[Funland] Hiểm nguy Thuỷ điện - Trách nhiệm thuộc về ai

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,125
Động cơ
532,200 Mã lực
Giả sử hồ đang tích 1 triệu khối, tất nhiên là mức an toàn rồi vì họ đang tích nước bình thường (chả thằng điên nào thường xuyên tích nước đối đa cả). À, cứ cho là theo quy trình họ chỉ được tích 800.000 thôi để còn đón lũ, nhưng họ tích "trộm" thành 1 triệu theo giả thiết của cụ để "tối đa hóa lợi nhuận" nhé.

Bây giờ lũ về thêm 1 triệu khối nữa. Thế thì cái hồ 1 triệu khối đấy nó không đón lũ, phòng lũ được. Vậy thì nó nhận bao nhiêu phải cho đi bấy nhiêu, tức là trả đủ 1 triệu khối cho hạ lưu.

Cụ cho em biết lý do gì mà nó còn phải xả thêm "cộng thêm một lượng nước trong hồ"???

Chỉ cần xả ra bằng nhận vào là tránh vỡ đập rồi mà vẫn giữ 1 triệu khối "tối đa hóa lợi nhuận"???

Xả thêm làm gì????
Cụ có vấn đề về đọc hiểu à. Việc tích và xả nước phụ thuộc nhiều vào dự báo cụ nhé. Và khi dự báo cao hơn mức thiết kế thì buộc phải xả tối đa khả năng và phần còn lại thì tích vào dung tích phòng lũ cụ nhé. Vậy nên thủy điện mới cần xả sớm để còn dung tích phòng lũ chứ suy nghĩ giản đơn là cứ tích còn đến lúc quá tải thì lũ về bao nhiêu xả hết bấy nhiêu là xong thì nói làm gì hả cụ.
 

D nâu

Xe điện
Biển số
OF-89405
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
4,056
Động cơ
496,748 Mã lực
Mời các cụ các mợ đọc báo sáng nay trên vnexpress
Thứ ba, 20/10/2020, 00:00 (GMT+7)
'Không thể xác định thủy điện nhỏ có xả lũ trộm hay không'
Hồ thủy điện lớn không có chuyện xả lũ trộm, còn hồ nhỏ thì "không thể xác định được", theo Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp.

Ngày 19/10, ông Nguyễn Hoàng Hiệp trả lời phỏng vấn về nguyên nhân mưa lũ và ngập lụt diện rộng ở miền Trung.

- Ông nhận định thế nào về đợt mưa lũ đang diễn ra ở miền Trung?

- Từ đầu tháng 10 đến nay, hai cơn bão, một áp thấp nhiệt đới đổ bộ dồn dập. Mưa đặc biệt lớn kéo dài liên tục, tổng lượng mưa trong đợt vừa rồi có những nơi trên 3.000 mm. Mặc dù các cơ quan chức năng đã di chuyển được hơn 120.000 hộ dân đến nơi an toàn, nhưng lũ trên địa bàn quá rộng. Nhiều nơi lụt đến mức mà người dân không biết chạy vào đâu nữa. Với trận mưa đêm qua và sáng nay (19/10), diện ngập lụt tiếp tục tăng lên.

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ảnh: Nguyễn Tuệ.


Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ảnh: Nguyễn Tuệ.

Trên các tuyến sông chính, lũ đều vượt mức lịch sử, như sông Hiếu ở Quảng Trị vượt lũ lịch sử 1983 là 1 m, đỉnh lũ sông Bồ ở Thừa Thiên Huế ngày 9/10 vượt lũ lịch sửa năm 1979 là 0,6 m. Hôm nay, lũ trên trông Thạch Hãn (Quảng Trị), sông Kiến Giang cũng đều vượt mức lũ lịch sử năm 1979.

Mưa lũ đã khiến 134 người chết, mất tích; thiệt hại về tài sản của người dân vẫn chưa thống kê được hết.

Trong khi đó, mưa lớn vẫn tiếp diễn, thêm một áp thấp nhiệt đới đang hình thành và sẽ đi vào Biển Đông, hướng vào miền Trung từ 24 đến 26/10, dự báo sẽ gây mưa rất lớn, từ 300-800 mm.

Miền Trung có nguy cơ lũ chồng lũ, bão chồng bão. Hệ thống hạ tầng bị ngâm nước kéo dài, đất đai cũng bở bục, chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể gây ra sạt lở nguy hiểm. Với tình trạng ngập lụt diện rộng, kéo dài, chúng tôi đang lo đến sức chịu đựng của người dân trong điều kiện sinh hoạt rất khó khăn.

- Ngoài mưa lớn, nhiều ý kiến cho rằng, nước lên nhanh gây ngập lụt diện rộng ở miền Trung do thủy điện xả lũ. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

- Nói ngập lụt do hồ chứa xả lũ thì vừa đúng vừa sai. Tại sao lại vậy? Hồ chứa thủy lợi và hồ thủy điện khu vực này rất nhiều. Toàn bộ khu vực Trung Bộ, Nam Trung Bộ và một phần Bắc Trung Bộ có 2.332 hồ chứa. Trong đó khoảng 250 hồ chứa thủy điện, còn lại là hồ thủy lợi. Nguyên tắc của các hồ là tích nước vào mùa lũ, cấp nước vào mùa khô.

