[Funland] Hiểm nguy Thuỷ điện - Trách nhiệm thuộc về ai

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
7,424
Động cơ
82,785 Mã lực
Rừng cây mà ko liên quan đến thuỷ điện à cụ??
Cho hỏi ngu phát: Rừng cây có tác dụng ngăn lũ ko??
Mấy cái lòng hồ thuỷ điện tầm trung nó lấy đi vài chục km2 rừng đấy, thuỷ điện lớn thì vài trăm km2
Comment này trong thí nghiệm giảm lũ khi có rừng và không có rừng. CỤ phải xem kỹ cái comment giữa hai người trao dổi chứ đừng hỏi một câu vu vơ vậy. Cụ thủy điện lớn lấy đi mấy trăm km2 rừng cụ đem Sơn La ra làm ví dụ. Chắc cụ quên diện tích lòng hồ cụ chưa trừ đi diện tích sông suối cứ bê nguyên cái diện tích lòng hồ ra để lấy đó và hô mất mấy trăm km2 rừng!
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,076
Động cơ
589,021 Mã lực
Quay trở lại chủ đề "trách nhiệm thuộc về ai?"
Giờ tìm ra một ông X nào đó chịu trách nhiệm, thì băm vằn ông đó ra cho thoả thuê nhỉ? Hay là nhốt vào tù để thi thoảng mang ra xỉ vả cho bõ tức?
 

ADH

Xe tải
Biển số
OF-746993
Ngày cấp bằng
20/10/20
Số km
376
Động cơ
60,220 Mã lực
Tuổi
35
Quay trở lại chủ đề "trách nhiệm thuộc về ai?"
Giờ tìm ra một ông X nào đó chịu trách nhiệm, thì băm vằn ông đó ra cho thoả thuê nhỉ? Hay là nhốt vào tù để thi thoảng mang ra xỉ vả cho bõ tức?
Thế luật để làm gì? Vi phạm điều nào khoản nào thì cứ thế mà xử thôi. Mà được thế thì giờ đã không phải đi nhặt củi nhóm lò.
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
14,463
Động cơ
523,681 Mã lực
Haiz, dù hơi khó tin nhưng thôi cứ cho là cụ quá ngu đi.
E3EB8C55-4C05-4842-B323-E3BDE434FD01.png

idol của cụ thì bảo thế này:
B4922B07-EC82-4AE9-889C-33B8C14B3054.jpeg

Có cần bảo Chủ tịch các tỉnh có thuỷ điện trình ĐTM cho cụ xem không?
Đo diện tích của cái hồ chửa ???
Chả biết vị ăn cái gì vào mồm mà khôn vãi :)) :)) :))
 

ADH

Xe tải
Biển số
OF-746993
Ngày cấp bằng
20/10/20
Số km
376
Động cơ
60,220 Mã lực
Tuổi
35
Đo diện tích của cái hồ chửa ???
Chả biết vị ăn cái gì vào mồm mà khôn vãi :)) :)) :))
Mời các cụ khác vào dạy dỗ thôi. Tôi chỉ quen dạy cấp 2, lớp 1 không dạy được.

À mà xin lỗi đã chửi ku là ngu nhé. Không nên nói thế với người thiểu năng.
 
Chỉnh sửa cuối:

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
14,463
Động cơ
523,681 Mã lực
Haiz, dù hơi khó tin nhưng thôi cứ cho là cụ quá ngu đi.
E3EB8C55-4C05-4842-B323-E3BDE434FD01.png

idol của cụ thì bảo thế này:
B4922B07-EC82-4AE9-889C-33B8C14B3054.jpeg

Có cần bảo Chủ tịch các tỉnh có thuỷ điện trình ĐTM cho cụ xem không?
Thôi.
Đây nhường cái khôn cho cụ chia nhau với bọn 4 chân nhà.
Đây không màng nha :D
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,848
Động cơ
1,263,404 Mã lực
Tuổi
48
Đương nhiên là
nó giữ lại, nhưng khi đã đầy hồ thì nước vào bao nhiêu ra bấy nhiêu nhưng VỚI THẾ NĂNG LỚN HƠN, vì lúc này nước cũng đã ngập hạ lưu nên hố tiêu năng với dốc giảm năng spillway gì đó cũng bằng thừa vì lượng nước thế năng lớn chảy trên lớp nước đã ngập ở hạ lưu koong mất năng lượng cứ thế trôi xa hơn thúc khoẻ hơn nơi gần cửa biển.
So năm 1999 mở cửa biển mới, sạt lở đất không ghi nhận dù mưa tương tự năm 2020. Năm nay toàn sạt chỗ đang thi công công trình, nơi mới trồng keo, chuyên gia sạt lở có ý kiến rồi đấy.
Thế thôi, ta lại đợi ti vi.
Tôi nghi ngờ về tính khoa học của cái đậm đậm cụ nói :)) Nhưng mà thôi cứ tính là đúng đi.

Vậy thì kết luận là thủy điện nó không tạo ra lũ, không gây ra ngập nhé, chắc chắn là có thủy điện thì lũ ít hơn, ngập ít hơn vì nước được giữ lại không nhiều thì ít. Có chăng thì gây sạt lở lòng sông với cửa biển gì gì đó do "thế năng". Khổ một năm được vài lần "thế năng lớn", tội to quá.

Kế luận là nếu cụ quen thằng nào 3 môn 9 điểm thì về bảo nó là đừng có giật tít thủy điện xả lũ ngập dân trôi nhà làm lũ chồng lũ ôi thương dân tôi quá bỏ tù thủy điện đi bà con ơi... bla bla... nhé. Đến hẹn lại lên, cứ mưa tạnh là bỏn lại kêu inh ỏi không khác gì cóc nhái :((
 

bearbie

Xe điện
Biển số
OF-317370
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
2,025
Động cơ
288,294 Mã lực
Tôi nghi ngờ về tính khoa học của cái đậm đậm cụ nói :)) Nhưng mà thôi cứ tính là đúng đi.

Vậy thì kết luận là thủy điện nó không tạo ra lũ, không gây ra ngập nhé, chắc chắn là có thủy điện thì lũ ít hơn, ngập ít hơn vì nước được giữ lại không nhiều thì ít. Có chăng thì gây sạt lở lòng sông với cửa biển gì gì đó do "thế năng". Khổ một năm được vài lần "thế năng lớn", tội to quá.

Kế luận là nếu cụ quen thằng nào 3 môn 9 điểm thì về bảo nó là đừng có giật tít thủy điện xả lũ ngập dân trôi nhà làm lũ chồng lũ ôi thương dân tôi quá bỏ tù thủy điện đi bà con ơi... bla bla... nhé. Đến hẹn lại lên, cứ mưa tạnh là bỏn lại kêu inh ỏi không khác gì cóc nhái :((

bác kết luận vậy có chia TD lớn/nhỏ ra không? Theo tui hiểu thì TD nhỏ nó không xả lũ theo yêu cầu, VD như nó giữ lại 1000 m3 đi. Mưa xuống nó chứa thêm được 200m3, xong thấy hoảng quá do có nguy cơ vỡ đập, nó phải xả xối xả cả 1200m3 đó, ngay giữa lúc mưa to nhất. Cuối cùng lúc ngớt mưa nó mới bắt đầu chứa lại cái 1000 - 1200m3 của nó. Như vậy thì tổng thể nó không xả thêm nước, nhưng nó xả vào đúng lúc khó khăn nhất của dân, mới gây ra lũ nặng.

Thủy điện lớn thì vừa có hồ chứa nước thêm, vừa xả lũ theo đúng yêu cầu của bộ công thương, nên không để tình trạng lũ chồng lũ xảy ra. Của đáng tội, TD lớn thì có thiết bị của bộ CT theo dõi, muốn không làm theo cũng không được.

Đó là suy nghĩ của tui sau khi đọc bài của bác thứ trưởng. Bác thấy có đúng không?
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
7,424
Động cơ
82,785 Mã lực
bác kết luận vậy có chia TD lớn/nhỏ ra không? Theo tui hiểu thì TD nhỏ nó không xả lũ theo yêu cầu, VD như nó giữ lại 1000 m3 đi. Mưa xuống nó chứa thêm được 200m3, xong thấy hoảng quá do có nguy cơ vỡ đập, nó phải xả xối xả cả 1200m3 đó, ngay giữa lúc mưa to nhất. Cuối cùng lúc ngớt mưa nó mới bắt đầu chứa lại cái 1000 - 1200m3 của nó. Như vậy thì tổng thể nó không xả thêm nước, nhưng nó xả vào đúng lúc khó khăn nhất của dân, mới gây ra lũ nặng.

Thủy điện lớn thì vừa có hồ chứa nước thêm, vừa xả lũ theo đúng yêu cầu của bộ công thương, nên không để tình trạng lũ chồng lũ xảy ra. Của đáng tội, TD lớn thì có thiết bị của bộ CT theo dõi, muốn không làm theo cũng không được.

Đó là suy nghĩ của tui sau khi đọc bài của bác thứ trưởng. Bác thấy có đúng không?
Đọc cái cụm từ bôi đậm của cụ làm em buồn cười, cái này chỉ có đội 9 điểm ba môn mới nghĩ được ra. Cụ có thể chứng minh cho em và nhiều cụ hiểu là mưa lớn hơn mưa thiết kế cho dự án để làm cho chủ đập hoảng cái. Bằng hồ sơ và các trạm đo cụ thể, có con số chứ không phải ngồi nghĩ!
 
Chỉnh sửa cuối:

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Tôi nghi ngờ về tính khoa học của cái đậm đậm cụ nói :)) Nhưng mà thôi cứ tính là đúng đi.

Vậy thì kết luận là thủy điện nó không tạo ra lũ, không gây ra ngập nhé, chắc chắn là có thủy điện thì lũ ít hơn, ngập ít hơn vì nước được giữ lại không nhiều thì ít. Có chăng thì gây sạt lở lòng sông với cửa biển gì gì đó do "thế năng". Khổ một năm được vài lần "thế năng lớn", tội to quá.

Kế luận là nếu cụ quen thằng nào 3 môn 9 điểm thì về bảo nó là đừng có giật tít thủy điện xả lũ ngập dân trôi nhà làm lũ chồng lũ ôi thương dân tôi quá bỏ tù thủy điện đi bà con ơi... bla bla... nhé. Đến hẹn lại lên, cứ mưa tạnh là bỏn lại kêu inh ỏi không khác gì cóc nhái :((
Thế lở đất làm sao? Lũ đáng nhẽ lên lững lờ mấy ngày mới ngập nửa mét bây giờ 2 tiếng dđồng hồ ngập 1 mét tính sao?
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Một góc nhìn ngược từ thời hạn hán:
"
Sông miền Trung vốn trong vắt quanh năm nhưng cuối thu vào đông thì thường đục ngầu, chảy tràn bờ do nước mưa từ thượng nguồn đổ xuống. Đó là dòng nước mang phù sa mới về bồi bổ cho ruộng đồng, nương rẫy sau một năm sản xuất mùa vụ. Nay đã vào đầu đông mà sông vẫn thấp nước và trong veo, điều đó có nghĩa là hạn hán sẽ xảy ra ở mùa xuân và mùa hè năm tới.
Lũ lụt thì có vất vả thật nhưng người miền Trung đối phó với lũ lụt cả ngàn năm qua nên đã hình thành những kỹ năng thích nghi rất tốt. Cũng như nhân dân các tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long ở Nam bộ, nhân dân các tỉnh miền Trung vẫn mong có những cơn lũ lụt vừa và nhỏ về với ruộng đồng. Lũ lụt đem lại lớp phù sa mới, khử chua khua mặn cho đất đai, làm sạch những mầm bệnh tiềm ẩn trong đất giúp cây trồng và vật nuôi an toàn hơn, diệt được các loại côn trùng gây hại mùa màng và lũ chuột phá hoại lúa, hoa màu. Lũ lụt không về khiến vụ lúa đông xuân năm qua ở nhiều huyện nông nghiệp Thừa Thiên-Huế thất thu trên 10% sản lượng lúa do chuột phá hoại. Con số khá lớn đó cho ta biết người nông dân miền Trung cần có lũ lụt đến bao nhiêu.
Lũ lụt không về khiến bà con nông dân miền Trung thất thu mùa cá. Tôi nhớ những năm xưa, có lũ lụt về là bà con thi nhau đánh cá; anh nông dân nhanh chóng biến thành ngư dân. Nông dân đánh cá theo kiểu thủ công: chài, lưới, rớ, lờ, đăng, đó, nơm… cũng kiếm được cả tạ. Bà con ngư dân làm cá chuyên nghiệp ven sông thì thu hoạch “chính quy” hơn, cũng có thể kiếm lời từ cá tôm mùa lũ lụt nhiều hơn là đánh bắt những ngày bình thường trên sông. Ngay đến bọn trẻ con chúng tôi đánh bắt tài tử trên ruộng cũng kiếm được cá về ăn ba, bốn ngày. Trời ạ, cái nồi kho “kính thưa các loại cá” từ nước nguồn đổ xuống, kho với nghệ tươi, ớt xanh, tiêu đen, lá gừng thơm bảy xã cũng nghe, không đủ cơm mà ăn với nó. Mùa lụt, các chợ quê không còn bán cá biển, cá sông nữa. Thay vào đó là hệ cá suối, cá đồng gồm trê, tràu, ngạnh, giếc, trảnh, rô, lăng, leo, dưng, tôm đất… Con cá, con tôm nào cũng sống nhăn, nhảy soi sói thấy mà ham. Giờ thì những hình ảnh thơ mộng và hoành tráng ấy không còn nữa, một vì thiếu lũ lụt, hai vì các “vua thủy điện” chặn lại hết ráo rồi.
Bằng mắt thường, người ta có thể nhận ra hiện tượng El Nino ở miền Trung. Những hồ chứa nước thủy lợi lớn đáng lẽ đã lên tràn bờ mênh mông, các cửa đều được xả van cho nước thoát thì năm nay vẫn thấp lé đé, bày ra những bến bãi vàng chóe màu đất đồi. Đi trên máy bay ATR 72 từ 3.000 m trên không gian nhìn xuống, bạn có thể thấy những hồ nước trên các vùng đồi núi khô hạn hẳn, chỉ còn là những vũng nhỏ màu vàng hiện ra giữa thảm rừng xanh. Sau những trận mưa tháng 8 và 9, Ninh Thuận đã thực sự trở lại hạn hán ngay giữa mùa đông. Cỏ không mọc nổi cho bò, cừu ăn nữa. Mực nước trong các hồ đập thì ngang với mực nước chết."
- thanhnien.vn 2015
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,848
Động cơ
1,263,404 Mã lực
Tuổi
48
bác kết luận vậy có chia TD lớn/nhỏ ra không? Theo tui hiểu thì TD nhỏ nó không xả lũ theo yêu cầu, VD như nó giữ lại 1000 m3 đi. Mưa xuống nó chứa thêm được 200m3, xong thấy hoảng quá do có nguy cơ vỡ đập, nó phải xả xối xả cả 1200m3 đó, ngay giữa lúc mưa to nhất. Cuối cùng lúc ngớt mưa nó mới bắt đầu chứa lại cái 1000 - 1200m3 của nó. Như vậy thì tổng thể nó không xả thêm nước, nhưng nó xả vào đúng lúc khó khăn nhất của dân, mới gây ra lũ nặng.

Thủy điện lớn thì vừa có hồ chứa nước thêm, vừa xả lũ theo đúng yêu cầu của bộ công thương, nên không để tình trạng lũ chồng lũ xảy ra. Của đáng tội, TD lớn thì có thiết bị của bộ CT theo dõi, muốn không làm theo cũng không được.

Đó là suy nghĩ của tui sau khi đọc bài của bác thứ trưởng. Bác thấy có đúng không?
Cái đậm của cụ tôi không đồng ý vì nó không cần phải làm vậy cụ ạ. Nó có phải là con nít đâu mà hoảng quá xả xối xả cả 1200m3 như cụ nghĩ. :D

Hồ đập thủy điện nó có tính toán đầy đủ khoa học về sức chứa, độ cao an toàn v.v. nó cứ chứa đến ngưỡng an toàn rồi không chứa được thêm thì nó xả ra bằng chảy vào để giữ ổn định mức an toàn đó, chứ giật đùng đùng lên xả lung tung làm gì.

Và thông thường mức an toàn này được tính dư ra rất nhiều. Với thủy điện nhỏ thì nó cho phép nước đầy quá sẽ tự tràn qua đập luôn, cũng không cần xả.
 
  • Vodka
Reactions: one

bearbie

Xe điện
Biển số
OF-317370
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
2,025
Động cơ
288,294 Mã lực
Đọc cái cụm từ bôi đậm của cụ làm em buồn cười, cái này chỉ có đội 9 điểm ba môn mới nghĩ được ra. Cụ có thể chứng minh cho em và nhiều cụ hiểu là mưa lớn hơn mưa thiết kế cho dự án để làm cho chủ đập hoảng cái. Bằng hồ sơ và các trạm đo cụ thể, có con số chứ không phải ngồi nghĩ!
thứ trưởng không dùng đúng câu chữ như vậy, mà chỉ nói là " khi dự báo lũ, thủy điện nhỏ có thể tiếc nước, xả rất ít, hoặc xả không theo quy trình. Lũ về lớn, họ phải xả, gây ra hiện tượng lũ chồng lũ cho hạ du".

Định nghĩa của thứ trưởng về việc xả lũ củ TD nhỏ: "Trong một số trường hợp khẩn cấp, lượng nước xả xuống hạ du nhiều hơn lượng đổ về hồ, đó là xả lũ."

Từ 2 điều trên tui suy ra họ phải xả là vì "khẩn cấp", mà khẩn cấp đối với thủy điện chỉ là sợ vỡ đập, vỡ hồ. Vậy là sai hả bác? Thế bác giải thích giúp khẩn cấp trong trường hợp này là cái gì?

 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,848
Động cơ
1,263,404 Mã lực
Tuổi
48
Thế lở đất làm sao? Lũ đáng nhẽ lên lững lờ mấy ngày mới ngập nửa mét bây giờ 2 tiếng dđồng hồ ngập 1 mét tính sao?
Đã bảo chửi lở đất đi, đừng chửi lũ =))
Cái chỗ đậm lại bốc phét sáng tác ra rồi. Nước từ thượng nguồn đổ ào xuống ngay thì lũ lên lững lờ, còn lũ được thủy điện chặn lại rồi mới chảy dần xuống thì lên nhanh???

Phải hiểu là nếu nó chảy qua thủy điện mà 2 tiếng đồng hồ ngập 1 mét, thì nếu như không có cái đập đấy, nó đã ngập 2 mét trong vòng có 1 tiếng thôi.

Lạy các thánh viết văn bàn chuyện khoa học =))
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Đã bảo chửi lở đất đi, đừng chửi lũ =))
Cái chỗ đậm lại bốc phét sáng tác ra rồi. Nước từ thượng nguồn đổ ào xuống ngay thì lũ lên lững lờ, còn lũ được thủy điện chặn lại rồi mới chảy dần xuống thì lên nhanh???

Phải hiểu là nếu nó chảy qua thủy điện mà 2 tiếng đồng hồ ngập 1 mét, thì nếu như không có cái đập đấy, nó đã ngập 2 mét trong vòng có 1 tiếng thôi.

Lạy các thánh viết văn bàn chuyện khoa học =))
Ồi, làm văn làm gì, số lieu năm 2016 đây:
"
22 hồ chứa và thủy điện đồng loạt xã lũ
Chi cục phòng, chống thiên tai khu vực miền Trung và Tây Nguyên cho biết, trong 22 hồ đang xả lũ, có 9 hồ thủy lợi gồm: Hồ Tả Trạch xả 750m3/s, hồ Phú Ninh xả 394m3/s, hồ Liệt Sơn xả 62m3/s, hồ Diên Trường xả 61m3/s, hồ Núi Ngang xã 198m3/s, hồ Định Bình xả 2.555m3/s, hồ Núi Một xả 136m3/s, hồ Thuận Ninh xả 113m3/s, hồ Hội Sơn xả 128m3/s. Cùng với đó, có 13 hồ thủy điện cũng đang xả qua tràn, trong đó có 03 hồ xả với lưu lượng trên 1.000m3/s gồm: Sông Tranh 2: 1.240m3/s; Sông Ba Hạ: 5.300m3/s; An Khê: 1.200m3/s.

Đặc biệt, do lượng nước đổ về hồ quá lớn nên hồ Vạn Hội trên suối Cái thuộc thôn Vạn Hội, xã Ân Tín, huyện Hoài Ân (Bình Định) đã bị sạt lở đất mặt núi, gây sóng nước tràn qua thân đập, mái đập hạ lưu bị hư hỏng và hệ thống xả lũ không điều khiển được. Một số thông số kỹ thuật của hồ được ngành chức năng tỉnh Bình Định ghi nhận vào sáng 17/12 như sau: Dung tích toàn bộ: 14,5 triệu m3, kết cấu đập đất, tràn xả lũ có cửa van điều tiết 03 cửa. Cấp công trình đầu mối: cấp III."
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,848
Động cơ
1,263,404 Mã lực
Tuổi
48
Ồi, làm văn làm gì, số lieu năm 2016 đây:
"
22 hồ chứa và thủy điện đồng loạt xã lũ
Chi cục phòng, chống thiên tai khu vực miền Trung và Tây Nguyên cho biết, trong 22 hồ đang xả lũ, có 9 hồ thủy lợi gồm: Hồ Tả Trạch xả 750m3/s, hồ Phú Ninh xả 394m3/s, hồ Liệt Sơn xả 62m3/s, hồ Diên Trường xả 61m3/s, hồ Núi Ngang xã 198m3/s, hồ Định Bình xả 2.555m3/s, hồ Núi Một xả 136m3/s, hồ Thuận Ninh xả 113m3/s, hồ Hội Sơn xả 128m3/s. Cùng với đó, có 13 hồ thủy điện cũng đang xả qua tràn, trong đó có 03 hồ xả với lưu lượng trên 1.000m3/s gồm: Sông Tranh 2: 1.240m3/s; Sông Ba Hạ: 5.300m3/s; An Khê: 1.200m3/s.

