- Biển số
- OF-2985
- Ngày cấp bằng
- 5/1/07
- Số km
- 4,848
- Động cơ
- 630,428 Mã lực
- Nơi ở
- Cầu Sì goòng
- Website
- www.facebook.com
Hiểu đúng về Khoản 1 Điều 9 "Người tggt phải đi bên phải theo chiều đi của mình"
Bẩm các kụ mợ,
Hiện tại, nhà cháu thấy trên OF có cách hiểu khác nhau về nội dung Khoản 1 Điều 9. Một số kụ OF còn nhầm lẵn nó với Khoản 3 Điều 13 Luật GTĐB.
Tựu trung có 2 cách hiểu trái ngược nhau, như sau:
Cách hiểu thứ nhất (nhà cháu nghiêng theo cách hiểu này):
- Điều 9 Luật GTĐB "Quy tắc chung" chỉ nêu quy tắc chung về tổ chức giao thông ở VN là "Đi bên Phải" (nôm na là "tay lái thuận", là xuôi chiều bên phải, ngược chiều bên trái, đối ngược với cách tổ chức giao thông "tay lái nghịch", là xuôi chiều bên trái, ngược chiều bên phải (như tại Anh, Úc, Thái).
- theo cách hiểu thứ nhất, Khoản 1 Điều 9 không có liên hệ gì tới vận tốc di chuyển của phương tiện, không liên quan gì tới quy định "phương tiện di chuyển chậm hơn phải đi về bên phải".U
Cách hiểu thứ hai (một số kụ OF khác, và nhiều xxx nghiêng theo cách hiểu này):
- Điều 9 Luật GTĐB "Quy tắc chung" ngụ ý quy định "phương tiện di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải".
- Theo cách hiểu thứ hai, khoản 1 Điều 9 và Khoản 3 Điều 13 "Sử dụng làn đường" đều có hiệu lực bắt buộc các phương tiện di chuyển chậm hơn phải chạy trên các làn phía bên phải của chiều di chuyển của mình.
Theo ý kiến cá nhân nhà cháu, cách hiểu thứ nhất mới chính xác.
Trước khi nhà cháu phân tích nội dung Khoản 1 Điều 9 để chứng minh cách hiểu thứ nhất là đúng, dưới đây nhà cháu xin lược dịch các định nghĩa của quốc tế về các khái niệm "đi bên phải" và "đi bên trái", "chiều đi của mình" và "theo chiều đi của mình", để các kụ rộng đường tham khảo thêm.
---------------
Cập nhật ngày 15/11/2016, về 6 tình huống mắc lỗi và không mắc lỗi "không đi bên phải theo chiều đi của mình" theo tinh thần QC41/2016
nêu tại còm #322, theo link dưới đây:
https://www.otofun.net/threads/hieu-dung-ve-dieu-9-nguoi-tggt-phai-di-ben-phai-theo-chieu-di-cua-minh.751174/page-17#post-32085689
--------------------------
(Cập nhật ngày 29/10/2014)
1- Định nghĩa của quốc tế về Khái niệm "đi bên phải" và "đi bên trái", lấy dòng xe ngược chiều làm mốc để xác định.
Lược dịch:
"Đi bên phải" và "Đi bên trái"
Các khái niệm "đi bên phải" và "đi bên trái" liên quan đến nguyên tắc giao thông quy định phương tiện trên cả hai chiều lưu thông phải di chuyển phía bên phải hay phía bên trái của đường bộ một cách tương ứng, , trừ trường hợp có chỉ dẫn khác [1]
Các khái niệm nêu trên là nền tảng cơ bản nhất đối với lưu thông đường bộ, cơ bản tới mức đôi khi chúng còn được coi là quy tắc giao thông đường bộ. [2] Quy tắc cơ bản này giúp nâng cao năng lực lưu thông, đồng thời giảm thiểu nguy cơ va chạm trực diện.
Ngày nay có khoảng 65% dân số thế giới sống tại các quốc gia "đi bên phải" và 35% còn lại tại các quốc gia "đi bên trái". [3]
Có khoảng 90% tổng chiều dài đường bộ trên thế giới có phương tiện "đi bên phải" và 10% "đi bên trái". [4] Giao thông "Đi bên phải" chiếm ưu thế tại các châu lục lục địa, trong khi đa phần các quốc đảo trên thế giới lái xe "đi bên trái".
Link: http://en.m.wikipedia.org/wiki/Right-_and_left-hand_traffic
Thế giới người ta hiểu tiếng Anh "Đi bên phải" và "Đi bên trái" như này:
2- Định nghĩa của Công ước Viên về "chiều đi của mình" và "theo chiều đi của mình" đều lấy xe chiều đi ngược lại làm mốc.
Theo Công ước Viên, nếu người điều khiển phương tiện ĐỂ cho xe ngược chiều đi qua ở bên trái xe mình thì "chiều đi của mình", "theo chiều đi của mình" là "đi bên phải".
Ngược lại, nếu ta để cho xe ngược chiều đi qua ở bên phải xe mình, thì chiều đi của mình sẽ là "đi bên trái".
Kết luận: vật mốc để xác định "chiều đi của mình", "theo chiều đi của mình" là "xe của chiều ngược lại", được mình cho đi qua ở bên trái hay bên phải xe mình.
