[Funland] Hiểm nguy Thuỷ điện - Trách nhiệm thuộc về ai

SanHoBien

Xe container
Biển số
OF-387568
Ngày cấp bằng
17/10/15
Số km
8,808
Động cơ
304,020 Mã lực
Hai cụ tung hứng nhau thì em biết rồi.
Em viết để những người cần thông tin họ nắm, chứ thay đổi nhận thức của 1 người đã có định kiến thì em không hy vọng đâu.
E đâu có tung húng gì đâu cụ :P
 

tranbinh91

Xe đạp
Biển số
OF-611535
Ngày cấp bằng
24/1/19
Số km
24
Động cơ
120,040 Mã lực
viết nhiều thật, mỗi từ "cây" và từ "Rừng" là không dám viết thôi mà.:D
Thấy bài này vẫn còn rôm rả quá ta, em vào góp vui tý nữa
Các cụ cứ bảo thủy điện phá rừng, phá cây thế cho em hỏi: chả nhẽ lâm tặc đội lốt thủy điện đi phá rừng?. Các cụ đã đi vào mường tè, nậm nhùn chưa?. Rừng bị phá do nguyên nhân gì nhiều nhất?.
Đúng là làm thủy điện sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường. các cụ chỉ biết đọc báo, đọc tin mà ko chịu phân tích gì cả. Các cụ luôn nghĩ làm gì cũng hoàn hảo 100% ko tỳ vết. Xây nhà ko được rơi vữa, ăn cơm ko văng hạt cơm nào khỏi mõm, ví dụ dự án đường dân cư qua núi chả nhẽ ko phá rừng hay sao?
Nhiều vùng xã, chó ăn đá gà ăn sỏi, người dân đến đường xá ko có, ko có các thủy điện thì lấy gì phát triển, lai châu, điện biên tiềm năng gì để phát triển?.
Có cụ còn dại đến mức đi so với nước ngoài, nghĩ đúng nông cạn ngu muội hết sức, mỗi nước một hoàn cảnh, một nền kinh tế khác nhau, vậy mà cũng so được
 

tranbinh91

Xe đạp
Biển số
OF-611535
Ngày cấp bằng
24/1/19
Số km
24
Động cơ
120,040 Mã lực
Giờ TG đang xem xét lại việc làm thủy điện rồi cụ ơi, vì thủy điện không gây ô nhiễm nhưng phá rừng hủy hoại thiên nhiên bậc nhất, khu vực lòng hồ thủy điện ngập chìm nhiều đất đai, nhà cửa, di sản văn hóa của dân, đập thủy điện ngăn phù sa của sông, các loài cá không thể di chuyển vượt đập nên không di cư sinh sản được dẫn tới tuyệt diệt, không kể lúc xả lũ gây ngập lụt vùng hạ du.
Cụ nói vậy thì em thua cụ, cụ nói đúng như thời bao cấp, ko có tý suy nghĩ gì, hay còn gọi là nhăng cuội
Thủy điện nhỏ nào cũng hầu như có cống xả cát, nên cụ yên tâm, bồi lắng phù sa là điều ko thể, cđt có điên mới để vậy.
Chổ di sản văn hoá cấp nào, cơ bản ko ai phê duyệt vào vùng có khu dtls
Còn về cá ngược dòng, bác chắc hay xem thế giới động vật, hoá mình thành cá hồi ở nga hả?
Ko thủy điện nào gây gập lụt như bác nói đâu nhé, nó còn tác dụng đđiều tiêts nữa cơ
Ngâpj lụt đất đai, nhà cửa: trong chiến lực đầu tư, việc chiếm đất chiếm nhà là thoả thuận, cụ nghĩ dân ngu chắc, vậy bạn lên miền núi thử xem nhé. Thân ái
 

meomun346

Xe container
Biển số
OF-206409
Ngày cấp bằng
16/8/13
Số km
7,492
Động cơ
393,112 Mã lực
Nơi ở
Nhiều nơi
Thuỷ điện giá thành rẻ, không gây phát thải, phải gánh giá thành cho điện khí, điện gió, điện mặt trời, vận hành đơn giản,hồ chứa giữ nước điều tiết dùng cho lúc thiếu nước. Các cụ lên án thuỷ điện thì cứ về nhà ngắt cầu dao điện + không dùng nước thử 1 tuần xem.
Em nói thêm là mấy cái điện kia cần có gió, nắng, mà các cụ biết đấy, nắng chỉ có ban ngày, gió cũng có từng lúc thôi. Những hộ dùng ĐMT (điện mặt trời) đơn lẻ, phải dùng thêm hệ thống ắc qui để dự trữ điện lúc mưa, lúc ban đêm nữa thì giá thành quá cao, ko chịu nổi đâu!
Vậy nên dù ĐMT có tốt đến mấy cũng cần dùng chung với điện lưới để nó hỗ trợ cho nhau.
Thủy điện cần có nước, phong điện cần có gió, vậy nên hệ thống điện của 1 quốc gia phải gồm nhiều loại nhà máy điện để còn bổ xung, hỗ trợ lẫn nhau. Duy chỉ có điện hạt nhân là tương đối ổn thì cc lại kêu là rò rỉ phóng xạ, rồi động đất, sóng thần......
Nói túm lại, huân chương còn có mặt trái mà!!!!!!!!!!!
Dù rằng thủy điện cũng có ảnh hưởng đến các loài cá, thủy sinh...nhưng em ở Tuyên Quang vẫn bỏ phiếu cho thủy điện nhé. Dòng chảy được điều tiết, 19 năm nay ko phải chạy lũ lần nào.=D>=D>=D>=D>=D>=D>
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
16,648
Động cơ
545,137 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Xin chia buồn với thân nhân những người gặp nạn ở thuỷ điện Rào Trăng 3.
2 tháng trước báo chí VN liên tục cập nhật hàng ngày về đập thuỷ điện Tam Hiệp - lớn nhất và có lẽ cũng vào hàng hiện đại nhất trên thế giới. Nguy cơ trùng trùng khi mưa lớn liên miên, lũ chồng lũ. Rất may mắn, TQ đã chứng minh cho thế giới thấy họ xây dựng và vận hành tốt thế nào, không có thiệt hại gì đáng kể.
VN cuối hè đầu thu thường có mưa nhiều lũ lớn. Tuy nhiên không hề có các cảnh báo kịp thời về nguy cơ tại rất nhiều thuỷ điện lớn nhỏ.
Nếu không có vụ sạt núi vùi lấp tang thương này, em và rất nhiều người không hề biết đến Rào Trăng và còn nhiều thuỷ điện của cả tư nhân và nhà nước khác nữa.
Đã từng học về ĐTM (đánh giá tác động môi trường) em biết sơ rằng, khi xây đập thuỷ điện là một vấn đề rất lớn liên quan đến biến đổi địa chất, thổ nhưỡng, sinh vật, vi khí hậu và dân sinh. Ngay như đập thuỷ điện Hoà Bình, các chuyên gia Nga giúp VN xây dựng. Bên cạnh những điều có lợi lớn mà nó mang lại thì cũng có cả những mặt hại mà truyền thông không đưa lên. Nếu cụ nào làm ngành này lâu năm chắc sẽ biết rất nhiều chuyên gia các nước khác khuyên VN ko làm, đặc biệt là Thuỵ Điển do e ngại những rủi ro tới môi trường. Chính vì vậy, để hạn chế những tác động xấu người ta đã phải tính toán cân nhắc kỹ lưỡng chứ không hề ào ào đơn giản.
Đặc điểm địa hình Miền Trung là hẹp, nhiều đồi núi, đất dốc. Chúng ta đều biết để tạo thành các hồ thuỷ điện sẽ phải gây ngập một vùng lưu vực sông. Địa hình như vậy gần như không thích hợp để tạo ra các hồ chứa đủ lớn có khả năng điều tiết lũ khi mưa lớn kéo dài.
Dưới thời NTD trong vòng chục năm đã cấp phép xây dựng thuỷ điện vô tội vạ ở Miền Trung. Những năm qua liên tiếp các thuỷ điện bất ngờ xả lũ gập ngập lụt cho dân cư vùng hạ nguồn. Dân thiệt hại tài sản và tính mạng nặng nề không biết kêu ai. Và đến bây giờ thiệt hại thảm khốc về tính mạng của mấy chục chiến sĩ, công nhân đã xảy ra.
Trách nhiệm này thuộc về ai hay chỉ bảo tại ông Trời?
Rõ là...ông Trời rồi mà!
 

Napolong

Xe điện
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
2,062
Động cơ
1,671,183 Mã lực
Em hơi lạc đề tí, với mùa mưa lũ miền Trung như này và nhiều năm qua, có khi nhà nước phải đầu tư hạ tầng chống lũ đến vài tỷ USD,

quan trọng hơn cả sân bay, cao tốc.
 

meomun346

Xe container
Biển số
OF-206409
Ngày cấp bằng
16/8/13
Số km
7,492
Động cơ
393,112 Mã lực
Nơi ở
Nhiều nơi
Thấy bài này vẫn còn rôm rả quá ta, em vào góp vui tý nữa
Các cụ cứ bảo thủy điện phá rừng, phá cây thế cho em hỏi: chả nhẽ lâm tặc đội lốt thủy điện đi phá rừng?. Các cụ đã đi vào Mường tè, Nậm nhùn chưa?. Rừng bị phá do nguyên nhân gì nhiều nhất?.
..............
Mấy chỗ này em chưa qua, nhưng dọc đường số 6, đi Điện Biên, rồi Sa Pa, Yên Bái, em thấy dân ta phá rừng ghê gớm. Đường ô tô chạy dưới thung lũng, ngước mắt sang 2 bên thấy rừng núi cây to bị đốn sạch đến tận đỉnh để thay bằng sắn, ngô... bảo sao hay bị lũ lụt. Khi lũ về toàn thấy cây khô, củi nhỏ... trôi đầy sông. Người ta đã phá rừng từ bao nhiêu năm nay, thật chua xót.
 

meomun346

Xe container
Biển số
OF-206409
Ngày cấp bằng
16/8/13
Số km
7,492
Động cơ
393,112 Mã lực
Nơi ở
Nhiều nơi
Nhiều thủy điện nhỏ không có hồ chứa mà. Nhiều ông chả hiểu j chém kinh.
Cụ VD xem nào, cụ đừng kể cái máy phát điện nhỏ dùng cho hộ gia đính đặt mô tơ nơi có dòng nước chảy qua nhé!
Nhiều khi cả 1 dãy hồ liền nhau thì chúng gánh cho nhau, tăng thêm công suất cho cái thủy điện dưới cùng (mà nói nhỏ là nhỡ có vỡ thì đi cả dây).
 

Xinxàphòng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-357212
Ngày cấp bằng
8/3/15
Số km
2,685
Động cơ
298,968 Mã lực
Nơi ở
bờ giếng
Các cụ đừng cố bảo vệ TĐ, phải đánh đổi mt với nó không hề nhỏ. Với TĐ Hoà bình thì cái đánh đổi í là đáng giá, nó trị thuỷ dòng sông hung hãn bậc nhất và sx ra điện, nó còn điều tiết nguồn nước nữa.
Dưng, phát triển tràn lan lại là chiện khác - nó gây hệ luỵ không hề nhỏ - đặc biệt với địa hình miền trung, chúng ta và con cháu sẽ còn phải trả giá nhiều.
Tư duy nhiêm kì, hoàn vốn mua chức ở ta sẽ đưa cái đất nước này đến đâu thì cũng không thể biết nữa. Chỉ biết, họ sẽ có hộ khẩu nước ngoài - còn zân đen thì tự chịu!
 

