Tại sao lịch sử công nhận Mạc Đăng Dung (đã có phố Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông) mà chưa công nhận Hồ Quý Ly ?
Về bối cảnh lịch sử 2 ông này khá giống nhau:
Đều làm đại thần ở giai đoạn mạt vận của các vương triều trước (Trần, Lê)
Đều cướp ngôi, giết vua và hoàng tộc
Đều chống lại nhà Minh
Khác ở chỗ:
- Hồ Quý Ly (1400 - 1407) đối mặt với nhà Minh trong giai đoạn nhà Minh rất mạnh. Dù nhà Minh hứa phong quan tước nếu chịu quy phục nhưng không nghe. Quyết tâm đánh giặc đến cùng. Dù có nhiều cải cách, nhưng trong thời gian ngắn chưa kịp tác dụng và vì phải củng cố quân đội, gia cố thành lũy nên nhân dân trong giai đoạn này bị bóc lột nhiều hơn, lầm than hơn, thế nước đang suy lại càng suy tàn. Để kết cục mất nước sau 7 năm trị vì.
- Mạc Đăng Dung (1527-1592) may mắn hơn vì đã có bài học của Hồ Quy Ly đi trước. Nhà Minh lúc này đã suy yếu rất nhiều, không còn ý định đánh VN mà chủ yếu dọa dẫm, ngồi coi nội chiến hưởng lợi. Nhưng Mạc Đăng Dung chủ động đầu hàng, cắt đất nộp mình, xin nhập làm 1 phần của Trung Quốc để giữ gìn chính quyền non trẻ và cũng để rảnh lực mà chiến đấu với nhà Lê còn xót lại. Tuy giữ được đất nước trước ngoại xâm, nhưng nhà Mạc hầu như không có cải cách gì mới so với triều trước mà chỉ gây ra 100 năm nội chiến liên miên và góp phần không nhỏ cho giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh sau này.
Câu hỏi là: Nếu ko có Hồ Quý Ly và Mạc Đăng Dung, đất nước có mất không
- Nếu không có Hồ Quý Ly đất nước vẫn mất. Vì lúc này nhà Minh đang phồn thịnh, còn nhà Trần đã suy tàn thực sự.
- Còn nếu không có Mạc Đăng Dung thì đất nước vẫn còn. Nhà Minh lúc này đã suy yếu rất nhiều. Còn nhà Lê vẫn được nhân dân ủng hộ. Quốc lực còn nhiều. Bằng chứng là nội chiến liên miên nhưng phần thắng vẫn nghiêng về nhà Lê (Lê Trung Hưng).
Biết đâu, ko có Mạc Đăng Dung, Nguyễn Kim hay Trịnh Kiểm hay ai đó khác sẽ thống nhất được, đất nước tránh được nội chiến.