- Link: Công ước Viên về Gtđb
http://www.unece.org/fileadmin/DAM/trans/conventn/crt1968e.pdf
3- Quan điểm của Vn về Công ước Viên: Chính phủ VN công nhận Công ước Viên có hiệu lực đối với nước CH.XH.CN.VN từ ngày 20-8-2015
(Tiếp .....2)
Bẩm các kụ mợ,
Hiện tại, nhà cháu thấy trên OF có cách hiểu khác nhau về nội dung Khoản 1 Điều 9. Một số kụ OF còn nhầm lẵn nó với Khoản 3 Điều 13 Luật GTĐB.
Tựu trung có 2 cách hiểu trái ngược nhau, như sau:
Cách hiểu thứ nhất (nhà cháu nghiêng theo cách hiểu này):
- Điều 9 Luật GTĐB "Quy tắc chung" chỉ nêu quy tắc chung về tổ chức giao thông ở VN là "Đi bên Phải" (nôm na là "tay lái thuận", là xuôi chiều bên phải, ngược chiều bên trái, đối ngược với cách tổ chức giao thông "tay lái nghịch", là xuôi chiều bên trái, ngược chiều bên phải (như tại Anh, Úc, Thái).
- theo cách hiểu thứ nhất, Khoản 1 Điều 9 không có liên hệ gì tới vận tốc di chuyển của phương tiện, không liên quan gì tới quy định "phương tiện di chuyển chậm hơn phải đi về bên phải".U
Cách hiểu thứ hai (một số kụ OF khác, và nhiều xxx nghiêng theo cách hiểu này):
- Điều 9 Luật GTĐB "Quy tắc chung" ngụ ý quy định "phương tiện di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải".
- Theo cách hiểu thứ hai, khoản 1 Điều 9 và Khoản 3 Điều 13 "Sử dụng làn đường" đều có hiệu lực bắt buộc các phương tiện di chuyển chậm hơn phải chạy trên các làn phía bên phải của chiều di chuyển của mình.
Theo ý kiến cá nhân nhà cháu, cách hiểu thứ nhất mới chính xác.
Trước khi nhà cháu phân tích nội dung Khoản 1 Điều 9 để chứng minh cách hiểu thứ nhất là đúng, dưới đây nhà cháu xin lược dịch các định nghĩa của quốc tế về các khái niệm "đi bên phải" và "đi bên trái", "chiều đi của mình" và "theo chiều đi của mình", để các kụ rộng đường tham khảo thêm.
---------------
Cập nhật ngày 15/11/2016, về 6 tình huống mắc lỗi và không mắc lỗi "không đi bên phải theo chiều đi của mình" theo tinh thần QC41/2016
nêu tại còm #322, theo link dưới đây:
https://www.otofun.net/threads/hieu-dung-ve-dieu-9-nguoi-tggt-phai-di-ben-phai-theo-chieu-di-cua-minh.751174/page-17#post-32085689
--------------------------
(Cập nhật ngày 29/10/2014)
1- Định nghĩa của quốc tế về Khái niệm "đi bên phải" và "đi bên trái", lấy dòng xe ngược chiều làm mốc để xác định.
Lược dịch:
"Đi bên phải" và "Đi bên trái"
Các khái niệm "đi bên phải" và "đi bên trái" liên quan đến nguyên tắc giao thông quy định phương tiện trên cả hai chiều lưu thông phải di chuyển phía bên phải hay phía bên trái của đường bộ một cách tương ứng, , trừ trường hợp có chỉ dẫn khác [1]
Các khái niệm nêu trên là nền tảng cơ bản nhất đối với lưu thông đường bộ, cơ bản tới mức đôi khi chúng còn được coi là quy tắc giao thông đường bộ. [2] Quy tắc cơ bản này giúp nâng cao năng lực lưu thông, đồng thời giảm thiểu nguy cơ va chạm trực diện.
Ngày nay có khoảng 65% dân số thế giới sống tại các quốc gia "đi bên phải" và 35% còn lại tại các quốc gia "đi bên trái". [3]
Có khoảng 90% tổng chiều dài đường bộ trên thế giới có phương tiện "đi bên phải" và 10% "đi bên trái". [4] Giao thông "Đi bên phải" chiếm ưu thế tại các châu lục lục địa, trong khi đa phần các quốc đảo trên thế giới lái xe "đi bên trái".
Link: http://en.m.wikipedia.org/wiki/Right-_and_left-hand_traffic
Thế giới người ta hiểu tiếng Anh "Đi bên phải" và "Đi bên trái" như này:
2- Định nghĩa của Công ước Viên về "chiều đi của mình" và "theo chiều đi của mình" đều lấy xe chiều đi ngược lại làm mốc.
Theo Công ước Viên, nếu người điều khiển phương tiện ĐỂ cho xe ngược chiều đi qua ở bên trái xe mình thì "chiều đi của mình", "theo chiều đi của mình" là "đi bên phải".
Ngược lại, nếu ta để cho xe ngược chiều đi qua ở bên phải xe mình, thì chiều đi của mình sẽ là "đi bên trái".
Kết luận: vật mốc để xác định "chiều đi của mình", "theo chiều đi của mình" là "xe của chiều ngược lại", được mình cho đi qua ở bên trái hay bên phải xe mình.
- Link: Công ước Viên về Gtđb
http://www.unece.org/fileadmin/DAM/trans/conventn/crt1968e.pdf
3- Quan điểm của Vn về Công ước Viên: Chính phủ VN công nhận Công ước Viên có hiệu lực đối với nước CH.XH.CN.VN từ ngày 20-8-2015
(Tiếp .....2)
Chỉnh sửa cuối: