- Biển số
- OF-327640
- Ngày cấp bằng
- 18/7/14
- Số km
- 485
- Động cơ
- 289,430 Mã lực
Nói chung là khốn nạn
Em đương đi đúng cái đèo chưa làm hầm đã thu phí ấy cụ ah. Thối kinh khủng.kêu cũng chả giúp được gì. thuế, phí không nộp có người bắt đi tù. nhưng cái thằng làm láo thì có ai bắt nó không? luật quy định 70km một trạm thu phí sao thực tế toàn 30-40? chưa làm hầm đã thu phí hầm là kiểu gì? đi đường NB nhưng phải nộp phí cho thằng làm ql 2, thế là kiểu gì? vi phạm pháp luật đấy, sao không bắt bỏ tù đi?
Thế thì đừng thu của bọn E cái phí trời ơi 130k/ tháng (xe 5 chỗ) khi bọn E đi đăng kiểm nữa. Làm mạ nó BOT hết đi, đi đến đâu trả đến đấy. Một chiếc xe oto ra đường tính từ lúc nhập khẩu linh kiện về lắp đến khi có biển, lăn bánh ra đường cõng không biết bao nhiêu phí, thuế, tiền biển số nữa, đâu có ít tiền hả cụ.Cái gì cũng đòi ngân sách nhà nước đầu tư, nhưng lại tìm đủ cách để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế thì ngân sách nào kham nổi? Không xã hội hóa, không huy động các nguồn vốn xã hội thì lấy đâu ra nguồn lực để phát triển hạ tầng? Ông nào nỏ mồm kêu ca thì cứ sang ngay Malaixia thôi, xem quãng đường 70km từ sân bay quốc tế KLIA về Kuala có bao nhiêu trạm thu phí? Đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai khi sắp vận hành kêu ca đủ kiểu về phí, nhưng giờ thì sao? lợi ích kinh tế là ko thể phủ nhận. Hãy bỏ tư duy bao cấp ngay từ bọn dân đen như chúng ta đi thì nước này mới khá lên được.
Cái gì cũng đòi ngân sách nhà nước đầu tư, nhưng lại tìm đủ cách để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế thì ngân sách nào kham nổi? Không xã hội hóa, không huy động các nguồn vốn xã hội thì lấy đâu ra nguồn lực để phát triển hạ tầng? Ông nào nỏ mồm kêu ca thì cứ sang ngay Malaixia thôi, xem quãng đường 70km từ sân bay quốc tế KLIA về Kuala có bao nhiêu trạm thu phí? Đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai khi sắp vận hành kêu ca đủ kiểu về phí, nhưng giờ thì sao? lợi ích kinh tế là ko thể phủ nhận. Hãy bỏ tư duy bao cấp ngay từ bọn dân đen như chúng ta đi thì nước này mới khá lên được.
Cụ nhầm, quốc lộ từ trước làm hoàn toàn bằng ngân sách, giờ có quy định nộp phí đường bộ để bảo dưỡng, duy tu, làm mới...Tại sao trên chính quốc lộ làm từ ngân sách, chính là tiền thuế do dân nộp vào lại có cá nhân chỉ việc trải 1 lớp afphal mỏng là đương nhiên làm chủ luôn con đường phía dưới, đó có phải là ngang nhiên tham nhũng, chưa nói đến việc đó có thể quy vào tội ...tài sản XHCN ko, vậy chúng ta nộp phí đường bộ cao như vậy để làm gì, đường lào cai làm mới thu cao mọi người khen nhiều hơn chê mà. Chưa nói đến việc trải lớp nhựa mỏng, lồi lõm mà mất bao lâu rồi hả cụ, người ta cố tình làm lâu để khi xong dân tình thấy nhẹ nhõm khi đi lại và phần nào sẽ quên nhanh thực tế đó là quốc lộ từ trước. Các con đường nội đô chỉ vài tiếng buổi đêm trải xong, phẳng lỳ. Vẫn biết đường kia có phương tiện đi lại nhưng chắc chắn ko cần time lâu đến như vậy!
Còn nữa là đã có cụ nào trốn được thuế, phí đường bộ thì dơ tay cao xem nào!
Cụ đi Malayxia được mấy lần rồi, đã đi được bao nhiêu con đường bên đó? Cụ có biết đến những tuyến đường không thu phí của họ không?
Cụ có biết sự khác nhau giữa thuế và phí không, và có biết Ngân sách nhà nước từ đâu mà có không?
