Hiểu đúng về Điều 9 "Người tggt phải đi bên phải theo chiều đi của mình"

Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,795
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cảm ơn kụ Chinhatm nhiều.
Xin đi từng phần một, kụ nhé.
Nhà cháu xin trao đổi cùng kụ về sự khác nhau cơ bản giữa 2 khái niệm "đi bên phải" và "đi về bên phải" nêu tại điểm 1 ở trên.

a- Kụ cho rằng "đi về bên phải" = "đi càng sát mép bên phải đường càng tốt", nên nhà cháu xin thay các chữ "đi về bên phải" bằng các chữ "càng sát mép bên phải đường càng tốt"

b- Vì nhà cháu mới tùm thấy một số thông tin liên quan đến Luật gtđb Singapore, rõ ràng dễ hiểu, về 2 khái niệm này, mà Singapore lại là nước "đi bên trái".
Nếu chúng ta dùng chữ "trái" của Spore thay cho chữ "phải" trong luật Vn để trao đổi tiếp, xem các nước "đi bên trái" quan niệm thế nào về chữ "đi bên trái", có khác với chữ "đi càng sát mép bên trái đường càng tốt", thì có được hay không?

Nếu kụ đồng ý, vấn đề chúng ta cần trao đổi là:

1- so sánh chữ "đi bên trái" và chữ "đi càng sát mép bên trái đường càng tốt":
nhà cháu nói chúng khác xa nhau,
kụ nói chúng chỉ khác nhau chút ít, còn là giống nhau.
Kết luận về 1- ở trên sẽ được áp dụng để cùng thống nhất xem "đi bên phải" giống hay khác "đi càng sát mép bên phải đường càng tốt".

Như vậy được chứ kụ?


Sgb345 nói:
Xin cảm ơn kụ đã phản biện.

Nhà cháu hiểu sự khác biệt quan điểm giữa chúng ta ở 2 điểm sau, không biết có đúng không. Mong kụ cho biết nhé.

1- Kụ chưa công nhận 2 thuật ngữ "đi bên phải" và "đi về bên phải" là 2 thuật ngữ hoàn toàn khác nhau.
2- Kụ cho rằng "đi bên phải" = "đi về bên phải" = "đi càng sát mép bên phải đường càng tốt", nếu không sẽ phạm luật, kể cả khi không có xe chạy nhanh hơn đang ở phía sau.
1. Đúng thế bác ạ. Hai khai niệm này có khác nhau chút ít, nhưng không hoàn toàn khác nhau, một cái mang nghĩa tổng quát, một cái mang nghĩa cụ thể.
2. Đúng thế bác ạ. Về cơ bản thì 3 cái đó giống nhau, nhưng cũng như bên trên tôi đã nói, một cái mang nghĩa tổng quát, một cái mang nghĩa cụ thể và một cái cụ thể hơn nữa
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,795
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Vâng, gạch đầu dòng thứ hai đã trả lời gạch đầu dòng thứ nhất rồi kụ ạ.
Cảm ơn kụ.
Cách hiểu Khoản 3 Điều 9 như kụ trích trong khung màu xanh ở trên là quan điểm nhà cháu cho là đúng,mnhuw nhà cháu đã viết tại còm đầu tiên của thớt này.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Cảm ơn kụ.
Cách hiểu Khoản 3 Điều 9 như kụ trích trong khung màu xanh ở trên là quan điểm nhà cháu cho là đúng,mnhuw nhà cháu đã viết tại còm đầu tiên của thớt này.
Ối dồi ôi, cụ đã dành tương đối công sức thớt này và hình như đã hơi nhọc. Đề nghị cụ nghỉ ngơi tĩnh dưỡng trước khi trao đổi tiếp ạ. :D
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,063
Động cơ
566,260 Mã lực
Cảm ơn kụ Chinhatm nhiều.
Xin đi từng phần một, kụ nhé.
Nhà cháu xin trao đổi cùng kụ về sự khác nhau cơ bản giữa 2 khái niệm "đi bên phải" và "đi về bên phải" nêu tại điểm 1 ở trên.

a- Kụ cho rằng "đi về bên phải" = "đi càng sát mép bên phải đường càng tốt", nên nhà cháu xin thay các chữ "đi về bên phải" bằng các chữ "càng sát mép bên phải đường càng tốt"

b- Vì nhà cháu mới tùm thấy một số thông tin liên quan đến Luật gtđb Singapore, rõ ràng dễ hiểu, về 2 khái niệm này, mà Singapore lại là nước "đi bên trái".
Nếu chúng ta dùng chữ "trái" của Spore thay cho chữ "phải" trong luật Vn để trao đổi tiếp, xem các nước "đi bên trái" quan niệm thế nào về chữ "đi bên trái", có khác với chữ "đi càng sát mép bên trái đường càng tốt", thì có được hay không?

Nếu kụ đồng ý, vấn đề chúng ta cần trao đổi là:

1- so sánh chữ "đi bên trái" và chữ "đi càng sát mép bên trái đường càng tốt":
nhà cháu nói chúng khác xa nhau,
kụ nói chúng chỉ khác nhau chút ít, còn là giống nhau.
Kết luận về 1- ở trên sẽ được áp dụng để cùng thống nhất xem "đi bên phải" giống hay khác "đi càng sát mép bên phải đường càng tốt".

Như vậy được chứ kụ?
Bác cứ tiếp tục thôi, tuy nhiên đừng xa rời vấn đề giao thông đường bộ, và cũng đừng quá xa rời luật của VN đã được ban hành.
Còn nữa, như ban đầu tôi đã đặt câu hỏi, không hiểu bác đưa ra thớt này nhằm mục đích gì. Để chứng minh rằng không cần đi sát bên phải đường, mà có thể nghênh ngang giữa đường?
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,795
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Bác cứ tiếp tục thôi, tuy nhiên đừng xa rời vấn đề giao thông đường bộ, và cũng đừng quá xa rời luật của VN đã được ban hành.
...

Đây nè, bác ui.

Trích Luật GTĐB Singapore, bản mới nhất, hiệu lực từ 14/10/2014.

Nhận xét:
- Singapore là quốc gia áp dụng hệ thống "đi bên trái"
- Thực tại, Singapore là một xã hội hiện đại, luật lệ chặt chẽ rõ ràng, chính phủ hiệu quả.

Từ bản Luật GTĐB trên mạng, nhà cháu lược dịch 2 phần nhỏ, liên quan trực tiếp tới 2 khái niệm chúng đa đang trao đổi.

Kết quả:

a- "Đi bên Trái": Luật Singapore quy định "Đi bên Trái" là "Phương tiện đi trên phần mặt đường tính từ tim đường tới mép bên trái của đường bộ, (có nghĩa là nửa mặt đường bên phải dành cho xe của chiều ngược lại).
Như vậy, "Đi bên trái" không phải là "đi càng sát mép bên trái đường càng tốt" (xem phần lược dịch của nội dung trong ô màu đỏ)

b- Trường hợp nào "phương tiện phải đi gần về mép trái đường bộ"?
Luật Singapore quy định "chỉ khi xe chạy với tốc độ thấp mới phải đi càng gần về phía mép bên trái đường bộ".
(Xem phần lược dịch của nội dung ô màu xanh)
(Chú ý: luật dùng chữ "tốc độ thấp", không phải chữ "tốc độ thấp hơn")



--------
Dẫn chứng:

Lược dịch ô màu đỏ:
Phải điều khiển phương tiện đi trên phần mặt đường nằm giữa tâm đường tới mép bên trái của đường bộ
3. Từng phương tiện phải được điều khiển bình thường đi trên phần mặt đường nằm giữa tâm đường và mép bên trái đường bộ; và, khi vượt bất kì phương tiện nào khác, trừ các trường hợp cụ thể nêu trong Luật này, chỉ được để phương tiện bị vượt tụt lại tại phía bên trái hoặc thành gần nhất của xe mình và phải tránh gây bất tiện hay nguy hiểm cho bất kì người hay phương tiện nào khác (ghi chú: có nghĩa chỉ được vượt về bên phải xe kia)


Lược dịch ô màu xanh:
Phải điều khiển phương tiện đi gần phía mép trái đường
5.- (1) Phương tiện đang di chuyển với tốc độ thấp phải được điều khiển đi càng gần về phía bên trái đường càng tốt.
(2) Phương tiện phải luôn luôn được điều khiển sao cho không gây cản trở các phương tiện đang di chuyển với tốc độ nhanh hơn.






