[Funland] Hiểu đúng về tiêm chủng

hagi94

Xe tăng
Biển số
OF-84873
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
1,287
Động cơ
421,551 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.facebook.com
Cài thớt này bổ ích quá. Tuy nhiên cần thêm thông tin từ các cụ hiểu biết vào đây để thêm thông tin cho khách quan. Trên mạng lúc có ông bác sỹ này, lúc có ông bác sỹ kia của tổ chức này kia phát biểu về Qinvaxem thế này thế nọ làm dân tình không biết đường nào mà lần cả.
 

hagi94

Xe tăng
Biển số
OF-84873
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
1,287
Động cơ
421,551 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.facebook.com
EM ko có chứng cứ gì về việc CHỈ CÓ 2 CÔNG TY ĐƯỢC NHẬP, trong khi số lượng công ty được phép nhập là rất nhiều. Hàng khan từ nguồn ạ.
Việc này em xin mạn phép mời cụ TungNguyenMD vào đây cho mấy nhời cho anh em thông não ah, việc này mà cụ phát biểu thì chắc chuẩn luôn.
Xin lỗi nếu làm phiền cụ lúc cuối năm bận rộn thế này thì cụ bỏ quá cho nhé!
 

ngu ngơ

Xe container
Biển số
OF-390448
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
5,658
Động cơ
280,563 Mã lực
Em xin quote lại bài viết của một Bs người Việt tốt nghiệp y khoa tại Mỹ:
"1. Nguồn gốc?
Quinvaxem: sản xuất tại Hàn Quốc bởi công ty Crucell, thuộc tập đoàn Johnson & Johnson, Mỹ và công ty Chiron, thuộc tập đoàn Novartis, Thuỵ Sỹ.

Pentaxim: sản xuất tại Pháp và Canada bởi công ty Sanofi Pasteur, thuộc tập đoàn Sanofi-Aventis, Pháp.

2. Đã được quốc tế công nhận chưa?
Quinvaxem: được cơ quan quản lý Thuốc và Thực Phẩm Hàn Quốc cấp giấy phép ngày 27/3/2006. Sau đó, đã được WHO sử dụng cho chương trình Tiêm Chủng Mở Rộng (TCMR bao gồm tiêm chủng chống lại 6 bệnh: yết hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, sởi, và bệnh lao) cho hơn 90 nước tính đến thời điểm hiện tại. Quinvaxem là vắc xin được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, lên đến hơn 400 triệu mũi tiêm tính đến tháng 5/2013.

Pentaxim: được cấp giấy phép lần đầu tiên năm 1997 tại Thuỵ Điển. Tính đến năm 2011, đã trên 100 triệu mũi Pentaxim được tiêm ở hơn 100 quốc gia.

3. Công dụng?
Quinvaxem: là vắc xin 5 trong 1, giúp ngừa 5 bệnh yết hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan siêu vi B, và nhiễm khuẩn Hib. Mũi vắc xin chống bại liệt sẽ được tiêm riêng.

Pentaxim: cũng là vắc xin 5 trong 1, giúp ngừa 5 bệnh yết hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, và nhiễm khuẩn Hib. Mũi vắc xin chống viêm gan siêu vi B sẽ được tiêm riêng.

4. Dành cho ai?
Quinvaxem và Pentaxim: dành cho bé từ 6 tuần tuổi đến trước 5 tuổi. Bé nên được chích mũi Quinvaxem hoặc Pentaxim 3 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1 tháng trước 1 tuổi và có thể bắt đầu chích từ khi bé 6 tuần tuổi. Mũi chích thứ 4 nên chích sau khi bé được 1 tuổi, vào khoảng 13 tháng, trễ nhất là 24 tháng.

5. Cho bé tiêm Quinvaxem và Pentaxim lẫn lộn có được không?
Năm 2005, chương trình Tiêm Chủng Quốc Gia Mỹ, thuộc Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Chống Bệnh (CDC) đã công bố nghiên cứu về việc khi cho trẻ em tiêm lẫn lộn giữa 2 loại 1.vắc xin yết hầu-uốn ván-ho gà toàn bào (tương tự như Quinvaxem), và với vắc xin yết hầu-uốn ván-ho gà vô bào (tương tự như Pentaxim). Họ đã đưa ra kết luận rằng việc tiêm lẫn lộn thuốc như thế không có gì nguy hại và đều giúp bé chống lại được bệnh ho gà tốt hơn là khi không tiêm chủng. Hơn nữa, trường hợp các bé tiêm 3 mũi toàn bào và chỉ 1 mũi vô bào thì có hiệu quả tốt hơn các trường hợp tiêm lẫn lộn còn lại.

6. Vắc xin ho gà toàn bào (TB) khác vắc xin ho gà vô bào (VB) thế nào?
Vắc xin ho gà TB (Quinvaxem): vắc xin này sử dụng tế bào của vi khuẩn ho gà đã được giết chết để kích thích tạo miễn dịch với bệnh ho gà.
Vắc xin ho gà VB (Pentaxim): vắc xin này chỉ sử dụng thành phần chính gây bệnh được chiết xuất từ tế bào của vi khuẩn ho gà để kích thích tạo miễn dịch với bệnh ho gà.
7. Vắc xin ho gà TB tốt hơn hay VB tốt hơn?
Đến thời điểm hiện tại, vắc xin ho gà VB đang dần được sử dụng ở các nước phát triển vì khả năng dung nạp của nó tốt hơn, ít gây tác dụng phụ hơn. Tuy nhiên, cũng đã có nhiều nghiên cứu về tính hiệu quả của nó khi dịch ho gà có vẻ như trở lại thường xuyên hơn từ khi sử dụng vắc xin này.
Một nghiên cứu được công bố năm 2013 của Trung Tâm Nghiên Cứu Vaccine Kaiser Permanente tại California, Mỹ trên 54,339 cá thể đã được tiêm chủng tại Trung Tâm này, do nhà khoa học Nicola Klein dẫn đầu, đã đưa ra kết luận những bé đã được tiêm 4 mũi vắc xin ho gà TB thì được bảo vệ chống lại bệnh ho gà tốt hơn những bé đã được tiêm 4 mũi vắc xin ho gà VB hay những bé đã được tiêm 4 mũi vắc xin ho gà TB và VB lẫn lộn. Và khả năng chống lại bệnh ho gà của bé càng giảm khi số lần tiêm vắc xin ho gà TB của bé càng ít.
Một số nghiên cứu khác tương tự ở các nước khác trên thế giới (Úc, Ấn Độ, v...v...) cũng đưa kết luận tương tự.
Như thế có nghĩa là vắc xin ho gà VB (Pentaxim) tuy ít gây tác dụng phụ hơn nhưng lại không giúp bảo vệ bé chống lại bệnh ho gà tốt bằng vắc xin ho gà TB (Quinvaxem).

8. Đã có bao nhiêu ca tử vong trên thế giới sau khi tiêm?
Quinvaxem: một số ca tử vong ở Bhutan, Sri Lanka, Pakistan, Ấn Độ và Việt Nam. Theo điều tra của Tổ Chức Sức Khoẻ Thế Giới (WHO) và ban chuyên gia quốc tế thì đều không phải do vắc xin Quinvaxem.

Việt Nam bắt đầu sử dụng Quinvaxem do WHO tài trợ từ tháng 6/2010. Từ tháng 10/2012 đến 3/2013 có 12 ca tử vong sau khi được tiêm mũi Quinvaxem. Do đó, Bộ Y Tế Việt Nam đã ngừng sử dụng Quinvaxem cho đến tháng 10/2013, khi chuyên gia độc lập quốc tế, chuyên gia của WHO, và chuyên gia của Việt Nam khẳng định là 12 ca tử vong kể trên không do Quinvaxem.
Từ khi Quinvaxem được dùng lại đến nay, có 9 ca tử vong sau khi tiêm vắc xin này, trong đó 6 ca đã được xác nhận không do vắc xin, 1 ca vào tháng 9/2015 chưa rõ nguyên nhân và 2 ca vào tháng 10/2015 do sốc phản vệ, có thể là do vắc xin, dẫn đến tử vong.

Pentaxim: có nguồn tin cho rằng đã có một số ca tử vong ở Ukraina sau khi tiêm Pentaxim vào năm 2009. Tất cả các ca tử vong ở Ukraina đều được kết luận là không do vắc xin.

Pentacel, phiên bản của Pentaxim tại Mỹ, được cấp giấy phép tại Mỹ từ ngày 20/6/2008. Trước đó trong quá trình thử nghiệm Pentacel tại Mỹ, đã có 4 ca tử vong nhưng đều đã được kết luận là không phải do Pentacel.

Từ 20/6/2008 đến 21/10/2009, đã có 170 ca nguy kịch, trong đó, 26 ca dẫn đến tử vong của trẻ từ 6 tuần tuổi đến 4 tuổi được báo cáo sau khi tiêm Pentacel. Đây là thông tin lấy từ bản báo cáo ngày 19/2/2010 của Cơ Quan Thực Phẩm và Thuốc của Mỹ (FDA) về những trường hợp sức khoẻ nguy kịch hay tử vong đã xảy ra sau khi tiêm Pentacel.
Trong 26 ca tử vong đó, 12 ca là do đột tử không lý do (SIDS), 2 ca do những điều kiện di truyền bẩm sinh, 2 ca do nhiễm trùng đường hô hấp, 2 ca do ngộp thở, 2 ca không rõ lý do, 1 ca do thiếu oxy lên não, 1 ca do tim ngừng đập không rõ nguyên do, 1 ca do cơ tim giãn nở, 1 ca không có thông tin, và 2 ca thông tin chưa xác minh.
Bản báo cáo này đã kết luận không có gì mới đáng lo ngại về việc tiếp tục sử dụng Pentacel, do đó, Pentacel vẫn được sử dụng cho chương trình tiêm chủng của Mỹ đến thời điểm hiện tại.
(Nguồn: http://www.fda.gov/downloads/AdvisoryCommittees/CommitteesMeetingMaterials/PediatricAdvisoryCommittee/UCM204739.pdf)

9. Sốc phản vệ là gì?
Đây là sự phản ứng thái quá của hệ miễn dịch của cơ thể với bất kỳ thứ gì mà cơ thể cho là "lạ" và không muốn tiếp nhận. Sốc phản vệ thường xảy ra do thức ăn, thậm chí như là quả mận, hay rau cải, những thứ bạn ăn mỗi ngày trước khi sốc phản vệ xảy ra. Do đó, rất khó để dự đoán khi nào thì sốc phản vệ xảy ra, và nếu không chữa trị kịp thời thì có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng. Điều may mắn là sốc phản vệ không xảy ra thường xuyên, và do đó, số ca tử vong do sốc phản vệ gây ra cũng rất thấp.
Như thế để hiểu rằng khả năng bị sốc phản vệ hay hiểu đơn giản là dị ứng với vắc xin là hoàn toàn có thể, cho dù đó là bất kỳ loại vắc xin nào, Quinvaxem hay Pentaxim.

10. Tỷ lệ tử vong như thế là nhiều hay ít?
Theo thống kê của WHO, ở Việt Nam, năm 2013, tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi do các nguyên nhân khác nhau như sau:
Tiêu chảy: 12%
Viêm nhiễm đường hô hấp: 11%
Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh : 6%
Tai nạn/thương tật: 3%
Bệnh sởi: 2%
Quinvaxem (giả sử 15 ca tử vong năm 2013 sau khi tiêm là do vắc xin): 0.00009% (15/1,600,000 trẻ).

Như thế, tỷ lệ tử vong do Quinvaxem nếu có thì cũng là thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp hay tiêu chảy gây ra.

Theo cơ quan Sức Khoẻ Cộng Đồng Anh, số ca tử vong trung bình mỗi năm trước và sau khi vắc xin phòng bệnh tương ứng được sử dụng như sau:
Căn bệnh Trước Sau
Yết hầu 4000 0
Uốn ván 200 0
Ho gà 1500 3
Bại liệt 700 0
Hib 30 0
Tổng cộng 6430 3

11. Miễn dịch cộng đồng có thật không?
Khi con bạn chơi với nhiều đứa trẻ nghịch bẩn lấm bùn đất, thì khả năng con bạn bị lấm bùn đất đương nhiên sẽ cao hơn là khi con bạn chơi với những đứa trẻ sạch sẽ. Miễn dịch cộng đồng cũng thế!

Khi có nhiều đứa bé tiêm chủng thì sẽ tránh được sự "lấm bùn" của bệnh trong khu dân cư, nên khi con bạn ở trong khu dân cư đó sẽ thường xuyên "sạch," không bị lây nhiễm ngay cả khi không hoặc chưa chích ngừa. Còn nếu đa số các bé ở khu dân cư không chích ngừa, cơ thể dễ dàng bị bệnh hay "lấm bùn," thì khả năng các bé đó lây bệnh làm "bẩn" con bạn là rất cao, ngay cả khi bé đã được chích ngừa, hay trong ví dụ này là "đã được tắm sạch sẽ."

Bằng chứng: ở các nước phát triển, điển hình là Mỹ, trẻ em không cần chích ngừa lao (mũi tiêm BCG) nữa vì cộng đồng của họ đã "sạch" đủ để khiến khả năng bị lao của con em họ là gần như không còn.

