Cop en pết
"Cần tránh lối mòn nhàm, chán
Rất buồn, nhiều người Việt nam cũng luôn dựa vào sự chiếm hữu lịch sử như trên là luận điểm cơ bản mong thuyết phục. Nhưng cả Tàu lẫn Việt không hiểu tâm tính người phương Tây và không quan tâm gì đến những quy ước mới về đất biển.
Để giải thích thêm điều này ta hãy quan sát thái độ người châu Âu, nơi mà đường biên giới thay đổi trong suốt nửa đầu Thế kỷ trước. Lãnh thổ của Hungari thành của Rumani và nước khác. Lãnh thổ Balan thành của Ucraina và Bạch Nga, Lãnh thổ Ý thành một phần của Nam Tư, v.v. Vậy nên, việc sở hữu lịch sử không phải là chứng cứ họ quan tâm nhiều. Điển hình như Israel, nước luôn nêu lãnh thổ lịch sử từ trên 2000 năm trước, được cả Thế giới công nhận, cũng không thể là cớ để xâm lược các nước Ả rập đang chiếm hữu mảnh đất đó được.
Theo tình hình đó, chủ trương của Việt nam cũng như người Việt nói chung phải thay đổi. Thay vì cày xới chứng minh sử hữu lịch sử, chúng ta cần nghiên cứu và công bố trước Thế giới việc chấp hữu công khai, minh bạch, liên tục, hòa bình và sở hữu chủ. Về điểm này,Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu đúng.
Như vậy,việc củng cố vị trí của các đảo còn lại chưa bị xâm lược trên quần đảo Trường sa là rất quan trọng. Việc tăng cường phòng ngự không chỉ là việc của chính quyền mà còn là nhiệm vụ của mỗi người dân. Người dân Nga trước kia ăn khoai tây, bán bột mỳ đi lấy tiền cá nhân góp nhau mua tặng Hồng quân máy bay, xe tăng thì người Việt nam cũng có thể có nhiệt tình như thế. Tôi rất xúc động khi thấy thanh niên ở một số Diễn đàn trên Internet không chỉ đến thăm, úy lạo các gia đình lính đảo mà còn gửi quà, động viên gia đình dân thường sinh sống ở các đảo đó. Hành động nhỏ bé hơn ngàn lần nói suông. Hoàng sa mất rồi, Trường sa cố giữ.
38 năm qua,việc thua trận hải chiến Hoàng sa 1974 không lúc nào không nhức nhối trong lòng người Việt. Đứng vững tại địa điểm chiến lược, Trung quốc tung thòng lọng chín khúc thít chặt vào cổ Việt nam và mấy nước nhỏ bé khác.
Phải làm gì đây ?"
Đọc xong cháu thấy cũng khó xử thực đấy các cụ ạ!