[Funland] Hiểm nguy Thuỷ điện - Trách nhiệm thuộc về ai

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
vừa post bài cũ của thứ trưởng thì gặp bài mới của bộ trưởng:


Các đập thủy điện đều thực hiện đúng quy định về bảo trì, kiểm tra, sửa chữa. Trong đó 401 hồ chứa đã được phê duyệt phương án ứng phó thiên tai.

Trong đợt bão lũ 2020, Bộ Công Thương cùng các đơn vị liên quan tổ chức các đoàn đi kiểm tra an toàn hồ, đập thủy điện, và tất cả công trình được kiểm tra đều đảm bảo an toàn cũng như quy trình vận hành.

----

có 2 team trong bộ đang uýnh nhau à? Giờ người nông dân như tui biết phải làm sao, tin ai đây? 1 anh bảo không cách gì biết TD nhỏ có làm đúng quy trình không, 1 anh bảo đã kiểm tra, toàn bộ đều đúng quy trình.
Tức là lũ chồng lũ là đún quy trình, sai là do quả đất.
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,848
Động cơ
1,263,404 Mã lực
Tuổi
48
Thánh lại lờ cái đập đi rồi, lượng nước vẫn thế nhưng khôgn có đập nó sẽ chảy với thế năng bằng với thế năng chân đập, 1 mét chứ 10 phút nó cũng khôgn thể dâng lên nhanh như cùng lượng nước đấy được nâng lên đến chiều cao cửa xả được.
Cái này cụ không hiểu cũng khôgn có gì đáng ngạc nhiên cả ;))
Thế năng chỉ liên quan đến tốc độ chảy, không liên quan gì đến lưu lượng chảy.

Chảy từ trên cao xuống thì dòng chảy nhanh hơn, mạnh hơn nhưng không có nghĩa là chảy NHIỀU hơn.

Lưu lượng mới là thông số ảnh hưởng đến tốc độ ngập (nước dâng) lên ở hạ lưu.

Cụ đứng trên ban công mà tè xuống đường, thế năng lớn nhưng lưu lượng nhỏ, cũng chỉ văng tung tóe và ướt được 1 m2 đường.

Nhưng mang thùng nước ra đường đổ từ từ, thế năng tuy nhỏ, dòng chảy chậm nhưng lưu lương lớn, mới ngập đường.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Thế năng chỉ liên quan đến tốc độ chảy, không liên quan gì đến lưu lượng chảy.

Chảy từ trên cao xuống thì dòng chảy nhanh hơn, mạnh hơn nhưng không có nghĩa là chảy NHIỀU hơn.

Lưu lượng mới là thông số ảnh hưởng đến tốc độ ngập (nước dâng) lên ở hạ lưu.

Cụ đứng trên ban công mà tè xuống đường, thế năng lớn nhưng lưu lượng nhỏ, cũng chỉ văng tung tóe và ướt được 1 m2 đường.

Nhưng mang thùng nước ra đường đổ từ từ, thế năng tuy nhỏ, dòng chảy chậm nhưng lưu lương lớn, mới ngập đường.
Lưu lượng là m3/s hay là gì cụ nhỉ?
 

Lít đờ

Xe tải
Biển số
OF-725918
Ngày cấp bằng
17/4/20
Số km
349
Động cơ
78,629 Mã lực

Bộ trưởng Công Thương: 'Hồ thủy điện có tác dụng cắt lũ'
Thông tin thủy điện một số nơi gây ngập lụt "chỉ là cách viết trên truyền thông", thực tế quan trắc cho thấy các hồ thủy điện có tác dụng điều tiết, cắt lũ.
 

bearbie

Xe điện
Biển số
OF-317370
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
2,025
Động cơ
288,294 Mã lực
Thứ trưởng nói hơi tắt thôi, lượng nước đổ về hồ tính theo m3/s, như vậy từ thượng lưu đổ về hồ là a m3/s thì thủy điện xả xuống hạ lưu là b m3/s b luôn lớn hơn a. Đây là lớn hơn trong một đơn vị thời gian chứ trong cả cuộc lũ thì nước vượt qua cao trình xả bao nhiêu sẽ được cho trôi xuống hạ lưu ngần nấy m3 (không có chữ s thưa các thánh trên này)
thì tui cũng nói y vậy mà. Đó cũng là định nghĩa xả lũ trộm của thứ trưởng. Vấn đề là họ xả b > a ngay lúc khẩn cấp nhất, là lúc mưa to nhất. Còn các TD lớn làm đúng quy trình thì họ cắt lũ, tức là b < a. Bác nào theo dõi đập Tam Hiệp thì biết nó cắt lũ khủng tới mức nào, và kể cả khi nước gần đạt mức cao trình nó vẫn cắt b < a: https://tuoitre.vn/nuoc-do-ve-dap-tam-hiep-trung-quoc-lon-nhat-lich-su-mo-10-cua-xa-lu-20200819220613605.htm

Tóm lại là tui vẫn chờ 2 bác chuyên gia Anita Emi với Mũi tên bạc trả lời xem tui hiểu lời thứ trưởng sai chỗ nào, rằng có đúng là TD nhỏ xả trộm lũ (b > a) trong lúc mưa to là do họ sợ tình huống "khẩn cấp" vỡ, hư hỏng gì hay không?
 

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,373
Động cơ
112,575 Mã lực
Số liệu này nói lên điều gì?
Bác không hiểu à. Nói lên là tất cả đều do thủy điện nhé. Tức là miền Trung trước kia bằng phẳng, màu mỡ, rừng già bạt ngàn. Nước mưa sẽ trải đều khắp nơi, thẩm thấu qua cây, qua đất, đến tận hạ du mới ri rỉ chảy ra như em gái 18 đang mộng xuân tình. Tất cả sông suối ở miền Trung bây giờ là do chúng mày phá rừng nên mới xuất hiện, địa hình miền Trung dốc cao đứt gãy thế là do chúng mày nghiện đập đá mà nên.

Đấy là em đoán thế =)).
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
7,424
Động cơ
82,673 Mã lực
thứ trưởng không dùng đúng câu chữ như vậy, mà chỉ nói là " khi dự báo lũ, thủy điện nhỏ có thể tiếc nước, xả rất ít, hoặc xả không theo quy trình. Lũ về lớn, họ phải xả, gây ra hiện tượng lũ chồng lũ cho hạ du".

Định nghĩa của thứ trưởng về việc xả lũ củ TD nhỏ: "Trong một số trường hợp khẩn cấp, lượng nước xả xuống hạ du nhiều hơn lượng đổ về hồ, đó là xả lũ."

Từ 2 điều trên tui suy ra họ phải xả là vì "khẩn cấp", mà khẩn cấp đối với thủy điện chỉ là sợ vỡ đập, vỡ hồ. Vậy là sai hả bác? Thế bác giải thích giúp khẩn cấp trong trường hợp này là cái gì?

thì tui cũng nói y vậy mà. Đó cũng là định nghĩa xả lũ trộm của thứ trưởng. Vấn đề là họ xả b > a ngay lúc khẩn cấp nhất, là lúc mưa to nhất. Còn các TD lớn làm đúng quy trình thì họ cắt lũ, tức là b < a. Bác nào theo dõi đập Tam Hiệp thì biết nó cắt lũ khủng tới mức nào, và kể cả khi nước gần đạt mức cao trình nó vẫn cắt b < a: https://tuoitre.vn/nuoc-do-ve-dap-tam-hiep-trung-quoc-lon-nhat-lich-su-mo-10-cua-xa-lu-20200819220613605.htm

Tóm lại là tui vẫn chờ 2 bác chuyên gia Anita Emi với Mũi tên bạc trả lời xem tui hiểu lời thứ trưởng sai chỗ nào, rằng có đúng là TD nhỏ xả trộm lũ (b > a) trong lúc mưa to là do họ sợ tình huống "khẩn cấp" vỡ, hư hỏng gì hay không?
Em đã đọc bài báo của cụ trích dẫn rồi cụ ạ, nhưng ngài thứ trưởng này dùng từ "lũ chồng lũ" thì em không đọc đoạn sau nữa vì em thấy có 2 khả năng:
1. Ngài ấy biết nhưng phát biểu theo dư luận,
2. Ngài ấy học mà chả nhớ gì về kiến thức thủy lợi khi ngài ấy học đại học.
Ngài thứ trưởng ngài ấy có trích dẫn công trình thủy điện nào thiết kế lưu lượng bao nhiêu và đợt mưa lịch sử này lưu lượng đến công trình bao nhiêu đâu mà kêu từ "Sợ vỡ đập lên xả xuống gây lũ chồng lũ" cụ. Kiểu như lưu lượng thiết kế cho công trình là 1000 chẳng hạn mà đợt mưa lũ vừa rồi mới có khoảng 800 mà cụ kêu vỡ đập thì người ta nghe nó buồn cười cụ ạ.
Còn cụ đừng nghe từ "lũ lịch sử" mà cụ nghĩ là lớn hơn lũ người ta thiết kế cho công trình. kể cả đập Tam HIệp như cụ trích dẫn thì cũng chỉ đến khoảng 70% lưu lượng thiết kế cho thủy điện Tam HIệp thôi cụ ạ, lũ lịch sử là lớn nhất đối với con sông Dương tử đó từ trước đến nay thôi chứ đến lưu lượng thiết kế cho đập Tam Hiệp thì con xa. Bằng chứng là thủy điện Tam Hiệp mới mở có 10 khoang tràn xả cụ ạ. Lũ là 73000m3/s còn bé lắm so với thiết kế của công trình, lưu lượng thiết kế qua công trình là hơn 100km3/s cơ mà (Cụ có thể xem ở Link dưới) mà báo chí đã kêu kỉ lục này, nọ làm nhiều người như cụ lầm. Ở đời nhiều khi có kẻ ùa theo đám đông vì sợ đám đông lên tiếng mất chức cụ ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
thì tui cũng nói y vậy mà. Đó cũng là định nghĩa xả lũ trộm của thứ trưởng. Vấn đề là họ xả b > a ngay lúc khẩn cấp nhất, là lúc mưa to nhất. Còn các TD lớn làm đúng quy trình thì họ cắt lũ, tức là b < a. Bác nào theo dõi đập Tam Hiệp thì biết nó cắt lũ khủng tới mức nào, và kể cả khi nước gần đạt mức cao trình nó vẫn cắt b < a: https://tuoitre.vn/nuoc-do-ve-dap-tam-hiep-trung-quoc-lon-nhat-lich-su-mo-10-cua-xa-lu-20200819220613605.htm

Tóm lại là tui vẫn chờ 2 bác chuyên gia Anita Emi với Mũi tên bạc trả lời xem tui hiểu lời thứ trưởng sai chỗ nào, rằng có đúng là TD nhỏ xả trộm lũ (b > a) trong lúc mưa to là do họ sợ tình huống "khẩn cấp" vỡ, hư hỏng gì hay không?
Link của cụ:
"Trước đó, dữ liệu từ Ủy ban Thủy lợi Trường Giang thuộc Bộ Thủy lợi Trung Quốc cho thấy lưu lượng nước đổ về hồ chứa đập Tam Hiệp đã đạt 72.000 m3/giây lúc 12h ngày 19-8, vốn đã vượt kỷ lục trước đó là 71.200 m3/giây vào ngày 24-7-2012.

Trước áp lực từ nước lũ, đập Tam Hiệp đã mở 10 cửa xả lũ. Trước đây, khi lưu lượng nước đổ về đạt 50.000 m3/giây, con đập chỉ phải mở từ 3 hay 4 và có lúc 6 cửa xả lũ. Hiện lưu lượng xả lũ tại đây là 49.400 m3/giây, còn mực nước hồ chứa đập Tam Hiệp là 160,5 mét
.".
Đây, mời các thánh cho biết các số có nghĩa gì ạ.
 

bearbie

Xe điện
Biển số
OF-317370
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
2,025
Động cơ
288,294 Mã lực
Em đã đọc bài báo của cụ trích dẫn rồi cụ ạ, nhưng ngài thứ trưởng này dùng từ "lũ chồng lũ" thì em không đọc đoạn sau nữa vì em thấy có 2 khả năng:
1. Ngài ấy biết nhưng phát biểu theo dư luận,
2. Ngài ấy học mà chả nhớ gì về kiến thức thủy lợi khi ngài ấy học đại học.
Ngài thứ trưởng ngài ấy có trích dẫn công trình thủy điện nào thiết kế lưu lượng bao nhiêu và đợt mưa lịch sử này lưu lượng đến công trình bao nhiêu đâu mà kêu từ "Sợ vỡ đập lên xả xuống gây lũ chồng lũ" cụ. Kiểu như lưu lượng thiết kế cho công trình là 1000 chẳng hạn mà đợt mưa lũ vừa rồi mới có khoảng 800 mà cụ kêu vỡ đập thì người ta nghe nó buồn cười cụ ạ.
Còn cụ đừng nghe từ "lũ lịch sử" mà cụ nghĩ là lớn hơn lũ người ta thiết kế cho công trình. kể cả đập Tam HIệp như cụ trích dẫn thì cũng chỉ đến khoảng 70% lưu lượng thiết kế cho thủy điện Tam HIệp thôi cụ ạ, lũ lịch sử là lớn nhất đối với con sông Dương tử đó từ trước đến nay thôi chứ đến lưu lượng thiết kế cho đập Tam Hiệp thì con xa. Bằng chứng là thủy điện Tam Hiệp mới mở có 1/3 số khoang tràn xả mặt cụ ạ. Ở đời nhiều khi có kẻ ùa theo đám đông vì sợ đám đông lên tiếng mất chức cụ ạ.
ngài thứ trưởng tui thấy mới là không đi theo đám đông, bởi vì chỉ có mình ông ấy nói lên thông tin quan trọng nhất mà dân chưa từng được biết: không có cách nào biết được TD nhỏ có xả lũ hay không, xả bao nhiêu, lúc nào. Cho nên nếu họ vì tiếc nước mà giữ nước quá nhiều trước lũ thì mới bị hiện tượng b > a.

Bác chỉ cần trả lời giúp tui 2 câu ngắn gọn cho tình huống này:
Hồ thiết kế 1000m3
Trước bão lũ đã chứa sẵn 800m3 (do tiếc nước)
Lũ về với lưu lượng 100m3/giờ (ví dụ thôi nha, chứ số này sai thực tế)

Câu hỏi 1:
khi đạt mức chứa 950m3 họ có buộc phải xả với mức > 100m3/giờ hay không (b > a), xả cho tới khi số nước trong hồ xuống 500, 600?

Câu hỏi 2:
Nếu không hạ xuống 500, 600, mà cứ xả đúng b = a, và giữ khối lượng nước ở mức 950m3 trong nhiều ngày, do lũ xuống mãi không chịu ngừng, thì thủy điện nhỏ đó có gặp vấn đề "khẩn cấp" gì hay không?
 

camera9296

Xe hơi
Biển số
OF-739829
Ngày cấp bằng
18/8/20
Số km
100
Động cơ
63,303 Mã lực
Mới đọc lệch cả tâm trái đất,,cũng nể ông tàu đi ạ
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,459
Động cơ
209,215 Mã lực
vừa post bài cũ của thứ trưởng thì gặp bài mới của bộ trưởng:


Các đập thủy điện đều thực hiện đúng quy định về bảo trì, kiểm tra, sửa chữa. Trong đó 401 hồ chứa đã được phê duyệt phương án ứng phó thiên tai.

Trong đợt bão lũ 2020, Bộ Công Thương cùng các đơn vị liên quan tổ chức các đoàn đi kiểm tra an toàn hồ, đập thủy điện, và tất cả công trình được kiểm tra đều đảm bảo an toàn cũng như quy trình vận hành.

----

có 2 team trong bộ đang uýnh nhau à? Giờ người nông dân như tui biết phải làm sao, tin ai đây? 1 anh bảo không cách gì biết TD nhỏ có làm đúng quy trình không, 1 anh bảo đã kiểm tra, toàn bộ đều đúng quy trình.
Có cho phép kiện báo chí không nhỉ.
Kiểu mấy bài viết xả lũ gây gập ở Nghệ an.
Giờ các thủy điện khu vực đó liên kết là cái đơn kiện mấy tờ báo đăng bài, bắt chứng minh nội dung bài viết, thì cũng vỡ mồm đám nhà báo.
 

meomun346

Xe container
Biển số
OF-206409
Ngày cấp bằng
16/8/13
Số km
7,492
Động cơ
393,112 Mã lực
Nơi ở
Nhiều nơi
Nắng mưa là chuyện của giời, sạt lở là do rừng và núi. Giờ cứ phá sạch rừng, bạt hết núi đi lấn biển là khỏi lo sạt lở.
Còn do năm nay có mấy vụ động đất ở vùng ấy nữa cụ ơi, đất bị bở tơi ra, ngầm nước vào thì sụt luôn.
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,459
Động cơ
209,215 Mã lực
ngài thứ trưởng tui thấy mới là không đi theo đám đông, bởi vì chỉ có mình ông ấy nói lên thông tin quan trọng nhất mà dân chưa từng được biết: không có cách nào biết được TD nhỏ có xả lũ hay không, xả bao nhiêu, lúc nào. Cho nên nếu họ vì tiếc nước mà giữ nước quá nhiều trước lũ thì mới bị hiện tượng b > a.

Bác chỉ cần trả lời giúp tui 2 câu ngắn gọn cho tình huống này:
Hồ thiết kế 1000m3
Trước bão lũ đã chứa sẵn 800m3 (do tiếc nước)
Lũ về với lưu lượng 100m3/giờ (ví dụ thôi nha, chứ số này sai thực tế)

Câu hỏi 1:
khi đạt mức chứa 950m3 họ có buộc phải xả với mức > 100m3/giờ hay không (b > a), xả cho tới khi số nước trong hồ xuống 500, 600?

Câu hỏi 2:
Nếu không hạ xuống 500, 600, mà cứ xả đúng b = a, và giữ khối lượng nước ở mức 950m3 trong nhiều ngày, do lũ xuống mãi không chịu ngừng, thì thủy điện nhỏ đó có gặp vấn đề "khẩn cấp" gì hay không?
Câu 1. Chả có lý do gì họ phải xả >100m3 cả, nếu không có lệnh. Họ xả đúng bằng 100m3/giờ, lúc đó mực nước trong hồ vẫn nằm ở 950m3, chả ảnh hưởng. Kể cả trong hồ 1000m3, thì họ cũng chả xả thêm, vì vẫn nằm mức an toàn của hồ. Chỉ xả khẩn cấp nhiều hơn khi phát hiện sự cố trên đập.
Câu 2. Nếu vẫn giữ mức 950m3, trong thiết kế 1000m3, và không có vấn đề về thiết kế, thì có thể lưu được trong thời gian dài. Ví dụ hồ sơn la được đề nghị dâng cao hơn cả mực thiết kế
.
 

meomun346

Xe container
Biển số
OF-206409
Ngày cấp bằng
16/8/13
Số km
7,492
Động cơ
393,112 Mã lực
Nơi ở
Nhiều nơi
Cụ có thể chứng minh được diện tích rừng bị mất khi thi công thủy điện không ???
Thủy điện ko xây ở hạ du, vậy trên các miền núi cao ấy đương nhiên toàn rừng, mà còn là rừng già mấy trăm năm nữa cụ ơi. Vậy bao nhiêu diện tích lòng hồ, nhà máy, các công trình phụ trợ, đường giao thông, trạm biến áp, kho bãi, các thứ, các thứ, đều là từ rừng mà ra đó cụ.
Rồi họ có trồng lại, nhưng em vẫn thấy nói trồng lại ko bằng diện tích bị mất đi, hơn nữa, khi trồng rừng cây giống bé tẹo, bao nhiêu năm sau mới có rễ ăn sâu, tán lá xòe rộng như rừng đã bị chặt đi.
Chưa kể đến việc san ủi đường, tạo mặt bằng... Cứ nhìn những cây gỗ nổi đầy lòng hồ thủy điện mà TV đưa hôm rồi là đủ biết số lượng cây bị chặt lớn như nào. (đây là lượng gỗ xấu, tạp, gỗ tốt họ đã bán hết rồi)
 
Chỉnh sửa cuối:

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
14,463
Động cơ
523,681 Mã lực
Thủy điện ko xây ở hạ du, vậy trên các miền núi cao ấy đương nhiên toàn rừng, mà còn là rừng già mấy trăm năm nữa cụ ơi. Vậy bao nhiêu diện tích lòng hồ, nhà máy, các công trình phụ trợ, đường giao thông, trạm biến áp, kho bãi, các thứ, các thứ, đều là từ rừng mà ra đó cụ.
Rồi họ có trồng lại, nhưng em vẫn thấy nói trồng lại ko bằng diện tích bị mất đi, hơn nữa, khi trồng rừng cây giống bé tẹo, bao nhiêu năm sau mới có rễ ăn sâu, tán lá xòe rộng như rừng đã bị chặt đi.
Chưa kể đến việc san ủi đường, tạo mặt bằng... Cứ nhìn những cây gỗ nổi đầy lòng hồ thủy điện mà TV đưa hôm rồi là đủ biết số lượng cây bị chặt lớn như nào. (đây là lượng gỗ xấu, tạp, gỗ tốt họ đã bán hết rồi)
Em đang hỏi con số cụ thể chứ không nghe mô tả cụ ah :D
 

meomun346

Xe container
Biển số
OF-206409
Ngày cấp bằng
16/8/13
Số km
7,492
Động cơ
393,112 Mã lực
Nơi ở
Nhiều nơi
Đọc cái cụm từ bôi đậm của cụ làm em buồn cười, cái này chỉ có đội 9 điểm ba môn mới nghĩ được ra. Cụ có thể chứng minh cho em và nhiều cụ hiểu là mưa lớn hơn mưa thiết kế cho dự án để làm cho chủ đập hoảng cái. Bằng hồ sơ và các trạm đo cụ thể, có con số chứ không phải ngồi nghĩ!
Năm nay mưa lớn hớn TB nhiều năm đó cụ ơi, đều vượt hết các chỉ tiêu về lượng mưa mà. Em có đọc bài,cả hình minh họa bên tàu nhanh xong, mà lười tìm link quá. Vậy thì cái sự hoảng đó cũng có thể xảy ra nhé.
 

ADH

Xe tải
Biển số
OF-746993
Ngày cấp bằng
20/10/20
Số km
376
Động cơ
60,220 Mã lực
Tuổi
35
Thủy điện ko xây ở hạ du, vậy trên các miền núi cao ấy đương nhiên toàn rừng, mà còn là rừng già mấy trăm năm nữa cụ ơi. Vậy bao nhiêu diện tích lòng hồ, nhà máy, các công trình phụ trợ, đường giao thông, trạm biến áp, kho bãi, các thứ, các thứ, đều là từ rừng mà ra đó cụ.
Rồi họ có trồng lại, nhưng em vẫn thấy nói trồng lại ko bằng diện tích bị mất đi, hơn nữa, khi trồng rừng cây giống bé tẹo, bao nhiêu năm sau mới có rễ ăn sâu, tán lá xòe rộng như rừng đã bị chặt đi.
Chưa kể đến việc san ủi đường, tạo mặt bằng... Cứ nhìn những cây gỗ nổi đầy lòng hồ thủy điện mà TV đưa hôm rồi là đủ biết số lượng cây bị chặt lớn như nào. (đây là lượng gỗ xấu, tạp, gỗ tốt họ đã bán hết rồi)
Đang học abc mà cụ lại giải thích bằng kiến thức cấp 2 thì hấp thụ sao nổi.
 

Huan Tran

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-496932
Ngày cấp bằng
12/3/17
Số km
1,188
Động cơ
200,741 Mã lực

meomun346

Xe container
Biển số
OF-206409
Ngày cấp bằng
16/8/13
Số km
7,492
Động cơ
393,112 Mã lực
Nơi ở
Nhiều nơi
Em đang hỏi con số cụ thể chứ không nghe mô tả cụ ah :D
Nếu con số cụ thể, chắc họ chỉ công bố diện tích lòng hồ thôi, còn bao nhiêu thứ liên quan ko thấy thống kê, em biết tìm đâu ra cho cụ coi được, chỉ mong cụ động não 1 tí chứ. Ngay như con đường vào Rào trăng 3 đó. Nó được mở ra chỉ riêng để phục vụ việc xây mấy cái TĐ, rồi khi mở đường phải cắt qua bao nhiêu mái trượt, ta luy... Hay cụ lại nói rằng nó góp phần tăng cường giao thông cho miền núi!!!!!!!!
Và đường mở đến đâu thì lâm tặc sẵn đường, thêm việc tha hóa 1 số cán bộ kiểm lâm, cứ việc chặt cây, chở gỗ ra thôi, cái này chưa kiểm đếm hết được.
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
14,463
Động cơ
523,681 Mã lực
Nếu con số cụ thể, chắc họ chỉ công bố diện tích lòng hồ thôi, còn bao nhiêu thứ liên quan ko thấy thống kê, em biết tìm đâu ra cho cụ coi được, chỉ mong cụ động não 1 tí chứ. Ngay như con đường vào Rào trăng 3 đó. Nó được mở ra chỉ riêng để phục vụ việc xây mấy cái TĐ, rồi khi mở đường phải cắt qua bao nhiêu mái trượt, ta luy... Hay cụ lại nói rằng nó góp phần tăng cường giao thông cho miền núi!!!!!!!!
Và đường mở đến đâu thì lâm tặc sẵn đường, thêm việc tha hóa 1 số cán bộ kiểm lâm, cứ việc chặt cây, chở gỗ ra thôi, cái này chưa kiểm đếm hết được.
Cụ kể nếu không học trường Nguyễn Du kể cũng phí :)) :)) :))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top