Em nói qua đôi chút về sự kiện Đá Vành Khăn năm 1995
1.Bãi ngầm này nằm ở tọa độ 9
o5’ Bắc, 115
o38’ Đông. Dải đá ngầm này có diện tích là 48 km2, khi thủy triều xuống có vài *** đá nhô lên mặt biển. Vành Khăn cách đảo Palawan của Phi-lip-pin 239 km (khoảng 135 hải lý), cách đảo Cam Ranh của Việt Nam là 715 km, và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc là 1110 km.
2. Đảo Vành Khăn nằm gọn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và vùng thềm lục địa mà Phi-lip-pin tuyên bố từ năm 1962.
3.Năm 1995, Phi-lip-pin phát hiện Trung Quốc đang cho xây dựng một hệ thống trú phòng trên một hệ thống cột trụ vững chắc, chính thức khẳng định sự hiện diện thực tế của họ trên hòn đảo này. Hành động trên diễn ra trong bối cảnh Mỹ, Nga đang rút dần khỏi khu vực. Người ta cho rằng Cẩu lợi dụng khoảng trống quyền lực này để từng bước thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông.
4.Xung đột lần đầu tiên đánh dấu sự "đối đầu" của Cẩu với ASEAN (trong sự kiện năm 1988, VN chưa là thành viên ASEAN).
5.TRước phản ứng của em Phi, Bắc Kinh tiết lộ rằng “việc chiếm giữ đảo Vành Khăn do các cấp dưới thực hiện mà không có sự tham khảo hoặc đồng ý của chính phủ Trung Quốc”.
6.Đàm phán 2 bên ko đạt kết quả, chính quyền Manila cho lực lượng hải quân bắn phá các cột mốc và công trình khác mà Trung Quốc xây dựng trên một số các bãi ngầm, đảo san hô nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Phi-lip-pin. Các tàu hải quân của Phi-lip-pin cũng chặn và bắt các thuyền đánh cá của Trung Quốc vi phạm vào lãnh hải của nước này.
7.Tại cuộc họp các quan chức cấp cao ASEAN nằm trong Cuộc họp thường niên ASEAN tổ chức tại Bru-nây tháng 7/1995, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tiền Kỳ Tham nói rằng: “Trung Quốc sẽ sẵn sàng sử dụng luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển 1982 như là cơ sở cho việc đàm phán các vấn đề và rằng họ sẽ thảo luận các vấn đề với tất cả bảy nước thành viên ASEAN”.
8.Loằng ngoằng như thế, để đến bây giờ, Vành Khăn trông như thế này
Với em Phi, cho đến giờ, Cẩu vẫn thực hiện chiến thuật "sự đã rồi", lúc cương, lúc nhu, vừa làm vừa nghe ngóng dư luận quốc tế. Chiêu thức này ko được áp dụng cho tranh chấp với VN.