Hiểu đúng về Điều 9 "Người tggt phải đi bên phải theo chiều đi của mình"

Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,782
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Hiểu đúng về Khoản 1 Điều 9 "Người tggt phải đi bên phải theo chiều đi của mình"

Bẩm các kụ mợ,

Hiện tại, nhà cháu thấy trên OF có cách hiểu khác nhau về nội dung Khoản 1 Điều 9. Một số kụ OF còn nhầm lẵn nó với Khoản 3 Điều 13 Luật GTĐB.

Tựu trung có 2 cách hiểu trái ngược nhau, như sau:

Cách hiểu thứ nhất (nhà cháu nghiêng theo cách hiểu này):
- Điều 9 Luật GTĐB "Quy tắc chung" chỉ nêu quy tắc chung về tổ chức giao thông ở VN là "Đi bên Phải" (nôm na là "tay lái thuận", là xuôi chiều bên phải, ngược chiều bên trái, đối ngược với cách tổ chức giao thông "tay lái nghịch", là xuôi chiều bên trái, ngược chiều bên phải (như tại Anh, Úc, Thái).
- theo cách hiểu thứ nhất, Khoản 1 Điều 9 không có liên hệ gì tới vận tốc di chuyển của phương tiện, không liên quan gì tới quy định "phương tiện di chuyển chậm hơn phải đi về bên phải".U

Cách hiểu thứ hai (một số kụ OF khác, và nhiều xxx nghiêng theo cách hiểu này):
- Điều 9 Luật GTĐB "Quy tắc chung" ngụ ý quy định "phương tiện di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải".
- Theo cách hiểu thứ hai, khoản 1 Điều 9 và Khoản 3 Điều 13 "Sử dụng làn đường" đều có hiệu lực bắt buộc các phương tiện di chuyển chậm hơn phải chạy trên các làn phía bên phải của chiều di chuyển của mình.

Theo ý kiến cá nhân nhà cháu, cách hiểu thứ nhất mới chính xác.

Trước khi nhà cháu phân tích nội dung Khoản 1 Điều 9 để chứng minh cách hiểu thứ nhất là đúng, dưới đây nhà cháu xin lược dịch các định nghĩa của quốc tế về các khái niệm "đi bên phải" và "đi bên trái", "chiều đi của mình" và "theo chiều đi của mình", để các kụ rộng đường tham khảo thêm.



---------------

Cập nhật ngày 15/11/2016, về 6 tình huống mắc lỗi và không mắc lỗi "không đi bên phải theo chiều đi của mình" theo tinh thần QC41/2016
nêu tại còm #322, theo link dưới đây:

https://www.otofun.net/threads/hieu-dung-ve-dieu-9-nguoi-tggt-phai-di-ben-phai-theo-chieu-di-cua-minh.751174/page-17#post-32085689


--------------------------
(Cập nhật ngày 29/10/2014)


1- Định nghĩa của quốc tế về Khái niệm "đi bên phải" và "đi bên trái", lấy dòng xe ngược chiều làm mốc để xác định.

Lược dịch:

"Đi bên phải" và "Đi bên trái"

Các khái niệm "đi bên phải" và "đi bên trái" liên quan đến nguyên tắc giao thông quy định phương tiện trên cả hai chiều lưu thông phải di chuyển phía bên phải hay phía bên trái của đường bộ một cách tương ứng, , trừ trường hợp có chỉ dẫn khác [1]

Các khái niệm nêu trên là nền tảng cơ bản nhất đối với lưu thông đường bộ, cơ bản tới mức đôi khi chúng còn được coi là quy tắc giao thông đường bộ. [2] Quy tắc cơ bản này giúp nâng cao năng lực lưu thông, đồng thời giảm thiểu nguy cơ va chạm trực diện.

Ngày nay có khoảng 65% dân số thế giới sống tại các quốc gia "đi bên phải" và 35% còn lại tại các quốc gia "đi bên trái". [3]

Có khoảng 90% tổng chiều dài đường bộ trên thế giới có phương tiện "đi bên phải" và 10% "đi bên trái". [4] Giao thông "Đi bên phải" chiếm ưu thế tại các châu lục lục địa, trong khi đa phần các quốc đảo trên thế giới lái xe "đi bên trái".




Link: http://en.m.wikipedia.org/wiki/Right-_and_left-hand_traffic



Thế giới người ta hiểu tiếng Anh "Đi bên phải" và "Đi bên trái" như này:



2- Định nghĩa của Công ước Viên về "chiều đi của mình" và "theo chiều đi của mình" đều lấy xe chiều đi ngược lại làm mốc.


Theo Công ước Viên, nếu người điều khiển phương tiện ĐỂ cho xe ngược chiều đi qua ở bên trái xe mình thì "chiều đi của mình", "theo chiều đi của mình" là "đi bên phải".
Ngược lại, nếu ta để cho xe ngược chiều đi qua ở bên phải xe mình, thì chiều đi của mình sẽ là "đi bên trái".

