- Biển số
- OF-8453
- Ngày cấp bằng
- 18/8/07
- Số km
- 24,569
- Động cơ
- 697,036 Mã lực
THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ HẢI CHIẾN HOÀNG SA NĂM 1974
Hải chiến Hoàng Sa là một trận chiến giữa Hải quân chính quyền Sài Gòn và Hải quân Trung Quốc từ 17 đến 19 tháng 1 năm 1974 trên quần đảo Hoàng Sa.
Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương, chính quyền Sài Gòn đã thu hồi chủ quyền toàn bộ quần đảo này từ chính phủ bảo hộ Pháp nhưng một phần quần đảo đã bị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho quân ra chiếm giữ khi người Pháp rút đi, chính quyền Sài Gòn chỉ chiếm giữ và thực hiện chủ quyền được một phần quần đảo cho đến khi cuộc hải chiến xảy ra. Sau trận chiến, Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo cho đến nay.
Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo, nhóm đảo mà chính quyền Sài Gòn bảo vệ và thực hiện được chủ quyền là nhóm Nguyệt Thiềm hay Trăng Khuyết (Crescent group) và nhóm Bắc đảo hay An Vĩnh/Tuyên Đức (Amphitrite group). Dưới thời chính quyền Sài Gòn đã có đài khí tượng do Pháp xây( báo Tuổi Trẻ có bài viết về đài quan sát khí tượng này, những nười làm việc tại đây hiện vẫn còn sống tại VN), trực thuộc ty khí tượng Đà Nẵng và được bảo vệ bởi một tiểu đoàn thủy quân lục chiến.
Năm 1956, Hải quân Trung Quốc chiếm đóng đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc nhóm Bắc đảo.
Trong thời gian 1964-1970, Hải quân Trung Quốc và Hải quân chính quyền Sài Gòn chạm súng liên tục trên hải phận Hoàng Sa, nhưng không đưa đến thương vong. Trong thời điểm đó, chính quyền Sài Gòn cũng thiết lập một sân bay nhỏ tại đảo Hoàng Sa.
Năm 1970, Hoa Kỳ và Nhật Bản ký Hiệp ước trao trả Okinawa (Okinawa Reversion Treaty) trao trả quần đảo Điếu Ngư (Diaoyu) (tức Sento Shosho hay Senkaku Retto của Nhật Bản) về dưới chủ quyền của Nhật Bản với sự phản đối của Đài Loan và Trung Quốc; và cùng năm Đô đốc Elmo Zumwalt, cựu Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ họp báo tuyên bố tại Guam rằng Hoàng Sa và Trường Sa không nằm trong chiến lược triển khai các hải đảo tiền đồn của hạm đội 7 Hoa Kỳ. Theo nhận định của Hải quân chính quyền Sài Gòn thì đây là sự kiện trao đổi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và là nguy cơ cho chính quyền Sài Gòn trong việc bảo vệ Hoàng Sa..
Năm 1971, Hải quân Trung Quốc và Hải quân chính quyền Sài Gòn tiếp tục chạm súng trên hải phận Hoàng Sa. [5] Những năm cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam, vì nhu cầu chiến trường, tiểu đoàn thủy quân lục chiến của chính quyền Sài Gòn tại Hoàng Sa được đưa vào đất liền, chỉ còn một trung đội địa phương quân trấn giữ nhóm Nguyệt Thiềm.
Năm 1973, với Hiệp định Paris, Hoa Kỳ và Đệ thất Hạm đội sau khi rút quân và thiết bị của Hoa Kỳ ra khỏi quần đảo Hoàng Sa. Như vậy Hoa Kỳ đã xem việc bảo vệ quần đảo này là việc riêng của chính quyền Sài Gòn .
Năm 1974 Bộ tư lệnh Hải quân chính quyền Sài Gòn quyết định thiết lập một phi trường trên đảo Hoàng Sa để máy bay vận tải hạng nặng C-7 Caribou có thể hạ cánh, để chuyển quân nhanh ra nhóm Nguyệt Thiềm. Khi một phái đoàn của Quân đội chính quyền Sài Gòn thăm dò một số đảo Hoàng Sa trong việc chuẩn bị thiết lập phi trường nói trên thì phát hiện ra sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc, và giao tranh xảy ra sau đó.
Thời gian: 18 tháng 1 năm 1974
Địa điểm: Quần đảo Hoàng Sa
Kết quả: Trung Quốc chiếm đóng trái phép Hoàng Sa
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến nay vẫn khẳng định chủ quyền hợp pháp đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và vùng lãnh hải liên quan trên biển Đông.