Do đó, khi bạn không cho bé chích ngừa thì không những bạn đang gây nguy hiểm tính mạng cho bé mà còn là cho cả các bé khác và những người sống quanh bạn nữa! "
 

ngu ngơ

Xe container
Biển số
OF-390448
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
5,658
Động cơ
280,563 Mã lực
Trả lời cho câu hỏi Nên chọn P hay Q:
""Tại sao P bị hạn chế nhập ở Việt Nam?" - theo các nhà chức trách của chương trình TCMR thì P không bị hạn chế nhập ở VN, còn thực hư thế nào thì mình không biết. Tuy nhiên, mình có thể đưa thêm thông tin để bạn hiểu:
1. P mắc hơn rất nhiều so với Q (500 ngàn vs. 77 ngàn) nên nếu gia đình bạn không thuộc loại khá giả thì việc cho con chích P là một vấn đề không đơn giản.
2. Để thay thế P hoàn toàn cho Q là điều cực khó vì mỗi năm có khoảng 1.6 triệu trẻ em Việt cần được tiêm chủng 4 mũi như thế. Nếu thay thế như vậy, thì chính phủ Việt Nam sẽ phải tự bỏ tiền ra, và đó là một khoản không hề nhỏ cho một nước đang phát triển. Đó cũng là những lý do tại sao WHO sử dụng Q cho chương trình TCMR để tài trợ vắc xin miễn phí cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
3. Sản xuất vắc xin là một ngành công nghiệp không đem lại lợi nhuận cao nên số hãng sản xuất vắc xin ngày càng giảm, và đẩy áp lực cung cấp vắc xin lên các hãng lớn còn trụ lại, trong đó có hãng Sanofi Pasteur. Do đó, việc sản xuất vắc xin không kịp nhu cầu là dễ hiểu.
4. Năm 2013, hãng Sanofi Pasteur bị một số trục trặc ở cơ sở sản xuất tại Toronto, Canada dẫn đến việc vắc xin Pentacel, phiên bản của Pentaxim ở Mỹ, bị thiếu hụt. Do đó, việc Pentaxim bị thiếu hụt cũng không nằm ngoài khả năng là do những sự cố ngoài dự đoán trong khâu sản xuất.
5. Nhà sản xuất dựa trên nhu cầu dự đoán của các nước sử dụng để sản xuất lượng vắc xin phù hợp. Từ năm 2010, Việt Nam bắt đầu sử dụng Q đại trà, cung cấp miễn phí bởi chương trình TCMR nên nhu cầu tiêm P có lẽ giảm nhiều, và do đó nhà sản xuất cũng giảm lượng P cung cấp cho thị trường Việt Nam. Đến khi có những ca tử vong bị nghi ngờ do Q gây ra thì nhu cầu tiêm P mới tăng đột biến, và do đó, nhà sản xuất không thích ứng kịp, dẫn đến khan hiếm thuốc là điều dễ hiểu"
 

xdvn

Xe tải
Biển số
OF-4849
Ngày cấp bằng
19/5/07
Số km
497
Động cơ
550,630 Mã lực
Hãy lịch sự và cho mọi người thấy mình có văn hoá tranh luận!
e vẫn lịch sự hỏi cụ có dẫn chứng gì cho nghi ngờ của cụ ko ?

cụ lảng đi sang vấn đề khác làm gì việc đấy để e.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Quin: Được cơ quan quản lý Thuốc và Thực Phẩm Hàn Quốc cấp giấy phép ngày 27/3/2006, sau đó, đã được WHO sử dụng cho chương trình Tiêm Chủng Mở Rộng. Quinvaxem là vắc xin được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, lên đến hơn 400 triệu mũi tiêm tính đến tháng 5/2013.

Pen: Được cấp giấy phép lần đầu tiên năm 1997 tại Thuỵ Điển. Tính đến năm 2011, đã trên 100 triệu mũi Pentaxim được tiêm ở hơn 100 quốc gia.

Cơ thể đánh trận thật (nguyên bào) với đánh trận giả (vô bào), cái nào sản sinh ra kháng thể tốt hơn vẫn đang là cuộc tranh luận giữa các nhà khoa học hàng đầu thế giới, chúng ta không có quyền kết luận thay cộng đồng.

Hãy hiểu rộng hơn chút nữa về Tiêm chủng mở rộng: Nó tạo ra miễn dịch cộng đồng. Nghĩa là: Khi môi trường sạch thì con người cũng sạch. Khi cộng đồng khỏe thì mỗi cá nhân cũng không còn nguy cơ mắc bệnh.