Kết luận: vật mốc để xác định "chiều đi của mình", "theo chiều đi của mình" là "xe của chiều ngược lại", được mình cho đi qua ở bên trái hay bên phải xe mình.



- Link: Công ước Viên về Gtđb
http://www.unece.org/fileadmin/DAM/trans/conventn/crt1968e.pdf


3- Quan điểm của Vn về Công ước Viên: Chính phủ VN công nhận Công ước Viên có hiệu lực đối với nước CH.XH.CN.VN từ ngày 20-8-2015



(Tiếp .....2)
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,782
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
2....

Nhà cháu xin được phân tích nội dung Điều 9 để chứng minh cách hiểu thứ nhất là đúng, như sau:

1- Theo Công ước Viên về gtđb, có 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, dù trong tên gọi chúng đều có chung 1 từ là Trái, hoặc Phải. Đó là "Đi bên Trái, Đi bên Phải" và "Đi về bên Trái, Đi về bên Phải".
Trong tiếng Anh cũng dùng 2 cụm từ hoàn toàn khác nhau để thể hiện 2 khái niệm này. Cụ thể:

"Đi bên Trái, Đi bên Phải" = "Drive on Left - Drive on Right" = "Left hand Traffic - Right hand Traffic"
(nôm na là Chạy kiểu tay lái nghịch (Anh, Thái) - Chạy kiểu tay lái Thuận (Đức, VN).

"Đi về bên Trái, Đi về bên Phải" = "Keep Left - Keep Right" (nôm na là Đi chậm thì sang làn bên trái (ở Anh, Thái) - hoặc Đi chậm thì sang làn bên phải (ở Đức, VN).

2- Trong luật gtđb các nước đều có điều luật quy định nước đó tổ chức giao thông theo kiểu Tay lái Thuận, hay Tay lái Nghịch.

Giao thông VN áp dụng nguyên tắc "Đi bên phải".
Nguyên tắc này được thể hiện tại Khoản 1 Điều 9 "Quy tắc chung", trong đó quy định Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình.
Đối tượng phải tuân thủ Điều 9 này là "người tham gia giao thông", bao gồm 4 đối tượng (1- người điều khiển phương tiện, 2- người sử dụng phương tiện, 3- người điều khiển, dẫn dắt súc vật, 4- người đi bộ)

3- Việc chế tài về vận tốc "xe di chuyển với tốc độ chậm hơn phải đi về bên phải" được quy định tại Khoản 3 Điều 13 "Sử dụng Làn đường" trong luật gtđb VN.

4- Đối tượng, nội dung và bản chất "Đi bên phải" của Khoản 1 Điều 9 và "Đi về bên phải" của Khoản 3 Điều 13 hoàn toàn khác nhau.
Không thể dùng quy tắc "Đi bên Phải" nêu tại Khoản 1 Điều 9 để bắt lỗi "không đi về bên phải" được.

Nhà cháu sẽ xin minh hoạ bằng hình ảnh sự khác nhau giữa "Đi bên Phải" và "Đi về bên phải" trong post kế tiếp.

(Tiếp ...3)



----------------------
Trích luật:

Hình #1- Điều 9 "Quy tắc chung"
(Tại Điều 9 này, Luật dùng cụm từ 3 chữ "Đi bên phải". Luật KHÔNG dùng chữ "Đi VỀ bên phải" như ở Điều 13)





Hình #2- Điều 13 "Sử dụng làn đường"
(Tại Điều 13 này, Luật lại dùng cụm từ 4 chữ "Đi VỀ bên phải". Luật KHÔNG dùng chữ "Đi bên phải" như ở Điều 9)




Hình #3- Nội dung cụ thể về đối tượng bị từng điều luật chế tài cũng rất khác nhau.



.[/B]
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,782
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
3...

Nhà cháu sẽ xin minh hoạ bằng hình ảnh sự khác nhau giữa "Đi bên Phải" và "Đi về bên phải", như sau:

Hình #1- "Người tham gia giao thông" thật là đa dạng, đường ta ta cứ đi




Hình #2 - Đi bên trái = Drive on Left = Left hand Traffic (tay lái nghịch)
là đi bên trái theo chiều đi của mình, bên phải là xe đi chiều ngược lại

[https://img.otofun.net/upload/v6/2017/07/04/464258-2985-img-3070-jfql1c4tx6dqx_knvgb4.jpg/IMG]


Hình #3 - Đi bên phải = Drive on Right = Right hand Traffic (tay lái thuận)
là đi bên phải theo chiều đi của mình, bên trái là xe đi chiều ngược lại
[IMG]https://img.otofun.net/upload/v6/2017/07/04/464259-2985-img-3071-llgqicasbcunygmrn9r5.jpg


Hình #4 - Phương tiện di chuyển chậm (xe xanh) phải "Đi về bên Trái" - Keep Left (tay lái nghịch)
là đi các làn càng sát về lề trái đường càng tốt, bên phải (thuộc chiều đi của mình) là các xe chạy nhanh hơn.




Hình #5 - Phương tiện di chuyển chậm (xe xanh) phải "Đi về bên Phải" - Keep Right (tay lái thuận)
là đi các làn càng sát về lề phải đường càng tốt, bên trái (thuộc chiều đi của mình) là các xe chạy nhanh hơn.




Hình #6 - Biển báo về quy tắc "Đi bên Trái" (tay lái nghịch) hoặc "Đi bên Phải" (tay lái thuận)
Thông báo đây là quốc gia áp dụng nguyên tắc "đi bên trái" hoặc "đi bên phải" tất cả "người tham gia giao thông" phải tuân thủ




Hình #7 - Biển báo về quy định "phương tiện di chuyển chậm hơn phải "Đi về bên Trái" (cho tay lái nghịch) hoặc "Đi về bên Phải "(cho tay lái thuận)"
Thông báo trên đoạn đường này các phương tiện cơ giới nào di chuyển chậm hơn vận tốc trung bình của đoàn xe tại đó sẽ phải "đi về bên trái" hoặc "đi về bên phải" để dành đường cho xe chạy nhanh hơn được đi trên làn bên phải (hoặc bên trái)




.
 
Chỉnh sửa cuối:

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
16,744
Động cơ
545,060 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Tranh luận, phân tích về Luật ở VN rất phong phú. Ngay cả khi ra tòa, các cơ quan tranh tụng chán chê rồi mà vẫn không thoải mái nhé vì "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam" mà.
 

nanvel20

Xe tải
Biển số
OF-304739
Ngày cấp bằng
12/1/14
Số km
297
Động cơ
305,683 Mã lực
Thích hình minh họa của cụ. Em thấy VN chả có luật lệ gì cả.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,063
Động cơ
566,260 Mã lực
Bác chủ thớt đưa vấn đề này ra đây làm gì, nó nên nằm ở mục bàn luận về từ ngữ thì hơn.
Về mặt pháp luật, VN đã có quy định phương tiện giao thông phải đi về bên phải theo chiều đi của mình (điều 9), đồng thời cũng có quy định phương tiện di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về phía bên phải (điều 13), nghĩa là VN áp dụng cả "Drive on right" và "Keep right", nếu như bác muốn phân biệt.
Ngoài ra, việc xử phạt xe chạy chậm hơn xe khác mà không đi về phía bên phải chiều đi của mình đã có quy định tại khoản 2 điều 5 nghị định 171; xử phạt xe không đi về bên phải theo chiều đi của mình cũng có quy định tại khoản 4 điều 5 nghị định 171.
Tóm lại, không đi về bên phải theo chiều đi của mình hay đi chậm hơn xe khác mà không đi về phía bên phải đều phạm luật
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,782
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Bác chủ thớt đưa vấn đề này ra đây làm gì, nó nên nằm ở mục bàn luận về từ ngữ thì hơn.
Về mặt pháp luật, VN đã có quy định phương tiện giao thông phải đi về bên phải theo chiều đi của mình (điều 9), đồng thời cũng có quy định phương tiện di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về phía bên phải (điều 13), nghĩa là VN áp dụng cả "Drive on right" và "Keep right", nếu như bác muốn phân biệt.
Ngoài ra, việc xử phạt xe chạy chậm hơn xe khác mà không đi về phía bên phải chiều đi của mình đã có quy định tại khoản 2 điều 5 nghị định 171; xử phạt xe không đi về bên phải theo chiều đi của mình cũng có quy định tại khoản 4 điều 5 nghị định 171.
Tóm lại, không đi về bên phải theo chiều đi của mình hay đi chậm hơn xe khác mà không đi về phía bên phải đều phạm luật
Hai điều luật đó nói về 2 vấn đề khác nhau hoàn toàn, kụ à. Không thể lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia được.

"Đi bên phải = Drive on Right = Right hand Traffic" là thể hiện mối tuơng quan phải trái giữa các làn xe đi ngược chiều nhau, không căn cứ vào vận tốc di chuyển, áp dụng cho các loại xe cơ giới, thô sơ, người đi bộ, người dắt đàn gia súc, trên phạm vi toàn bộ mặt đường cho cả 2 chiều di chuyển ngược xuôi, của cả một quốc gia.

Còn "Đi về bên phải = Keep Right" là thể hiện mối tuơng quan phải trái giữa các làn xe đi cùng chiều nhau, căn cứ vào vận tốc di chuyển chậm hay nhanh, áp dụng chỉ cho các phuơng tiện cơ giới trên phạm vi mặt đường cho một chiều di chuyển, trên những đoạn đường nhất định thôi.


.
 
Chỉnh sửa cuối:

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Cụ sgb345 đưa nội dung thớt bàn về điều 9 nhưng lại kèm theo điều 13, cùng với việc so sánh với quy định hoặc luật của một số nước. Em thấy có gì đó chưa ổn.

Chưa ổn đó như sau:

- Ngữ pháp Việt Nam phong phú như cụ gocart đã nêu. Nếu đem quy định các nước khác ra đây để đối chiếu thì có thể không chặt chẽ. Nó chỉ có thể mang tính chất tham khảo thôi.