Cà tàng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-15786
Ngày cấp bằng
2/5/08
Số km
2,270
Động cơ
534,986 Mã lực
Nơi ở
Vinh
Ko liên quan nhưng cụ nào giải thích hộ em tại sao khu vực xây thủy điện lại thường hay xảy ra động đất vậy?
Vừa rồi có động đất nghi do lũ lụt làm tăng nước hồ thủy điện ở Quảng Ngãi
Bỗng dưng trên diện tích bề mặt phải cõng hàng triệu mét khối nước, sức nặng này có thể phá vỡ mối liên kết bề mặt trái đất sinh ra động đất.
 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,422
Động cơ
-23,328 Mã lực
Tuổi
54
Mấy chỗ này em chưa qua, nhưng dọc đường số 6, đi Điện Biên, rồi Sa Pa, Yên Bái, em thấy dân ta phá rừng ghê gớm. Đường ô tô chạy dưới thung lũng, ngước mắt sang 2 bên thấy rừng núi cây to bị đốn sạch đến tận đỉnh để thay bằng sắn, ngô... bảo sao hay bị lũ lụt. Khi lũ về toàn thấy cây khô, củi nhỏ... trôi đầy sông. Người ta đã phá rừng từ bao nhiêu năm nay, thật chua xót.
Rừng cây đầu nguồn chủ yếu có tác dụng giảm sức mạnh của lũ ống, lũ quét thôi. Và rất tiếc là rừng cây cũng là nguyên nhân gián tiếp gây nên sạt lở

Sạt lở là do đặc điểm địa chất. Thường là do lớp đất cát, đất xốp nằm sâu bên dưới bề mặt vách đá hoặc nằm giữa 2 lớp đất nền cứng. Khi bên trên, rừng cây lưu trữ nước và đưa nó ngấm xuống lòng đất, tới lớp cát sẽ tạo ra ma sát trượt. Vùng đồi trọc ngấm nước chậm hơn hoặc ko ngấm nước lại khó bị hiện tượng này.
 

meomun346

Xe container
Biển số
OF-206409
Ngày cấp bằng
16/8/13
Số km
7,492
Động cơ
393,112 Mã lực
Nơi ở
Nhiều nơi
Rừng cây đầu nguồn chủ yếu có tác dụng giảm sức mạnh của lũ ống, lũ quét thôi. Và rất tiếc là rừng cây cũng là nguyên nhân gián tiếp gây nên sạt lở

Sạt lở là do đặc điểm địa chất. Thường là do lớp đất cát, đất xốp nằm sâu bên dưới bề mặt vách đá hoặc nằm giữa 2 lớp đất nền cứng. Khi bên trên, rừng cây lưu trữ nước và đưa nó ngấm xuống lòng đất, tới lớp cát sẽ tạo ra ma sát trượt. Vùng đồi trọc ngấm nước chậm hơn hoặc ko ngấm nước lại khó bị hiện tượng này.
Thanks cụ, dưng cụ xem lại cái ảnh sạt lở chỗ trạm kiểm lâm đi, bên trên nó lại là 1 vạt rừng nghèo đấy. Thì em cũng chém vậy, chứ em có kết quả khoan thăm dò ở chỗ ấy đâu chứ. =))
 

Xinxàphòng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-357212
Ngày cấp bằng
8/3/15
Số km
2,685
Động cơ
298,968 Mã lực
Nơi ở
bờ giếng
Rừng cây đầu nguồn chủ yếu có tác dụng giảm sức mạnh của lũ ống, lũ quét thôi. Và rất tiếc là rừng cây cũng là nguyên nhân gián tiếp gây nên sạt lở

Sạt lở là do đặc điểm địa chất. Thường là do lớp đất cát, đất xốp nằm sâu bên dưới bề mặt vách đá hoặc nằm giữa 2 lớp đất nền cứng. Khi bên trên, rừng cây lưu trữ nước và đưa nó ngấm xuống lòng đất, tới lớp cát sẽ tạo ra ma sát trượt. Vùng đồi trọc ngấm nước chậm hơn hoặc ko ngấm nước lại khó bị hiện tượng này.
Ló còn nứt chán chê mới sạt nở cụ ạ - đặc biệt với dững khối trượt hàng chiệu mét khối! Vả lại, hàng chiệu năm đổi dời mới tạo ra trạng thái ổn định đoá (trạng thái nài vưỡn thay đủi do thảm thực vật thay đủi hoặc nguyên nhân khác, dưng nói chung nà có dấu hiệu chước khá lâu). Ngoại chừ bị đào bới nàm mất cân bằng, còn bình thường thì ít khi cụ ạ, đương nhiên là nó vưỡn bị trượt - dưng sự trượt ấy đã báo chước hàng năm. Đoàn công tác đã có phần chủ quan.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Rừng cây đầu nguồn chủ yếu có tác dụng giảm sức mạnh của lũ ống, lũ quét thôi. Và rất tiếc là rừng cây cũng là nguyên nhân gián tiếp gây nên sạt lở

Sạt lở là do đặc điểm địa chất. Thường là do lớp đất cát, đất xốp nằm sâu bên dưới bề mặt vách đá hoặc nằm giữa 2 lớp đất nền cứng. Khi bên trên, rừng cây lưu trữ nước và đưa nó ngấm xuống lòng đất, tới lớp cát sẽ tạo ra ma sát trượt. Vùng đồi trọc ngấm nước chậm hơn hoặc ko ngấm nước lại khó bị hiện tượng này.
Sạt lở do địa chất nhưng trước đây, chỉ cần cách đây hơn chục năm, ít nghe lũ quét sạch một bản, một thị trấn. Không tính 2-3 chục năm trước lũ làm trôi cả xe Zil, phải chuyển cả thị xã Sơn La thì phải.
Nay thì trước khi có Rào Trăng đã có trường hợp nào lũ đánh bay công trình từ lúc đang thi công không nhỉ?
 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,422
Động cơ
-23,328 Mã lực
Tuổi
54
Sạt lở do địa chất nhưng trước đây, chỉ cần cách đây hơn chục năm, ít nghe lũ quét sạch một bản, một thị trấn. Không tính 2-3 chục năm trước lũ làm trôi cả xe Zil, phải chuyển cả thị xã Sơn La thì phải.
Nay thì trước khi có Rào Trăng đã có trường hợp nào lũ đánh bay công trình từ lúc đang thi công không nhỉ?
Cụ đánh lộn giữa lũ quét và sạt lở rồi. 2 hiện tượng này khác nhau dù cùng có nguyên nhân từ nước mưa.

Rừng cây ngăn cản sức mạnh của lũ ống, lũ quét, nhà cháu nói vậy còn gì.
Còn sạt lở lại là nguyên nhân khác.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Cụ đánh lộn giữa lũ quét và sạt lở rồi. 2 hiện tượng này khác nhau dù cùng có nguyên nhân từ nước mưa.

Rừng cây ngăn cản sức mạnh của lũ ống, lũ quét, nhà cháu nói vậy còn gì.
Còn sạt lở lại là nguyên nhân khác.
Mình không phải chuyên gia, có thể nhầm. Nhưng qua đấy lại thấy là định nghĩa lũ quét với sạt lở do mưa ở mình chưa phổ cập đến dân thường.
Ở Rào Trăng 3 là lở đất hay lũ quét? Ở trạm 67 là lũ quét hay lở đất?
Có lẽ lũ quét thì phải có dấu vết đặc trưng khác sạt lở đất do nước mưa chứ?
 

meomun346

Xe container
Biển số
OF-206409
Ngày cấp bằng
16/8/13
Số km
7,492
Động cơ
393,112 Mã lực
Nơi ở
Nhiều nơi
Cụ ví von vậy chưa hẳn đã chính xác.
Với những thủy điện lớn như Sơn La, Hòa Bình thì chức năng điều tiết lũ đúng như cụ nói. Cân bằng giữa phát điện và điều tiết nước.
Với thủy điện tư nhân đầu tư cỡ nhỏ, ông nào cũng lo đến túi tiền, kiểm soát vận hành chỉ chạy theo lợi ích của Chủ đầu tư, nên tích nước mọi lúc để phòng khi khô hạn không còn nước phát điện. Lúc các ông ấy xả nhiều nhất là lúc mưa to nhất, lũ lớn nhất. Bởi lúc đó hồ chứa đầy cmn hết, ko xả có khi vỡ đập. Mà lúc đó hạ lưu cũng mưa, cũng lũ.
Điều kiện cộng hưởng lại, hạ lưu đã ngập càng ngập hơn, lũ càng mạnh hơn. Dân dưới hạ lưu ảnh hưởng toàn tập. Cái này không còn là chém gió nữa đâu, cứ xem tivi tình hình thiệt hại do xả lũ mấy năm gần đây là biết thôi.
Em chả xem mấy cái ĐTM làm gì cho mệt. Nhưng đi khảo sát qua mấy cái thủy điện tư nhân ấy, thấy bà con đều như nằm cạnh quả bom vậy. Nhưng thấp cổ bé họng, kêu éo ai nghe. Nhấn mạnh là bà con trong vùng ảnh hưởng thì chả được lợi cái mẹ gì. Thiệt hại đủ mọi đường luôn.
Còn các cụ ngồi chém gió ở tít đâu đâu như em đây thì miễn bàn. Chả làm sao cả. Càng dư điện chém gió.
Vậy đấy.
Lợi cho những người có lợi. Hại cho những người bị hại. Vấn đề cụ là ai thôi.
Uh, em hoàn toàn nhất trí với cụ. Trộm vía cụ ơi, chẳng may thủy điện mà bị vỡ đập thì ôi thôi, cư gọi là lút nóc nhà nhé, chưa kể đến toàn bộ lượng đất đắp đập ấy sẽ trôi xuống hạ du, còn gì là hoa màu với lúa má nữa!
 

Susu77

Xe tăng
Biển số
OF-707798
Ngày cấp bằng
16/11/19
Số km
1,060
Động cơ
108,409 Mã lực
Nơi ở
Trong nhà
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,428
Động cơ
513,603 Mã lực
Chém gió cho vui ấy mà cụ. Địa hình miền trung ngắn, dốc, hồ thuỷ điện bé bằng cái lỗ mít thằng trẻ con ấy thì có hay k có liên quan chó gì tới lũ lụt.

Nhiều ông chưa từng đi xem cái thuỷ điện nào ngoài Hoà Bình mà chém gió phần phật ghê lên được. Nhớ lại những năm bị cắt điện luân phiên đi rồi hãy chém.

K có cái hồ Hoa Bình, Sơn La, Lai Châu thì lũ về bao nhiêu ăn đủ bấy nhiêu, k có dự phòng, k có thời giờ mà tránh.
Em dân bãi Chương Dương Độ đây. Xác nhận khi chưa có thủy điện Hòa Bình năm nào cũng ngập ác, có năm ngấp nghé mặt đê. Từ hồi thủy điện Hòa Bình, Sơn La hoạt động dân bãi không bao giờ phải chạy lũ nữa.
Còn sạt lở đất, ngay đường bộ phía Tây Bắc sạt lở suốt có phải do thủy điện hay chứa nước đâu.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top