Nhưng chúng ta cần phải phân biệt rõ thế nào là xả lũ và cắt lũ. Khi lượng nước về hồ lớn hơn lưu lượng xả ra, tức là nạp vào rất nhiều mà xả ít, khi đó hồ chứa đang cắt lũ cho hạ du.

Trong một số trường hợp khẩn cấp, lượng nước xả xuống hạ du nhiều hơn lượng đổ về hồ, đó là xả lũ.

Ở miền Trung hai lưu vực sông rất quan trọng là sông Hương và lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn. Đợt mưa lũ vừa qua ở Thừa Thiên Huế, bằng cách điều hành của chúng tôi, đã cắt cho Huế lũ giảm xuống lúc tối đa 0,85 m. Chúng ta cứ hình dung như thế này, không có sự điều hành hồ chứa thì lũ ở TP Huế sẽ cao hơn gần 1 m nữa. Như vậy có thể thấy, nếu các hồ chứa, thủy điện phối hợp chặt chẽ và thực hiện nghiêm quy định tích nước, xả nước thì sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc cắt lũ.

Lũ ở thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế ngày 10/10. Ảnh: Võ Thạnh.

Lũ ở thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế ngày 10/10. Ảnh: Võ Thạnh.

Thực tế, các thủy điện phối hợp thực hiện rất nghiêm theo lệnh của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai. Nhưng một số thủy điện, đặc biệt thủy điện nhỏ công suất lắp máy từ 10 đến15 MW, hồ chứa không có dung tích phòng lũ. Nguyên tắc vận hành của thủy điện nhỏ là trước khi có lũ phải xả bớt đi, hạ du không có lũ cứ xả, lũ về mới tích nước lại.

Tuy nhiên, khi dự báo lũ, thủy điện nhỏ có thể tiếc nước, xả rất ít, hoặc xả không theo quy trình. Lũ về lớn, họ buộc phải xả, gây ra hiện tượng lũ chồng lũ cho hạ du.

Một số người đặt vấn đề, thủy điện có xả lũ trộm hay không. Với hồ thủy điện lớn, tôi khẳng định là không, còn hồ nhỏ thì không thể xác định được. Bởi hầu hết thủy điện nhỏ đều chưa có thiết bị đo lưu lượng nước vào và ra, truyền tự động về trung tâm điều hành địa phương.

Trong quy trình hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vận hành liên hồ chứa trên 11 lưu vực lớn cả nước, hồ thủy điện lớn đều nằm ở đây nhưng chỉ vận hành trong điều kiện bắt đầu có thiên tai. Còn trạng thái bình thường, chủ đầu tư và địa phương chịu trách nhiệm. Thủy điện nhỏ thuộc quản lý, điều hành của các tỉnh.

Chúng tôi đã nhận ra những bất cập trong quản lý các thủy điện nhỏ và đã bàn với Bộ Công Thương để khắc phục trong tương lai gần.

- Quan điểm của ông về việc phát triển thủy điện ở Việt Nam hiện nay?

- Thủy điện đang hỗ trợ rất lớn cho kinh tế. Trong cơ cấu năng lượng của nước ta thủy điện chiếm 35%, đồng thời là nguồn năng lượng sạch.

Mỗi lần mưa lũ, nhiều người lại đặt vấn đề, lũ do thủy điện. Tôi cũng nghĩ rằng cần có những nghiên cứu khách quan hơn. Đắp đập, dành ra 50 đến 70 ha rừng để làm hồ, xây thủy điện chắc chắn ảnh hưởng đến môi trường. Quy định phải trồng thay thế nhưng rừng mới chỉ có độ che, không có thảm thực vật bao phủ.

Hiện những khu vực xây dựng được thủy điện đã xây dựng hết. Việc cấp phép mới để xây dựng thủy điện nhỏ rất ít. Luật Lâm nghiệp với quy định mới rất chặt chẽ, gần như không cho phép chuyển đổi rừng phòng hộ, rừng tự nhiên sang mục đích khác.

Khi cấp phép xây dựng thủy điện, các tỉnh phải tính toán rất kỹ, đặt biệt về thiên tai, tránh trường hợp lợi dụng thủy điện làm việc khác. Đối với thủy điện nhỏ đã được cấp phép, theo tôi phải tính toán tận dụng cột nước, thu hẹp diện tích lòng hồ. Lấy thế năng cột nước để phát điện, có thể tốn kém hơn nhưng giảm thiểu ảnh hưởng môi trường.

- Hai ngày qua, nước lũ ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị lên nhanh. Nhiều người dân không kịp di dời, phải lên mạng xã hội kêu cứu trong đêm. Vì sao như vậy?

- Ở tỉnh Quảng Trị mưa gần 800 mm trong ngày 17/10, và chỉ một đêm qua Quảng Bình và Hà Tĩnh mưa to đến gần 500 mm.

Tại Hà Tĩnh, hôm qua các hồ thủy lợi như Kẻ Gỗ, Ngàn Trươi, hồ thủy điện Hương Khê đều xả song với lượng không lớn. Lượng mưa cao đến mức kỷ lục khiến lũ lên nhanh, không phải hoàn toàn do hồ chứa xả lũ.

Đường phố ở thành phố Hà Tĩnh ngập sâu chiều 19/10. Ảnh: Lê Hoàng.

Đường phố ở thành phố Hà Tĩnh ngập sâu chiều 19/10. Ảnh: Lê Hoàng.

Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã yêu cầu địa phương cảnh báo người dân di chuyển lên chỗ an toàn. Tổng số di dời ở ba tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị là hơn 15.400 hộ.

Chúng ta cũng phải xem xét hết sức khách quan, bởi mưa lớn, lũ ở các tỉnh này đã được dự báo trước cả tuần. Có thể một số người dân ở lại để trông coi tài sản, khi lũ lên không kịp đi hoặc họ chưa nắm bắt được thông tin.

Tuy nhiên, cảnh báo sớm mà vẫn để tình trạng người dân kẹt lại, kêu cứu như thế thì chúng tôi sẽ phải kiểm tra, xem xét lại vấn đề cứu hộ cứu nạn, vai trò của chính quyền địa phương.

Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Tài chính hỗ trợ 5 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Hà Tĩnh, mỗi tỉnh 1.000 tấn gạo để cứu trợ khẩn cấp; tạm cấp mỗi tỉnh này 100 tỷ đồng để thực hiện cứu hộ, cứu nạn và an sinh xã hội.
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,848
Động cơ
1,263,366 Mã lực
Tuổi
48
Cụ có vấn đề về đọc hiểu à. Việc tích và xả nước phụ thuộc nhiều vào dự báo cụ nhé. Và khi dự báo cao hơn mức thiết kế thì buộc phải xả tối đa khả năng và phần còn lại thì tích vào dung tích phòng lũ cụ nhé. Vậy nên thủy điện mới cần xả sớm để còn dung tích phòng lũ chứ suy nghĩ giản đơn là cứ tích còn đến lúc quá tải thì lũ về bao nhiêu xả hết bấy nhiêu là xong thì nói làm gì hả cụ.
Tóm lại
Mấy cái thủy điện nhỏ đấy cụ. Theo quy trình thì thủy điện cần xả nước để có 1 dung tích phòng lũ nhất định nhưng thực tế là nhiều năm lũ ít hơn so với dự báo nên thủy điện nhỏ bị thiếu nước. Vậy là họ "vừa đái vừa dòm" bằng cách xả ít hơn so với quy trình. Và khi lũ về to quá thì buộc phải xả hết lượng nước về cộng thêm 1 lượng nước trong hồ để tránh vỡ đập.
Em đang nói đến thủy điện nhỏ cụ nhé. Và cụ ko biết thì nên tìm hiểu chứ cái gì ko biết cũng nghĩ là nó ko thể có thì hơi bị khó đối phó với cuộc đời đấy cụ.
Cụ nói loanh quanh rối rắm một hồi cuối cùng không chứng minh được là "Và khi lũ về to quá thì buộc phải xả hết lượng nước về cộng thêm 1 lượng nước trong hồ để tránh vỡ đập."

Nếu thủy điện không xả thêm nước thì lũ nhiều ít chả liên quan gì đến nó. Nó không giảm bớt được lũ thì cũng không làm nhiều thêm.

Nhưng ko sao, cụ yên tâm là có nhiều người cũng nhầm như cụ lắm. Cứ đọc thấy cụm từ "thủy điện xã lũ" là nghĩ ngay là nước lũ do thủy điện nó đẻ ra ;))

À, có cả anh Thứ trưởng cũng học khối C :)):

Tuy nhiên, khi dự báo lũ, thủy điện nhỏ có thể tiếc nước, xả rất ít, hoặc xả không theo quy trình. Lũ về lớn, họ buộc phải xả, gây ra hiện tượng lũ chồng lũ cho hạ du.
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
Mời các cụ các mợ đọc báo sáng nay trên vnexpress
Thứ ba, 20/10/2020, 00:00 (GMT+7)
'Không thể xác định thủy điện nhỏ có xả lũ trộm hay không'
Hồ thủy điện lớn không có chuyện xả lũ trộm, còn hồ nhỏ thì "không thể xác định được", theo Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp.

Ngày 19/10, ông Nguyễn Hoàng Hiệp trả lời phỏng vấn về nguyên nhân mưa lũ và ngập lụt diện rộng ở miền Trung.

- Ông nhận định thế nào về đợt mưa lũ đang diễn ra ở miền Trung?

- Từ đầu tháng 10 đến nay, hai cơn bão, một áp thấp nhiệt đới đổ bộ dồn dập. Mưa đặc biệt lớn kéo dài liên tục, tổng lượng mưa trong đợt vừa rồi có những nơi trên 3.000 mm. Mặc dù các cơ quan chức năng đã di chuyển được hơn 120.000 hộ dân đến nơi an toàn, nhưng lũ trên địa bàn quá rộng. Nhiều nơi lụt đến mức mà người dân không biết chạy vào đâu nữa. Với trận mưa đêm qua và sáng nay (19/10), diện ngập lụt tiếp tục tăng lên.

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ảnh: Nguyễn Tuệ.


Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ảnh: Nguyễn Tuệ.

Trên các tuyến sông chính, lũ đều vượt mức lịch sử, như sông Hiếu ở Quảng Trị vượt lũ lịch sử 1983 là 1 m, đỉnh lũ sông Bồ ở Thừa Thiên Huế ngày 9/10 vượt lũ lịch sửa năm 1979 là 0,6 m. Hôm nay, lũ trên trông Thạch Hãn (Quảng Trị), sông Kiến Giang cũng đều vượt mức lũ lịch sử năm 1979.

Mưa lũ đã khiến 134 người chết, mất tích; thiệt hại về tài sản của người dân vẫn chưa thống kê được hết.

Trong khi đó, mưa lớn vẫn tiếp diễn, thêm một áp thấp nhiệt đới đang hình thành và sẽ đi vào Biển Đông, hướng vào miền Trung từ 24 đến 26/10, dự báo sẽ gây mưa rất lớn, từ 300-800 mm.

Miền Trung có nguy cơ lũ chồng lũ, bão chồng bão. Hệ thống hạ tầng bị ngâm nước kéo dài, đất đai cũng bở bục, chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể gây ra sạt lở nguy hiểm. Với tình trạng ngập lụt diện rộng, kéo dài, chúng tôi đang lo đến sức chịu đựng của người dân trong điều kiện sinh hoạt rất khó khăn.

- Ngoài mưa lớn, nhiều ý kiến cho rằng, nước lên nhanh gây ngập lụt diện rộng ở miền Trung do thủy điện xả lũ. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

- Nói ngập lụt do hồ chứa xả lũ thì vừa đúng vừa sai. Tại sao lại vậy? Hồ chứa thủy lợi và hồ thủy điện khu vực này rất nhiều. Toàn bộ khu vực Trung Bộ, Nam Trung Bộ và một phần Bắc Trung Bộ có 2.332 hồ chứa. Trong đó khoảng 250 hồ chứa thủy điện, còn lại là hồ thủy lợi. Nguyên tắc của các hồ là tích nước vào mùa lũ, cấp nước vào mùa khô.

Nhưng chúng ta cần phải phân biệt rõ thế nào là xả lũ và cắt lũ. Khi lượng nước về hồ lớn hơn lưu lượng xả ra, tức là nạp vào rất nhiều mà xả ít, khi đó hồ chứa đang cắt lũ cho hạ du.

Trong một số trường hợp khẩn cấp, lượng nước xả xuống hạ du nhiều hơn lượng đổ về hồ, đó là xả lũ.

Ở miền Trung hai lưu vực sông rất quan trọng là sông Hương và lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn. Đợt mưa lũ vừa qua ở Thừa Thiên Huế, bằng cách điều hành của chúng tôi, đã cắt cho Huế lũ giảm xuống lúc tối đa 0,85 m. Chúng ta cứ hình dung như thế này, không có sự điều hành hồ chứa thì lũ ở TP Huế sẽ cao hơn gần 1 m nữa. Như vậy có thể thấy, nếu các hồ chứa, thủy điện phối hợp chặt chẽ và thực hiện nghiêm quy định tích nước, xả nước thì sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc cắt lũ.

Lũ ở thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế ngày 10/10. Ảnh: Võ Thạnh.

Lũ ở thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế ngày 10/10. Ảnh: Võ Thạnh.

Thực tế, các thủy điện phối hợp thực hiện rất nghiêm theo lệnh của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai. Nhưng một số thủy điện, đặc biệt thủy điện nhỏ công suất lắp máy từ 10 đến15 MW, hồ chứa không có dung tích phòng lũ. Nguyên tắc vận hành của thủy điện nhỏ là trước khi có lũ phải xả bớt đi, hạ du không có lũ cứ xả, lũ về mới tích nước lại.

Tuy nhiên, khi dự báo lũ, thủy điện nhỏ có thể tiếc nước, xả rất ít, hoặc xả không theo quy trình. Lũ về lớn, họ buộc phải xả, gây ra hiện tượng lũ chồng lũ cho hạ du.

Một số người đặt vấn đề, thủy điện có xả lũ trộm hay không. Với hồ thủy điện lớn, tôi khẳng định là không, còn hồ nhỏ thì không thể xác định được. Bởi hầu hết thủy điện nhỏ đều chưa có thiết bị đo lưu lượng nước vào và ra, truyền tự động về trung tâm điều hành địa phương.

Trong quy trình hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vận hành liên hồ chứa trên 11 lưu vực lớn cả nước, hồ thủy điện lớn đều nằm ở đây nhưng chỉ vận hành trong điều kiện bắt đầu có thiên tai. Còn trạng thái bình thường, chủ đầu tư và địa phương chịu trách nhiệm. Thủy điện nhỏ thuộc quản lý, điều hành của các tỉnh.

Chúng tôi đã nhận ra những bất cập trong quản lý các thủy điện nhỏ và đã bàn với Bộ Công Thương để khắc phục trong tương lai gần.

- Quan điểm của ông về việc phát triển thủy điện ở Việt Nam hiện nay?

- Thủy điện đang hỗ trợ rất lớn cho kinh tế. Trong cơ cấu năng lượng của nước ta thủy điện chiếm 35%, đồng thời là nguồn năng lượng sạch.

Mỗi lần mưa lũ, nhiều người lại đặt vấn đề, lũ do thủy điện. Tôi cũng nghĩ rằng cần có những nghiên cứu khách quan hơn. Đắp đập, dành ra 50 đến 70 ha rừng để làm hồ, xây thủy điện chắc chắn ảnh hưởng đến môi trường. Quy định phải trồng thay thế nhưng rừng mới chỉ có độ che, không có thảm thực vật bao phủ.

Hiện những khu vực xây dựng được thủy điện đã xây dựng hết. Việc cấp phép mới để xây dựng thủy điện nhỏ rất ít. Luật Lâm nghiệp với quy định mới rất chặt chẽ, gần như không cho phép chuyển đổi rừng phòng hộ, rừng tự nhiên sang mục đích khác.

Khi cấp phép xây dựng thủy điện, các tỉnh phải tính toán rất kỹ, đặt biệt về thiên tai, tránh trường hợp lợi dụng thủy điện làm việc khác. Đối với thủy điện nhỏ đã được cấp phép, theo tôi phải tính toán tận dụng cột nước, thu hẹp diện tích lòng hồ. Lấy thế năng cột nước để phát điện, có thể tốn kém hơn nhưng giảm thiểu ảnh hưởng môi trường.

- Hai ngày qua, nước lũ ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị lên nhanh. Nhiều người dân không kịp di dời, phải lên mạng xã hội kêu cứu trong đêm. Vì sao như vậy?

- Ở tỉnh Quảng Trị mưa gần 800 mm trong ngày 17/10, và chỉ một đêm qua Quảng Bình và Hà Tĩnh mưa to đến gần 500 mm.

Tại Hà Tĩnh, hôm qua các hồ thủy lợi như Kẻ Gỗ, Ngàn Trươi, hồ thủy điện Hương Khê đều xả song với lượng không lớn. Lượng mưa cao đến mức kỷ lục khiến lũ lên nhanh, không phải hoàn toàn do hồ chứa xả lũ.

Đường phố ở thành phố Hà Tĩnh ngập sâu chiều 19/10. Ảnh: Lê Hoàng.

Đường phố ở thành phố Hà Tĩnh ngập sâu chiều 19/10. Ảnh: Lê Hoàng.

Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã yêu cầu địa phương cảnh báo người dân di chuyển lên chỗ an toàn. Tổng số di dời ở ba tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị là hơn 15.400 hộ.

Chúng ta cũng phải xem xét hết sức khách quan, bởi mưa lớn, lũ ở các tỉnh này đã được dự báo trước cả tuần. Có thể một số người dân ở lại để trông coi tài sản, khi lũ lên không kịp đi hoặc họ chưa nắm bắt được thông tin.

Tuy nhiên, cảnh báo sớm mà vẫn để tình trạng người dân kẹt lại, kêu cứu như thế thì chúng tôi sẽ phải kiểm tra, xem xét lại vấn đề cứu hộ cứu nạn, vai trò của chính quyền địa phương.

Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Tài chính hỗ trợ 5 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Hà Tĩnh, mỗi tỉnh 1.000 tấn gạo để cứu trợ khẩn cấp; tạm cấp mỗi tỉnh này 100 tỷ đồng để thực hiện cứu hộ, cứu nạn và an sinh xã hội.
Không thể khẳng định được, nhưng như đã nói, thuỷ điện nhỏ được thiết kế để khi có lũ nước tràn qua mặt đập, không cần xả, và không đe doạ an toàn đập. Thuỷ điện kiểu này không có đóng góp vào lũ.

Do đó khái niệm "xả trộm" gây ra lũ là không áp dụng được với thuỷ điện loại này.
 

Gcar

Xe container
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
9,385
Động cơ
572,203 Mã lực
À, có cả anh Thứ trưởng cũng học khối C :)):
Nếu quả thật nguy hiểm thì họ sẽ đề nghị được xả chính thức luôn chứ xả trộm làm gì, ai dám không cho, không xả thì bể đập à.

Nhưng có thể lúc xả họ không làm theo quy trình báo trước, để dân ngay đó bị bất ngờ, hoặc là trái với lịch sắp xếp luân phiên với mấy cái thủy điện nhỏ khác.
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
À, có cả anh Thứ trưởng cũng học khối C :)):
Cụ nói hơi quá. Người ta là quan chức, lời nói phải cẩn thận. Không có số liệu nên mới trả lời "không thể khẳng định".
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,125
Động cơ
532,200 Mã lực
Tóm lại

Cụ nói loanh quanh rối rắm một hồi cuối cùng không chứng minh được là "Và khi lũ về to quá thì buộc phải xả hết lượng nước về cộng thêm 1 lượng nước trong hồ để tránh vỡ đập."

Nếu thủy điện không xả thêm nước thì lũ nhiều ít chả liên quan gì đến nó. Nó không giảm bớt được lũ thì cũng không làm nhiều thêm.

Nhưng ko sao, cụ yên tâm là có nhiều người cũng nhầm như cụ lắm. Cứ đọc thấy cụm từ "thủy điện xã lũ" là nghĩ ngay là nước lũ do thủy điện nó đẻ ra ;))

À, có cả anh Thứ trưởng cũng học khối C :)):
Đoạn cụ bôi đậm là em nói chưa thoát ý, ý của em là khi lũ về to hơn đội nhà máy dự kiến (cụ đọc bài khác của em để thấy em nói là dự báo lũ nhưng các nhà máy thủy điện nhỏ vẫn dự phòng khả năng lũ về ít hơn nên xả lũ ít hơn so với quy trình), đến khi lũ về to quá và còn dự báo tiếp tục thì buộc phải xả để tạo dung tích phòng lũ.
Em học điện và làm về điện nên cũng biết cả về quy trình và cả những câu chuyện trà dư tửu hậu chứ ko phải chỉ biết mỗi lý thuyết nên nhiều cụ cứ lấy lý thuyết ra để tranh cãi thì rất khó để giải thích. Thôi thì các cụ cứ giữ lấy quan điểm của mình đi cho đời nó tươi.:D
 

Demhoangvu

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-562444
Ngày cấp bằng
3/4/18
Số km
726
Động cơ
156,923 Mã lực
Tuổi
34
Thủy điện lớn thì điều tiết, hạn chế lũ, thủy điện nhỏ thì liên quan mịa gì đến lũ, thủy điện nhỏ khi nước lũ về thì nó tự tràn qua đập. Thời đại chó lợn lên ngôi, kiến thức học hành là cục kut, chỉ sủa to rõ ràng, đổi trắng thay đen không chút liêm sỉ là giỏi.
unnamed.jpg
unnamed-6-16028565817831592238764.jpg
 

Loan Hưng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-741749
Ngày cấp bằng
3/9/20
Số km
149
Động cơ
62,449 Mã lực
Tuổi
26
Về ông trời cụ ak
 

máy ủi

Xe tải
Biển số
OF-70146
Ngày cấp bằng
7/8/10
Số km
467
Động cơ
433,278 Mã lực
Mấy ngày nay theo dõi các cụ tranh luận không ngã ngũ đến phát mệt. Túm lại: Thủy điện vừa có lợi và có hại. Cái lợi thì ai cũng biết rồi. Không có điện thì chẳng làm được cái gì hết, điều tiết lũ làm cho các vùng hạ lưu được mùa, không bị úng ngập. Nhưng ngược lại thượng lưu lại bị lũ quét. " Tức hạ , phá thượng " trước đây mưa lớn nước cứ tự nhiên chảy hết về hạ lưu, nay bị chặn dòng, tích trữ quanh năm trong hồ chứa và trong lòng núi, gây xáo trộn kết cấu tầng địa chất. Khi gặp trận mưa to nữa kết hợp nền đất yếu do tích nước lâu ngày, thế là ...BÙM , sạt nguyên cả quả đồi, mảng núi là vậy. Ngày xưa chưa có thủy điện, quê nội em ở hạ lưu sông hồng thường xuyên bị ngập úng mất mùa, đói kém. Từ ngày có thủy điện điều tiết nước, mùa màng bội thu. Quê ngoại vùng trung du thì ngược lại, bây giờ lũ quét hàng năm về đến tận tp Yên Bái. Nhưng vì đại cục, cái gì mang lại lợi ích nhiều hơn thì người ta phải lựa chọn.
 

D nâu

Xe điện
Biển số
OF-89405
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
4,056
Động cơ
496,748 Mã lực
Không thể khẳng định được, nhưng như đã nói, thuỷ điện nhỏ được thiết kế để khi có lũ nước tràn qua mặt đập, không cần xả, và không đe doạ an toàn đập. Thuỷ điện kiểu này không có đóng góp vào lũ.

Do đó khái niệm "xả trộm" gây ra lũ là không áp dụng được với thuỷ điện loại này.
Cụ đọc hiểu hay thật!
Bào báo nói rõ như thế mà mỗi mình cụ hiểu một cách khác.
Em đang thấy cụ cố tình bao che cho những thuỷ điện nhỏ làm thiếu tính toán và không theo lời phân tích của các nhà khoa học!
"
Thực tế, các thủy điện phối hợp thực hiện rất nghiêm theo lệnh của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai. Nhưng một số thủy điện, đặc biệt thủy điện nhỏ công suất lắp máy từ 10 đến15 MW, hồ chứa không có dung tích phòng lũ. Nguyên tắc vận hành của thủy điện nhỏ là trước khi có lũ phải xả bớt đi, hạ du không có lũ cứ xả, lũ về mới tích nước lại.

Tuy nhiên, khi dự báo lũ, thủy điện nhỏ có thể tiếc nước, xả rất ít, hoặc xả không theo quy trình. Lũ về lớn, họ buộc phải xả, gây ra hiện tượng lũ chồng lũ cho hạ du.

Một số người đặt vấn đề, thủy điện có xả lũ trộm hay không. Với hồ thủy điện lớn, tôi khẳng định là không, còn hồ nhỏ thì không thể xác định được. Bởi hầu hết thủy điện nhỏ đều chưa có thiết bị đo lưu lượng nước vào và ra, truyền tự động về trung tâm điều hành địa phương.

Trong quy trình hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vận hành liên hồ chứa trên 11 lưu vực lớn cả nước, hồ thủy điện lớn đều nằm ở đây nhưng chỉ vận hành trong điều kiện bắt đầu có thiên tai. Còn trạng thái bình thường, chủ đầu tư và địa phương chịu trách nhiệm. Thủy điện nhỏ thuộc quản lý, điều hành của các tỉnh.

Chúng tôi đã nhận ra những bất cập trong quản lý các thủy điện nhỏ và đã bàn với Bộ Công Thương để khắc phục trong tương lai gần."
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
7,529
Động cơ
80,672 Mã lực
Cụ có vấn đề về đọc hiểu à. Việc tích và xả nước phụ thuộc nhiều vào dự báo cụ nhé. Và khi dự báo cao hơn mức thiết kế thì buộc phải xả tối đa khả năng và phần còn lại thì tích vào dung tích phòng lũ cụ nhé. Vậy nên thủy điện mới cần xả sớm để còn dung tích phòng lũ chứ suy nghĩ giản đơn là cứ tích còn đến lúc quá tải thì lũ về bao nhiêu xả hết bấy nhiêu là xong thì nói làm gì hả cụ.
Em đọc câu này em biết cụ làm nhà báo, chưa công trình nào lũ về đến mức thiết kế đâu cụ ạ, cụ có cho em xin cái bằng chứng bằng số liệu thiết kế và thực đo. Họ xả đi để họ mất nước phát điện à?
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,125
Động cơ
532,200 Mã lực
Thủy điện lớn thì điều tiết, hạn chế lũ, thủy điện nhỏ thì liên quan mịa gì đến lũ, thủy điện nhỏ khi nước lũ về thì nó tự tràn qua đập. Thời đại chó lợn lên ngôi, kiến thức học hành là cục kut, chỉ sủa to rõ ràng, đổi trắng thay đen không chút liêm sỉ là giỏi.
unnamed.jpg
unnamed-6-16028565817831592238764.jpg
Đây là thủy điện dạng đập xả tràn tự do cụ ạ. Nhiều thủy điện nhỏ khác lại có dạng đập xả tràn theo cửa điều khiển bằng van nên cụ ko đánh đồng hết thế này được.
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,125
Động cơ
532,200 Mã lực
Em đọc câu này em biết cụ làm nhà báo, chưa công trình nào lũ về đến mức thiết kế đâu cụ ạ, cụ có cho em xin cái bằng chứng bằng số liệu thiết kế và thực đo. Họ xả đi để họ mất nước phát điện à?
"Chưa có công trình nào lũ về đến mức thiết kế" nghĩa là quy trình ko phải xả nước để tăng dung tích phòng lũ hả cụ.
 

VuongPQ

Xe buýt
Biển số
OF-470661
Ngày cấp bằng
15/11/16
Số km
948
Động cơ
212,578 Mã lực
Tuổi
37
Thủy điện là sân chơi nhạy cảm phết đấy ạ, kín đáo, độc quyền, mượn vốn ngân hàng vài năm xong là đời đời ấm no !
 

77665508

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-160815
Ngày cấp bằng
15/10/12
Số km
2,273
Động cơ
364,404 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tôi là dân thiết kế Thủy điện đây, qua tay cũng tầm trên dưới trăm cái thủy điện vừa và nhỏ rồi!. Giờ cụ bảo là thủy điện có hại?. Hại chổ nào?.
1. Có hại về phá rừng
2. Có hại về xả lũ
Cái thứ nhất: công nhận khi làm thủy điện có ảnh hưởng đến khu vực rừng xung quanh, nhưng ko 1 ai là chủ đầu tư lại muốn đi phá rừng, vì rừng giữ nước, giữ tiền của mình.
Còn cái thứ 2: hồ lớn thì có khả năng điều tiết ko noí, vậy hồ nhỏ thì ảnh hưởng gì, lũ đến thì nó xả thôi, vậy ko có thủy điện nó ko có lũ chắc.
Nhiều khi đừng nghe Loài Báo nhé!
Em làm các thủ tục về ĐTM, giấy phép khai thác nước mặt, xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du. Các có đầu mối thì kết nối hộ em với nhé.
 

