- Biển số
- OF-674806
- Ngày cấp bằng
- 19/6/19
- Số km
- 259
- Động cơ
- 107,690 Mã lực
- Tuổi
- 44
sau cái chết của Duệ Tông thì Nghệ Tông không trách phạt gì Quý Ly và Tử Bình hai thủ phạm đẩy Duệ Tông vào chỗ chết mà còn trọng dụng nhiều hơn đặc biệt là Quý Ly.
sau cái chết của Duệ Tông thì Nghệ Tông lập Trần Hiện là con của Duệ Tông lên tức Trần Phế Đế. vì Trần Hiện còn nhỏ nên Nghệ Tông quyết hết chính sự, lúc này ông mới thực sự nắm vai trò của Thái Thượng Hoàng.
lúc này sau cái chết của Chế Nga thì Quí Ly nhiều lần được trao nhiệm vụ chống Chiêm. Năm 1387, Quí Ly lên tới chức Đồng Bình Chương sự, tức tể tướng, cờ biển có bốn chữ “văn võ toàn tài.” Tha hồ kéo phe, kết đảng. Uy quyền Quí Ly mạnh đến độ bất cứ âm mưu chống đối nào đều bị bẻ gãy, kể cả vua Trần Hiện.
Trần Hiện lúc này đã lớn và ông ta quyết liên kết với các quý tộc Trần trong đó có cả con lớn của Nghệ Tông là Trần Ngạc.
Bấy giờ, Hoàng đế Trần Hiện thấy thượng hoàng quá tin dùng Quý Ly, mới bàn với thái úy Trang Định vương Trần Ngạc (là con trưởng của thượng hoàng) rằng nếu không trừ đi ắt thành vạ to. Không ngờ rằng, người hầu vua học là Vũ Như Mai biết được chuyện này, liền báo cho Quý Ly biết trước. Nguyễn Đa Phương khuyên ông nên tránh ra núi Đại Lại (ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa ngày nay) để chờ đợi biến động. Trong khi đó, Phạm Cự Luận lại can rằng:u
"Không được, một khi đã ra ngoài thì khó lo chuyện sống còn".
Quý Ly nói:
"Nếu không còn phương sách gì thì ta đành tự tử, không để tay kẻ khác giết mình".
Cự Luận nói:
"Thượng hoàng trong lòng vẫn căm vua về việc giết Quan Phục Đại Vương [Trần Húc], vua rất không hài lòng. Nay quyền bính trong thiên hạ đều ở đại nhân cả mà vua lại mưu hại ngài thì Thượng hoàng lại càng ngờ lắm. Đại nhân hãy liều vào lạy Thượng hoàng, bày tỏ lợi hại, thì nhất định Thượng hoàng sẽ nghe theo ngài, chuyển họa thành phúc, dễ như trở bàn tay. Thượng hoàng có nhiều con chính đích, ngài cứ tâu rằng thần nghe ngạn ngữ nói "Chưa có ai bán con để nuôi cháu, chỉ thấy bán cháu để nuôi con may ra thượng hoàng tỉnh ngộ mà đổi lập Chiêu Định Vương. Nếu thượng hoàng không nghe thì chết cũng chưa muộn".
Quý Ly nghe vậy, bèn bí mật vào yết kiến thượng hoàng rồi cứ y tâu như lời Cự Luận.Thượng hoàng nghe vậy, bèn giả vờ vi hành về Yên Sinh, rồi sai người gọi Đế Hiễn đến bàn việc nước. Đế Hiễn đến, lập tức bị bắt rồi bị giam vào chùa Tư Phúc. Các tướng chỉ huy các phủ quân cũ như tướng chỉ huy quân Thiết Liêm là Nguyễn Khoái, Nguyễn Vân Nhi, tướng chỉ huy quân Thiết Giáp là Nguyễn Kha, Lê Lặc, tướng chỉ huy quân Thiết Sang là Nguyễn Bát Sách định đem quân vào cướp lấy vua đem ra. Đế Hiễn viết hai chữ "Giải giáp" đưa cho các tướng và răn bảo họ không được trái ý thượng hoàng, các tướng mới thôi. Lát sau, Nghệ Tông đưa vua xuống phủ Thái Dương và cho thắt cổ cho chết. Bấy giờ Lê Á Phu, cùng các tướng Nguyễn Khoái, Nguyễn Vân Nhi, Nguyễn Kha, Lê Lặc, Nguyễn Bát Sách và người học trò Lưu Thường vì cùng mưu với Đế Hiễn nên đều bị giết cả; chỉ có Nhập nội hành khiển tả ty Lê Dữ Nghị là bị đày ra Trại Đầu.
