[Funland] Hồ Nguyên Trừng, vài dòng biên-khảo

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Em đặt còm để hóng. Tuy nhiên cũng níu áo cụ thớt cái là nếu thông tin cụ đưa mà có gì không hợp lề thì có thể vẫn có chửi nhau như thường :)) hy vọng cụ giữ được cái đầu lạnh để tiếp tục pót bài. Như thớt cụ Ngao ngoài việc chỉ đưa thông tin nguồn và không bình luận gì thêm, mà vẫn có những ních vào khiêu khích và đả kích cá nhân cụ ý là thế này thế nọ.
Cảm ơn cụ, em dịch cho vui,không có tham vọng gì cụ ạ.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cụ Doctor có vẻ sa vào việc nhận định quá sơ sài, đơn giản về 1 nhân vật lịch sử khá tầm cỡ.''nói HQLy văn dốt võ dát'' cũng hơi thiếu thận trọng thật.

Ông ấy thất bại, nhung là nhân vật chủ chiến, từng xâm lược Chiêm và làm hết sức để chống lại nhà Minh. Còn thua hay thắng là thuộc về năng lực của cả 2 phía.
Em dịch trên quan điểm nhà Minh mà cụ, câu này dịch thoát ý vua Minh, đến đoạn đó em nhắc lại.
Sách dịch nhà Minh,nên có lẽ nhiều đoạn sẽ làm các cụ bực.
 

sparta.leonidas

Xe cút kít
Biển số
OF-368450
Ngày cấp bằng
28/5/15
Số km
18,263
Động cơ
437,878 Mã lực
Em bổ xung với cụ Đốc là đem được xác của Duệ Tông về.
Vì ông ta chết đường chết trận nên phải làm thủ tục chiêu hồn
Trước nay em vẫn tin là ông ấy chết mất xác. Giờ mới biết thêm chi tiết này. A Lát cho xin thêm chút thông tin về vụ này nhé.
 

Atlas01

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-674806
Ngày cấp bằng
19/6/19
Số km
259
Động cơ
107,690 Mã lực
Tuổi
44
dạ..nhưng bộ nào vậy cụ ? em nghĩ thượng thì bộ rồi còn chữ thư ? có phải chữ nghĩa giáo dục kg ?
Có lục bộ bao gồm công binh hình lễ lại hộ.
Đứng đầu đều là thượng thư.
Chữ thư không liên can gì đến giáo dục
 

