu luật đáng xử chém. Bọn đại tư đồ Lê Sát thấy giết người nhiều quá, trong lòng ngần ngại. Vua đem việc ấy hỏi Thừa chỉ Nguyễn Trãi. Trãi trả lời:
"Pháp lệnh không bằng nhân nghĩa cũng rõ lắm rồi. Nay một lúc giết bảy người, e không phải là hành vi của bậc đại đức. Kinh Thư có câu: "An nhữ chỉ"3(hãy yên với chổ đứng của mình), sách truyện có câu "Tri chỉ nhi hậu hữu định" (biết dừng rồi thì mới vững). Thần xin thuật lại nghĩa của chữ "chỉ" [26a] để bệ hạ nghe:
"Chỉ" có nghĩa là yên với chổ đứng của mình, như trong cung là chổ đứng của bệ hạ, thỉnh thoảng bệ hạ có ngự ra nơi khác, thì mới yên chổ đứng của mình được.
Người làm vua đối với nhân nghĩa cũng vậy, phải để lòng nơi nhân nghĩa, coi nhân nghĩa là chổ đứng của mình. Tuy có lúc ra oai giận dữ, nhưng không thể như thế mãi được, xin bệ hạ lưu ý những lời của thần".
Vua hằng ngày vui đùa với bọn hầu cận ở trong cung, các đại thần muốn khuyên vua học, cùng nhau tâu lên xin cử sáu văn thần là bọn Hành khiển thừa chỉ Nguyễn Trãi, Trung thư thị lang Trình Thuấn Du... đi theo hai, ba đại thần chia phiên nhau vào hầu kinh diên
Cái câu quan trọng nhất là (Bản Đại cáo này do văn thần Nguyễn Trãi soạn). Cụ cứ đọc bài cáo đó rồi ngẫm nghĩ thôi chứ "hạ giá" ổng làm gì