Link: http://statutes.agc.gov.sg/aol/search/display/view.w3p;page=0;query=DocId:"0297986b-aff0-46b9-8c99-2fd9edc15c78" Status:inforce Depth:0;rec=0
 
Chỉnh sửa cuối:

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,063
Động cơ
566,260 Mã lực
Đây nè, bác ui.

Trích Luật GTĐB Singapore, bản mới nhất, hiệu lực từ 14/10/2014.

Nhận xét:
- Singapore là quốc gia áp dụng hệ thống "đi bên trái"
- Thực tại, Singapore là một xã hội hiện đại, luật lệ chặt chẽ rõ ràng, chính phủ hiệu quả.

Từ bản Luật GTĐB trên mạng, nhà cháu lược dịch 2 phần nhỏ, liên quan trực tiếp tới 2 khái niệm chúng đa đang trao đổi.

Kết quả:

a- "Đi bên Trái": Luật Singapore quy định "Đi bên Trái" là "Phương tiện đi trên phần mặt đường tính từ tim đường tới mép bên trái của đường bộ, (có nghĩa là nửa mặt đường bên phải dành cho xe của chiều ngược lại).
Như vậy, "Đi bên trái" không phải là "đi càng sát mép bên trái đường càng tốt" (xem phần lược dịch của nội dung trong ô màu đỏ)

b- Trường hợp nào "phương tiện phải đi gần về mép trái đường bộ"?
Luật Singapore quy định "chỉ khi xe chạy với tốc độ thấp mới phải đi càng gần về phía mép bên trái đường bộ".
(Xem phần lược dịch của nội dung ô màu xanh)
(Chú ý: luật dùng chữ "tốc độ thấp", không phải chữ "tốc độ thấp hơn")



--------
Dẫn chứng:

Lược dịch ô màu đỏ:
Phải điều khiển phương tiện đi trên phần mặt đường nằm giữa tâm đường tới mép bên trái của đường bộ
3. Từng phương tiện phải được điều khiển bình thường đi trên phần mặt đường nằm giữa tâm đường và mép bên trái đường bộ; và, khi vượt bất kì phương tiện nào khác, trừ các trường hợp cụ thể nêu trong Luật này, chỉ được để phương tiện bị vượt tụt lại tại phía bên trái hoặc thành gần nhất của xe mình và phải tránh gây bất tiện hay nguy hiểm cho bất kì người hay phương tiện nào khác (ghi chú: có nghĩa chỉ được vượt về bên phải xe kia)


Lược dịch ô màu xanh:
Phải điều khiển phương tiện đi gần phía mép trái đường
5.- (1) Phương tiện đang di chuyển với tốc độ thấp phải được điều khiển đi càng gần về phía bên trái đường càng tốt.
(2) Phương tiện phải luôn luôn được điều khiển sao cho không gây cản trở các phương tiện đang di chuyển với tốc độ nhanh hơn.