Đặc biệt, do lượng nước đổ về hồ quá lớn nên hồ Vạn Hội trên suối Cái thuộc thôn Vạn Hội, xã Ân Tín, huyện Hoài Ân (Bình Định) đã bị sạt lở đất mặt núi, gây sóng nước tràn qua thân đập, mái đập hạ lưu bị hư hỏng và hệ thống xả lũ không điều khiển được. Một số thông số kỹ thuật của hồ được ngành chức năng tỉnh Bình Định ghi nhận vào sáng 17/12 như sau: Dung tích toàn bộ: 14,5 triệu m3, kết cấu đập đất, tràn xả lũ có cửa van điều tiết 03 cửa. Cấp công trình đầu mối: cấp III."
Số liệu này nói lên điều gì?
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
.....

Phải hiểu là nếu nó chảy qua thủy điện mà 2 tiếng đồng hồ ngập 1 mét, thì nếu như không có cái đập đấy, nó đã ngập 2 mét trong vòng có 1 tiếng thôi.

Lạy các thánh viết văn bàn chuyện khoa học =))
Thánh lại lờ cái đập đi rồi, lượng nước vẫn thế nhưng khôgn có đập nó sẽ chảy với thế năng bằng với thế năng chân đập, 1 tiếng chứ 10 phút nó cũng khôgn thể dâng lên nhanh như cùng lượng nước đấy được nâng lên đến chiều cao cửa xả được.
Cái này cụ không hiểu cũng khôgn có gì đáng ngạc nhiên cả ;))
 

bearbie

Xe điện
Biển số
OF-317370
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
2,025
Động cơ
288,294 Mã lực
vừa post bài cũ của thứ trưởng thì gặp bài mới của bộ trưởng:


Các đập thủy điện đều thực hiện đúng quy định về bảo trì, kiểm tra, sửa chữa. Trong đó 401 hồ chứa đã được phê duyệt phương án ứng phó thiên tai.

Trong đợt bão lũ 2020, Bộ Công Thương cùng các đơn vị liên quan tổ chức các đoàn đi kiểm tra an toàn hồ, đập thủy điện, và tất cả công trình được kiểm tra đều đảm bảo an toàn cũng như quy trình vận hành.

----

có 2 team trong bộ đang uýnh nhau à? Giờ người nông dân như tui biết phải làm sao, tin ai đây? 1 anh bảo không cách gì biết TD nhỏ có làm đúng quy trình không, 1 anh bảo đã kiểm tra, toàn bộ đều đúng quy trình.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
thứ trưởng không dùng đúng câu chữ như vậy, mà chỉ nói là " khi dự báo lũ, thủy điện nhỏ có thể tiếc nước, xả rất ít, hoặc xả không theo quy trình. Lũ về lớn, họ phải xả, gây ra hiện tượng lũ chồng lũ cho hạ du".

Định nghĩa của thứ trưởng về việc xả lũ củ TD nhỏ: "Trong một số trường hợp khẩn cấp, lượng nước xả xuống hạ du nhiều hơn lượng đổ về hồ, đó là xả lũ."

Từ 2 điều trên tui suy ra họ phải xả là vì "khẩn cấp", mà khẩn cấp đối với thủy điện chỉ là sợ vỡ đập, vỡ hồ. Vậy là sai hả bác? Thế bác giải thích giúp khẩn cấp trong trường hợp này là cái gì?

Thứ trưởng nói hơi tắt thôi, lượng nước đổ về hồ tính theo m3/s, như vậy từ thượng lưu đổ về hồ là a m3/s thì thủy điện xả xuống hạ lưu là b m3/s b luôn lớn hơn a. Đây là lớn hơn trong một đơn vị thời gian chứ trong cả cuộc lũ thì nước vượt qua cao trình xả bao nhiêu sẽ được cho trôi xuống hạ lưu ngần nấy m3 (không có chữ s thưa các thánh trên này)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top