Thực sự với 1 bề dày lịch sử và tích lũy tư bản lâu năm của các hãng rượu có tiếng bên đó thì sự công phu cũng như ủ lâu năm cũng không phải vấn đề quá lớn , ảnh hưởng quá nhiều đến giá thành vì về cơ bản nó là rượu gối đầu, năm nào cũng ra được rượu, tùy thuộc mùa nho hay chất lượng hoa quả cũng như điều chỉnh trong công nghệ , đánh giá thị trường mà họ quyết định bao nhiêu phần trăm cho rươu ít tuổi, bao nhiêu phần trăm cho rượu lâu năm. Như bọn sm trồng lan, với những cây lan họ vanda cấy mô thì ít nhất phải 7-8 năm những cây này mới cho hoa bói, nếu cá nhân mình trồng những loại này nghĩ tới thời gian dài như vậy cũng oải , cho dù trồng ra hoa ai muốn mua cũng phải trả cao cho 7-8 năm của mình nhưng với những nhà vườn bên Thái thì điều đó quá bình thường, họ trồng số lượng lớn gối vụ, năm nào mà chẳng xuất được vanda, căn bản họ có kế hoạch dài hạn rồi.
Còn về tập quán ủ rượu lâu năm của nước ngoài, ngoài những vấn đề liên quan đến khí hậu đặc trưng để rượu có thời gian dịu lại cũng nhue thói quen dùng rượu màu rượu mùi thì theo em có 1 vấn đề khá quan trọng trong việc tại sao người Việt trong lịch sử rượu cuốc lủi không quan trọng vấn đề ủ rượu, đó là lương thực không dồi dào. Ngay cả gạo ăn còn thiếu thì nấu rượu là cái thứ lãng phí lương thực thì kém được ưu tiên, đã thế cả 1 đống lương thực bị ủ không dùng trong nhiều năm thì không ổn chút nào
Nhưng nhu cầu dùng rượu luôn luôn có vì thế thói quen nấu xong chỉ để thời gian ngắn rồi dùng luôn là phù hợp, ông nào ủ rượu ngâm rượu là phải có điều kiện. Ngay cả Hàn quốc, tại sao Soju khoog nấu nặng độ mà chỉ tầm 20 độ trở lại cũng vì vấn đề lịch sử, triều đình cấm rượu nặng độ để có thóc gạo mà ăn.