- Điều 9 quy định việc đi về bên tay phải theo chiều đi thì không thể có cách hiểu khác nào nữa.

Vấn đề còn lại là trong cái phần đường được đi đó thì lại đi về phía bên trái hay bên phải của chính cái phần đường được phép đó?

- Điều 13 (Sử dụng làn đường) - Em nhấn mạnh chữ Sử dụng làn đường ạ. Cá nhân em cho rằng điều 13 giải quyết cho câu hỏi phía trên.

Trong điều này ở khoản 1 quy định xe cơ giới phải đi trong phần đường hoặc làn đường quy định (hoặc được phép).

Ở khoản 3 có ghi xe có tốc độ thấp phải đi về bên phải. Câu hỏi là bên phải của làn hay bên phải của toàn bộ phần đường? Đây mới là vấn đề cần hiểu cho đúng chứ không phải là hiểu điều 9 thế nào.

Để đơn giản, em tạm phân chia xe cơ giới thành 2 loại, 4b và 2 b. Với bề rộng làn đường chuẩn ở VN là 3,5 m thì rất khó để xếp 2 xe 4b ngang hàng nhau trên 1 làn chuẩn nhưng hoàn toàn có thể xếp tới 3 hoặc 4 xe 2b trên cùng 1 làn (luật quy định chỉ cho phép tối đa 2 xe mô tô hoặc xe gắn máy chạy ngang hàng trên 1 làn đường).

Do vậy, rất khó có thể xảy ra tình huống, trong 1 làn đường, xe 4 đi chậm phải đi về phía bên phải của làn. Vì nếu có đi chậm như thế thì phía bên trái của xe này cũng chả còn chỗ để xe 4b khác vượt lên (hoặc chạy nhanh hơn được). Do vậy, nếu xe 4b phải đi về bên tay phải thì có hai khả năng:
+ một là bám sát vạch bên phụ để xe 2b chạy nhanh hơn vượt lên phía bên lái
+ hai là chuyển sang làn bên phải (nếu có).

Bên cạnh đó, khoản 3 điều 13 này cũng không nói rõ là tốc độ xe là tốc độ nào. Cách hiểu dễ nhất là tốc độ thực tế trên đường thôi.

Như vậy, theo em thì chỉ cần bàn cách hiểu về điều 13 thôi chứ không phải là điều 9.

Em xin hết ạ.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,063
Động cơ
566,260 Mã lực
Hai điều luật đó nói về 2 vấn đề khác nhau hoàn toàn, kụ à. Không thể lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia được.

"Đi bên phải = Drive on Right" là thể hiện mối tuơng quan phải trái giữa các làn xe đi ngược chiều nhau, không căn cứ vào vận tốc di chuyển, áp dụng cho các loại xe cơ giới, thô sơ, người đi bộ, người dắt đàn gia súc, trên phạm vi toàn bộ mặt đường cho cả 2 chiều di chuyển ngược xuôi, của cả một quốc gia.

Còn "Đi về bên phải = Keep Right" là thể hiện mối tuơng quan phải trái giữa các làn xe đi cùng chiều nhau, căn cứ vào vận tốc di chuyển chậm hay nhanh, áp dụng chỉ cho các phuơng tiện cơ giới trên phạm vi mặt đường cho một chiều di chuyển, trên những đoạn đường nhất định thôi.
Có vẻ bác hiểu chưa đúng chăng?
Theo tôi, quy định các phương tiện phải đi về bên phải theo chiều đi của mình (điều 9) là nguyên tắc chung, không phân biệt chiều đi. Đi một mình trên đường một chiều cũng phải đi về phía bên phải, bám sát bên trái là phạm luật.
Quy định phương tiện di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về phía bên phải phần đường xe chạy (điều 13) là cụ thể hóa trong trường hợp trên đường có nhiều làn, có nhiều xe thôi
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,782
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cụ sgb345 đưa nội dung thớt bàn về điều 9 nhưng lại kèm theo điều 13, cùng với việc so sánh với quy định hoặc luật của một số nước. Em thấy có gì đó chưa ổn.

Chưa ổn đó như sau:

- Ngữ pháp Việt Nam phong phú như cụ gocart đã nêu. Nếu đem quy định các nước khác ra đây để đối chiếu thì có thể không chặt chẽ. Nó chỉ có thể mang tính chất tham khảo thôi.

- Điều 9 quy định việc đi về bên tay phải theo chiều đi thì không thể có cách hiểu khác nào nữa.

Vấn đề còn lại là trong cái phần đường được đi đó thì lại đi về phía bên trái hay bên phải của chính cái phần đường được phép đó?

- Điều 13 (Sử dụng làn đường) - Em nhấn mạnh chữ Sử dụng làn đường ạ. Cá nhân em cho rằng điều 13 giải quyết cho câu hỏi phía trên.

Trong điều này ở khoản 1 quy định xe cơ giới phải đi trong phần đường hoặc làn đường quy định (hoặc được phép).

Ở khoản 3 có ghi xe có tốc độ thấp phải đi về bên phải. Câu hỏi là bên phải của làn hay bên phải của toàn bộ phần đường? Đây mới là vấn đề cần hiểu cUho đúng chứ không phải là hiểu điều 9 thế nào.

Để đơn giản, em tạm phân chia xe cơ giới thành 2 loại, 4b và 2 b. Với bề rộng làn đường chuẩn ở VN là 3,5 m thì rất khó để xếp 2 xe 4b ngang hàng nhau trên 1 làn chuẩn nhưng hoàn toàn có thể xếp tới 3 hoặc 4 xe 2b trên cùng 1 làn (luật quy định chỉ cho phép tối đa 2 xe mô tô hoặc xe gắn máy chạy ngang hàng trên 1 làn đường).

Do vậy, rất khó có thể xảy ra tình huống, trong 1 làn đường, xe 4 đi chậm phải đi về phía bên phải của làn. Vì nếu có đi chậm như thế thì phía bên trái của xe này cũng chả còn chỗ để xe 4b khác vượt lên (hoặc chạy nhanh hơn được). Do vậy, nếu xe 4b phải đi về bên tay phải thì có hai khả năng:
+ một là bám sát vạch bên phụ để xe 2b chạy nhanh hơn vượt lên phía bên lái
+ hai là chuyển sang làn bên phải (nếu có).

Bên cạnh đó, khoản 3 điều 13 này cũng không nói rõ là tốc độ xe là tốc độ nào. Cách hiểu dễ nhất là tốc độ thực tế trên đường thôi.

Như vậy, theo em thì chỉ cần bàn cách hiểu về điều 13 thôi chứ không phải là điều 9.

Em xin hết ạ.

Cảm ơn kụ Suzu 37 nhiều. Có lẽ kụ chưa đọc kĩ các ý tứ nhà cháu đã nêu.
Vì các kụ chưa thấy sự khác nhau giữa Điều 9 và Điều 13, luôn đánh đồng hai khái niệm khác nhau làm một, nên nhà cháu phải nêu ví dụ cả 2 điều 9 và 13 để thể hiện được sự khác nhau đó.

Nhà cháu nhờ kụ để ý 3 điều giúp nhà cháu, như sau nhé:

1- Nhà cháu viện dẫn quy định Công ước Viên là tiẻu chuẩn nền tảng để các quốc gia xây dựng nên bộ luật gtđb cho quốc gia mình. Luật gtđb của phàn lớn các quốc gia, trong đó có VN, đều tuân thủ theo những quy định cơ bản của Công ước Viên. Thuật ngữ tiếng Anh trong các luật quốc gia cũng chính là thuật ngữ tiếng Anh trong Công ước Viên.

2- Nhờ kụ phân biệt giùm từ ngữ ghi trong luật trong 2 điều 9 và 13.
Trong điều 9, luật ghi "Đi bên phải" chứ luật không ghi "Đi về bên phải"
Trong Điều 13 luật ghi "Đi về bên phải" chứ luật không ghi "Đi bên phải"
Một số kụ, trong đó có kụ Suzu37, chưa phân biệt được sự khác nhau giữa 2 khái niệm "Đi bên phải" (trong Điều 9) và "Đi về bên phải" (trong Điều 13, nên đã đánh đồng 2 khái niệm này với nhau.

Thuật ngữ tiếng Anh cũng sử dụng riêng rẽ 2 cụm từ khác nhau cho 2 nội dung khác nhau. "Drive on Right, còn gọi là Right hand traffic" là "Đi bên phải", "Keep Right" là "Đi về bên phải".

3- Nhờ kụ xem lại Đối tượng mà từng điều luật chế tài đến. Các đối tượng hoàn toàn khác nhau, nhưng một số kụ vẫn đánh đồng với nhau.
Trong Khoản 1 Điều 9, đối tượng phải áp dụng Điều luật này kà "Người tham gia giao thông", gồm 4 thành phần trong đó có cả người dắt trâu bò lợn gà. Hành vi áp dụng là "Đi bên phải" để nửa bên trái mặt đường cho người tham gia giao thông theo chiều ngược lại sử dụng.

Còn trong Khoản 3 Điều 13, đối tượng áp dụng chỉ là "các phương tiện di chuyển chậm hơn", hành vi áp dụng là "phải đi về bên phải để làn cùng chiều bên trái cho xe chạy nhanh hơn sử dụng".
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,782
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Có vẻ bác hiểu chưa đúng chăng?
Theo tôi, quy định các phương tiện phải đi về bên phải theo chiều đi của mình (điều 9) là nguyên tắc chung, không phân biệt chiều đi. Đi một mình trên đường một chiều cũng phải đi về phía bên phải, bám sát bên trái là phạm luật.
Quy định phương tiện di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về phía bên phải phần đường xe chạy (điều 13) là cụ thể hóa trong trường hợp trên đường có nhiều làn, có nhiều xe thôi
Nhà cháu xin nói rõ thêm một chút nhé.