Link: http://statutes.agc.gov.sg/aol/search/display/view.w3p;page=0;query=DocId:"0297986b-aff0-46b9-8c99-2fd9edc15c78" Status:inforce Depth:0;rec=0
Tôi thấy chẳng có gì khác so với luật VN, có điều quy định rõ ràng, dễ hiểu hơn thôi. Về 2 khái niệm mà bác đang đem ra mổ xẻ, tôi vẫn không thấy có cách hiểu khác:
- "Drive on left" của SG, quy định phương tiện phải đi ở phía bên trái vạch tim đường, cũng giống VN ở điều 9, đó là quy định tổng quát, quy định chung. Có thể so sánh với quy định các phương tiện không được vượt quá tốc độ cho phép, là quy định chung
- "Keep left" của SG, quy định phương tiện đi chậm phải bám sát bên trái, tương đương điều 13 của luật VN. Đây là quy định cụ thể của quy định trên, bởi khi các phương tiên đều đi ở bên trái (với SG) hoặc bên phải (với VN) thì lại cần phải có quy định cụ thể hơn để sắp xếp các loại phương tiện đi theo đúng trật tự, dù đã tuân thủ quy định "drive on left" với SG hay "đi bên phải" với VN. Có thể so sánh với trường hợp các phương tiện không vượt quá tốc độ quy định trên một đoạn đường dài, nhưng trong một đoạn đường ngắn cần hạn chế tốc độ thấp hơn, người ta đặt thêm biển báo hạn chế, đó có thể coi là quy định cụ thể
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
1. Không hề có sự khác nhau về đối tượng của 2 điều luật. Điều 9 là "Người tham gia giao thông", Điều 13 là "người điều khiển phương tiện". Trong khi "người điều khiển phương tiện" cũng là "Người tham gia giao thông". Cách viết ở điểm Điều 13 chi là cách viết ẩn người điều khiển phương tiện. Vì xe thô, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không thế "đi trên làn đường" nếu không có người điều khiển phương tiện.

2. Cụ không nên cắt bỏ câu luât. Cái hình vẽ trâu bò trên đường của cụ đã bỏ qua ý tiếp theo của Điều 9 "đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ".

3. Dù có là quy tắc chung hay quy tắc cụ thể thì vi phạm vẫn là vi phạm. Theo em cụ nên phân tích cụ thể vào hành vi nào là vi phạm quy tắc chung này thì tốt hơn. Vì dụ trên đường có chí 2-3 làn đường cho một chiều xe chạy một xe chạy ở làn bên trái trong khi các làn bên phải thông thoáng thì có vi phạm không? Hay trên một làn đường 2b đi bên trái làn đường trong khi bên phải làn đường cũng thông thoáng thì có vi phạm không?.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,795
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Tôi thấy chẳng có gì khác so với luật VN, có điều quy định rõ ràng, dễ hiểu hơn thôi. Về 2 khái niệm mà bác đang đem ra mổ xẻ, tôi vẫn không thấy có cách hiểu khác:
- "Drive on left" của SG, quy định phương tiện phải đi ở phía bên trái vạch tim đường, cũng giống VN ở điều 9, đó là quy định tổng quát, quy định chung. Có thể so sánh với quy định các phương tiện không được vượt quá tốc độ cho phép, là quy định chung
- "Keep left" của SG, quy định phương tiện đi chậm phải bám sát bên trái, tương đương điều 13 của luật VN. Đây là quy định cụ thể của quy định trên, bởi khi các phương tiên đều đi ở bên trái (với SG) hoặc bên phải (với VN) thì lại cần phải có quy định cụ thể hơn để sắp xếp các loại phương tiện đi theo đúng trật tự, dù đã tuân thủ quy định "drive on left" với SG hay "đi bên phải" với VN. Có thể so sánh với trường hợp các phương tiện không vượt quá tốc độ quy định trên một đoạn đường dài, nhưng trong một đoạn đường ngắn cần hạn chế tốc độ thấp hơn, người ta đặt thêm biển báo hạn chế, đó có thể coi là quy định cụ thể
Kụ xem lại phần trên giùm, có sự khác nhau cơ bản đấy nhé.

- Kụ theo quan điểm "đi bên trái" = ... = "đi càng sát mép đường bên trái càng tốt" ---> nếu không đi sát mép trái đường sẽ bị phạt lỗi "không đi về bên trái"
- Luật Spore theo quan điểm "đi bên trái" = "được đi trên toàn bộ nửa đường tính từ tim đường đến mép đường bên trái", không có hạn chế nào khác.
Phương tiện "đi bên trái" không bị luật Spore bắt buộc phải "đi càng sát lề bên trái càng tốt" như quan điểm kụ nêu.

Còn việc "đi càng sát mép trái đường càng tốt" chỉ được họ áp dụng cho "các xe chạy chậm" (nhà cháu nhấn mạnh chữ "chạy chậm", không phải chữ "chạy chậm hơn", nên không có yếu tố so sánh chậm hơn xe khác).
Như vậy, các xe nào "không chạy chậm" sẽ không bị buộc phải "đi về bên trái, càng sát mép đường càng tốt" như quan điểm kụ nêu.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Tôi thấy chẳng có gì khác so với luật VN, có điều quy định rõ ràng, dễ hiểu hơn thôi. Về 2 khái niệm mà bác đang đem ra mổ xẻ, tôi vẫn không thấy có cách hiểu khác:
- "Drive on left" của SG, quy định phương tiện phải đi ở phía bên trái vạch tim đường, cũng giống VN ở điều 9, đó là quy định tổng quát, quy định chung. Có thể so sánh với quy định các phương tiện không được vượt quá tốc độ cho phép, là quy định chung
- "Keep left" của SG, quy định phương tiện đi chậm phải bám sát bên trái, tương đương điều 13 của luật VN. Đây là quy định cụ thể của quy định trên, bởi khi các phương tiên đều đi ở bên trái (với SG) hoặc bên phải (với VN) thì lại cần phải có quy định cụ thể hơn để sắp xếp các loại phương tiện đi theo đúng trật tự, dù đã tuân thủ quy định "drive on left" với SG hay "đi bên phải" với VN. Có thể so sánh với trường hợp các phương tiện không vượt quá tốc độ quy định trên một đoạn đường dài, nhưng trong một đoạn đường ngắn cần hạn chế tốc độ thấp hơn, người ta đặt thêm biển báo hạn chế, đó có thể coi là quy định cụ thể
Mục tiêu thì không khác nhưng điều luật cụ thể và cách mô tả là khác. Một điều chỉ nói chung là phía bên phải (VN) một điều chỉ rõ phần đường cụ thể từ đâu đến đâu (SG) và bổ sung thêm cả vượt xe. Vi phạm điều 3 của SG là rõ. Vi phạm điều 9 VN thì còn tranh cãi. Nhưng cái đích cuối là phải hướng đến hành vi giao thông có văn hóa, mà kiểu đi nghênh ngang giữa đường, đi chậm bám trái của VN không thể gọi là có văn hóa được.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,063
Động cơ
566,260 Mã lực
Kụ xem lại phần trên giùm, có sự khác nhau cơ bản đấy nhé.

- Kụ theo quan điểm "đi bên trái" = ... = "đi càng sát mép đường bên trái càng tốt" ---> nếu không đi sát mép trái đường sẽ bị phạt lỗi "không đi về bên trái"
- Luật Spore theo quan điểm "đi bên trái" = "được đi trên toàn bộ nửa đường tính từ tim đường đến mép đường bên trái", không có hạn chế nào khác.
Phương tiện "đi bên trái" không bị luật Spore bắt buộc phải "đi càng sát lề bên trái càng tốt" như quan điểm kụ nêu.

Còn việc "đi càng sát mép trái đường càng tốt" chỉ được họ áp dụng cho "các xe chạy chậm" (nhà cháu nhấn mạnh chữ "chạy chậm", không phải chữ "chạy chậm hơn", nên không có yếu tố so sánh chậm hơn xe khác).
Như vậy, các xe nào "không chạy chậm" sẽ không bị buộc phải "đi về bên trái, càng sát mép đường càng tốt" như quan điểm kụ nêu.
Tôi đã bảo bác đừng xa rời luật VN mà.
- Luật VN chỉ có quy định các phương tiện phải đi về phía bên phải theo chiều xe chạy, không nhắc đến đường 1 chiều hay 2 chiều, nghĩa là trên đường 1 chiều cũng phải đi về phía bên phải, cái này hơi khác SG một chút
- Luật VN cũng có quy định chạy chậm hơn phải đi về phía bên phải, nghĩa là nếu không có gì vướng thì phải đi về phía bên phải để không bị xe nào đó đi nhanh hơn đi ở phía bên phải đẩy vào tình huống phạm luật
- Luật SG quy định xe chạy chậm phải đi sát bên trái là chưa chặt chẽ, đối với nước văn minh thì không có vấn đề gì, nhưng với VN thì lại phải có chữ "hơn", bởi VN sẽ không xác định được vận tốc nào được cho là đi chậm

Còn chuyện phạt, nghị định 171 có điều khoản xử phạt xe không đi về phía bên phải theo chiều đi của mình, đồng thời cũng có điều khoản xử phạt xe chạy chậm hơn mà không đi về bên phải. Tóm lại, xe không bám sát bên phải (trong trường hợp bên phải không vướng gì) có thể bị phạt mà không cãi được.

Khoản 2 điều 5, phạt 350k đây: b) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định;
Khoản 4 điều 5, phạt 1tr đây: c) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định;
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,795
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Tôi đã bảo bác đừng xa rời luật VN mà.
...;
Kụ đã đồng ý rằng tạm thời mình đang trao đổi về cách hiểu "đi bên trái" của Luật Singapore cơ mà.

Nhà cháu nhờ kụ cho ý kiến, dựa trên Luật Spore nhà cháu đã dẫn và trích dịch ở trên, theo ý kụ thì đối với những nước "đi bên trái" như Singapore thì hiểu "đi bên trái" theo cách A đúng hay theo cách B đúng?

A- "đi bên trái" = "được đi trên toàn bộ nửa đường tính từ tim đường đến mép đường bên trái", không có hạn chế nào khác.
B- "đi bên trái" = ... = "đi càng sát mép đường bên trái càng tốt" ---> nếu không đi sát mép trái đường sẽ bị phạt lỗi "không đi về bên trái"
 

hungold

Xe buýt
Biển số
OF-324533
Ngày cấp bằng
23/6/14
Số km
850
Động cơ
295,907 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em đọc hết còm của các cụ, tý thì bị tẩu hỏa nhập ma đấy ạ, các cụ mổ xẻ kinh quá.
Em hiểu đơn giản thế này ạ: Trên mỗi cung đường, đều có quy định cụ thể cho từng loại phương tiện tham gia giao thông,
- Trên đường có nhiều làn đường, đều quy định rõ phương tiện nào được đi làn đường nào, và tương ứng với tốc độ quy định tối đa và tối thiểu. Vậy nên em cứ làn của mình em đi, không việc gì mà phải đi càng sát mép bên phải càng tốt NẾU không có xe khác đi nhanh hơn và xin vượt, trừ khi đường có đủ điều kiện cho xe khác xin vượt, mà em ko cho là em đã phạm luật.
- Trên đường chỉ có hai làn riêng biệt dành chung cho các phương tiện đi theo hai chiều khác nhau, được phân làn bằng vạch kẻ sơn. Trong trường hợp này thì sẽ có rất nhiều các loại phương tiện cùng tham gia giao thông, nên tùy theo phương tiện của mình mà đi thôi, chả nhẽ 4 bánh cứ bám sát bên phải mà đi sao,
 

getz 1.6

Xe buýt
Biển số
OF-21947
Ngày cấp bằng
3/10/08
Số km
566
Động cơ
501,561 Mã lực
Nơi ở
Emirates
cụ phân tích chi tiết quá ạ
 

cracking

Xe buýt
Biển số
OF-295190
Ngày cấp bằng
7/10/13
Số km
515
Động cơ
318,350 Mã lực
Em đã đọc 2 cách kiểu của cụ chủ, và em hiểu theo cách thứ 2, chứ không giống cụ chủ, hiểu theo cách thứ 1.
Luật mình nói rằng "đi bên phải theo chiều đi của mình" cơ mà. Cách hiểu thứ 1 của cụ chủ là đi theo chiều đi của mình đấy chứ, chứ có nói gì đến bên phải trái gì đâu.
Em xin được đóng góp cái ảnh hiểu theo ý của em.

Ví dụ chiều đi của mình có nhiều làn:


Ví dụ chiều đi của mình có 1 làn:


Và đấy là cách hiểu của em đấy ạ. Điều này em thấy hoàn toàn hợp lý. Như 1 clip cụ nào đó đã đăng trên OF này về cái đường ở Tây, nó dành hẳn làn ngoài cùng chỉ để vượt, sau đó ai vượt xong lại vào trong. Vô cùng khoa học. Trong trường hợp đường quá đông thì làn đó có được đi hay không em cũng không rõ.