Susu77

Xe tăng
Biển số
OF-707798
Ngày cấp bằng
16/11/19
Số km
1,053
Động cơ
107,893 Mã lực
Nơi ở
Trong nhà
Em là dân khối A-B, và xin phép mấy cụ khối này nên bỏ ngay giọng miệt thị “dân khối C”. Khối gì, ngành gì cũng có người giỏi người dốt. Có đầy người như em đây, học đẫy Toán Lý mấy chục năm rồi giờ còn không động đến phép tính cộng. Khối C mà người ta sáng tác ra bài hát, viết áng văn hay còn mang lại giá trị cho đời.
Đây là thớt em lập nói lên sự e ngại về thuỷ điện cóc. Các cụ tranh luận thoải mái nhưng cần giữ tinh thần quy định của Otofun, không miệt thị xúc phạm người khác.
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,848
Động cơ
1,263,366 Mã lực
Tuổi
48
Cụ nói hơi quá. Người ta là quan chức, lời nói phải cẩn thận. Không có số liệu nên mới trả lời "không thể khẳng định".
Em không nói số liệu, em nói cái câu lũ chồng lũ này:

Tuy nhiên, khi dự báo lũ, thủy điện nhỏ có thể tiếc nước, xả rất ít, hoặc xả không theo quy trình. Lũ về lớn, họ buộc phải xả, gây ra hiện tượng lũ chồng lũ cho hạ du.
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,433
Động cơ
208,843 Mã lực
Mấy ngày nay theo dõi các cụ tranh luận không ngã ngũ đến phát mệt. Túm lại: Thủy điện vừa có lợi và có hại. Cái lợi thì ai cũng biết rồi. Không có điện thì chẳng làm được cái gì hết, điều tiết lũ làm cho các vùng hạ lưu được mùa, không bị úng ngập. Nhưng ngược lại thượng lưu lại bị lũ quét. " Tức hạ , phá thượng " trước đây mưa lớn nước cứ tự nhiên chảy hết về hạ lưu, nay bị chặn dòng, tích trữ quanh năm trong hồ chứa và trong lòng núi, gây xáo trộn kết cấu tầng địa chất. Khi gặp trận mưa to nữa kết hợp nền đất yếu do tích nước lâu ngày, thế là ...BÙM , sạt nguyên cả quả đồi, mảng núi là vậy. Ngày xưa chưa có thủy điện, quê nội em ở hạ lưu sông hồng thường xuyên bị ngập úng mất mùa, đói kém. Từ ngày có thủy điện điều tiết nước, mùa màng bội thu. Quê ngoại vùng trung du thì ngược lại, bây giờ lũ quét hàng năm về đến tận tp Yên Bái. Nhưng vì đại cục, cái gì mang lại lợi ích nhiều hơn thì người ta phải lựa chọn.
Hai vụ sạt lở vừa rồi ở trạm 67 với Đoàn kinh tế Quân đội chả liên quan quái gì đến thủy điện cả bác ạ.
 

meomun346

Xe container
Biển số
OF-206409
Ngày cấp bằng
16/8/13
Số km
7,492
Động cơ
393,112 Mã lực
Nơi ở
Nhiều nơi
VN khoe phủ xanh rừng 40% nhưng thật ra trồng cây keo để lấy gỗ còn rừng nguyên sinh tự nhiên giảm đến 90% rồi .


Cần xem xét lại trồng rừng chủ yếu bằng cây keo


Đã từ lâu ngành Lâm nghiệp chủ trương sử dụng chủ yếu cây keo đưa vào trồng rừng suốt từ Bắc vào Nam.




View attachment 5572091
Vâng, cứ nhìn thấy cây keo xanh mà nghĩ rừng đã được giữ, đất trống được phủ xanh. Thật ra rừng tự nhiên nó còn kèm theo nhiều lợi ích khác cho côn trùng và sinh thái nữa cụ ạ. Rừng keo ko bằng rừng tự nhiên đâu ạ.
... Ngày xưa chưa có thủy điện, quê nội em ở hạ lưu sông hồng thường xuyên bị ngập úng mất mùa, đói kém. Từ ngày có thủy điện điều tiết nước, mùa màng bội thu. Quê ngoại vùng trung du thì ngược lại, bây giờ lũ quét hàng năm về đến tận tp Yên Bái. Nhưng vì đại cục, cái gì mang lại lợi ích nhiều hơn thì người ta phải lựa chọn.
Ko cái gì tốt toàn bộ. Em cũng ủng hộ thủy điện dù rằng nó có tí mặt trái.

Thủy điện là sân chơi nhạy cảm phết đấy ạ, kín đáo, độc quyền, mượn vốn ngân hàng vài năm xong là đời đời ấm no !
Vâng cụ, vậy nên khi có sự cố sạt lở hay gây lũ là được bịt đi êm nhẹ. VD điển hình là chuyện sạt lở nhà máy thủy điện Thái An - Hà Giang mới đây.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top