Quin được lựa chọn cho Việt Nam bởi yếu tố phù hợp thể chất, phù hợp tiền bạc....Nó giúp tạo miễn dịch cộng đồng tốt khi 80% dân số Việt Nam đang sống không phải ở đô thị. Pen không đáp ứng được những yêu cầu phổ thông như Quin nên không có trong Tiêm chủng mở rộng.

Sang năm biết đâu lại có thứ khác ngoài Quin phù hợp cho TGMR thì sao?

Pen hay In, hay gì gì nữa.... là lựa chọn cho 20% dân số còn lại. Điều này chả có gì sai.

Quan trọng là ta phải hiểu đúng, đừng để cộng đồng có những thông tin sai lệch.
 

Warren Bocphet

Xe tải
Biển số
OF-12938
Ngày cấp bằng
30/1/08
Số km
293
Động cơ
522,814 Mã lực
đưa bé đi xếp hàng để tiêm phải nói là khổ hơn đánh vật
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Em thấy nhiều bậc cha mẹ mới chỉ hiểu chung chung là "đi tiêm vắc-xin" chứ chưa hiểu vắc-xin ấy chữa những gì đâu.

Ví dụ 5 trong 1 của Pen là 5 cái gì. 6 trong 1 của In là những bệnh gì, khác gì với Quin?

Rõ điều này sẽ có lựa chọn đúng.

Và nếu ko phòng được 5 bệnh 1 lúc thì phòng 3 bệnh (vắc-xin 3 trong 1), sau đó lại thêm 2 bệnh nữa (2 trong 1). Tại sao không chọn thế mà cứ nhất thiết phải 5 trong 1 hay 6 trong 1, khi không tin tưởng Quin?
 

xdvn

Xe tải
Biển số
OF-4849
Ngày cấp bằng
19/5/07
Số km
497
Động cơ
550,630 Mã lực
Em thấy nhiều bậc cha mẹ mới chỉ hiểu chung chung là "đi tiêm vắc-xin" chứ chưa hiểu vắc-xin ấy chữa những gì đâu.
e thấy cụ vẫn cứ ba hoa linh tinh, có cụ gì đó đã bảo tốt nhất ko nên mở thớt có lý của nó.

vắc xin thì chả chữa đc bệnh gì cả.
 

xdvn

Xe tải
Biển số
OF-4849
Ngày cấp bằng
19/5/07
Số km
497
Động cơ
550,630 Mã lực
Em xin quote lại bài viết của một Bs người Việt tốt nghiệp y khoa tại Mỹ:
e khẳng định với cụ đây là bài viết linh tinh ko giá trị, bỏ cái mác y khoa Mỹ ra ko dọa đc ai đâu.

hình như cũng bài viết này đốc tờ chính OF cũng lôi về và bị oánh cho te tua giờ im lặng là vàng rồi cụ ạ .
 

taychoiboi

Xe tải
Biển số
OF-70268
Ngày cấp bằng
9/8/10
Số km
208
Động cơ
430,220 Mã lực
khi nào các cụ có con bé các cụ mới hiểu đang chơi khỏe mạnh mà tiêm con hàn quốc vào nó lăn ra ổm khóc lóc cả đêm, dùng hàng free nó khổ thế, cả nhà gác hết việc lại lo cho nó, nó sốt cao khóc cả đêm các cụ có chịu đc ko, chả lẽ các cụ mang xe ủi lên ủi hết cái bộ y tế đi
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
e thấy cụ vẫn cứ ba hoa linh tinh, có cụ gì đó đã bảo tốt nhất ko nên mở thớt có lý của nó.

vắc xin thì chả chữa đc bệnh gì cả.
khi nào các cụ có con bé các cụ mới hiểu đang chơi khỏe mạnh mà tiêm con hàn quốc vào nó lăn ra ổm khóc lóc cả đêm, dùng hàng free nó khổ thế, cả nhà gác hết việc lại lo cho nó, nó sốt cao khóc cả đêm các cụ có chịu đc ko, chả lẽ các cụ mang xe ủi lên ủi hết cái bộ y tế đi
Đây ạ, cụ này là một trong những người chưa hiểu hết về vắc-xin đây ạ.

Cho em hỏi cụ taychoiboi, ngày bé cụ được tiêm vắc-xin xong thì thế nào ạ? Cụ có được kể lại không ạ?

Ngoài cái "con Hàn Quốc" kia thì bé nhà cụ sau khi tiêm những vắc-xin khác có bị sốt không ạ?
 

xakhoi

Xe máy
Biển số
OF-363193
Ngày cấp bằng
16/4/15
Số km
57
Động cơ
248,141 Mã lực
Cháu có tí ý kiến thế này, cãi nhau là phải trên quan điểm khoa học, thế giới nó đã chứng minh theo cơ sở khoa học là an toàn, đã thử nghiệm lâm sàng đầy đủ, lẽ nào các cụ lại không tin?
Còn thực tế như ở VN chẳng hạn, tỉ lệ tử vong do Q cao hoàn toàn có thể bị can thiệp bởi con người.
Em luận theo thuyết âm mưu ví dụ như tuồn hàng giả vào để gây tỉ lệ tử vong để phá hoại chương trình tiêm chủng mở rộng thì sao?
Tại sao tỉ lệ tử vong lại không phân bố đều? Tại sao có nơi chết hàng loạt? có nơi không chết ca nào? Ai được lợi?
 

xedieu

Xe cút kít
Biển số
OF-24289
Ngày cấp bằng
17/11/08
Số km
18,125
Động cơ
491,357 Mã lực
Nơi ở
VTC1
e vẫn lịch sự hỏi cụ có dẫn chứng gì cho nghi ngờ của cụ ko ?

cụ lảng đi sang vấn đề khác làm gì việc đấy để e.
Em trả lời cụ lần cuối, và cũng nhắc lại lần cuối là em không muốn tranh luận với 1 người nguỵ biện như cụ:

1. Cụ cho rằng BS Tuấn nói "mấy chục năm tiêm chủng không có tử vong". Em cũng muốn tin vào điều đó nhưng cần có bằng chứng số liệu bởi BS Tuấn không phải là chân lý. Cụ ngụy biện bằng cách đẩy gánh nặng bằng chứng chứng minh điều đó sang cho người tranh luận. Dạng ngụy biện này sách giáo khoa về ngụy biện có hẳn 1 chương. Cụ có hiểu không ạ?

2. Cụ cho rằng BS Tuấn là người có chuyên môn nên phát ngôn là chuẩn. Đây là ngụy biện dựa vào người nổi tiếng như em đã nói mấy trang trước. Dạng ngụy biện này sách giáo khoa về ngụy biện cũng có hẳn nửa chương. Và cũng xin thưa với cụ là bà BT BYT cũng là dân có chuyên môn, không những vậy còn là dân xuất thân từ vaccine, nhưng em cũng không tin tất cả những điều bà ấy nói. Cụ có hiểu không ạ?

Cuối cùng, nguyện vọng của em là chấm dứt tranh luận với cụ vì cách tranh luận của cụ không đúng phương pháp. Hết!

P/S: Xin lỗi các cụ khác vì đã làm thớt lan man!
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
23,332
Động cơ
585,441 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Trả lời cho câu hỏi Nên chọn P hay Q:
""Tại sao P bị hạn chế nhập ở Việt Nam?" - theo các nhà chức trách của chương trình TCMR thì P không bị hạn chế nhập ở VN, còn thực hư thế nào thì mình không biết. Tuy nhiên, mình có thể đưa thêm thông tin để bạn hiểu:
1. P mắc hơn rất nhiều so với Q (500 ngàn vs. 77 ngàn) nên nếu gia đình bạn không thuộc loại khá giả thì việc cho con chích P là một vấn đề không đơn giản.
2. Để thay thế P hoàn toàn cho Q là điều cực khó vì mỗi năm có khoảng 1.6 triệu trẻ em Việt cần được tiêm chủng 4 mũi như thế. Nếu thay thế như vậy, thì chính phủ Việt Nam sẽ phải tự bỏ tiền ra, và đó là một khoản không hề nhỏ cho một nước đang phát triển. Đó cũng là những lý do tại sao WHO sử dụng Q cho chương trình TCMR để tài trợ vắc xin miễn phí cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
3. Sản xuất vắc xin là một ngành công nghiệp không đem lại lợi nhuận cao nên số hãng sản xuất vắc xin ngày càng giảm, và đẩy áp lực cung cấp vắc xin lên các hãng lớn còn trụ lại, trong đó có hãng Sanofi Pasteur. Do đó, việc sản xuất vắc xin không kịp nhu cầu là dễ hiểu.
4. Năm 2013, hãng Sanofi Pasteur bị một số trục trặc ở cơ sở sản xuất tại Toronto, Canada dẫn đến việc vắc xin Pentacel, phiên bản của Pentaxim ở Mỹ, bị thiếu hụt. Do đó, việc Pentaxim bị thiếu hụt cũng không nằm ngoài khả năng là do những sự cố ngoài dự đoán trong khâu sản xuất.
5. Nhà sản xuất dựa trên nhu cầu dự đoán của các nước sử dụng để sản xuất lượng vắc xin phù hợp. Từ năm 2010, Việt Nam bắt đầu sử dụng Q đại trà, cung cấp miễn phí bởi chương trình TCMR nên nhu cầu tiêm P có lẽ giảm nhiều, và do đó nhà sản xuất cũng giảm lượng P cung cấp cho thị trường Việt Nam. Đến khi có những ca tử vong bị nghi ngờ do Q gây ra thì nhu cầu tiêm P mới tăng đột biến, và do đó, nhà sản xuất không thích ứng kịp, dẫn đến khan hiếm thuốc là điều dễ hiểu"
Cảm ơn cụ, thông tin rất bổ ích.
 

ung_dung_tu_tai

Xe điện
Biển số
OF-46295
Ngày cấp bằng
12/9/09
Số km
2,881
Động cơ
480,310 Mã lực
Quin: Được cơ quan quản lý Thuốc và Thực Phẩm Hàn Quốc cấp giấy phép ngày 27/3/2006, sau đó, đã được WHO sử dụng cho chương trình Tiêm Chủng Mở Rộng. Quinvaxem là vắc xin được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, lên đến hơn 400 triệu mũi tiêm tính đến tháng 5/2013.

Pen: Được cấp giấy phép lần đầu tiên năm 1997 tại Thuỵ Điển. Tính đến năm 2011, đã trên 100 triệu mũi Pentaxim được tiêm ở hơn 100 quốc gia.

Cơ thể đánh trận thật (nguyên bào) với đánh trận giả (vô bào), cái nào sản sinh ra kháng thể tốt hơn vẫn đang là cuộc tranh luận giữa các nhà khoa học hàng đầu thế giới, chúng ta không có quyền kết luận thay cộng đồng.

Hãy hiểu rộng hơn chút nữa về Tiêm chủng mở rộng: Nó tạo ra miễn dịch cộng đồng. Nghĩa là: Khi môi trường sạch thì con người cũng sạch. Khi cộng đồng khỏe thì mỗi cá nhân cũng không còn nguy cơ mắc bệnh.

Quin được lựa chọn cho Việt Nam bởi yếu tố phù hợp thể chất, phù hợp tiền bạc....Nó giúp tạo miễn dịch cộng đồng tốt khi 80% dân số Việt Nam đang sống không phải ở đô thị. Pen không đáp ứng được những yêu cầu phổ thông như Quin nên không có trong Tiêm chủng mở rộng.

Sang năm biết đâu lại có thứ khác ngoài Quin phù hợp cho TGMR thì sao?

Pen hay In, hay gì gì nữa.... là lựa chọn cho 20% dân số còn lại. Điều này chả có gì sai.

Quan trọng là ta phải hiểu đúng, đừng để cộng đồng có những thông tin sai lệch.
Cái vấn đề ở đây là thông tin rõ ràng để dân không mất lòng tin.
Ví dụ: ai cũng công nhận là tỷ lể rủi ro ( chấp nhận ở mức tửng vong) là 4.5/1triệu. Thế giới người ta chấp nhận, VN cũng chấp nhận. Nên khi có những trường hợp tử vong, nếu như do VC ( bất kể loại gì, Q hay P) mà nó không vượt quá cái giới hạn mà đã được công bố trước thì có lẽ cũng không thắc mắc nhiều.
Nhưng theo kết luận thì sau khi sử dụng tới mấy chục triệu liều Q; có khá nhiều cháu ( trung bình những năm gần đây là 9 trường hợp/năm) tử vong mà có những yếu tố liên quan đến việc sử dung Q. Nhưng TÂT CẢ CÁC TRƯỜNG HỢP NÀY ĐỀU ĐƯỢC KẾT LUẬN LÀ KHÔNG PHẢI DO Q.
Như vậy nghĩa là theo kết luận đó thì viêc tiên Q ở VN là an toàn 100% đối với cả mấy chục triệu mũi tiêm đó - Điều này là người dân không tin, mà sự không tin này là có cơ sở.
Khi đã không có niềm tin, mất niềm tin thì nói gì với nhau cũng khó.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Cái vấn đề ở đây là thông tin rõ ràng để dân không mất lòng tin.
Ví dụ: ai cũng công nhận là tỷ lể rủi ro ( chấp nhận ở mức tửng vong) là 4.5/1triệu. Thế giới người ta chấp nhận, VN cũng chấp nhận. Nên khi có những trường hợp tử vong, nếu như do VC ( bất kể loại gì, Q hay P) mà nó không vượt quá cái giới hạn mà đã được công bố trước thì có lẽ cũng không thắc mắc nhiều.
Nhưng theo kết luận thì sau khi sử dụng tới mấy chục triệu liều Q; có khá nhiều cháu ( trung bình những năm gần đây là 9 trường hợp/năm) tử vong mà có những yếu tố liên quan đến việc sử dung Q. Nhưng TÂT CẢ CÁC TRƯỜNG HỢP NÀY ĐỀU ĐƯỢC KẾT LUẬN LÀ KHÔNG PHẢI DO Q.
Như vậy nghĩa là theo kết luận đó thì viêc tiên Q ở VN là an toàn 100% đối với cả mấy chục triệu mũi tiêm đó - Điều này là người dân không tin, mà sự không tin này là có cơ sở.
Khi đã không có niềm tin, mất niềm tin thì nói gì với nhau cũng khó.
Việt Nam sử dụng đến 4.500.000 liều/1.5 triệu trẻ, còn tiêm vắc xin Pentaxim chỉ đạt 100.000 liều/33 nghìn trẻ.