Theo Minh thực lục, khoảng cuối tháng 12 năm 1388, Lê Nhất Nguyên (Li Yi-yuan - 黎一元) giết vua Trần Vĩ (tức Trần Phế Đế) rồi chôn ở phường Đại Dương ngoại thành Thăng Long. Lê Nhất Nguyên sau đó lập Trần Nhật Hỗn, con Trần Thúc Minh (陳叔明) lên thay.
sau cái chết của Duệ Tông thì Nghệ Tông lập Trần Hiện là con của Duệ Tông lên tức Trần Phế Đế. vì Trần Hiện còn nhỏ nên Nghệ Tông quyết hết chính sự, lúc này ông mới thực sự nắm vai trò của Thái Thượng Hoàng.
lúc này sau cái chết của Chế Nga thì Quí Ly nhiều lần được trao nhiệm vụ chống Chiêm. Năm 1387, Quí Ly lên tới chức Đồng Bình Chương sự, tức tể tướng, cờ biển có bốn chữ “văn võ toàn tài.” Tha hồ kéo phe, kết đảng. Uy quyền Quí Ly mạnh đến độ bất cứ âm mưu chống đối nào đều bị bẻ gãy, kể cả vua Trần Hiện.
Trần Hiện lúc này đã lớn và ông ta quyết liên kết với các quý tộc Trần trong đó có cả con lớn của Nghệ Tông là Trần Ngạc.
Bấy giờ, Hoàng đế Trần Hiện thấy thượng hoàng quá tin dùng Quý Ly, mới bàn với thái úy Trang Định vương Trần Ngạc (là con trưởng của thượng hoàng) rằng nếu không trừ đi ắt thành vạ to. Không ngờ rằng, người hầu vua học là Vũ Như Mai biết được chuyện này, liền báo cho Quý Ly biết trước. Nguyễn Đa Phương khuyên ông nên tránh ra núi Đại Lại (ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa ngày nay) để chờ đợi biến động. Trong khi đó, Phạm Cự Luận lại can rằng:u
"Không được, một khi đã ra ngoài thì khó lo chuyện sống còn".
Quý Ly nói:
"Nếu không còn phương sách gì thì ta đành tự tử, không để tay kẻ khác giết mình".
Cự Luận nói:
"Thượng hoàng trong lòng vẫn căm vua về việc giết Quan Phục Đại Vương [Trần Húc], vua rất không hài lòng. Nay quyền bính trong thiên hạ đều ở đại nhân cả mà vua lại mưu hại ngài thì Thượng hoàng lại càng ngờ lắm. Đại nhân hãy liều vào lạy Thượng hoàng, bày tỏ lợi hại, thì nhất định Thượng hoàng sẽ nghe theo ngài, chuyển họa thành phúc, dễ như trở bàn tay. Thượng hoàng có nhiều con chính đích, ngài cứ tâu rằng thần nghe ngạn ngữ nói "Chưa có ai bán con để nuôi cháu, chỉ thấy bán cháu để nuôi con may ra thượng hoàng tỉnh ngộ mà đổi lập Chiêu Định Vương. Nếu thượng hoàng không nghe thì chết cũng chưa muộn".
Quý Ly nghe vậy, bèn bí mật vào yết kiến thượng hoàng rồi cứ y tâu như lời Cự Luận.Thượng hoàng nghe vậy, bèn giả vờ vi hành về Yên Sinh, rồi sai người gọi Đế Hiễn đến bàn việc nước. Đế Hiễn đến, lập tức bị bắt rồi bị giam vào chùa Tư Phúc. Các tướng chỉ huy các phủ quân cũ như tướng chỉ huy quân Thiết Liêm là Nguyễn Khoái, Nguyễn Vân Nhi, tướng chỉ huy quân Thiết Giáp là Nguyễn Kha, Lê Lặc, tướng chỉ huy quân Thiết Sang là Nguyễn Bát Sách định đem quân vào cướp lấy vua đem ra. Đế Hiễn viết hai chữ "Giải giáp" đưa cho các tướng và răn bảo họ không được trái ý thượng hoàng, các tướng mới thôi. Lát sau, Nghệ Tông đưa vua xuống phủ Thái Dương và cho thắt cổ cho chết. Bấy giờ Lê Á Phu, cùng các tướng Nguyễn Khoái, Nguyễn Vân Nhi, Nguyễn Kha, Lê Lặc, Nguyễn Bát Sách và người học trò Lưu Thường vì cùng mưu với Đế Hiễn nên đều bị giết cả; chỉ có Nhập nội hành khiển tả ty Lê Dữ Nghị là bị đày ra Trại Đầu.
Theo Minh thực lục, khoảng cuối tháng 12 năm 1388, Lê Nhất Nguyên (Li Yi-yuan - 黎一元) giết vua Trần Vĩ (tức Trần Phế Đế) rồi chôn ở phường Đại Dương ngoại thành Thăng Long. Lê Nhất Nguyên sau đó lập Trần Nhật Hỗn, con Trần Thúc Minh (陳叔明) lên thay.