Nếu nói về câu chữ "Đi bên phải theo chiều đi của mình". Nghĩa là chiều đi của mình chắc chắn nó rộng hơn cái xe, vậy thì hãy đi sát vào bên phải chiều mình đang đi. Theo em thấy chỉ cần hiểu theo nghĩa đen, nghĩa là như hình em vẽ.

Đi đường nhiều khi gặp toàn ông nghênh nghênh giữa đường. Không dưng đường đang vắng, ông lại đi làn trái ngoài cùng, chẳng lẽ ông phải đợi người khác xin vượt ông mới vào? Chẳng lẽ ông lại bắt người ta vượt phải, hoặc vượt làn bên phải? Làm vậy cực kì khó chịu. Chi bằng khi đường vắng, khi bên phải mình không có ai, hãy tự động đi vào bên phải, người ta cần vượt, người ta sẽ sang bên trái ông để vượt. Có 2 việc thuận tiện ở đây, 1 là tạo điều kiện cho người sau vượt trái, 2 là tạo tầm nhìn cho người sau nếu muốn vượt. Nếu ông đằng trước cứ bám trái, người đi sau khó mà nhìn đằng trước có gì để mà vượt. Nhất là khi xe trước là container hoặc xe bus. Mà mấy cái xe to thì lại toàn đi chậm, nên việc vượt xe càng khó khăn. Xe sau muốn vượt phải thò đầu sang bên ngược chiều để vượt, thấy có xe phía ngược chiều thì lại thụt vào, rất nguy hiểm.

Cách giải quyết của em với vấn đề này là: không nên phân làn ô tô, xe tải, xe máy làm gì cho rách việc, chỉ cần giới hạn tốc độ theo phương tiện, vậy là xong. Ở ngoại thành, xe máy vẫn chạy <=60, ô tô vẫn <=80. Giả sử ô tô dở chứng đi 40 ngắm cảnh hết cả lượt thì sao? Thì xe tải, xe máy vẫn cứ ra làn ngoài mà vượt, khi nào bên phải không có ai lại vào làn trong. Còn nếu xe máy mà đi > 60 thì phạt bt, không kể đang đi làn nào. Khi đó chỉ còn 2 lỗi: không đi bên phải theo chiều đi của mình (theo camera chú kia bên phải không có ai mà cứ đi tà tà không chịu vào, vậy là dính phạt), và lỗi quá tốc độ. Khi đó chẳng bao giờ còn lỗi sai làn nữa.
Còn thực trạng bây giờ thì các cụ biết rồi, xe chậm đi bên trái chả bao giờ bị phạt.

Đôi lời muốn chia sẻ của em, cụ nào thấy em chưa hợp lí ở cách hiểu của em thì comment lại nhé.
 
Chỉnh sửa cuối:

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,063
Động cơ
566,260 Mã lực
Kụ đã đồng ý rằng tạm thời mình đang trao đổi về cách hiểu "đi bên trái" của Luật Singapore cơ mà.

Nhà cháu nhờ kụ cho ý kiến, dựa trên Luật Spore nhà cháu đã dẫn và trích dịch ở trên, theo ý kụ thì đối với những nước "đi bên trái" như Singapore thì hiểu "đi bên trái" theo cách A đúng hay theo cách B đúng?