Atlas01

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-674806
Ngày cấp bằng
19/6/19
Số km
259
Động cơ
107,690 Mã lực
Tuổi
44
Hồ Quý Ly vốn tên là Lê Quý Ly do tổ 4 đời làm con nuôi họ Lê nên đổi họ. Quý Ly có 2 bà cô ruột lấy vua TRần Minh Tông là 2 chị em Minh Từ Và Đôn Từ
Minh Từ sinh ra Hiến Tông (15/3/1329-24/7/1341); và, Trần Phủ (Nghệ Tông, 3/12/1370-4/12/1372, TTH – 6/1/1395), hay Trần Thư Minh [Shu-ming], quyền thự quốc sự từ 1370 tới 1374 trong Minh thực lục. Đôn Từ sinh ra Trần Duệ Tông
Như vậy Hồ Quý Ly là em con cô con cậu của Trần Nghệ Tông và cả Trần Duệ Tông ông vua chết trận ở Chiêm Thành.
Qua đường giây “họ ngoại,” Quí Ly trở thành thân tín của Nghệ Tông, biểu trưng uy quyền họ Trần từ năm 1370, khi Hữu tướng quốc Trần Phủ làm đảo chính Trần [Dương] Nhật Lễ (18/7/1369 – 9/12/1370)—tức “Trần Nhật Kiến.” vua thứ tám, khác họ nhà Trần. Mẹ cha Nhật Lễ là đào kép hát (Vương Mẫu và Dương Khương), nhưng Lễ trở thành con thừa nhận của Trần Dục, hoàng tử lớn của Minh Tông và Hiến Từ. Trần Dục không được chọn làm vua vì “ngông cuồng” và chết sớm. Trong nỗi tưởng nhớ và ý định đền bù cho Dục, Hiến Từ lập Nhật Lễ lên kế vị Dụ Tông. Bởi thế, sử Lê chép Dụ Tông lập di chiếu truyền ngôi cho Nhật Lễ. Hữu Tướng quốc Phủ ( Trần Nghệ Tông) cũng gả con gái cho Nhật Lễ.
lúc này mối quan hệ giữa nhà Trần và vị vua mới vừa thành lập nhà Minh là Chu Đức Dụ ( Chu Nguyên Chương) rất tốt đẹ. Dụ Tông (2/10/1341- 29/6/1369), rất được Chu Đức Dụ yêu quí, gọi bằng Trần Nhật Khuê [Ri-kui]. Ngày 10/5/1370, Đức Dụ mặc áo tang đích thân tới cửa Tây hóa đón sứ đoàn Việt báo tang từ Hà Nội, và hết lời khen ngợi lòng trung hiếu của “man di. Nhưng khi phái đoàn phong vương của Chu Đức Dụ về đến hà Nội phong vương cho Trần Dụ Tông thì ông này chết trước khi được nhận sắc phong. Dụ Tông truyền ngôi cho Nhật Lễ Cùng lúc này, sứ đoàn nhà Minh sang sắc phong cho Dụ Tông tới Đại Việt. Nhật Lễ (tên ngoại giao với nhà Minh là Trần Nhật Kiên) xin được thụ phong nhưng sứ nhà Minh là Trương Dĩ Ninh (張以寧) không đồng ý. Nhật Lễ phải cử sứ là Đỗ Thuấn Khâm (杜舜欽) sang nhà Minh báo tang và cầu phong.
Dương Nhật lễ trớ trêu thay lại là vị vua duy nhất mà được nhà Minh phong vương khi còn đang làm vua.
Nhưng mẹ Nhật Lễ có thể dính líu đến tham vọng trở lại họ Dương của con. Ngày 12/1/1370, Hiến Từ Tuyên Thánh Thái Hoàng Thái hậu bị đầu độc chết, và Lễ bị tình nghi là thủ phạm. Rồi đến cuộc thanh trừng 18 tôn thất sau cuộc mưu sát hụt Lễ trong một đêm Thu 1370. Theo Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhận, Đại Định Đế lên ngôi nhưng bỏ bễ công việc, ham chơi, rượu chè, cho đón cha ruột Dương Khương vào triều, giữ chức Lệnh thư gia, có ý đổi sang họ Dương khiến các quan trong triều bất bình. Hiến Từ Thái hậu, mẹ Dụ Tông tỏ ý hối hận việc lập Nhật Lễ. Nhật Lễ bèn ngầm đánh thuốc độc giết chết vào ngày 14 tháng 12 năm Kỷ Dậu (tức 12 tháng 1 năm 1370).

Đêm ngày 20 tháng 9 năm Canh Tuất (tức 9 tháng 10 năm 1370), cha con quan Thái tể Trần Nguyên Trác, Trần Nguyên Tiết và hai người con của Thiên Ninh công chúa (chị gái cùng mẹ của Dụ Tông) đem người tôn thất vào thành định giết Đại Định.

Đại Định Đế trèo qua tường, nấp dưới cầu mới. Mọi người lùng không thấy, giải tán ra về. Khi trời sắp sáng, Đại Định Đế vào cung, chia người đi bắt Nguyên Trác cùng 17 người chủ mưu và giết hết[
Bởi vậy, dù Nhật Lễ là vua duy nhất được nhà Minh phong vương khi tại vị, Hữu thừa tướng Phủ, cùng hai em phế Lễ, rồi ngày 9/12, cho lệnh đánh chết cả hai cha con Lễ.
https://nghiencuulichsu.com/2016/10/18/dai-viet-duoi-ach-do-ho-cua-nha-minh-giao-chi-do-thong-su-ti-571407-311428/
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chuẩn nguyên tác mà dịch thôi anh.
Được rồi em,tuy nhiên đoạn nào khó quá anh dịch thoát thôi, tiếng Hán cổ bây giờ dịch nó khó đọc lắm,nhiều chỗ hay thêm chữ như: Hề, Chừ, rồi còn thơ, anh dịch thoát.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
đề nghị nói hết nhé..vụ này em rất thích.em học nhiều về sử..riêng vụ hồ nguyên trừng em cũng thấy sử ta ghi khá sơ sài..lên rất muốn hiểu về ông ta . mong cụ nói nhanh lên ạ
Em nghỉ trưa tí,chiều dịch tiếp,hehehe
 

Honghen2008

Xe container
Biển số
OF-423435
Ngày cấp bằng
19/5/16
Số km
9,564
Động cơ
462,736 Mã lực
Em biết là rất giỏi và yêu cô rất đẹp :)
 

Atlas01

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-674806
Ngày cấp bằng
19/6/19
Số km
259
Động cơ
107,690 Mã lực
Tuổi
44
dạ..nếu cứ nói là làm đến chức thượng thư .mà không kèm theo gì nữa thì coi như là hàm b trưởng không bộ à cụ ?
Thượng thư phải kèm bộ cụ thể. Như bộ. Trưởng cũng phải kèm bộ cụ thể
Vd hình bộ thượng thư là đứng đầu bộ hình tương đương bộ tư pháp kiêm viện trưởng viện kiểm sát và chánh án tối cao.
Lại bộ thượng thư là đứng đầu bộ lại chịu trách nhiệm phân bổ thăng giáng các quan ngang với bộ.trưởng nội vụ kiêm trưởng ban tổ chức
 

sparta.leonidas

Xe cút kít
Biển số
OF-368450
Ngày cấp bằng
28/5/15
Số km
18,263
Động cơ
437,878 Mã lực
Được rồi em,tuy nhiên đoạn nào khó quá anh dịch thoát thôi, tiếng Hán cổ bây giờ dịch nó khó đọc lắm,nhiều chỗ hay thêm chữ như: Hề, Chừ, rồi còn thơ, anh dịch thoát.
Vâng ! Dịch thoát mà giữ chuẩn nội dung là ngon rồi ạ
 

Atlas01

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-674806
Ngày cấp bằng
19/6/19
Số km
259
Động cơ
107,690 Mã lực
Tuổi
44
Chu Đức Dụ vô cùng bực mình vì vụ đảo chính của Trần Phủ ( Trần Nghệ Tông) khi giết chết Dương Nhật lễ vị vua mà được ông ta đích thân phong tặng là An Nam Quốc Vương. Ông đã từ chối phong vương cho Trần Nghệ Tông gọi đây là hành động phản nghịch và gây sức ép ngược với Trần Nghệ Tông. Chính vì sức ép của thiên triều chỉ 2 năm sau khi lên ngôi Trần Nghệ Tông buộc phải nhường ngôi cho em mình là Trần Duệ Tông ( Trần Kính). bản thân làm thái thượng hoàng
Trần Kính lên ngôi giành hết mọi việc chứng tỏ bản thân là người quyết đoán sửa sang võ bị chính đốn triều cương khiến cho vai trò thượng hoàng trở nên mờ nhạt dần
lúc này mối quan hệ giữa Trần Nghệ Tông và anh em con cô con cậu với ông là lê Quý Ly càng gắn bó. Nghệ Tông lại đem em gái mới góa chồng là Huy Ninh công chúa gả cho Quý Ly.
việc lật đỗ Nhật lễ còn gây mối họa Chiêm Thành. Biến cố trên khiến Vương Mẫu mẹ Nhật Lễ chạy sang Chiêm Thành xin quân đánh Thăng Long, nhưng bị bão lớn, thiệt hại nặng ở cửa biển Đại An. Từ năm này, vua Chiêm—xuất hiện như Chế Bồng Nga (1370-8/2/1390) trong sử Việt, A Da A Zhe trong Minh thực lục, được Chu Đức Dụ phong vương ngày 11/1/1370—tạo ra bao ác mộng. Trong hai chục năm kế tiếp, Chế Bồng Nga đánh phá, cướp của, lùa dân từ Hóa Châu ra tới Nghệ An, Thanh Hóa, và bốn lần cướp Thăng Long (năm 1371, 1377, 1378, 1384). Trần Nghệ Tông, rồi Trần Hiện chỉ biết chạy giặc, chôn dấu kho tàng tới tận Lạng Sơn
 