Không ai nói là không được thu phí đường, không ai phản đối các dự án BOT, nhưng cái kiểu lập lờ đánh lận con đen, đầu tư từ NSNN rồi lại đấu thầu cắm trạm thu phí, lợi dụng con đường huyết mạch mọi người không đi không được, rồi như đoạn PV - CG mới chỉ thảm lại mặt đường đã thu phí, với mức phí cao như khi đã hoàn thành mở rộng 4 làn đường.... thì mới bị phản đối.
Hiểu chưa?
Nếu bác là DLV thì thôi, không chấp, nhưng nếu là một người dân thiếu nhận thức thì tôi sẽ giải thích cho rõ:
- Thuế và phí khác hẳn nhau. Thuế là nghĩa vụ, người dân phải nộp để hình thành ngân sách. Ngân sách nhà nước chính là tiền của dân đóng góp, sử dụng ngân sách nhà nước chính là sử dụng tiền của dân. Luật ngân sách nhà nước đã quy định rõ, NSNN được sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, trong đó có đường giao thông. Trốn thuế là vi phạm pháp luật, bất cứ hoạt động kinh tế nào cũng phải đóng thuế, ngay cả khi bác đang gõ bàn phím cũng là đang đóng thuế để hình thành ngân sách.
- Phí là tiền trả cho dịch vụ, là lựa chọn. Sử dụng dịch vụ thì phải trả tiền. Không trả tiền thì không được cung cấp dịch vụ. Với đường giao thông, do NSNN trốn đầu tư, nên kêu gọi tư nhân hoặc doanh nghiệp bỏ tiền ra xây dựng và bắt người dân trả tiền khi sử dụng. Nhiều con đường nhập nhèm, đang là đường của dân, xây dựng bằng tiền của dân (NSNN), đột nhiên bị cướp trắng, biến thành đường BOT (Pháp Vân - Cầu Giẽ; Hà Nội - Bắc Ninh...) sau khi bị trao vào tay doanh nghiệp, tráng một lớp thảm nhựa.
- Bác chỉ biết 1 con đường ở Malaysia mà không biết đến vô vàn con đường ở hàng trăm đất nước tư bản giẫy chết khác. Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan... Có thể rong ruổi khắp đất nước mà rất ít khi phải qua trạm thu phí.
- Bác cần bỏ ngay tư duy về sự bao cấp. Không có tiền của Nhà nước, mà chỉ có tiền của dân. Không có sự bao cấp nào cả, mà chỉ có tiền của dân (ngân sách nhà nước) được sử dụng đúng hay không đúng mục đích mà thôi.
Em vừa đi Malay về xong, nếu e nhớ ko nhầm thì có mỗi 1 trạm, tính ra khoảng 10k tiền vn cho hơn 50km từ Kula đến KLIA. Mà xăng bên đấy rẻ vãi ra, cũng có ~10k/L, đặt chân về VN cái nghe tin xăng tăng mà buồn hết cả người
Cụ sang bển chắc nhiều nên cũng biết đường thu phí là HOÀN TOÀN do tư nhân tự bỏ tiền ra làm, riêng biệt với đường do nhà nước lấy tiền thuế làm (hoặc trên cao hoặc song song, chỉ to đẹp hơn, ít tắc hơn). Còn đây thì ai cũng thấy là thu phí đường bộ 1 lúc hàng nghìn tỷ đi đâu, làm gì không ai biết còn đường quốc lộ đang là của dân thì cho doanh nghiệp sân trước vào bóc lên 1 tí, láng thêm 1 lớp và... voi-la, thu triền miên không hạn định. Thậm chí thằng đi đường ở 1 thành phố này phả trả tiền cho 1 con đường đâu đó bên tỉnh khác? Liệu có giống? So thế em thấy giống kiểu bọn em hay so sân bay KL vừa to, rộng, tầu điện chạy ga nọ sang ga kia bao năm chả sao so với T1 Nội Bài
Cứ minh bạch, có giám sát, kiểm toán độc lập như bển và không ăn cướp trắng trợn như trên thì kể cả thêm phí thì dân em cũng vui vẻ ợ :
BOT nhưng ông phải làm con đường khác cho dân đi. Lúc đó dân có sự lựa chọn đi đường mới sướng hơn thì đóng tiền nhiều hơn. Quốc lộ làm từ tiền thuế của dân, ông trải thảm lại đếch biết vốn từ đâu( có khi từ phí bảo trì đường bộ dân đóng) rồi lại gắn mác BOT, thu phí cao. Hỏi cụ như vậy là tiên tiến hay ăn cướp. Cụ nói như c. Ứt về cái việc tư duy bao cấp bọn dân đen. Đếch phải một mình cụ có tiền nên mấy chục nghìn tiền phí ko là gì. Hỏi cụ đối với các doanh nghiệp vận tải họ chịu thêm hàng trăn triệu tiền phí mỗi tháng thì sao. Vấn đề là dân ko có sự lựa chọn. Xa hội hóa nhưng nhập nhằng, bố láo. Đường chưa làm xong đã thu phí. Lại thêm vụ thu phí cả những đường ko liên quan, trạm thu phí đặt phạm vi quá rộng.