A- "đi bên trái" = "được đi trên toàn bộ nửa đường tính từ tim đường đến mép đường bên trái", không có hạn chế nào khác.
B- "đi bên trái" = ... = "đi càng sát mép đường bên trái càng tốt" ---> nếu không đi sát mép trái đường sẽ bị phạt lỗi "không đi về bên trái"
- Nếu chỉ nói về luật SG với một số điều khoản bác đưa ra, có thể coi chỉ cần đi bên trái vạch tim đường là đúng luật. Tuy vậy quy định xe chạy chậm phải đi sát bên trái cũng là một quy định để các lái xe hiểu rằng càng đi sát bên trái càng tốt, vì không có quy định thế nào là "chậm". SG nói chung là văn minh, nhưng luật GTĐB chỉ quy định "chậm" mà không phải là "chậm hơn" rõ ràng là không chặt chẽ. Cái này không bằng VN, không nên học tập.
- Luật GTĐB của VN chỉ quy định "Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình" thì trên bất cứ con đường nào, dù to dù nhỏ, dù 1 chiều hay 2 chiều , dù có dải phân cách giữa hay không cũng phải đi về phía bên phải, trừ khi không thể đi được do vướng xe đi chậm hơn, đường hỏng, phần đường không được phép đi...
- Mặc dù luật SG quy định như vậy, nhưng không chỉ SG mà các nước văn minh như Nhật, Anh theo hệ thống đi bên trái hay các nước Âu, Mỹ theo hệ thống đi bên phải, các phương tiện giao thông đều bám sát bên trái (SG, Anh, Nhật) hoặc bám sát bên phải (Âu, Mỹ), chỉ tạt ra ngoài để vượt sau đó lại quay về ngay làn cũ, đó là thực tế
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,688
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Theo em, với ô tô thì đơn giản vì đã có làn, ta chỉ cần đi trong làn cho phép là được, ko ai bắt 4b phải đi sát mép phải của làn. Nếu có 2 hoặc 3 làn, lái xe nên đi vào làn phải để nhường xe sau vượt. Còn với 2b, làn dành cho 2b cũng to như làn 4b, liệu 2b có phải đi sát bên phải của làn mình được đi ? trong luật ko thấy nói: xe phải đi sát bên phải của làn xe. Câu này ý nói từ ngày xưa, khi mà đường chủ yếu là cho cả 2 chiều, khi đó phải đi về bên phải là đúng rồi.
 

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,074
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Em thấy đơn giản là tên của điều 9 và điều 13 đã nói rõ rồi, có gì cần mổ xẻ kỹ thế đâu ạ.

Điều 9 là Quy tắc chung cho việc đi bên phải của Giao thông VN
Điều 13 là cụ thể hóa quy tăc này trong sử dụng làn đường.

Có gì vướng mắc ở đây mà em đọc 1 hồi, tẩu hỏa nhập ma luôn, không hiểu các cụ đang muốn nói về cái gì còn lấn cấn nữa.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Em thấy đơn giản là tên của điều 9 và điều 13 đã nói rõ rồi, có gì cần mổ xẻ kỹ thế đâu ạ.

Điều 9 là Quy tắc chung cho việc đi bên phải của Giao thông VN
Điều 13 là cụ thể hóa quy tăc này trong sử dụng làn đường.

Có gì vướng mắc ở đây mà em đọc 1 hồi, tẩu hỏa nhập ma luôn, không hiểu các cụ đang muốn nói về cái gì còn lấn cấn nữa.
Mời thím Bút một ly ạ :D
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Em chợt đọc thấy cái này và tung thêm một quả bom khói nữa đây :D

Điều 17. Tránh xe đi ngược chiều
1. Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xe đi ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình.
Vậy nếu trên đường không có vạch kẻ (tức không phân chia 2 chiều xe chạy) - những cái đường này thì đầy rẫy :D, thì người điều khiển cứ đi về bên trái thoải mái đúng không ạ? :D hoặc cứ đi ra giữa đường (cũng thoải mái luôn phỏng ạ?)

Mà đã là giữa đường thì nào có phân biệt trái hay phải đâu.

Những cụ nào đã từng chạy ban đêm những đoạn đường hẹp, không có cọc tiêu và vạch kẻ mép đường, ví dụ đoạn lên Xuân mai thời những năm đầu 2000, chắc chắn phải bám vào vạch kẻ giữa đường (với 2b) hoặc cho vạch kẻ giữa đường này vào giữa gầm 4b mà chạy thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,074
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Em chợt đọc thấy cái này và tung thêm một quả bom khói nữa đây :D



Vậy nếu trên đường không có vạch kẻ (tức không phân chia 2 chiều xe chạy) - những cái đường này thì đầy rẫy :D, thì người điều khiển cứ đi về bên trái thoải mái đúng không ạ? :D
Ko cụ ạ. Cái này là cụ thể hóa điều 9 cho trường hợp tránh xe ngược chiều trên đường hẹp hoặc ko có vạch tim đường. Bình thường cụ đi giữa đường or sang bên trái ko ai bắt nhưng có tai nạn là xxx vác thước ra đo xác định tim đường, cụ đi lệch tim về bên trái là cụ sai.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top