1- Các kụ đều biết, thế giới có 2 kiểu tổ chức giao thông, là "đi bên phải" và "đi bên trái". Tiếng Việt mình còn dùng thuật ngữ dễ hiểu "tay lái thuận" và "tay lái nghịch".

Để lưu thông trong một quốc gia tổ chức giao thông theo kiểu "đi bên phải" thì không được gắn vô lăng bên phải (mà gắn bên trái), và ngược lại.
Trong tiếng Anh, khái niệm "đi bên phải" được gọi là "drive on Right" hoặc "Right hand traffic", "đi bên trái" là "Drive on Left" hoặc "Left hand traffic".
Các kụ có thể lên mạng, Gúc theo mấy từ tiếng Anh đó, rồi nhờ ai đó dịch các định nghĩa cho chuẩn, là thấy nhà cháu nói đúng.

Trên thế giới có khá nhiều nước theo hệ thống "Đi bên phải", ví dụ Mỹ, Pháp Đức, Tầu, VN...
Chỉ còn số ít nước là theo hệ thống "Đi bên trái", chủ yếu là các quốc đảo, hoặc thuộc Liên hiệp Anh, hoặc từng là thuộc địa Anh.

Thuật ngữ "đi bên phải" không có gì liên quan đến thuật ngữ "đi về bên phải", cũng giống như cụm từ "Con Voi" chẳng có gì liên quan đến cụm từ "Con Cá Voi" vậy, mặc dù chỉ khác nhau mỗi một chữ.

2- Nước Anh gần đây từng có ý định chuyển từ hệ thống "Đi bên trái - tay lái nghịch" sang "Đi bên phải - tay lái thuận" để có thể hoà mạng với nền giao thông "đi bên phải" của EU (kụ xem tin trên BBC nhà cháu quote dưới đây ợ", nhưng thấy tốn kém quá nên chưa dám.

Thuỵ Điển từng "Đi bên trái" như Anh, nhưng đã đổi sang "đi bên phải" từ năm 1967. Rất nhiều nước khác cũng đã đổi từ "đi bên trái" sang "đi bên phải".

Nhà cháu dông dài như vậy chỉ để nói một điều, rằng "đi bên trái" hay "đi bên phải" nó là cơ sở nền tảng của cả một hệ thống giao thông một quốc gia, nôm na như Hệ điều hành máy tính Mac hay Windows, hoặc như iOS của Táo với Ăn roi của Sam, chẳng có gì liên quan tới hành vi "xe đi chậm hơn thì đi về bên phải" cả.


#1- Sơ đồ các quốc gia theo hệ thống "Đi bên Phải" (màu đỏ) và "Đi bên Trái" (màu xanh)




#2- Theo BBC, nước Anh băn khoăn 'Có nên đổi sang hệ thống "Đi bên Phải", như Samoa, Thuỵ Điển từng đổi hay không'?


.
 
Chỉnh sửa cuối:

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,063
Động cơ
566,260 Mã lực
Nhà cháu xin nói rõ thêm một chút nhé.

1- Các kụ đều biết, thế giới có 2 kiểu tổ chức giao thông, là "đi bên phải" và "đi bên trái". Tiếng Việt mình còn dùng thuật ngữ dễ hiểu "tay lái thuận" và "tay lái nghịch".

Để lưu thông trong một quốc gia tổ chức giao thông theo kiểu "đi bên phải" thì không được gắn vô lăng bên phải (mà gắn bên trái), và ngược lại.
Trong tiếng Anh, khái niệm "đi bên phải" được gọi là "drive on Right" hoặc "Right hand traffic", "đi bên trái" là "Drive on Left" hoặc "Left hand traffic".
Các kụ có thể lên mạng, Gúc theo mấy từ tiếng Anh đó, rồi nhờ ai đó dịch các định nghĩa cho chuẩn, là thấy nhà cháu nói đúng.

Trên thế giới có khá nhiều nước theo hệ thống "Đi bên phải", ví dụ Mỹ, Pháp Đức, Tầu, VN...
Chỉ còn số ít nước là theo hệ thống "Đi bên trái", chủ yếu là các quốc đảo, hoặc thuộc Liên hiệp Anh, hoặc từng là thuộc địa Anh.

Thuật ngữ "đi bên phải" không có gì liên quan đến thuật ngữ "đi về bên phải", cũng giống như cụm từ "Con Voi" chẳng có gì liên quan đến cụm từ "Con Cá Voi" vậy, mặc dù chỉ khác nhau mỗi một chữ.

2- Nước Anh gần đây từng có ý định chuyển từ hệ thống "Đi bên trái - tay lái nghịch" sang "Đi bên phải - tay lái thuận" để có thể hoà mạng với nền giao thông "đi bên phải" của EU (kụ xem tin trên BBC nhà cháu quote dưới đây ợ", nhưng thấy tốn kém quá nên chưa dám.

Thuỵ Điển từng "Đi bên trái" như Anh, nhưng đã đổi sang "đi bên phải" từ năm 1967. Rất nhiều nước khác cũng đã đổi từ "đi bên trái" sang "đi bên phải".

Nhà cháu dông dài như vậy chỉ để nói một điều, rằng "đi bên trái" hay "đi bên phải" nó là cơ sở nền tảng của cả một hệ thống giao thông một quốc gia, nôm na như Hệ điều hành máy tính Mac hay Windows, hoặc như iOS của Táo với Ăn roi của Sam, chẳng có gì liên quan tới hành vi "xe đi chậm hơn thì đi về bên phải" cả.


#1- Sơ đồ các quốc gia theo hệ thống "Đi bên Phải" (màu đỏ) và "Đi bên Trái" (màu xanh)




#2- Theo BBC, nước Anh băn khoăn 'Có nên đổi sang hệ thống "Đi bên Phải", như Samoa, Thuỵ Điển từng đổi hay không'?


.
Tôi không cho rằng như thế. Không phải tự nhiên mà người ta quy định "di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải" mà không phải là bên trái (đối với hệ thống đi bên phải) hay ngược lại đối với hệ thống đi bên trái.
Hệ thống đi bên phải, về bản chất, các loại xe đều phải bám bên phải, bất kể tốc độ. Tuy nhiên, xe chạy nhanh hơn sẽ không thể chiếm phần đường sát bên phải vì đã có xe phía trước đi chậm hơn chiếm mất rồi, nên buộc phải đi vào phần đường bên trái xe kia. Đó là về mặt logic khi tuân thủ hệ thống đi bên phải, và đã được luật hóa bởi điều 13 như ta đã biết.

Về mặt pháp lý, cả Luật GTĐB và nghị định 171 đều chỉ có quy định xử phạt xe không chịu đi về bên phải theo chiều đi của mình và chạy chậm hơn mà không chịu đi về phía bên phải phần đường xe chạy mà không hề phân biệt đường 1 chiều hay 2 chiều. Do vậy trong trường hợp chung, cố tình bám bên trái (trong khi có thể đi được ở phía bên phải) là phạm luật
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Hiện tại, nhà cháu thấy trên OF có cách hiểu khác nhau về nội dung Khoản 1 Điều 9 và Khoản 3 Điều 13 Luật GTĐB.

Cách hiểu thứ nhất:
- Điều 9 Luật GTĐB "Quy tắc chung" chỉ nêu quy tắc chung về tổ chức giao thông ở VN là "Đi bên Phải" (nôm na là "tay lái thuận", là xuôi chiều bên phải, ngược chiều bên trái, đối ngược với cách tổ chức giao thông "tay lái nghịch", là xuôi chiều bên trái, ngược chiều bên phải (như tại Anh, Úc, Thái).
- theo cách hiểu thứ nhất, Khoản 1 Điều 9 không có liên hệ gì tới vận tốc di chuyển của phương tiện, không liên quan gì tới quy định "phương tiện di chuyển chậm hơn phải đi về bên phải".
Vầng :D, nhà cháu xin ý kiến lại với cụ cho rõ thế này ạ.

1 - Nhà cháu đã khẳng định chỉ có 1 cách hiểu khoản 1 điều 9 thôi ạ. Và nó giống với cái cháu đã trích lại phía trên. Không có cách hiểu thứ hai.

Điều 9. Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

2 - Vì nhà cụ đặt tiêu đề là cách hiểu điều 9, xong trong nội dung lại đưa thêm vấn đề khoản 3 điều 13. Nhà cháu đã cho rằng đưa nội dung này và là không phù hợp với tiêu đề thớt. Nếu nhà cụ vẫn giữ quan điểm về nội dung thì nhà cháu gợi ý là thay đổi tiêu đề thớt ạ :D.

Và nhà cháu có thêm ý kiến bổ sung như sau :D:


3 - Về công ước Viên thì nhà cháu hiểu là nó liên quan đến điều 9, chứ không gợi ý gì về khoản 3, điều 13. Và nhà cháu cũng đã đề nghị thảo luận cách hiểu khoản 3 này chứ không đề nghị cách hiểu khoản 1 điều 9.

Ví dụ như sau, cụ cho ý kiến về 3 xe cơ giới mà cháu đã dùng màu xanh và màu đỏ để khoanh tròn. Rằng xe được khoanh màu đỏ đúng hay sai khi áp dụng khoản 3 điều 13. Cả 3 xe được khoanh tròn thì đương nhiên thực hiện đúng khoản 1 điều 9 - và không có gì phải tranh luận ở đây cả :D.


(Nguồn: wikipedia.org)​

4 - Mời cụ sgb345 ngự lãm cái này nhá: trích bản dịch luật 2008 mà nhà cháu sợt được trên mạng ợ :D. Nhà cháu dốt ... ngại ngữ nên nhà cháu không có ý kiến gì về cái bản trích này ạ :D

 

thienphuc

Xe điện
Biển số
OF-6481
Ngày cấp bằng
29/6/07
Số km
2,909
Động cơ
570,341 Mã lực
có nghĩa là nếu xxx bắt lỗi vượt phải thì cụ dở luật ra chứng minh cụ đang đi bên phải chiều đi của mình
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,782
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Xin cảm ơn kụ đã phản biện.