Atlas01

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-674806
Ngày cấp bằng
19/6/19
Số km
259
Động cơ
107,690 Mã lực
Tuổi
44
chắc là mồi lửa cụ à :)):)):)):))
Năm 1407, hoàng tử Đại Việt và cũng là tướng quân Hồ Nguyên Trừng bị bắt và được bổ nhiệm là người đứng đầu Cục chế tạo súng pháo (兵仗局 – MAB -Binh Trượng Cục ) trong Bộ Công triều nhà Minh để kết hợp kỹ thuật Đại Việt vào súng pháo quân Minh. Những nâng cấp của Đại Việt bao gồm chảo châm hoả đầu tiên trên thế giới để khai hoả súng pháo và chiếc nêm đầu tiên trên thế giới để chặn nòng. Những khẩu súng này được dán nhãn “Thần Cơ” và có tầm bắn lên đến sáu lần so với súng thường của quân đội Minh. Các thợ thủ công chính trong MAB đến từ Đại Việt. MAB đã sản xuất 24.000 khẩu súng “Thần Cơ” và hơn 16.000 khẩu pháo cỡ trung “Thần Cơ” vào năm 1409 trong chiến dịch năm 1410 chống lại quân Mông Cổ. Những khẩu “Thần Cơ” này không được phép sử dụng ở phía nam Bắc Kinh trước năm 1425 và ban đầu chỉ được sử dụng bởi lính đóng ở Trại Shenji.
 

Gcar

Xe container
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
9,385
Động cơ
572,214 Mã lực
có nên gọi là ********* không nhỉ!
 

Atlas01

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-674806
Ngày cấp bằng
19/6/19
Số km
259
Động cơ
107,690 Mã lực
Tuổi
44
Trần Nghệ Tông chỉ vừa làm vua được 2 năm thì bị ép nhường ngôi cho em ruột. Cơn nghiện quyền lực của ông vừa được nếm trãi ngôi báu thì bị dứt dĩ nhiên ông rất khó chịu. Hơn nửa em trai ông ta lên tự mình làm chủ quyết đoán mọi việc chả nghe lời ai biến Nghệ Tông thành 1 thượng hoàng bù nhìn càng làm sự khó chịu trong Nghệ Tông lên tột đỉnh.
Vì vậy Nghệ Tông bắt đầu thấy sợ những người anh em cùng dòng họ vương tộc Trần nhà mình. Những người này cùng ông lật đổ Nhật Lễ và cũng họ ép ông thoái vị nhường ngôi cho em trai. Cho nên Nghệ Tông bắt đầu tạo phe cánh những người thân khác họ mà Quý Ly em họ đằng ngoại trở thành cánh tay đắc lực của Nghệ Tông tạo nên 1 liên minh bắt đầu hình thành
 

Atlas01

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-674806
Ngày cấp bằng
19/6/19
Số km
259
Động cơ
107,690 Mã lực
Tuổi
44
Lúc này 1 biến cố với nhà Trần nhưng có lợi cho Nghệ Tông và liên can trực tiếp đến Quý Ly diễn ra. Trần Duệ Tông sau các cuộc chấn hưng. thanh thế Đại Việt dã hưng thịnh trở lại tháng 8 năm 1374 vua cho dân đinh xung vào quân ngũ.
Hạng nhất xung vào Lan Đô rồi đến hạng nhì, hạng ba. Người thấp bé nhưng mạnh khỏe cũng được xung lên hạng trên. Trước đây, quân Túc vệ có quân Tứ Thiên, Tứ Thánh, Tứ Thần. Sau đó, nhà vua cho đặt thêm các quân Uy Tiệp, Bảo Tiệp, Long Dực, Thần Dực, Ý Yên, Thiên Trường, Bắc Giang, Điện Hậu, Long Tiệp, thích ba chữ đen vào trán. Các quân Thị vệ, Tạc Ngạch, Hoa Ngạch, Tả Ban, Hữu Ban, Thanh Hóa Nghệ An, Hóa Châu, Thuận Châu, Lâm Bình đều đặt quân hiệu và có đại đội trưởng, đại đội phó làm tướng hiệu. Đến năm 1376, vua Chiêm là Chế Bồng Nga lại mang quân xâm lấn. Duệ Tông sai Đỗ Tử Bình đi đánh.
Chế Bồng Nga sợ hãi, xin dâng 10 mâm vàng tạ tội. Tử Bình giấu vàng đi, lại tâu về triều rằng vua Chiêm kiêu ngạo không thần phục.
Lúc này Trần Duệ Tông phần vì nhớ thù xưa khi Chế Nga 2 lần đem quân đốt phá Thăng Long lại sẳn dịp khích tướng của Đõ Tử Bình nên quyết dịnh thân chinh cầm quân dẹp Chế Nga bất chấp những lời khuyên can của triều thần tháng 7, Ngự sử Trung tán Lê Tích dâng sớ rằng: "Binh là đồ hung khí, không nên tự mình gây ra. Huống chi ngày nay mới dẹp được giặc trong nước. Ví như cái nhọt lâu năm chưa khỏi, chúa không nên lấy mối tức giận riêng mà dấy quân, tướng không nên cầu công mà đánh liều. Chiêm Thành tuy là không có lòng thần phục, nên sai tướng đi đánh để đợi Trời diệt, nếu xa giá thân đi đánh, thần nghĩ là không nên". Vua không nghe.
tháng 12 năm 1376 Trần Duệ Tông dẫn 12 vạn quân đi đánh Chiêm Thành sai Lê Quý Ly làm đốc lương.
 

Atlas01

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-674806
Ngày cấp bằng
19/6/19
Số km
259
Động cơ
107,690 Mã lực
Tuổi
44
Mùa xuân, ngày 23 tháng Giêng năm Đinh Tỵ (1377), đại quân đi đến cầu đá ở cửa biển Thị Nại. Bồng Nga dựng trại ở ngoài thành Chà Bàn, sai viên quan nhỏ là Thu Bà Ma giả đầu hàng nói dối là Bồng Nga đã trốn đi, chỉ có thành không, nên chóng tiến quân, chớ để lỡ cơ hội. Ngày 24, vua mặc áo đen cưỡi ngựa Nê thông (ngựa lông sắc trắng, sắc đen xen lẫn), sai Ngự Câu Vương Húc mặc áo trắng cưỡi ngựa trắng, truyền lệnh kịp tiến quân.
Đại tướng Đỗ Lễ can rằng: "Nó đã chịu đầu hàng, ý muốn được nước là hơn cả. Quan quân vào sâu mà đánh thành là bất đắc dĩ, hãy xin sai một người khéo nói cầm mảnh thư đến hỏi tội, để xem tình hình giặc thế nào đã, như kế sách của Hàn Tín phá nước Yên ngày xưa, Không phải khó nhọc mà có công. Cổ nhân có nói: Lòng giặc khó lường, bệ hạ xét kỹ lại".
Vua nói: "Ta mình mặc giáp cứng, tay mang gươm sắc, dãi gió dầm mưa, lội sông trèo núi, vào sâu trong đất giặc, không ai dám đương đầu với ta. Ấy là trời giúp cho ta đó.
Huống chi nay chúa giặc nghe tin đã chạy trốn, không còn lòng dạ đánh nhau. Cổ nhân nói: "Dùng binh quý thần tốc". Nay nếu dừng lại không tiến thì thực là trời cho mà không lấy, để nó lại cơ mưu khác thì hối sao kịp. Ngươi chính là hạng đàn bà".
Rồi sai lấy áo đàn bà mặc cho Lễ. Trần Duệ Tông thúc quân vào trận,quân lính đầu đuôi không ứng cứu được nhau Quân Chiêm 4 phía phục binh đổ ra đánh, quân Đại Việt thua to, mười phần chết đến 7, 8 phần Duệ Tông bị hãm trong trận, cùng các tướng Đỗ Lễ, Nguyễn nạp Hoà hành khiển Phạm Huyền Linh đều tử trận. Năm đó ông 41 tuổi.
Đỗ Tử Bình trước đã vu cáo chúa Chiêm, lúc đó lĩnh hậu quân không tới cứu ứng cho Duệ Tông. Lê Quý Ly cũng sợ hãi bỏ chạy. Thượng hoàng Nghệ Tông sai lấy xe cũi nhốt Tử Bình. Khi cũi giải Tử Bình trở về trên thuyền qua Thien truong, dân chúng tranh nhau lấy ngói, gạch ném vào thuyền mà chửi. Tuy nhiên khi về kinh, Quý Ly không hề bị thượng hoàng Nghệ Tông trách cứ, còn Tử Bình chỉ bị đồ làm lính 1 năm, sau đó lại được cất nhắc lên chức vụ cao hơn trước.
Theo dã sử, vua Trần Duệ Tông bị trúng tên tử trận, bấy giờ Đại tướng Đỗ Lễ cầm cây thương thúc ngựa xông lên đánh với vua Chiêm là Chế Bồng Nga để cho đội ngự binh cướp xác vua rút lui.
Quân Trần bấy giờ hoàn toàn tan vỡ, không còn ra một đội hình nào cả nên Đỗ Lễ sức cùng lực kiệt bị quân Chiêm xúm lại dùng giáo đâm xối xả khiến vị đại tướng cả người, cả ngựa gục xuống trên chiến trường.
Khi viết về sự kiện bi thương này của vua quan nhà Trần, tác giả sách Việt sử giai thoại có lời bàn rằng: "Đánh giặc cũng như đánh cờ, có khi trước phải tạm nhường mấy nước miễn sau cùng giành phần thắng thì thôi.
Đại tướng Đỗ Lễ cẩn trọng, ấy cũng là phép xử thường của kẻ quen xông pha trận mạc. Duệ Tông bất chấp lời can ngăn, lại còn coi khinh mà hạ nhục, bắt Đại tướng phải mặc áo đàn bà trước mặt ba quân, chủ quan háo thắng mà vô mưu đến thế, bảo không thảm bại làm sao được.
Cổ nhân dạy rằng, dụng binh mà khinh tướng, ấy là nguy. Duệ Tông hạ nhục Đại tướng Đỗ Lễ, có biết đâu là đã tự hạ nhục mình, mà xem ra, cái nhục của Duệ Tông mới thực là nỗi nhục lớn hơn cả".
 

Atlas01

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-674806
Ngày cấp bằng
19/6/19
Số km
259
Động cơ
107,690 Mã lực
Tuổi
44
cái chết của Trần Duệ Tông tại Chiêm Thành nhưng nhà Trần không dám báo cáo sự thực chỉ cho sứ sang nhà Minh báo tang là Trần Duệ Tông bị chết đuối, điều này càng khiến Chu Đức Dụ ngờ vực đặc biệt là qua nguồn tin riêng của ông ta ông nắm rõ thất bại và cái chết của vua Đại Việt ở Chiêm Thành.
Thái độ Chu Đức Dụ với vua Trần cũng lạnh nhạt dần. Thoạt tiên không chịu phúng điếu Duệ Tông, vì “chết đuối” là một trong ba trường hợp cấm kỵ. Rồi không thừa nhận Trần Hiện hay Nghiễn, tức Phế đế (19/6/1377 -3/1/1389). Đức Dụ còn sai bộ Lễ viết thư cho Nghệ Tông, khuyên bảo nên cùng Trần Hiện xét lại việc làm của mình, “trở lại với Đạo Trời. Dân chúng đã phải chạy loạn.”

Sử Việt đều ghi Đức Dụ sai Đỗ Tử Hiền, Ổ [Sư] Lân, [Du] Hình Văn Bác sang Hà Nội phong vương cho Đế Hiện; nhưng tới nơi, Đế Hiện đã chết. Tranh chấp mãi, nhà Minh mới chịu qua phúng điếu;

Minh thực lục chỉ có những thông tin khiến khó thể nghĩ rằng Đức Dụ muốn phúng điếu hay phong vương cho Đế Hiện. Thí dụ như lời chê trách Đế Hiện ngày 24/6/1381 là “đểu giả và ác độc” [villainous], “phóng đãng vô luân” [dissolute] và “hỗn láo” [insulting] trong cuộc tranh chấp đất đai với phủ Tư Minh, cùng quyết định trả lễ cống, và cấm Quảng Tây, Quảng Đông nhận chuyển cống lễ của nhà Trần.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top