Theo các chuyên gia, nhìn vào con số này cho thấy tỷ lệ tiêm Pentaxim là vô cùng thấp so với Quinvaxem.

Vì thế, về lý thuyết, các ca phản ứng gặp liên quan đến Quinvaxem đương nhiên nhiều hơn nhiều lần Pentaxim, vì tỉ lệ Pentaxim là quá thấp.
 

xdvn

Xe tải
Biển số
OF-4849
Ngày cấp bằng
19/5/07
Số km
497
Động cơ
550,630 Mã lực
1. Cụ cho rằng BS Tuấn nói "mấy chục năm tiêm chủng không có tử vong". Em cũng muốn tin vào điều đó nhưng cần có bằng chứng số liệu bởi BS Tuấn không phải là chân lý. Cụ ngụy biện bằng cách đẩy gánh nặng bằng chứng chứng minh điều đó sang cho người tranh luận. Dạng ngụy biện này sách giáo khoa về ngụy biện có hẳn 1 chương. Cụ có hiểu không ạ?

2. Cụ cho rằng BS Tuấn là người có chuyên môn nên phát ngôn là chuẩn. Đây là ngụy biện dựa vào người nổi tiếng như em đã nói mấy trang trước. Dạng ngụy biện này sách giáo khoa về ngụy biện cũng có hẳn nửa chương. Và cũng xin thưa với cụ là bà BT BYT cũng là dân có chuyên môn, không những vậy còn là dân xuất thân từ vaccine, nhưng em cũng không tin tất cả những điều bà ấy nói. Cụ có hiểu không ạ?
những cái lan man của cụ thì cụ có vẻ giỏi.

còn về tranh luận cụ cũng có lý, nếu cụ có dẫn chứng bảo vệ đc nghi ngờ của cụ.

dựa trên một cái nghi ngờ ko có cơ sở để khẳng định thì phương pháp của cụ là chuẩn rồi e ko có ý kiến gì. ngay từ đầu e đã xác định là bịt mắt bịt tai rồi mà.
 

ung_dung_tu_tai

Xe điện
Biển số
OF-46295
Ngày cấp bằng
12/9/09
Số km
2,881
Động cơ
480,310 Mã lực
Việt Nam sử dụng đến 4.500.000 liều/1.5 triệu trẻ, còn tiêm vắc xin Pentaxim chỉ đạt 100.000 liều/33 nghìn trẻ.

Theo các chuyên gia, nhìn vào con số này cho thấy tỷ lệ tiêm Pentaxim là vô cùng thấp so với Quinvaxem.

Vì thế, về lý thuyết, các ca phản ứng gặp liên quan đến Quinvaxem đương nhiên nhiều hơn nhiều lần Pentaxim, vì tỉ lệ Pentaxim là quá thấp.
Nhưng tất cả những trường hợp tử vong do liên quan đến việc tiêm Q đều ĐÃ ĐƯỢC KẾT LUẬN LÀ KHÔNG PHẢI DO VC
Thế nghĩa là ở VN ta, còn tốt hơn thế giới là AN TOÀN 100% đối với 4.5 triệu liều. Điều này là rất khó để tin được.
Giả sử với 4.5 triệu liều đã sử dụng có dăm bảy trường hợp rủi ro, xấu số thì dù rất đáng tiếc nhưng cũng không phải là điều bất bình thường.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top