Bác nói chuẩn khỏi chỉnh. Đọc cái cm của ông avalon tức anh ách.
Ông bà, Cha mẹ ta nghe lời **** gọi đánh đổ thực dân. Cái thằng mà truwow s kia thu 1 xuất đinh= 2 đồng đônG Duwơng/ nawm. Giờ toàn thắng thuộc về ta thì có biết bao nhiêu loại thuế phí nhỉ?? Các cụ cộng hộ phát!!! Mà ngsyf còn mồ ma thằng Pháp, thằng Mỹ thì dân nô lệ ta không biết bao nhiêu km thì có 1 trạm thu phí nhỉ?????
Đã bảo bọn 3 củ không có dất sống trong OF này đâuMuốn chửi bác nhưng tức quá nên chưa tìm được từ ngữ thích hợp.
Sợ gì nữa, em nghĩ nó làm thật đấy. Giờ phải tận thu còn lấy tiền trả nợ!Em sợ vài năm nữa, một hội đến láng trước ngõ nhà em một lớp nhựa đường rồi bắt em đóng phí thì chắc em uất mà chết.
trên con đường oằn mình đi lại mưu sinh, phải nộp tiền đi ngoài việc nộp đủ thứ tiền thuế má các loại. Em ko cần biết Malai thế nào chứ đi ở Mỹ xuyên bao nhiêu bang chả thấy cái trạm thu phí nào. Nhà nước thu thuế, phải có trách nhiệm xây đường cho dân đi lại, đó là nhu cầu cơ bản, phải có ít nhất 2 sự chọn lựa cho dân đi lại. Kiểu này ko khéo uống nước 1 lít mất mấy trăm tiền phí nước tiểu, ăn cũng mất tiền xử lý chất thải, thở mất tiền oxy thì xh này sống saoCái gì cũng đòi ngân sách nhà nước đầu tư, nhưng lại tìm đủ cách để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế thì ngân sách nào kham nổi? Không xã hội hóa, không huy động các nguồn vốn xã hội thì lấy đâu ra nguồn lực để phát triển hạ tầng? Ông nào nỏ mồm kêu ca thì cứ sang ngay Malaixia thôi, xem quãng đường 70km từ sân bay quốc tế KLIA về Kuala có bao nhiêu trạm thu phí? Đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai khi sắp vận hành kêu ca đủ kiểu về phí, nhưng giờ thì sao? lợi ích kinh tế là ko thể phủ nhận. Hãy bỏ tư duy bao cấp ngay từ bọn dân đen như chúng ta đi thì nước này mới khá lên được.
Phân lô quốc lộ.Một trong những bài quan trọng để anh # nổi như cồn là "xã hội hóa" các công trình giao thông, gọi trắng ra là "bán" hết dự án cho tư nhân đầu tư khai thác. Kể cả đường bộ đường sông hàng không đường sắt, cái gì bán được là bán hết. Lợi ích nhìn thấy là tiến độ đẩy lên nhanh vùn vụt, khánh thành cắt băng liên tục, NSNN ko bị đội lên, xiền back lại cho anh để nhận dự án càng nhiều.
Cái hại lâu dài là không có quy chế rõ ràng minh bạch về cơ chế thu lại của tư nhân nên phí sẽ đội lên vô tội vạ, chưa kể đến lobby chính sách nữa thì về lâu dài người sử dụng (là dân) ăn đủ. Ngay trước mắt cũng thấy rõ là đường quốc lộ đang từ đường nhà nước chuyển thành đường tư nhân. Dân đã đóng phí đường bộ vào xe, vào xăng nhưng vẫn phải đóng tiếp phí đường BOT. Đi loanh quanh trong phố không sao, cứ ra ngoại thành hay sang tỉnh khác là đóng thêm vô khối vé cầu đường.
Hợp tác công tư để đầu tư hạ tầng là xu thế tất yếu và mang lại lợi ích to lớn nếu được kiểm soát chặt chẽ. Nhưng nếu không kiểm soát được thì nhà nước và nhân dân còn thiệt hại nặng hơn nhiều.