Hải chiến Hoàng Sa là một trận chiến giữa Hải quân chính quyền Sài Gòn và Hải quân Trung Quốc từ 17 đến 19 tháng 1 năm 1974 trên quần đảo Hoàng Sa.
Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương, chính quyền Sài Gòn đã thu hồi chủ quyền toàn bộ quần đảo này từ chính phủ bảo hộ Pháp nhưng một phần quần đảo đã bị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho quân ra chiếm giữ khi người Pháp rút đi, chính quyền Sài Gòn chỉ chiếm giữ và thực hiện chủ quyền được một phần quần đảo cho đến khi cuộc hải chiến xảy ra. Sau trận chiến, Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo cho đến nay.
Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo, nhóm đảo mà chính quyền Sài Gòn bảo vệ và thực hiện được chủ quyền là nhóm Nguyệt Thiềm hay Trăng Khuyết (Crescent group) và nhóm Bắc đảo hay An Vĩnh/Tuyên Đức (Amphitrite group). Dưới thời chính quyền Sài Gòn đã có đài khí tượng do Pháp xây( báo Tuổi Trẻ có bài viết về đài quan sát khí tượng này, những nười làm việc tại đây hiện vẫn còn sống tại VN), trực thuộc ty khí tượng Đà Nẵng và được bảo vệ bởi một tiểu đoàn thủy quân lục chiến.
Năm 1956, Hải quân Trung Quốc chiếm đóng đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc nhóm Bắc đảo.
Trong thời gian 1964-1970, Hải quân Trung Quốc và Hải quân chính quyền Sài Gòn chạm súng liên tục trên hải phận Hoàng Sa, nhưng không đưa đến thương vong. Trong thời điểm đó, chính quyền Sài Gòn cũng thiết lập một sân bay nhỏ tại đảo Hoàng Sa.
Năm 1970, Hoa Kỳ và Nhật Bản ký Hiệp ước trao trả Okinawa (Okinawa Reversion Treaty) trao trả quần đảo Điếu Ngư (Diaoyu) (tức Sento Shosho hay Senkaku Retto của Nhật Bản) về dưới chủ quyền của Nhật Bản với sự phản đối của Đài Loan và Trung Quốc; và cùng năm Đô đốc Elmo Zumwalt, cựu Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ họp báo tuyên bố tại Guam rằng Hoàng Sa và Trường Sa không nằm trong chiến lược triển khai các hải đảo tiền đồn của hạm đội 7 Hoa Kỳ. Theo nhận định của Hải quân chính quyền Sài Gòn thì đây là sự kiện trao đổi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và là nguy cơ cho chính quyền Sài Gòn trong việc bảo vệ Hoàng Sa..
Năm 1971, Hải quân Trung Quốc và Hải quân chính quyền Sài Gòn tiếp tục chạm súng trên hải phận Hoàng Sa. [5] Những năm cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam, vì nhu cầu chiến trường, tiểu đoàn thủy quân lục chiến của chính quyền Sài Gòn tại Hoàng Sa được đưa vào đất liền, chỉ còn một trung đội địa phương quân trấn giữ nhóm Nguyệt Thiềm.
Năm 1973, với Hiệp định Paris, Hoa Kỳ và Đệ thất Hạm đội sau khi rút quân và thiết bị của Hoa Kỳ ra khỏi quần đảo Hoàng Sa. Như vậy Hoa Kỳ đã xem việc bảo vệ quần đảo này là việc riêng của chính quyền Sài Gòn .
Năm 1974 Bộ tư lệnh Hải quân chính quyền Sài Gòn quyết định thiết lập một phi trường trên đảo Hoàng Sa để máy bay vận tải hạng nặng C-7 Caribou có thể hạ cánh, để chuyển quân nhanh ra nhóm Nguyệt Thiềm. Khi một phái đoàn của Quân đội chính quyền Sài Gòn thăm dò một số đảo Hoàng Sa trong việc chuẩn bị thiết lập phi trường nói trên thì phát hiện ra sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc, và giao tranh xảy ra sau đó.
Thời gian: 18 tháng 1 năm 1974
Địa điểm: Quần đảo Hoàng Sa
Kết quả: Trung Quốc chiếm đóng trái phép Hoàng Sa
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến nay vẫn khẳng định chủ quyền hợp pháp đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và vùng lãnh hải liên quan trên biển Đông.
Chỉnh sửa bởi quản trị viên: