[Funland] Hiểm nguy Thuỷ điện - Trách nhiệm thuộc về ai

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,433
Động cơ
208,843 Mã lực
Cụ đọc hiểu hay thật!
Bào báo nói rõ như thế mà mỗi mình cụ hiểu một cách khác.
Em đang thấy cụ cố tình bao che cho những thuỷ điện nhỏ làm thiếu tính toán và không theo lời phân tích của các nhà khoa học!
"
Thực tế, các thủy điện phối hợp thực hiện rất nghiêm theo lệnh của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai. Nhưng một số thủy điện, đặc biệt thủy điện nhỏ công suất lắp máy từ 10 đến15 MW, hồ chứa không có dung tích phòng lũ. Nguyên tắc vận hành của thủy điện nhỏ là trước khi có lũ phải xả bớt đi, hạ du không có lũ cứ xả, lũ về mới tích nước lại.

Tuy nhiên, khi dự báo lũ, thủy điện nhỏ có thể tiếc nước, xả rất ít, hoặc xả không theo quy trình. Lũ về lớn, họ buộc phải xả, gây ra hiện tượng lũ chồng lũ cho hạ du.

Một số người đặt vấn đề, thủy điện có xả lũ trộm hay không. Với hồ thủy điện lớn, tôi khẳng định là không, còn hồ nhỏ thì không thể xác định được. Bởi hầu hết thủy điện nhỏ đều chưa có thiết bị đo lưu lượng nước vào và ra, truyền tự động về trung tâm điều hành địa phương.

Trong quy trình hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vận hành liên hồ chứa trên 11 lưu vực lớn cả nước, hồ thủy điện lớn đều nằm ở đây nhưng chỉ vận hành trong điều kiện bắt đầu có thiên tai. Còn trạng thái bình thường, chủ đầu tư và địa phương chịu trách nhiệm. Thủy điện nhỏ thuộc quản lý, điều hành của các tỉnh.


Chúng tôi đã nhận ra những bất cập trong quản lý các thủy điện nhỏ và đã bàn với Bộ Công Thương để khắc phục trong tương lai gần."
Kể cả nó có xả đi nữa thì với cái hồ thủy điện nhỏ, nó chả gây được ngập sâu như mấy hôm nay ở Miền Trung.
Mưa hơn tuần mà hơn cả 1 năm thì không ngập mới lạ.
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
7,529
Động cơ
80,548 Mã lực
"Chưa có công trình nào lũ về đến mức thiết kế" nghĩa là quy trình ko phải xả nước để tăng dung tích phòng lũ hả cụ.
Rất rất ít các công trình thủy điện có dung tích phòng lũ, chỉ có một số công trình lớn mới có thôi. Như ở Huế thì có thủy điện BÌnh ĐIền. Còn lại là không có. TUy nhiên, lưu lượng đỉnh lũ khi qua hồ chứa xả xuống hạ lưu sẽ nhỏ hơn lưu lượng đỉnh lũ đến hồ nên ít nhiều thủy điện dù nhỏ cũng góp phần điều tiết lũ. Nếu hồ có dung tích phòng lũ (em nhớ được khoảng gần 10 công trình có) thì có xả trước để đón lũ thì họ luôn tích nước vào hồ ở phần đỉnh lũ. Như thế thì nó mới có tác dụng nhiều.
 

anhtu1101993

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744993
Ngày cấp bằng
2/10/20
Số km
39
Động cơ
58,390 Mã lực
Tuổi
36
Xem rừng cây nguyên sinh của Mỹ mới đúng là rừng . Với khu rừng này thì bão nào cũng cản được hết khi toàn cây cổ thụ cao cả trăm mét .


Rừng cây gỗ đỏ cổ xưa cao nhất thế giới ở Mỹ





 
Chỉnh sửa cuối:

anhtu1101993

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744993
Ngày cấp bằng
2/10/20
Số km
39
Động cơ
58,390 Mã lực
Tuổi
36
Vụ khai thác gỗ gần 2 chốt bảo vệ rừng: Phát hiện 3 điểm phá rừng

Liên quan đến phản ánh của Báo Công an TP.HCM về tình trạng vận chuyển lâm sản, phá rừng tại xã Kon Chiêng (H. Mang Yang, Gia Lai), hiện lực lượng chức năng đã đi kiểm tra hiện trường và phát hiện 37 cây bị cưa hạ.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Gia Lai, lực lượng chức năng của H. Mang Yang và đơn vị chủ rừng tổ chức kiểm tra, xác minh các nội dung Báo phản ánh.
Theo đó, kết quả kiểm tra nội dung Báo Công an TP.HCM phản ánh về tình trạng vận chuyển lâm sản, khai thác gỗ tại xã Kon Chiêng là chính xác.

Gỗ bị cưa hạ thành lóng
Cụ thể, từ thông tin phóng viên cung cấp, các lực lượng chức năng đã mở rộng kiểm tra và phát hiện 3 khu vực rừng bị phá, với tổng cộng 37 cây bị cưa hạ.
Vị trí thứ nhất tại tiểu khu 576, lâm phần Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Kon Chiêng quản lý (địa giới xã Kon Chiêng) có 33 cây bị khai thác, khối lượng thiệt gỗ thiệt hại hơn 10,6m3. Thời gian rừng bị khai thác tại đây khoảng 1 tháng.
Vị trí thứ 2 nằm giáp ranh với huyện Kông Chro có 2 cây bị cưa hạ. Thời gian cây bị cưa khoảng 2 tháng.
Vị trí thứ 3 nằm tại tiểu khu 571, lâm phần Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Kon Chiêng (địa giới xã Kon Chiêng) phát hiện 2 cây bị cưa hạ.
Còn về việc các xe độ chế vận chuyển lâm sản trái phép, hiện nay, lực lượng chức năng vẫn đang truy tìm, xác minh.

Có 37 cây bị cưa hạ tại hiện trường
Đại diện Hạt Kiểm lâm H. Mang Yang cho biết, đây mới chỉ là kết quả kiểm tra bước đầu. Đơn vị sẽ phối hợp với lực lượng chức năng mở rộng kiểm tra, xác minh những vị trí phá rừng phóng viên mới cung cấp.
Cũng theo Hạt Kiểm lâm H. Mang Yang, vị trí phá rừng tại tiểu khu 576 đã đủ cơ sở khởi tố vụ án, tuy nhiên các lực lượng chức năng đang tiếp tục kiểm tra hiện trường để điều tra.

Xe độ chế vận chuyển gỗ
Như CAO đã phản ánh, rừng ở xã Kon Chiêng, huyện Mang Yang, Gia Lai giáp ranh với huyện Kông Chro (Gia Lai) đang bị khai thác. Điều đáng nói, nơi đây có 2 chốt bảo vệ rừng nhưng rừng vẫn bị xâm hại. Ngoài ra, còn xảy ra tình trạng xe máy độ chế ngang nhiên chở từng hộp gỗ được xẻ vuông vức đi từ rừng ra, nhưng không có đơn vị nào găn chặn.

Bọn lâm tặc thêm kiểm lâm bao che vẫn tiếp tục chặt phá rừng phải đến khi báo Công An phản ánh mới vào cuộc .
 

HoangBach4970

Xe hơi
{Salon Chợ xe}
Biển số
OF-372533
Ngày cấp bằng
4/7/15
Số km
126
Động cơ
265,482 Mã lực
Nơi ở
Gầm Cầu Thăng Long
cứ lợi trước mắt rùi lũ lụt .
 

nguarung

Xe điện
Biển số
OF-15945
Ngày cấp bằng
4/5/08
Số km
2,042
Động cơ
527,051 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu còn lâu mới nói
Do phá rừng, thủy điện đã ăn thua gì. Lào xanh thằm, Cam puchia xanh ngát, còn VN đã gần hoàn thành công cuộc phá rừng.
 

D nâu

Xe điện
Biển số
OF-89405
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
4,056
Động cơ
496,748 Mã lực
Cái đoạn chữ đậm bôi đỏ như cụ trích dẫn này là của thằng nhà báo chứ không phải của người làm kỹ thuật, nghe đến từ "Lũ chồng lũ" là đã thấy ngu rồi!
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ông nói đấy.
Báo chí thuật lại cuộc họp của các lãnh đạo đấy?
Cụ ăn nói có vẻ hàm hồ quá!
Thôi em tạm biệt cụ.
 

quanggialai

Xe điện
Biển số
OF-305258
Ngày cấp bằng
16/1/14
Số km
2,506
Động cơ
458,940 Mã lực
Nơi ở
Gia lai
Vụ khai thác gỗ gần 2 chốt bảo vệ rừng: Phát hiện 3 điểm phá rừng




Bọn lâm tặc thêm kiểm lâm bao che vẫn tiếp tục chặt phá rừng phải đến khi báo Công An phản ánh mới vào cuộc .
từ cái xã Kon Chiêng đó đi ngược trở ra quốc lộ 19 khoảng 20km có một cái trạm kiểm lâm.
Trạm đó ngày xưa là cửa rừng và chỉ cách bìa rừng khoảng 5m. năm 2006 em đi qua thì vẫn còn thấy cây rừng. đến năm 2008 em quay lại thì rừng nó sợ trạm nên chạy lui vào khoảng gần 1km. Bây giờ thì chạy lui vô tới hơn 20 km và sắp biến mất hoàn toàn.
 

AkiraBin

Xe tăng
Biển số
OF-716299
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
1,851
Động cơ
123,026 Mã lực
Tuổi
49
Nơi ở
Bắc Sông Hồng
Các cụ dạy bảo nhau về thủy điện ác quá!...
Em chỉ cần đọc tiêu đề của thớt đã đoán ra kiểu gì cụ chủ thớt cũng bị đánh hội đồng cho tới sấp mặt rồi. Mỗi thớt lập kiểu này thường có 2 luồng ý kiến, em tạm gọi là 2 phe hay 2 phía..:D...

1- Phía các cụ phản đối Thủy điện (phản đối thủy điện "cóc"): Nghĩ rằng Thủy điện đặt nhà máy chọn không đúng vị trí địa hình, thiết kế không đúng kỹ thuật, rồi thủy điện nhỏ, phá rừng, tác động làm thay đổi dòng chảy ảnh hưởng hạ lưu, dẫn đến lũ lụt...vv.. . rồi thì lợi ích nhóm trong xd thủy điện.....Lợi ích nhóm chẳng liên quan gì ở đây hết, không nhóm này làm thì nhóm khác cũng sẽ làm, nhu cầu phát triển kt thì bắt buộc phải đáp ứng được điện đã...(điện, đường, trường, trạm mà không có thì có phát triển bằng gì ? chẳng nhẽ nhà đầu tư đến làm nhà máy tự dùng máy phát điện.. :)) ..) Cứ cảnh thiếu điện liên miên mùa hè 38~40 độ mất điện do thiếu điện có mà các cụ chẳng nhảy bổ lên "chửi" điện lực ấy chứ...

2- Phía các cụ ủng hộ Thủy điện (em trong số này): Xây thủy điện là tất yếu, sẵn có từ thiên nhiên địa hình VN rất phù hợp để làm thủy điện, góp phần điều tiết lũ lụt, em để từ "góp phần" trong ngoặc kép vì không thể điều tiết hết được, chi phí thủy điện rẻ, không ô nhiễm, nguồn năng lượng sạch, lợi ích kinh tế phát triển đất nước là chắc chắn có.....Nhiệt điện thì hiện TG gần như đã tẩy chay do ô nhiễm khói bụi, điện gió và điện NL mặt trời VN không đáp ứng đủ nhu cầu và chi phí đắt đỏ nữa, điện Nguyên tử thì VN chưa đủ trình độ làm trong khi đầu tư thì cũng chưa có nguồn lực vào thời điểm này...Vậy không chọn phát triển Thủy điện thì bằng nguồn gì dc hơn nữa.

Riêng cá nhân em nhận xét: Hiện trạng lũ lụt ở miền trung thì ngàn đời nay nó vẫn lũ rồi, năm lũ nhỏ, năm lớn nó vẫn sảy ra theo chu kỳ vài chục năm có một lần lớn đạt đỉnh, những năm gần đây có thể chu kỳ dày và ngắn hơn nhưng không phải do Thủy điện mình gây ra mà do thiên nhiên thôi....Nếu xét đến việc lũ lụt ảnh hưởng do con người thì phải nói đến do thay đổi khí hậu toàn cầu thì nghe có lý hơn.
Miền trung địa hình đồi núi dốc lại ngắn, chủ yếu theo một hướng tây đổ sang đông có biển nên lũ khó tránh khỏi, cộng thêm đô thị hóa nhanh, dân cư phân quanh các bờ sông, ao hồ cũng bị lấp đi nhiều, lượng mưa cực lớn kéo dài cũng ảnh hưởng đến việc thoát lũ tại hạ lưu...nói chung cũng khá nhiều nguyên nhân..
Ngày nay phương tiện truyền thông nhanh và nhiều nên mình thấy nó rõ ràng hơn về thiên tai. Không thể cứ thấy trận lũ, sạt lở lại đem mấy cái Thủy điện ra để đổ hết tội cho nó xong đặt những câu hỏi mang tính ném đá hơn là góp ý xây dựng. Nói vậy không có nghĩa việc phát triển kt phải làm thêm nhiều Thủy điện thì mặc kệ không quan tâm đến vấn đề lũ lụt . Việc chế ngự thiên nhiên không phải đơn giản trong khi năng lực, nguồn lực của VN cũng chưa đủ...VN khi nào KT mạnh cợ HQ hay NB bản thì khỏi phải chờ đến ofer lo đâu..

Em hết...mời các cụ tiếp tục thảo luận..
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,122
Động cơ
532,200 Mã lực
Rất rất ít các công trình thủy điện có dung tích phòng lũ, chỉ có một số công trình lớn mới có thôi. Như ở Huế thì có thủy điện BÌnh ĐIền. Còn lại là không có. TUy nhiên, lưu lượng đỉnh lũ khi qua hồ chứa xả xuống hạ lưu sẽ nhỏ hơn lưu lượng đỉnh lũ đến hồ nên ít nhiều thủy điện dù nhỏ cũng góp phần điều tiết lũ. Nếu hồ có dung tích phòng lũ (em nhớ được khoảng gần 10 công trình có) thì có xả trước để đón lũ thì họ luôn tích nước vào hồ ở phần đỉnh lũ. Như thế thì nó mới có tác dụng nhiều.
Ko đúng cụ ơi. Mọi hồ thủy điện đều có dung tích phòng lũ (hay phân lũ) vì thực tế nó chỉ thể hiện khả năng tích thêm nước của hồ chứa vào mùa lũ thôi. Vấn đề nằm ở đây là các thủy điện thuộc EVN thì thực hiện khá sát với kế hoạch và quy trình còn các thủy điện thuộc tư nhân (các thủy điện nhỏ) thì lại ko chắc chắn lắm về việc này vì nước là tiền của họ chứ ko phải các nhiệm vụ khác. Việc tích nước vào đỉnh lũ cũng như xả nước để đón lũ là đúng, nhưng thực tế dự báo vẫn có những sai số đáng kể dẫn đến việc các thủy điện nhỏ dập dòm trong việc xả lũ sớm để tăng khả năng phân lũ vì sợ lũ về ko đúng kế hoạch thì sẽ dẫn đến thiếu nước -> mất tiền. Và khi lũ lớn hơn dự báo thì những vấn đề này mới lộ ra khi các thủy điện nhỏ này buộc phải xả thêm tránh trường hợp vỡ đập. Các thủy điện em nói đến là thủy điện nhỏ có đập xả tràn theo cửa mở bằng van chứ ko phải đập xả tràn tự do cụ nhé.
 

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,263
Động cơ
110,785 Mã lực
Và khi lũ lớn hơn dự báo thì những vấn đề này mới lộ ra khi các thủy điện nhỏ này buộc phải xả thêm tránh trường hợp vỡ đập. Các thủy điện em nói đến là thủy điện nhỏ có đập xả tràn theo cửa mở bằng van chứ ko phải đập xả tràn tự do cụ nhé.
Giả sử nó tiếc tiền để hồ đầy trước lũ, lũ lớn hơn dự báo thì nó mở cổng xả sao cho lưu lượng xả bằng lưu lượng nước về thôi chứ "xả thêm" là sao cụ?
 
Chỉnh sửa cuối:

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,122
Động cơ
532,200 Mã lực
Giả sử nó tiếc tiền để hồ đầy đi, lũ lớn hơn dự báo thì nó mở cổng xả sao cho lưu lượng xả bằng lưu lượng nước về thôi chứ "xả thêm" là sao cụ?
Trừ đập xả tràn tự do thôi còn các các đập xả tràn qua cửa đều có giới hạn cụ ạ. Và khi đạt giới hạn của các cửa xả thì lưu lượng nước về- lưu lượng nước xả sẽ nằm lại hồ chứ cụ. Mà nằm lại hồ quá khả năng lưu trữ thì sẽ rủi ro vỡ đập. Tất nhiên hệ số an toàn cho phép việc tích quá ngưỡng nhưng trong tính toán rủi ro vẫn phải xét đến chứ cụ.
 

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,263
Động cơ
110,785 Mã lực
Trừ đập xả tràn tự do thôi còn các các đập xả tràn qua cửa đều có giới hạn cụ ạ. Và khi đạt giới hạn của các cửa xả thì lưu lượng nước về- lưu lượng nước xả sẽ nằm lại hồ chứ cụ. Mà nằm lại hồ quá khả năng lưu trữ thì sẽ rủi ro vỡ đập. Tất nhiên hệ số an toàn cho phép việc tích quá ngưỡng nhưng trong tính toán rủi ro vẫn phải xét đến chứ cụ.
Thì xả cả tràn cả đáy, miễn sao xả bằng lưu lượng lũ về hồ là được chứ sao, sao lại bảo là nó "xả thêm ". Trừ trường hợp mở hết cỡ vẫn không bằng nước về, thì nó mới phải áp dụng phá tràn gì đó. Đã có thằng nào phải phá tràn đâu cụ?
 

AMMA

Xe tăng
Biển số
OF-438971
Ngày cấp bằng
21/7/16
Số km
1,782
Động cơ
229,483 Mã lực
Auto chởi.
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
Thì xả cả tràn cả đáy, miễn sao xả bằng lưu lượng lũ về hồ là được chứ sao, sao lại bảo là nó "xả thêm ". Trừ trường hợp mở hết cỡ vẫn không bằng nước về, thì nó mới phải áp dụng phá tràn gì đó. Đã có thằng nào phải phá tràn đâu cụ?
Có một tình huống như thế này cụ ạ: lũ về, đập giữ lại một phần, nên lưu lượng dưới hạ lưu là 90% thôi. Sau nửa ngày, hồ đầy, về bao nhiêu xả bấy nhiêu. Thế là nước lũ dưới hạ lưu lên nhanh hơn.
Một số người thay vì kết luận là đập đã giảm được lũ nửa ngày thì lại kết luận là đập xả làm lũ to hơn.
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,122
Động cơ
532,200 Mã lực
Thì xả cả tràn cả đáy, miễn sao xả bằng lưu lượng lũ về hồ là được chứ sao, sao lại bảo là nó "xả thêm ". Trừ trường hợp mở hết cỡ vẫn không bằng nước về, thì nó mới phải áp dụng phá tràn gì đó. Đã có thằng nào phải phá tràn đâu cụ?
Đây là bài toán của dự báo lũ và tính toán xả dựa trên tính toán kia chứ có phải bài toán chính xác là cụ cắm bơm nước vào đầu lọc nên chuẩn được dung tích nước về đâu cụ. Trường hợp phá tràn cũng là trường hợp được tính đến để bảo toàn 1 phần đập và may mắn là chưa phải phá tràn thôi còn với các cơn lũ lớn lúc nào chả phải chuẩn bị phương án này hả cụ. Việc có phương án phá tràn chính là khẳng định của việc đã tính toán đến khả năng vỡ đập do lượng nước tích tại hồ quá lớn mà rõ ràng khi phá tràn đập bị hỏng ko còn khả năng phân lũ nữa, nếu đơn giản là nước về bao nhiêu xả bấy nhiêu được thì cần gì phải tính đến phương án xấu hơn như thế.
 

Số Hưởng

Xe tải
Biển số
OF-745673
Ngày cấp bằng
8/10/20
Số km
329
Động cơ
61,026 Mã lực
Kể cả nó có xả đi nữa thì với cái hồ thủy điện nhỏ, nó chả gây được ngập sâu như mấy hôm nay ở Miền Trung.
Mưa hơn tuần mà hơn cả 1 năm thì không ngập mới lạ.
1 cái đấm thêm 1 cái đạp chí mạng đấy cụ à,thủy điện xả lũ,nước lên rất nhanh,dân chạy không kịp.
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,848
Động cơ
1,263,366 Mã lực
Tuổi
48
Có một tình huống như thế này cụ ạ: lũ về, đập giữ lại một phần, nên lưu lượng dưới hạ lưu là 90% thôi. Sau nửa ngày, hồ đầy, về bao nhiêu xả bấy nhiêu. Thế là nước lũ dưới hạ lưu lên nhanh hơn.
Một số người thay vì kết luận là đập đã giảm được lũ nửa ngày thì lại kết luận là đập xả làm lũ to hơn.
Vâng, cái tư duy rất buồn cười là nước chảy ra từ đập thủy điện nên kết tội cái thủy điện.

Không hình dung ra được một việc đơn giản là không có thủy điện thì số nước đó cũng đổ xuống hạ lưu ngay và luôn.

Và vì dùng cái từ "thủy điện xả lũ" nên cũng nghĩ lũ là do thủy điện xả ra.
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,433
Động cơ
208,843 Mã lực
1 cái đấm thêm 1 cái đạp chí mạng đấy cụ à,thủy điện xả lũ,nước lên rất nhanh,dân chạy không kịp.
Nếu so thì một cái đấm, một cái vuốt má.
Đợt này miền trung ngập là do mưa quá lớn, đi vào lịch sử. Nó sẽ là mốc để so với các cơn lũ sau.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top