Nhà cháu hiểu sự khác biệt quan điểm giữa chúng ta ở 2 điểm sau, không biết có đúng không. Mong kụ cho biết nhé.

1- Kụ chưa công nhận 2 thuật ngữ "đi bên phải" và "đi về bên phải" là 2 thuật ngữ hoàn toàn khác nhau.
2- Kụ cho rằng "đi bên phải" = "đi về bên phải" = "đi càng sát mép bên phải đường càng tốt", nếu không sẽ phạm luật, kể cả khi không có xe chạy nhanh hơn đang ở phía sau.

Tôi không cho rằng như thế. Không phải tự nhiên mà người ta quy định "di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải" mà không phải là bên trái (đối với hệ thống đi bên phải) hay ngược lại đối với hệ thống đi bên trái.
Hệ thống đi bên phải, về bản chất, các loại xe đều phải bám bên phải, bất kể tốc độ. Tuy nhiên, xe chạy nhanh hơn sẽ không thể chiếm phần đường sát bên phải vì đã có xe phía trước đi chậm hơn chiếm mất rồi, nên buộc phải đi vào phần đường bên trái xe kia. Đó là về mặt logic khi tuân thủ hệ thống đi bên phải, và đã được luật hóa bởi điều 13 như ta đã biết.

Về mặt pháp lý, cả Luật GTĐB và nghị định 171 đều chỉ có quy định xử phạt xe không chịu đi về bên phải theo chiều đi của mình và chạy chậm hơn mà không chịu đi về phía bên phải phần đường xe chạy mà không hề phân biệt đường 1 chiều hay 2 chiều. Do vậy trong trường hợp chung, cố tình bám bên trái (trong khi có thể đi được ở phía bên phải) là phạm luật

.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,063
Động cơ
566,260 Mã lực
Xin cảm ơn kụ đã phản biện.

Nhà cháu hiểu sự khác biệt quan điểm giữa chúng ta ở 2 điểm sau, không biết có đúng không. Mong kụ cho biết nhé.

1- Kụ chưa công nhận 2 thuật ngữ "đi bên phải" và "đi về bên phải" là 2 thuật ngữ hoàn toàn khác nhau.
2- Kụ cho rằng "đi bên phải" = "đi về bên phải" = "đi càng sát mép bên phải đường càng tốt", nếu không sẽ phạm luật, kể cả khi không có xe chạy nhanh hơn đang ở phía sau.

.
1. Đúng thế bác ạ. Hai khai niệm này có khác nhau chút ít, nhưng không hoàn toàn khác nhau, một cái mang nghĩa tổng quát, một cái mang nghĩa cụ thể.
2. Đúng thế bác ạ. Về cơ bản thì 3 cái đó giống nhau, nhưng cũng như bên trên tôi đã nói, một cái mang nghĩa tổng quát, một cái mang nghĩa cụ thể và một cái cụ thể hơn nữa
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,782
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com


Vầng :D, nhà cháu xin ý kiến lại với cụ cho rõ thế này ạ.

1 - Nhà cháu đã khẳng định chỉ có 1 cách hiểu khoản 1 điều 9 thôi ạ. Và nó giống với cái cháu đã trích lại phía trên. Không có cách hiểu thứ hai.
Cảm ơn kụ đã phản biện cùng nhà cháu.
Mà hình như nhà cháu bị tẩu hoả nhập ma rồi, không chắc hiểu đúng ý kụ, nên phải hỏi lại kụ từng mục một đây.
- Kụ nói kụ có trích lại ở trên, nhưng ở trên là ở chỗ nào?
- Có phải là phần kụ trích là phần nhà cháu đóng khung màu xanh phía trên còm của kụ chăng?

sgb345sgb345
.
 
Chỉnh sửa cuối:

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Cảm ơn kụ đã phản biện cùng nhà cháu.
Mà hình như nhà cháu bị tẩu hoả nhập ma rồi, không chắc hiểu đúng ý kụ, nên phải hỏi lại kụ từng mục một đây.
- Kụ nói kụ có trích lại ở trên, nhưng ở trên là ở chỗ nào?
- Có phải là phần kụ trích là phần nhà cháu đóng khung màu xanh phía trên còm của kụ chăng?
.
Vâng, gạch đầu dòng thứ hai đã trả lời gạch đầu dòng thứ nhất rồi kụ ạ.
 

mAd_lOvE

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-666
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
12,111
Động cơ
813,371 Mã lực
Nơi ở
Đoàn Thị Điểm
Website
www.myphamxachtay.com
Em thì cứ hiểu và đi về bên phải nếu tốc độ mình chậm hơn tốc độ tối đa cho phép.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top