Về việc Nam VN để mất Hoàng Sa, mời các cụ đọc link này do chính sỹ quan hải quân Nam VN kể lại.
http://ubhoangsa.org/doc_public/suthat_thchs_LeVanThu.htm
Tóm tắt lại là Nam Việt Nam áp dụng chiến thuật sai, nên TQ nhân cơ hội làm tới chứ chẳng phải do Mỹ bỏ rơi đồng minh. Nếu nói về việc bỏ rơi đồng minh thì họ đã bỏ từ năm 73 rồi, có trách thì trách cái đó chứ lôi chuyện Hoàng Sa vào là không thuyết phục.
Rất nhiều người trách cứ Mỹ không cứu giúp đồng minh Nam Việt Nam khi TQ tấn công chiếm đoạt Hoàng Sa năm 1974. Họ quên 1 điều cơ bản là Mỹ đã tham gia ký kết Hiệp định Pari năm 1973 theo đó Mỹ không can thiệp vào tình hình Nam Việt Nam nữa. Cả 1 nửa miền Nam mà Mỹ còn không can thiệp thì tại sao lại cho rằng họ phải có trách nhiệm làm gì đó vì một số đảo nhỏ ngoài khơi?
Có 1 cái logic mà nhiều người bỏ qua: Khi Mỹ đã buông cả Nam Việt Nam thì họ can thiệp để giữ một cụm đảo ngoài khơi để làm gì? (Trong khi vào thời điểm đó, Hoàng Sa cũng ko hoàn toàn do Nam VN quản lý 100%,và Mỹ có căn cứ Subic ngay gần đó rồi). Em chờ xem ai có thể trả lời thuyết phục câu hỏi này.
Về trậ hải chiến Hoàng Sa thì đọc ngay trên wiki cũng thấy rõ ràng là quân VNCH cbi và phối hợp quá tồi. Đến nỗi có 4 tàu thì 2 thằng bắn nhầm nhau. HQ4 tối tân nhất thì ngay từ đầu đã trục trặc và loại khỏi vòng chiến. Thêm nữa là tinh thần quả cảm dám hi sinh thì có vẻ ko được như những chiến sĩ giữ đảo Gạc Ma. Thua nhanh là điều quá dễ hiểu.
Đánh giá
Chiến thuật
Trả lời câu hỏi của các sĩ quan khác về Hải chiến Hoàng Sa tại Khóa Chỉ huy tham mưu đặc biệt tại Long Bình, đại tá Hà Văn Ngạc, chỉ huy trận hải chiến Hoàng Sa, nhận định Hoàng Sa cũng gần tương tự trận Ấp Bắc là nơi quân lực Việt nam Cộng hòa đã "bị bất ngờ về chiến thuật của địch, có sự sai lầm về ước tính tình báo và nhầm lẫn về chiến thuật điều quân".
[25]
Trung tá Lê Văn Thự, chỉ huy chiến hạm HQ-16, nhận định về trận hải chiến như sau :
- Trong trận Hải chiến Hoàng Sa, Hải Quân Việt Nam không có loại tàu thích hợp cho trận chiến. HQ-5, HQ-16, HQ-10 là loại tàu cồng kềnh, vận chuyển chậm, súng quay bằng tay nên theo dõi mục tiêu khó khăn cũng như nhịp bắn chậm. Chỉ có HQ-4 là tối tân nhất, các súng đều xử dụng bằng điện, tốc độ bắn nhanh, radar có tầm xa, vận tốc chiến hạm cao. Nhưng HQ-4 rút lui giữa trận đánh vì khẩu 76 ly tự động bị hư không sử dụng được.[26]
- Hải đội của Việt Nam Cộng hòa tham chiến trận Hoàng Sa không có kế hoạch hành quân. Chỉ huy HQ-16 chỉ nhận được một lệnh duy nhất từ đại tá Ngạc đổ quân lên đảo Quang Hòa bằng bất cứ giá nào. Ngoài ra ông không biết gì về hoạt động của HQ-4 và HQ-5 cũng như nhiệm vụ của họ. Khi trận chiến diễn ra, ông cũng không biết đại tá Ngạc đã chia Hải đoàn thành 2 phân đoàn : phân đoàn I gồm HQ-4 và HQ-5, phân đoàn 2 gồm HQ-10 và HQ-16. Vì không có kế hoạch hành quân nên máy truyền tin bị Trung Quốc phá sóng không liên lạc được mà không có tần số dự trù thay thế. Chính vì thế không thể phối hợp tác chiến giữa các chiến hạm.[27]
- Phân đoàn I được phân công là chủ lực nhưng không tích cực chiến đấu mà chỉ ở bên ngoài chờ đợi rồi "bắn vào lòng chảo 5 - 7 phát trước khi rút lui ". Chỉ có phân đoàn II mang vai trò yểm trợ lại phải một mình phải giao chiến với 4 tàu Trung Quốc nên thiệt hại nặng.[28]
- Số quân HQ-16 đổ bộ để giành lại đảo Quang Hòa và giữ đảo Hoàng Sa quá ít, không có kinh nghiệm tác chiến trên bộ lại không được tiếp tế đạn dược, lương thực, nước uống và vật dụng.[29]
- Không có bác sĩ trên chiến hạm, chỉ có y tá không kinh nghiệm cứu thương cũng như ngoài khả năng của họ nên ai bị thương thì khó mà sống sót.[30]
Trong trận hải chiến Hoàng Sa, hải quân Việt Nam Cộng hoà gặp bất lợi rất lớn là hai khẩu hải pháo 76 ly tự động trên khu trục hạm HQ-4 bị trở ngại kỹ thuật nên HQ-4 phải rút lui ngay từ đầu trận chiến. HQ-16 chiến đấu một thời gian ngắn thì bị trúng đạn pháo 127 ly của HQ-5 xuyên thủng hầm máy do đó bị loại ra khỏi trận chiến. Điều này cho thấy hải quân Việt Nam Cộng hoà chiến đấu trong thế bị động, không có sẵn kế hoạch tác chiến nên việc phối hợp giữa các chiến hạm kém dẫn đến HQ-5 bắn trúng HQ-16. Chỉ có HQ-10 và HQ-5 chiến đấu từ đầu đến cuối trận chiến. Như vậy lực lượng hải quân Việt Nam Cộng hoà thiếu sự phối hợp giữa các chiến hạm và mất ưu thế về hoả lực ngay từ đầu trận chiến.
Theo Trung tá Lê Văn Thự, sau trận chiến, Bộ tư lệnh Hải quân đã không tổ chức thảo luận giữa chỉ huy các đơn vị tham chiến để rút kinh nghiệm học hỏi mà để "mọi chuyện đều cho trôi xuôi luôn".
[31]
Chiến lược
Đại tá Hà Văn Ngạc nhận định dù Hải quân Việt nam Cộng hoà có thắng được trận đầu thì cũng khó lường trước tổn thất khi đối đầu với lực lượng tiếp viện của Trung Quốc nếu còn ở lại cố thủ tại Hoàng Sa. Vào thời điểm đó Quân Cộng Sản đang tập trung quân tại miền Nam, Hải quân Việt Nam cộng hoà phải dồn lực lượng chống Cộng Sản nên không thể chi viện tối đa cho Hoàng Sa. Theo Đại tá Ngạc, Quân lực Việt Nam cộng hoà đã kiếm chế không tiếp tục mở rộng chiến sự tại Hoàng Sa vì sợ châm ngòi cho một cuộc chiến mới giữa Việt Nam Cộng hoà và Trung Quốc.
[32]
Tóm lại, về lâu dài, với lực lượng khi đó, Đại tá Hà Văn Ngạc cho rằng Việt Nam Cộng hoà không thể giữ được chủ quyền tại Hoàng Sa trước kế hoạch bành trướng của Trung Quốc.
[33]
Nguồn :
http://vi.wikipedia.org/wiki/Hải_chiến_Hoàng_Sa_1974